1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh (Phan Tấn Hải) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-3-2021 | VĂN HỌC

      Đọc Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh

        PHAN TẤN HẢI
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh
          (HS Đinh Cường vẽ)

      Hôm Chủ Nhật ngày 3 tháng 9/2017 sẽ có buổi ra mắt Tuyển Tập Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại tại Quận Cam, California. Tuyển tập thực hiện do chủ biên là nhà thơ Nguyễn Đức Tùng, trong đời thường là một bác sĩ y khoa tại Canada.


      Danh sách 53 nhà thơ có thơ in trong tuyển tập gần như đầy đủ các nhà thơ hải ngoại. Tuy nhiên, hình như cũng có thiếu sót...


      Thiếu sót là phải có, dĩ nhiên. Bởi vì bất kỳ những gì trên đời này đều có phần thiếu sót. Riêng bản thân tôi, nếu có ai hỏi, tôi sẽ nói rằng tôi rất hân hạnh có mặt trong tuyển tập. Và sẽ nói thêm, rằng, tiếc rằng tuyển tập vắng mặt nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, một trong vài khuôn mặt thi ca dị thường. Thiếu sót hẳn là vì kỹ thuật, vì đường xa cách trở, và có thể vì nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh sang Hoa Kỳ định cư khá trễ, chỉ mới vài năm gần đây, chưa kịp mang nhãn hiệu "hải ngoại."


      Nói chị là nhà thơ dị thường chỉ vì thơ chị dị thường. Tản văn cũng dị thường. Chữ nghĩa như viết chơi, mà sức lay chuyển có sức mạnh sâu thẳm.


      Tuần lễ này cũng là mùa Lễ Vu Lan, nơi đây chúng ta trích một đoạn trong tuyển tập tản văn “Bóng bay, gió ơi” của Nguyễn Thị Khánh Minh phát hành đầu năm 2015, bài “Theo Cảm Xúc Mà Đi” với những chữ rất đời thường và rất thiết tha của người con nhớ tới ba mẹ, trích:

      "…và phổ độ hơn hết trên đời, “ba ơi mẹ ơi!” tiếng gọi đánh thức từng tế bào nhỏ trong thân thể ta, xao xuyến những dòng li ti màu đỏ đang chở nhịp sống. Mỗi bước ta đi là say mê theo mùi hương núm ruột đã một lần cắt lìa khỏi ta trong giây phút nhiệm mầu của khai sinh, “con ơi!” tiếng oa oa cột ta một kiếp người, lặn lội trôi theo…"

      Vâng, đó là văn xuôi, cũng có thể gọi là thơ xuôi. Nếu bạn muốn đọc thêm, chúng ta có thể dẫn ra môt bài, thí dụ như bài thơ 5 chữ, có chen vào một bất ngờ:


      XIN LỖI


      Đừng bật thêm đèn nữa

      Ngày đã sáng lắm rồi

      (Xin lỗi)

      hay vì con mắt tôi

      Đã quen rồi bóng tối…


      Như thế, thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh như rớt ra khỏi trang giấy, rơi vào đời thường của mọi người, chen vào những xao động của sáng và của tối, của tiếng nói năn nỉ "đừng bật" và rồi bất chợt một lời "xin lỗi" cho dịu dàng hơn, lịch thiệp hơn... Và đó là chữ trong hoàn cảnh đời thường.

      Có phải nơi đây, chính thơ là hình ảnh của những vùng sáng và tối trước mắt? Có phải thơ là tiếng bật đèn và rồi một thế giới của trầm tư chợt biến mất? Chúng ta không có câu trả lời, nhưng chính thơ của chị gần như thường khi là một chất vấn về cuộc đời quanh mình.

       

      Chúng ta thấy nhà thơ NTKM nhạy cảm về ánh sáng, và thường nói về bóng đêm. Và trong bóng đêm, là hướng tới một vầng trăng...

      Thí dụ như trong bài:


      VÌ NHAU


      Tại nửa vầng trăng khuyết

      Nên bài thơ đi tìm

      Tại bài thơ tứ tuyệt

      Nửa vầng trăng như nguyên


      Và có những lúc cõi đất trời trở nên đau đớn, đó là khi trăng tan thành giọt lệ, như trong bài:


      SẮC ĐÊM


      Sắc lạnh rơi vào đêm

      Soi trần cơn mộng mị

      Tan màu ánh trăng im

      Thinh không bàng bạc lệ


      Lẽ ra, với một người nhạy cảm với ánh sáng và bóng đêm, với ánh trăng và giọt lệ trăng, hình như hội họa sẽ gần hơn thi ca? Xin thưa không biết, vì nơi đây không có câu trả lời. Tất cả các dòng thơ của chị như dường là câu hỏi, là chất vấn về cõi sâu thẳm của đời. Hay phải chăng cũng là hóa thân của một tiếng hú làm buốt lạnh hư không của một thiền sư năm xưa?


      Như thế... có phải thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh là những câu hỏi vang lên từ trang giấy? Thí dụ, như bài sau đăng trên trang Gio-o vào dịp Tết 2016.

      NGÀY QUA


      Có một người ngồi niệm…


      Bảng pha mầu lấm lem ngày tháng bụi

      Tiếng gió ngày xưa thổi ngoài khung tranh

      Trời đóng lại. Một đường đêm thăm thẳm


      Ánh nhìn lui tàn lụi những hoài mong

      Không bước nữa, chân đóng đinh ngày tháng

      Rêu trong người mối ẩm rủ nhau xông


      Ai ngồi đó vệt màu bạc thếch

      Sông thời gian đặc quánh ảnh hình

      Vừa ngó xuống đã muôn trùng đá lạnh


      Chợt trông lên trần gian thân thiết lắm

      Những con chim ngược gió thất thanh

      Ra bức tranh còn có gì rung động…


      Thả xuống ngày tiếng hót. Chút sinh sôi


      1.2016

      Hiếm hoi vậy, cực kỳ hiếm hoi vậy, một tiếng thơ như Nguyễn Thị Khánh Minh. Làm thơ mà ghi được những đớn đau của đời người, qua những dòng chữ như:


      ...Tiếng gió ngày xưa thổi ngoài khung tranh...


      cũng như những chữ:

      ...chân đóng đinh ngày tháng...


      cũng như những chữ:

      ...Ai ngồi đó vệt màu bạc thếch/Sông thời gian đặc quánh ảnh hình...


      cũng như những chữ:

      ...Chợt trông lên trần gian thân thiết lắm/Những con chim ngược gió thất thanh...


      Đó là nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh.


      Đó là những dòng thơ, có khi đọc tới, và rồi có những lúc tôi đứng bật dậy, trân trọng đọc đi, đọc lại từng chữ, từng dòng.


      Đó là những dòng thơ, từng chữ một, khi được đọc tới đã hiện ra như một thiếu nữ bước rời khỏi trang sách để len vào đời thường, và rồi các chữ còn lại trên giấy đã tự trở thành những ẩn ngữ thơ mộng.


      Nơi đó, thực với mộng không hề cách biệt.


      Phan Tấn Hải

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải

      - Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định

      - Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định

      - Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách

      - Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo

      - Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận

      - Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Khánh Minh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh (Phan Tấn Hải)

      Những quả bóng bồng bềnh hương kí ức (Trịnh Y Thư)

      Tiếng thơ nữ đương đại & vượt trội (gio-o.com)

      Phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh (VNNP)

      Một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh (Trịnh Y Thư)

      Tiếng Chim (Đọc tản văn thi Nguyễn Thị Khánh Minh) (Nguyễn Xuân Thiệp)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thị Khánh Minh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Vũ Hoàng Thư. Hạt Nắng Phiêu Du

      (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Những buổi sáng trôi trên dòng thơ chính khí (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Tuấn Khanh. Vuốt mặt nhìn nhau…

      Đọc ”Thơ Ngắn Đỗ Nghê”

      Nguyễn Lương Vỵ, Ngồi Im Nghe Thơ Lắng Trong Kinh

      Phan Tấn Hải dịch (Anh ngữ) thơ Nguyễn Thị Khánh Minh

      Bài viết và Thơ trên mạng:

      - damau.org   - sangtao.org

      - phamcaohoangtacgia.blogspot.com

      - forum.phunuviet.org

      - hoiquantramhuong.org - ninh-hoa.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)