1. Head_

    Lâm Anh

    (..1942 - 12.1.2014)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Con Rồng Trong Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam, Trung Hoa và Ấn Độ (Lê Triều Điển) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-4-2021 | HỘI HỌA

      Con Rồng Trong Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam, Trung Hoa và Ấn Độ

        LÊ TRIỀU ĐIỂN
      Share File.php Share File
          

       

      1. Con Rồng Trong Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam và Trung Hoa



      Hình ảnh con Rồng mà chúng ta thấy ngày nay trên các tranh vẽ hay trên các công trình kiến trúc vốn có lịch sử phát triển từ mấy ngàn năm. Rồng có nhiều dạng khác nhau căn cứ vào huyền thoại nhưng có một số nét chung, đó là một con vật đầu thú, có sừng, thân hình rắn, có vậy, chân có móng của chim ưng.


      Buổi đầu rồng là con vật dưới nước, gần gũi với rắn nước, mùa đông thì ngủ dưới ao hồ, mùa xuân xuất hiện cùng với mưa. Vì vậy, rồng gắn với mùa mưa và mang hình dạng của rắn. Từ chỗ Rồng có uy lực với nước, người Trung Hoa đã đồng nhất nó với thần sông ngòi. Mặt khác, trong biểu tượng của nhiều tộc người cổ đại sấm chớp là hình ảnh của con rắn lửa đang hoạt động, do đó con rồng cũng trở thành biểu tượng của sấm chớp, mây mưa.

       

      Từ đời Hán trở về sau nó còn mang chức năng thần linh trên sông núi, biển đất. Theo thời gian với sự phát triển của khoa học phong thủy, con rồng trở thành con vật trấn phương Đông trong vũ trụ luận tứ phương: (Đông: Thanh Long, Nam: Xích Điểu, Tây: Bạch Hổ, Bắc: Ô Quy) cũng trong khoa phong thủy rồng được gắn với Long mạch để chế độ quân chủ chọn làm biểu tượng của vua để giải thích sự phát triển hưng vong của triều đại đế quyền.


      Như vậy trong quá trình tiến hóa rồng đã được tiếp thu nhiều yếu tố khác để trở thành một biểu tượng nhất nguyên về vũ trụ vừa ở dưới nước, vừa ở trên trời vừa mang trong mình cả hai yếu tố âm dương.


      Một tác giả dời Hán (thế kỷ I trước CN - Thế kỷ III sau CN) đã mô tả hình dạng con rồng như sau: Sừng giống Hươu, đầu lạc đà, mắt quỷ, cổ rắn, bụng sò, vây cá chép, vuốt chim ưng, chân hổ, tai bò... Còn trên các đồ đồng cổ đại thời Ân - Thương (khoảng 1600 - 900 TCN) chỉ là hình ảnh của rắn. Thời chiến quốc (Thế kỷ V - VII TCN) là một con rồng thân dài và cong nhưng không có nhiều khúc cuộn mà một số học giả gọi là “Rồng dạng rắn”. Trên một bức tranh lụa tìm được trong ngôi mộ cổ thời chiến quốc ở Hồ Nam thì con rồng được vẽ uốn cong như một chiếc thuyền, đầu và đuôi vươn cao. Đến thời Hán trên vách đá một ngôi mộ cổ ở Sơn Đông (thế kỷ I TCN) thì rồng có thân giống như thằn lằn. Dạng này tồn tại với con rồng cho mãi đến thời Tống. Như vậy con rồng có thể đã sản sinh ra trước tiên ở lưu vực Trường Giang nhiều ao hồ đầm lầy nơi người Trung Hoa từ vùng đồng bằng cao và khô của lưu vực sông Hoàng Hà bành trướng đến vào thế kỷ IV-V TCN. Khu vực này vốn là nơi cư trú của các dân tộc như Proto, Thai mà người Trung Hoa gọi là Sở, Việt Nam... Do đó hình tượng con rồng Trung Hoa khi được sáng tạo đã hội nhập từ những yếu tố văn hóa phương Nam. Chính Khuất Nguyên cũng đã nói nhiều hệ tư tưởng của Nho giáo. Rồng là vua là vương quyền để cai trị con dân.


      Trong khi đó, tín ngưỡng phổ biến của người Việt cổ nhất là đối với cư dân sống ven sông, ven biển thì con rắn và thuồng luồng chắc được nhắc nhiều trong các truyền thuyết và cổ tích. Rắn thần thuồng luồng có khi còn được khoác một cái tên cho có vẻ kỳ bí, huyền thoại như Long Vương, Long Nữ... Trên nghệ thuật tạo hình thì rắn và cá sấu có mặt trên nhiều hiện vật thuộc thời đại đồng thau. Con Rồng thì hầu như thế kỷ thứ IX trở về trước chưa thấy xuất hiện mặc dù đã có truyền thuyết. Trên hai tang trống đồng lớn Ngọc Lũ I và Hoàng Hạ thuộc văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN) một hình ảnh quái vật ở đầu mũi thuyền, mồm há to, từ trán nhô lên một cái sừng mỏng và dài. Có lẽ đây là hình tượng rắn hay Makara được nhập thân vào con thuyền và hơn 50 trống đồng có họa tiết trang trí đã được Viện Bảo tàng lịch sử miêu tả thì ta chỉ thấy hình tượng đó ở trên hai trống mà thôi. Dù cho tiền kiếp con rồng Việt Nam là như thế nào thì ta cũng thấy rõ rằng đây là con vật tổng hợp bắt nguồn từ tín ngưỡng truyền thống của người Việt cổ. Trong quá trình phát triển nó kết hợp với các nền văn hóa, tiếp thụ những chức năng mới và được biến đổi. Nó không chỉ biểu tượng vương quyền của nho giáo mà còn là biểu tượng phồn thực của dân gian. Người dân quê Việt Nam vẫn coi những hiện tượng mưa, gió lốc là hình ảnh của con rồng hút nước. Còn nghệ thuật tạo hình Việt Nam thì hình tượng con rồng về hình ảnh rồng trong tập Sở Từ nổi tiếng:


      Cưỡi xe rồng rầm rầm.

      Ruỗi cao tận trời (Đại Tư Mệnh).


      Cưỡi thuyền rồng bay lên Bắc

      Ta chuyển đường sang Động Đình (Tương Quân).


      Ngồi xe Rồng cưỡi sấm, Chở cờ mây lượn đi (Đông Quân).


      Cho đến khi có sự truyền bá Phật giáo Ấn Độ vào Trung Hoa, con rồng của nghệ thuật Trung Hoa cũng có phần biến đổi. Đối với thời Bắc Ngụy (386 - 354 TCN) rồng Trung Hoa tiếp nhận thêm yếu tố Makara của Ấn Độ. Là nơi tiếp nhận những làn sóng cuối cùng của nền văn minh Ấn Độ qua trung gian Champa và Khơme, lại là nơi ảnh hưởng trực tiếp văn minh của Trung Hoa cũng chịu nhiều tác động trong quá trình hình thành.


      Truyền thuyết được coi là xưa nhất của người Việt nói về Rồng được ghi chép từ thế kỷ XIII qua ngòi bút của nho sĩ đời Trần (Lĩnh Nam Trích Quái). Đó là câu chuyện về nguồn gốc Lạc Việt. Lạc Long Quân vốn dòng dõi Rồng ở biển lấy bà Âu Cơ là tiên trên núi sinh ra trăm trứng, trứng nở ra trăm con là nguồn gốc của dân tộc Việt... Tiếp sau đó là những truyền thuyết về Rồng được xây dựng theo nhận thức của giới nho sĩ như biểu tượng của vương quyền. Điều này rõ ràng là ảnh hưởng từ nền văn minh Trung Hoa rất phong phú qua các thời đại mà sự phát triển của nó rõ ràng trong các thời đại Lý (thế kỷ XI - XII), nhà Trần (XIII - XIV) và Lê Sơ (XV).


      2. Con Rồng Trong Nghệ Thuật Tạo Hình Ấn Độ


      Theo truyền thuyết Ấn Độ, Makara là loài thủy quái gắn với khái niệm Mẹ - Nước. Makara có hình thù rất lớn, có những con to như “ngọn núi trấn giữa biển”. Theo vũ trụ luận Ấn Độ thì mặt đất trên nước, nơi sâu thẳm của nước là cội nguồn của sự sống, vì vậy Makara găn liền với khái niệm phong đăng và phồn thực. Người ta cho rằng, Makara thường sống trên những dọi cát nơi tận cùng của biển cả, điều đó cũng bắt nguồn từ thực tế. Ở Ấn Độ cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á có loại cá sấu lớn rất nguy hiểm thường sống ở các cửa sông, loài cá này có thể bơi qua biển được, đó là giống Crocodilus porosus. Hình ảnh Makara được sáng tạo bắt nguồn từ đó.


      Có thể lúc đầu người nghệ sĩ Ấn Độ muốn tạo một con cá sấu theo ảnh thật nhưng để tăng thêm uy lực của con vật vũ trụ nên dần dần người ta ghép thêm những yếu tố khác cho có vẻ huyền hoặc lấy từ cá, từ voi, từ rắn... Đặc biệt, con voi được liên tưởng mưa gió, sự gợn sóng, chuyển động của mặt nước vì vòi voi biết hút nước và phun nước. Trên một số điêu khắc Ấn Độ ta thấy cảnh người đang lấy một vật tròn từ trong miệng Makara. Đó chính là ngọc theo truyền thuyết ngọc trai sinh sản từ biển, Makara là thần bảo vệ biển nên miệng ngậm ngọc trai là điều tất nhiên và người ta tin rằng ai lấy được ngọc trai từ miệng Makara là người dũng cảm. Có khi các nhà điêu khắc ở Ấn Độ còn thể hiện miệng Makara mở rộng, một chùm hoa sen từ miệng tỏa ra tượng trưng cho sự màu mỡ giàu có. Chùm hoa đó có khi biến dạng thành một cụm hoa lá trang trí rực rỡ, nhưng vẫn giữ một phần nguồn gốc ở những chiếc lá và bông sen điểm vào.


      Từ Ấn Độ, Makara được truyền bá đến các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Champa, Mã Lai, Indonesia... Nghệ thuật Khơme là nơi có hình ảnh Makara sớm nhất, đó là một quái vật đầu to mắt tròn lồi miệng há rộng, môi trên kéo dài cuộn lại ở đầu lưỡi có hình lưỡi câu, đuôi cuộn lại.


      Nhưng ở Campuchia, Makara mất dần tính thủy quái. Nếu ở Ấn Độ nó có đuôi cá, thì ở nghệ thuật tiền Angko nó kết bằng những chùm lá.


      Lê Triều Điển

      Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi I
      Nhà xuất bản Thanh Niên, 2010

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Con Rồng Trong Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam, Trung Hoa và Ấn Độ Lê Triều Điển Khảo luận

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Hội Họa

       

      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)