|
Nguyễn Phan Thịnh(.0.1943-27.5.2007) |
Văn Học | Giai Thoại | Tiểu Luận | Thơ | Truyện | Thời Luận | Nhân Vật | Âm Nhạc | Hội Họa | Khoa Học Giải Trí | Tiểu Sử |
Sáng tác đầu tay của ông là ‘Những nẻo đường Việt Nam’ - viết từ tình yêu quê hương đất nước khi ông còn đang ở xứ Thanh:
Những nẻo đường Việt Nam. Suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan. Ôi những nẻo đường Việt Nam. Ơ! Ta đắp đường làng ta. Nhắn ai đi, xin chớ quên quê nhà. Con đường về thôn vui quá! Tiếp đó, ‘Lá thư về làng’ cũng viết từ Thanh Hóa...
Ngu Yên đã dành một phần khá dài của tác phẩm biên khảo này (Ý Thức Sáng Tạo Thơ), giới thiệu nhiều hình thức thơ được hình thành dựa vào cấu trúc ý tưởng, ngôn ngữ và tứ thơ, kể cả những hình thức mới nhất của thế kỷ 21, xuất hiện trong nền văn chương thế giới. Ở mỗi một hình thức, tác giả đi sâu và lý giải một cách tường tận về mặt học thuật, đồng thời cụ thể hóa nó với những dẫn chứng thơ...
Vào lúc hai giờ mẹ tôi đưa tôi đến quỳ lạy Malaha. Tính tò mò trẻ con của tôi muốn tìm hiểu xem người bạn nhỏ bé của tôi, người đã trở thành một vị Phật Sống bây giờ trông ra sao. Tôi theo mẹ đến cổng nhà Malaha. Một số lớn đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã tập trung ở đó... Những người mà anh ta gọi là chú, dì hoặc thậm chí là ông bà cũng phải đến để bày tỏ lòng kính trọng và nhận được sự ban phước của anh ta....
Cụ thể là khi vẽ xong một bức tranh, tôi đem ngâm cả tác phẩm vào nước để màu tan dần, và điều chỉnh trên nền đó để “rửa” đi những gam màu nặng nề, dư thừa hoặc gạt bỏ những đường nét mình không mong muốn. Tôi gọi kỹ thuật đó là “âm họa”...
Hôm nay, giữa quê người, ở tuổi ngoài sáu mươi, với hơn hai mươi năm ăn ở thủy chung với thi-ca, chân dung âm nhạc của họ Trần, là chân dung Thi-Ca. Diện mạo đó, không phải là diện mạo song sinh của hai giọt nước, hai cõi đời văn chương và nghệ thuật - - (Mà,) nó đã là một. Một định hình, duy nhất. Một thịt xương, trộn lẫn, duy nhất...
Nhà văn Vĩnh Phúc – cựu chủ biên đã hồi hưu của ban Việt Ngữ đài BBC Luân Đôn – vốn là một tên tuổi quen thuộc trong giới viết lách với năm tựa sách đã được in ra, trong đó có ba cuốn do nhà Văn Nghệ, một nhà xuất bản rất uy tín ở California, phát hành...
Tôi nghĩ nhiều bậc thức giả, tuy không nói ra nhưng thật lòng ngưỡng mộ và trân trọng công việc thầm lặng của anh, người đã cố công lôi kéo quá khứ Văn Học của Miền Nam Việt Nam, đã bị quên lãng vì thời cuộc suốt nửa thế kỷ ra vùng ánh sáng hiện nay, cho lớp hậu bối sau này có cơ hội tìm hiểu và tôn vinh một nền văn học đầy giá trị...
Tranh của ông có thể nói là đại diện cho mỹ thuật Đông Dương nói chung và nhất là của “bộ tứ” tại Pháp, gồm Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu. Trong suốt cuộc đời của mình, dù định cư tại Pháp từ năm 1937 và từ đó không còn về thăm lại quê hương, họa sĩ Lê Phổ luôn nhắc về những tình cảm sâu đậm của mình với quê hương, đất nước...
Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm, chúng ta thấy so với nhiều dân tộc khác, dân tộc Việt Nam thật bất hạnh vì cho tới tận bây giờ, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 20 năm một nửa nước được sống trong một thể chế tương đối dân chủ, một xã hội tương đối tự do và nhân bản. Còn lại, vừa thoát ra khỏi thời kỳ thực dân phong kiến là rơi vào nội chiến, rồi bị kìm hãm bới một chế độ độc tài toàn trị....
Bây giờ nhìn lại lịch sử trắng đen đã rõ, đâu là chính nghĩa đâu là tà ngụy. Nếu như Việt Nam không có Hồ Chí Minh làm tay sai cho Nga, Tàu, mang chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam, thì đất nước ta đã không bị một cuộc chiến tranh tàn khốc, kéo dài hơn nữa thế kỷ, làm mấy triệu người thiệt mạng, làm đất nước điêu linh, làm dân tình khốn khổ...
Tuy nhiên thành phố Huế bị hư hại rất nặng, gần 6.000 người bị chết và mất tích và 116.000 người mất nhà cửa trở thành dân tị nạn. Đặc biệt nhất là trong 25 ngày đêm chiếm đóng Huế, bộ đội của ông Hồ đã cho đất Thần Kinh nếm mùi Kách Mệnh Mác Xít... nào là tòa án nhân dân, nào là đấu tố … Cố đô Huế với cảnh trí lịch sử nên thơ và nếp sống trầm mặc đã trải qua những ngày đêm máu lửa, chết chóc, hãi hùng và nhà văn Nhã Ca sau này đã viết “Giải khăn sô cho Huế”...
Sau khi hiệp định Genève được ký kết, Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam phải cấp tốc xây dựng thành một thực thể hầu có khả năng đương đầu hữu hiệu với chính quyền Hà Nội. Để có thể đạt được mục đích, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã phải tiến hành ba nhiệm vụ lớn cùng một lúc...
Bức tranh trên đây là của họa sĩ Bửu Long ở Sài gòn, do người bạn chung là BS Ngô Văn Long giới thiệu anh với tôi... Tôi hỏi anh tựa của bức tranh, anh nói
"cô thiếu nữ", tôi đáp nên gọi là "gió", anh hỏi tại sao? Tôi giải thích bằng bài viết này...
Tôi vốn khi nhỏ thất học, chỉ nhờ công tự học mà biết ít nhiều. Nhưng vì tự học cho nên sự học thiếu căn-bản. Bởi thế cho nên những sách tôi làm bấy lâu nay không có giá-trị gì. Nó chỉ là
chứng cứ của một nền học vấn non nớt và hổ-lốn. Nhiều khi tôi soát lại những việc đã làm thì tôi tự thẹn...
Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn... khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng...
Đặng Tiến là một nhà phê bình văn học có tiếng ở miền Nam Việt Nam trước 1975. Do hoàn cảnh chiến tranh và cư ngụ nước ngoài, bạn đọc trong nước, nhất là người miền Bắc, từ sau 1975 ít có điều kiện tiếp xúc với phê bình văn học của ông. Trước đó năm 1972 ở miền Nam lưu hành tập
Vũ trụ thơ mà nhiều người còn nhắc. Sau này có thêm tập Vũ trụ thơ II và tập
Thơ, thi pháp và chân dung...
Với tình mẹ anh nhắc nhở nhiều lần trong thơ lẫn trong nhạc, mẹ là tâm tưởng không bao giờ nhạt phai giữa nhạc và thơ; vì vậy cái hình ảnh Mẹ, Em và Quê hương là ba đơn vị cốt tủy, ba dòng lệ chảy không bao giờ nguôi trong nhạc của Khê...
Công trình soạn thảo bộ “Việt Sử Ðại Cương” đã diễn ra trong suốt gần 10 năm trời. Năm 2004, ông ra mắt tập I, 2006 tập II, 2007 tập III, 2008 tập IV, 2009 tập V, 2012 tập VI, và nay 2013 là tập 7 vào đúng thời gian Tháng Tư, tháng mà toàn dân Việt ai nấy đều ngậm ngùi đau thương tưởng niệm lại biến cố 30 Tháng Tư, 1975 vào 38 năm trước...
Dù rằng góp mặt với sinh hoạt thơ, văn có chút muộn màng nhưng không vì thế mà ngòi bút của ông chậm lại vì chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nhà văn Ngự Thuyết đã gửi đến những người yêu thích văn chương những:
Sông Trôi, Đào Thoát, Lưu Đày và Quê Nhà, Dấu Chân, Dấu Chân II...
“Thâm trầm”, hai chữ ấy đủ tóm gọn tính cách con người và văn chương Võ Hồng.
Nhiều năm sau ngày ông mất, đọc lại những trang sách cũ của Võ Hồng có cảm giác êm dịu, thấy tâm trí nhẹ nhàng hơn, thấy cuộc sống dễ chịu hơn, như bao muộn phiền được thả trôi theo dòng suối mát...
Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn trước 1975. Tại hải ngoại, ông được biết đến nhiều hơn với vai trò nhạc sĩ với hàng loạt ca khúc hits là
Người Tình Trăm Năm, Như Đã Dấu Yêu, Khóc Một Dòng Sông, Và Con Tim Đã Vui Trở Lại, Và Tôi Cũng Yêu Em...
MỘT THỜI ÁO TRẬN là một hồi ký sống động về những người trai anh dũng thời loạn gần kề với cái chết trong gang tấc. Lối viết trong sáng, mạch lạc, đầy hào khí của tác giả khiến người đọc sảng khoái và hãnh diện. Đấy là chưa nói đến cái khía cạnh rất “người” của ông đối với đồng đội và ngay cả đối với địch quân...
Nếu văn chương của những người trẻ cùng thời với Lê Lạc Giao, là thế giới còn thơm mùi mực tím, giữa một thổ ngơi chấp chới lá me, thơm thảo ô mai, rộn rã tiếng guốc học trò - - Thì, Lê Lạc Giao đã một mình, tách ra, để bước vào (đem đến cho người đọc) một thời tiết khác. Tôi muốn nói, đó là một thứ thời tiết oi nồng băn khoăn. Nhức nhói tâm thức...
Nhờ một người bạn, người viết những dòng này nhận được một bản chụp của tập thơ
(Độc Hành Ca) ấy. Câu thơ được gán cho Vũ Hoàng Chương nằm trong bài
“Lưu vong khúc,” in ở các trang 61-62. Toàn bài gồm 16 câu, chia làm 4 khổ, mỗi khổ 4 câu, với khổ cuối như sau:...
Vào YouTube nghe nhạc Xuân thấy nhiều chương trình rất hay vì chơi toàn nhạc Bolero trước năm 1975, tuy nhiên có vài cô ca sĩ ở trong nước cố tình đổi lời ca trong nhạc phẩm
Cánh Thiệp Đầu Xuân của Lê Dinh-Minh Kỳ; câu “để người anh lính chiến quay về gia đình” thì ca sĩ hát
“để người anh yêu dấu quay về gia đình”, sai lầm này không chấp nhận và không tha thứ được...
Vẫn là phần tinh anh trong nhận xét và phân tích của cụ Vương Hồng Sển lên đến siêu dí dỏm ở câu chuyện
“Vạn Tuế Cốt Đột”. Cụ viết với giọng Nam bộ và lối văn tả chân khiến độc giả cứ như đang xem diễn kịch, vở tuồng ma hiện hồn phá người cắt tóc...
Buổi trưa ấy đúng là trưa thế kỷ / Có nắng trong xanh có ngất ngây tình / Ta cúi xuống trao em cành nguyệt quế / Bỗng thấy mình thành cát sạn, sinh linh
Trưa hôm ấy đúng là trưa yêu dấu / Em và trưa giữa phố thị say mềm...
Bà Bút Trà, phu nhân của nhà thơ Bút Trà - Nguyễn Đức Nhuận, tên thật là Tô Thị Thân, sinh năm 1903 tại Long An. Bà Thân tính tình thẳng thắn, tuy không học cao nhưng thông minh, có tài kinh doanh với những ý tưởng khác thường, táo bạo...
Ông Biền là cách gọi thân thương, gần gũi mà các cây bút dành cho ông. Còn ông, như một người thầy, cặm cụi, bao dung. Hết lứa cầm bút này, ông lại chăm chút cho lứa bút mới thuộc thế hệ 9x, 10x. Ông tổ chức bài vở, tự tay gửi báo và nhuận bút cho các bạn trẻ, chuyên nghiệp như bất kỳ tòa soạn báo nào...
Thời kỳ ở Huế, Lê Văn Tài thường vẽ bột màu trên giấy báo mà anh gọi là thủy thái họa. Ở Úc, anh chuyển sang vẽ tranh sơn dầu và acrylic. Từ thời ở Huế cho mãi đến sau này, một bầu khí nghệ thuật bàng bạc trên tranh Lê Văn Tài chủ yếu vẫn là siêu thực và tượng trưng...
Lê Hữu Nghĩa từng học trường Trung Học Trịnh Hoài Đức, Bình Dương, đơn vị cuối cùng là Học Viện CSQG-VNCH Thủ Đức. Anh bị 7 năm tù cải tạo và qua Mỹ theo diện HO năm 1993. Hiện định cư tại Minnesota, USA. Anh đã sáng tác nhiều truyện ngắn, thơ và nhạc đăng đầy đủ trên trang mạng Trịnh Hoài Đức...
Linh mục Cao Văn Luận xuất thân từ môi trường giáo dục trí thức Công Giáo sống cuộc đời một bậc lương sư đúng vào thời điểm có thể đem kiến thức tài năng ra chấn hưng đất nước, phụng sự dân tộc trong trách nhiệm của mình, mặc dù thời gian ngắn ngủi qua lãnh vực giáo dục chỉ có bảy năm...
Trước những khiêu khích liên tục và thái độ hống hách của Trung Cộng, đồng bào nơi nơi đều sôi sục căm hờn và sẵn sàng đối phó... Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông được đánh giá là cuốn sách đã ấn hành đúng thời điểm vì nội dung của cuốn sách đưa ra nhiều chứng liệu để củng cố niềm tin và tự hào dân tộc...
Đời thật 4 đứa con / Nhân cho ông thêm cháu / Văn chương: 29 phiếm / 7 tập truyện chào đời / Cộng thêm 2 du ký / Thành 38 chẵn chòi /
Tặng ông bao bằng hữu / Quý giá nhất trên đời / Ông xứng danh VUA PHIẾM / Mong ông khỏe, dẻo dai / Mãi hoài mê chữ nghĩa / Tiếp tục viết dài dài...
Song Thao dám đi và dám làm, bản thân tôi là dân New York lâu năm cũng lắc đầu le lưỡi chào thua cái bạo gan thám hiểm Times Square, SoHo và khu Harlem của ông. Khi tôi đặt chân đến New York năm 1994, thành phố vẫn còn y như ông mô tả trong chuyến đi năm 1969 - Times Square là khu ăn chơi trác táng với vũ trường, hộp đêm, quán khiêu dâm; SoHo là làng nghệ sĩ...
Đọc quyển tiểu thuyết đầu tay, ngay từ câu mở đầu, chúng tôi có thể tiên đoán văn chương Monique Trương sẽ có những tiếp nối rực rỡ trong những tác phẩm mới. Vì cô là một người viết tiểu thuyết giỏi, biết rõ mình có những điều đáng nói ra khi viết. Và đó là những điều không thể không nói ra về quê hương, tiếng mẹ, thân phận di dân, lịch sử, nữ quyền...
Ngy Cao Uyên là nghệ danh của họa sĩ lão thành Nguyễn Cao Nguyên (sinh năm 1933), là đồ đệ của các danh họa Mỹ thuật Đông Dương như Nam Sơn, Nguyễn Gia Trí… Ông từng vẽ qua nhiều chất liệu, từ lụa, sơn mài, sơn dầu, màu nước, và gần đây là cả vẽ trên máy tính với đủ dạng đề tài...
"VOIX" của Linda Lê do nhà Christian Bourgois ở Paris xuất bản năm 1998. Tuy chỉ là một quyển sách mỏng 70 trang nhưng tác phẩm này đã xác định một chỗ đứng xứng đáng trong nền Văn Chương viết bằng Pháp văn của Linda Lê. Kể từ hơn ba thập niên trở lại đây, với sự xuất hiện của các nhà văn di dân và sự bừng nở trong giai đoạn thế giới đi vào toàn cầu hóa của nền
Văn chương Vô xứ...
Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu
...
Cái hừng hực của tuổi trẻ Phạm Đình Chương cũng đã toát ra trong ban hợp ca Thăng Long mà ông đã đóng dấu ấn rất sâu đậm. Đó là vui. Nghe ban Thăng Long hát, không ai ngồi yên được. Cái vui trong trình diễn của họ nhiễm vào người nghe. Khi nghe, chúng ta phải động đậy, lắc lư, sàng sê, gật gù... Tết mà nghe
“Ly Rượu Mừng” thì cái vui được nhân lên nhiều lần...
Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ...nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ...
Các nhà viết sử sau này có thể ghi nhận 30 tháng Tư năm 1975 cũng là ngày bắt đầu giai đoạn suy yếu của chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam. Khi chiến tranh chấm dứt, người dân có dịp so sánh hai chế độ ở miền Nam và Bắc. Nhiều nhà trí thức nhìn thấy những dấu vết của một xã hội tự do tương đối ở miền Nam, dễ thở hơn so với miền Bắc...
Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ: Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ...
Thơ của em, Night sky with exit wound và quyển tiểu thuyết On the earth, we’re gorgeous được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở VN, quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là
“biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này...
Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn ngủi, nền âm nhạc Việt Nam đã có đến 3 bài hát mang cùng tựa đề “Làng tôi”. Đó là một hiện tượng “đặc thù” và “hiếm có” vì cả 3 bài đều mang đến cho người yêu nhạc tiền chiến những tác phẩm bất hủ về làng quê....
Một nhà văn bị nhiều dư luận xăm soi nhất theo tôi là Nguyễn Viện. Nhưng ông vẫn thản nhiên, dễ chừng, nhờ ông có được nội lực thâm sâu hơn người (?) Có người cho rằng tính ngang, ngạnh của họ Nguyễn cho cảm tưởng: Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên...
Năm mươi lăm năm trước (1964), Lê Thanh Hoàng Dân và tôi, hai người bạn đồng nghiệp vừa mới bước chưn vào giáo giới, cùng chung lý tưởng viết lách đàng hoàng để giao truyền những kiến thức có ích lợi cho đời, cùng mục tiêu tranh đấu chánh trị...
Trong phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập có một bức tranh lớn, có chiều dài 5,4m và chiều rộng 2,34m. Bức tranh có tên là
“Quốc Tổ Hùng Vương”. Đây là cái tên thường dùng, tuy nhiên lúc đầu, tác giả đặt tên cho tranh là
“Việt Nam Quốc Tổ”. Người sáng tác bức tranh này là họa sĩ Trọng Nội...
Tôi thoát cơn hung hiểm trong 7 ngày ở bệnh viện đúng vào mùa phục sinh. Tâp 105 cũng được sống lại trong mùa phục sinh.
Phục sinh mang theo sự ngơi dâng. Dù là kẻ ngoại đạo, tôi cũng mang theo sự ngợi dâng, đến đất trời, các vì sao, cõi thơ, lòng nhân bản của con người, và nhất là chị Phùng Thăng. Tôi tin sự linh hiển của chị đã giúp tôi hoàn tất TQBT 105 này...
Trước khi đi ngủ anh còn cẩn thận lôi ra cho tôi coi bộ đồ trận anh mặc trong ngày bỏ nước ra đi từ đáy chiếc rương cũ. Nó được xếp thật ngay ngắn với cái mũ bê rê đỏ đặt lên trên. Anh đã sửa soạn để mặc lại nó trong ngày ra đi lần thứ hai: trở về nước hay từ bỏ kiếp làm người... Một ngày khoát bộ quân phục làm người lính Việt Nam Cộng Hòa, một đời chỉ muốn chết cho tổ quốc, cho quê hương...
Thơ của Hồ Chí Bửu ẩn chứa chất giọng ngang tàng, khí khái của một nhà thơ hơn nửa đời say mê cuộc sống rong chơi giữa cõi trần thế.
Bắt đầu làm thơ từ năm mười ba tuổi, hơn 40 năm qua, Hồ Chí Bửu đã xuất bản hàng chục tập thơ. Thơ đối với Hồ Chí Bửu chính là cuộc rong chơi bằng chữ nghĩa hướng về cái đẹp, tình yêu và tình người...
Ước mơ chỉ cần tiếng nói, tiếng người, trong căn nhà nhỏ này. Nhiều buổi sáng dậy sớm, nghe tiếng ho của ai đó ở nhà hàng xóm, một bà Mỹ già hay bà VN già? anh chợt thấy mình đắm chìm trong niềm vui. Anh nghĩ như mình như đang ở một xóm nhỏ ở phường 6, Tân Bình ngày xưa cũ, hay ở Xóm Mới, Gò Vấp
...
Tuy nhiên, có một nhạc phẩm rất phổ biến nhưng không ai sửa đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011). Nhạc phẩm này được hát vang trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội trong hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Cộng bành trướng từ đầu thập niên 2000 đến nay...
Họa sĩ Thanh Trí tên thật Nguyễn Thị Thanh Trí, sinh năm 1939 tại Huế. Tốt nghiệp ưu hạng khoá 1 năm 1961 trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ thuật Huế. Tốt nghiệp khoá Sư phạm hội họa quốc Gia Cao Đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1962. Hai mươi bốn năm dạy hội họa tai các trường...
Vào một đêm nọ, có tiếng đập mạnh vào cánh cửa căn nhà gỗ mà tôi đang ở. Tôi lại không có đồng hồ nhưng nhìn theo ánh trăng thì lúc đó cũng vào khoảng nửa đêm. Nơi đây là một làng mà đa số là dân da đỏ bản xứ sinh sống và cả vùng này được coi là cái nôi của bọn cướp, bọn buôn ma túy. Thời điểm này cũng nằm trong giai đoạn cách mạng trong nước.
...
Một trong những đặc điểm của đời sống văn hóa ở miền Nam thời 54-75 là sự mở rộng tầm nhìn ra thế giới, với ý muốn khám phá, thấm nhuần những tư tưởng triết học mới, những hiện tượng văn học mới, muốn biết thân phận con người được cảm nhận như thế nào qua nghệ thuật viết của các nhà văn trên thế giới...
Giáo Sư HUỲNH VĂN LANG đã vĩnh viễn ra đi ngày Chúa Nhật 12 tháng 3 năm 2023 tại Bắc California, thọ trên 101 tuổi. Ông đã từng là công chức cao cấp của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, một nhà kinh doanh lớn ở Sài Gòn và là một nhà văn hóa giáo dục có nhiều thành tích tốt đẹp...
Không ngạc nhiên nhiều bài thơ của Trần Trung Phương được sử dụng trong những sách giáo khoa bậc tiểu học ở miền Nam. Thơ hay, có vần có điệu, là những bài Học Thuộc Lòng lý thú, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ lại chứa đựng những bài học về đạo đức, luân lý truyền thống giúp định hình và phát triển nhân cách của trẻ thơ...
Đối với Giáo sư Huy: Tổ quốc VN trên hết. Thực vậy, lớn lên với tâm tình nồng nhiệt cho quê hương, năm 21 tuổi ông đã dứt khoát gia nhập đảng cách mạng để tranh đấu tự do cho đất nước. Từ đó cho đến hơi thở cuối cùng, con người Nguyễn Ngọc Huy hiến dâng trọn vẹn cho Dân Tộc Việt Nam...
Saigòn Mới thỉnh thoảng có đăng các sáng tác của các văn thi sĩ cũng là thân hữu của ông Bút Trà như Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương. Đinh Hùng, Bảng Bá Lân... Riêng ông Bút Trà cũng là một nhà thơ và đã sáng tác một số bài Đường luật nổi tiếng, được ông chọn đăng trong hai thi phẩm
Tâm Sự Ngàn Thu (1961) và Nét Son (1969).
...
Truyện của bà đưa ra những thao thức, trắc trở trong đời sống, hoàn cảnh nghiệt ngã... nhưng rồi kết cuộc cũng tạo được niềm cảm thông, tìm được lối thoát cho cuộc sống. Nhà văn đề cập về tâm lý xã hội có tính cách giáo dục, xây dựng hôn nhân gia đình, ca ngợi tình yêu, đề cao vai trò của nữ giới trong xã hội...
Sinh năm 1947 tại Kiến Xương (Thái Bình), theo gia đình di cư vào Nam từ năm 1954 và đã tập tành viết văn vào năm 18 tuổi. Mê truyện dài Lứa tuổi thích ô mai của Duyên Anh (1935-1997) và xem nhà văn là “người anh cả” trong sự nghiệp cầm bút của mình, Đinh Tiến Luyện vào nghề bằng những sáng tác viết cho "tuổi ô mai”...
Đến đây thì các bạn đã biết rõ rằng những ‘vần thơ máu me’ mà người ta trích dẫn trên mạng và gán cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương là từ ông Trần Bạch Đằng, một cán bộ tuyên huấn hay cũng có thể xem là một nhà báo.
Từ đó, người ta trích dẫn và lan truyền rộng rãi làm cho người đọc tưởng là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tâp truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhỡ
“cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.”...
Bài Mới
DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế |
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |