|
Trước cái khuynh hướng muôn thuở của con người là sự kiếm tìm những tàn cây đầy bóng mát cho tâm hồn và đời sống, văn chương bây giờ của Nhật Tiến, những vận động, những lên tiếng không ngừng của Nhật Tiến cho thấy ông vẫn lựa chọn đứng ở đó. Ngoài nắng. Dưới nắng...
Chính Lương Trường Thọ đã khơi gợi tình quê tình đất, tình núi tình sông... cho những người con xa xứ bằng tình cảm chân thành chứa chan tâm hồn dân tộc, nên tranh Lương Trường Thọ được đón nhận khắp nơi chẳng phải là điều khó hiểu...
Bài viết này muốn trình bày nhận xét thơ anh qua 4 phần như sau: - Tình quê có tính chất tường thuật đi kèm với phương ngữ - Ngôn ngữ tường thuật phát lộ chất siêu hình
- Thơ của ngôn ngữ văn chương quy ước thanh nhã và ngôn ngữ văn chượng hiện thực trần trụi
- Thơ đến mức độ văn chương độc sáng...
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục viết nhiều về văn hóa Á châu, triết học Đông phương, làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí
Văn Hoá Á Châu trong những năm đầu của Nam Việt Nam (1954-60)... Từ 1961 trở đi, ông nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam, đi tìm những điểm tương quan giữa văn hóa Việt Nam với văn hoá Đông Nam Á...
Tác phẩm phê bình văn học đầu tay của Huỳnh Phan Anh là Người đồng hành hay
Văn chương và kinh nghiệm hư vô. Kế đó là tập tiểu luận – phê bình Đi tìm tác phẩm văn chương với cách nhìn và cảm nhận mới về văn chương, một phương pháp phê bình hoàn toàn vượt thoát những định đề phê bình cổ điển...
Hình tượng người mẹ là một trong những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của nhạc và thơ ca Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, xưa cũng như nay, trong quan niệm về mẹ của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra con người của đất nước này, dân tộc này...
Ông có phải là “vạn thế sự biểu” không? Câu trả lời là không! Xã hội Trung Hoa thời Mao đã đạp ông xuống bùn! Người dân sẽ không theo chủ thuyết ông đề xướng, nếu họ biết sự tác hại lâu đời mà nay họ nhận hậu quả...
Ngoài những họat động tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam, đánh thức lương tâm thế giới trước cao trào người vượt biển những năm 1970s, làm báo (chủ biên đặc san Quê Mẹ tại Paris từ năm 1976), mở nhà xuất bản Quê Mẹ v…v…, ông vẫn tiếp tục sáng tác với một khối lượng đồ sộ bằng 3 ngôn ngữ...
Sự mất tích kỳ bí của Lý Đông A sau cuộc giao tranh này đã để lại cho hậu thế một truyền thuyết về một thiên tài yểu tử, một lý thuyết gia chính trị xuất chúng, và một cá nhân có viễn kiến lạ thường đã có thể thấy trước điều gì sẽ xảy ra cho quê hương mình nhiều thập kỷ về sau...
Khả năng phi thường của Nguyễn Đạt trong lãnh vực âm nhạc là sự kiện tất cả chúng ta phải công nhận. Tuy nhiên, điều đáng cảm phục hơn cả là dù mang tật khiếm thị, ở anh là sự thể hiện của một ý chí phấn đấu mãnh liệt. Hơn nữa, anh luôn luôn mang tinh thần lạc quan ...
Tuy không phải là một người sáng tác hay biên khảo nhưng những tác phẩm ông để lại cho đời thật là nhiều. Từ bốn mươi năm qua, ông chính là người phát hiện ra những giá trị của sáng tác và biên khảo của biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu Việt Nam, đưa chúng đến với người đọc với một tấm lòng trân trọng và trìu mến...
Cô dâu nằm im thin thít ở một góc giường. Mùi nưởc hoa thoang thoảng khiến Mạch ngây ngất. Chàng dò từng bước đi lại phía giường. Tim Mạch bẳt đầu đập mạnh. Cơ thể chàng rạo rực lên một niềm vui khó tà. Chờ mãi bao lâu rồi mới có hôm nay. Tiểng người cười nói xôn xao còn vẳng từ phía sân lại...
Nhiều cuộc triển lãm hội họa của họa sĩ Lương Trường Thọ được trưng bày trân trọng, ngoài Việt Nam và nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, thì họa phẩm của Ông cũng hiện diện ở Thái Lan - Đức Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Họa sĩ Lương Trường Thọ được phong tặng Giải Ngôi Sao Quốc Tế BID-Madrid-Spain, Huy Chương Vàng Mỹ Nghệ Gỗ tại Sài Gòn Việt Nam...
Ảnh hường Việt Triết và Việt Nho của Linh Mục Kim Ðịnh đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của Linh Mục Kim Ðịnh đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VI...
Nhà văn Huỳnh Phan Anh phê phán văn học VN hải ngoại có “những tác phẩm văn chương mà cứ đâm sầm vào chính trị với những thiên kiến thì khó có thể có chỗ đứng trong độc giả.” Thế nào là “đâm sầm” vào chính trị? Viết về thuyền nhân của những người cầm bút đã mất vợ con trên biển cả có phải là đâm sầm vào chính trị một cách thiên kiến không?...
Cuối năm 2019 khi Thầy (Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm) nói muốn tôi viết một bài thuyết trình về Hồ Biểu Chánh thì tôi coi đây như là một cơ hội để tìm hiểu thêm về một con người mà mình đã ngưỡng mộ từ hồi còn là niên thiếu. Tại sao tôi yêu mến ông một cách đặc biệt như vậy mặc dù tôi là một người đã sống gần 40 năm trên đất Mỹ...
Cô cũng biết bài thơ ấy? Đúng như những câu thơ trong bài, hoa daffodils nở báo hiệu mùa xuân mới đang về và màu vàng tươi của sắc hoa mang ý nghĩa của sự tái sinh cho một đời sống khác tươi đẹp hơn. Mỗi bông hoa là một lời cầu chúc. Đừng để loài virus ấy giết chết những hy vọng...
Từ ngày được thành lập, EFEO không ngớt vạch ra ánh sáng nhiều mặt văn hoá nghệ thuật ít biết hoặc bỏ quên, để lại cho hậu thế những tài liệu quí giá, phong phú về xã hội, lịch sử và nghệ thuật đất nước trong vùng Đông Nam Á...
Tưởng gì, vọng gì, trong đêm thâu?
Nhức nhối lòng ta, trời khuya khoắt
Một mình, nằm nhớ những trầm, sâu
Trôi qua, cùng nắng chiều, vụt tắt
Một mình, nằm nghe, cơn mưa mau
Nhớ thiết tha, một độ xưa nào...
Tại sao họ lại không gọi tên mình nhỉ? Rồi thì Đạt chợt hiểu.
“Giải nhất về tay Đạt Nguyễn.”
Đạt bước ra nhận giải thưởng mà trong lòng tràn
ngập nỗi biết ơn những người đã giúp cậu đạt được kết quả ngày hôm nay, cũng như lòng biết ơn với chính âm nhạc ...
Bài Mới
(Phạm Trần Anh) |
Bài viết về Văn Học
- Thương Tiễn Nguyễn Lương Vỵ (Trần Yên Hòa) - Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ (Trần Trung Thuần) - Giọt Sương Hoa (Phạm Văn Hạnh) - Thiên Đồng (Trần Đông Đức) - Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo (Phạm Thế Ngũ)
Giai Thoại Văn Học
Phong Kiều Dạ Bạc (T. V. Phê) Hoa Đào Năm Ngoái (T. V. Phê) Minh Nguyệt Sơn Đầu Khiếu (Tâm Hoa) Quả Báo (T. V. Phê) Cao Ngọc Anh (Lãng Nhân) Đồng Khánh và Tự Đức (Lãng Nhân) Những Giai Thoại Về Bùi Tiên Sinh (T. V. Phê)
Tác phẩm Văn Học
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ) Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng) Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng) Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế) Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ) Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ) Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến) Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông): Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê) Sách Xưa (Quán Ven Đường) Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ) (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán) |
Văn Học Miền Nam
- Tạp Văn (Nguyễn Kim Phượng) - Văn học miền Nam ở hải ngoại (Viên Linh) - Văn Học Miền Nam 1954-1975: Nhận Định, Biên Khảo, Thư Tịch (Nguyễn Vy Khanh) - Di sản văn chương miền Nam: Các tác phẩm về văn học mới sưu tập (Trần Hoài Thư) - Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn (Nguyễn Ngu Í) Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam (Nguyễn Văn Lục) Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung) Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê) Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu? (Trùng Dương) Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh) Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến Đặng Tiến 20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn Văn Lục Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam) |
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |