1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. 14 họa sĩ gốc Việt tổ chức triển lãm tranh và đồ cổ Việt Nam (Linh Nguyễn/Người Việt) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-7-2018 | HỘI HỌA

      14 họa sĩ gốc Việt tổ chức triển lãm tranh và đồ cổ Việt Nam

        LINH NGUYỄN
      Share File.php Share File
          

       

       

      "Ngày Tết," tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp.
      (Hình: Viet Art Group cung cấp)

      FULLERTON, California (NV) – Lần đầu tiên nhóm họa sĩ Việt Art (Viet Art Group) tổ chức triển lãm nghệ thuật Việt Nam mang tên “Vietnamese Art: An Overview” (Tổng Quan về Nghệ Thuật Việt Nam) kéo dài hơn hai tháng, tại đại học Cal State University, Fullerton (CSUF).



          “Vô Thường,” tranh của họa sĩ Ái Lan.
          (Hình: Viet Art Group cung cấp)

      Triển lãm được tổ chức tại Salz-Pollak Atrium Gallery, bên trong Thư Viện Paulina June & George Pollak (tòa nhà số 21 trên bản đồ của đại học), Fullerton. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy, 7 Tháng Bảy, cuối tuần này, và kéo dài đến Thứ Năm, 27 Tháng Chín.


      Triển lãm mở cửa từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối các ngày Thứ Hai đến Thứ Sáu; riêng Chủ Nhật từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối.


      Ban tổ chức cho biết, Viet Art Group quy tụ 14 họa sĩ, điêu khắc gia, và được một số các nhà sưu tầm nghệ thuật cho mượn các đồ cổ, tượng cổ, tranh dân gian và tranh bản gốc của các danh họa Việt Nam rất ít khi triển lãm trước công chúng tại California.


      Viet Art Group triển lãm với hai mục tiêu



          “Trăng Xanh,” tranh của họa sĩ Nguyên Khai. (Hình: Viet Art Group cung cấp)

      Thứ nhất, trình bày cho khán giả Hoa Kỳ, nhất là sinh viên trẻ Mỹ-Việt biết đến giá trị nghệ thuật tạo hình Việt Nam đã có từ ngàn xưa, trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử và sự đóng góp trong hiện tại của các họa sĩ tị nạn cũng như các họa sĩ người Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.


      Thứ hai, trình bày để đồng hương có dịp xem tranh Việt Nam, đồ cổ trong các bộ sưu tập vô giá, để nhớ lại những ngày tháng cũ, cũng như để tạo cơ hội cho con em tới xem để biết Việt Nam có một sinh hoạt văn hóa lâu đời và giá trị.



      Triển lãm “Vietnamese Art: An Overview” gồm bốn thời kỳ


      - Nghệ thuật Việt Nam thời cổ: Bản chính Tranh Tết Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, đồ sứ, tượng cổ, tranh cổ khắc trên gỗ.



          “Trồng Nụ, Trồng Hoa,” tranh của  họa sĩ Văn Mộch. (Hình: Viet Art Group cung cấp)

      - Thời kỳ tiếp xúc với nghệ thuật Tây phương – Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (1924-1945): Bản chính tranh của một số danh họa thời kỳ này, như Lê Phổ, Tạ Tỵ, Tú Duyên, Mai Trung Thứ.


      - Thời Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975): Bản chính tranh của thành viên Hội Họa Sĩ Trẻ (họa sĩ Nguyên Khai, Hồ Thành Đức, Nguyễn Phước, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp, điêu khắc gia Dương Văn Hùng) và các họa sĩ Văn Mộch, Đỗ Lê Minh, Duyên Hà, Bé Ký, Nguyễn Văn Trung.


      - Nghệ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ: Bản chính tranh của họa sĩ Ann Phong, Ái Lan, Trương Đình Uyên.


      Theo ban tổ chức, cuộc triển lãm này không đề cập tới sinh hoạt nghệ thuật dưới chế độ Cộng Sản (1945 tới nay).


      Kết hợp nhiều thế hệ họa sĩ


      Trong số các họa sĩ thời VNCH, họa sĩ Đỗ Lê Minh đến Mỹ năm 1984, nói về tác phẩm của ông với phóng viên nhật báo Người Việt: “Tranh của tôi triển lãm lần này là do tôi vẽ 50 năm trước, đến nay cũng có thay đổi. Tôi vẽ bằng Acrylic trên giấy, vì thời đi học còn nghèo. Tranh sẽ tự nói những gì tôi muốn diễn tả.”


      Ông cho biết hiện nay ông là giáo sư môn thống kê của đại học CSUF. Năm 1969 ông du học ngành kỹ sư cơ khí tại Úc.


      Một người khác, họa sĩ Văn Mộch cho biết ông sang Mỹ năm 1975, theo trường phái tả chân. Ông nói: “Tôi dùng vật liệu gỗ, lụa, sơn dầu. Đặc biệt là dùng vỏ trứng làm nền trước khi vẽ.”

      Ông sẽ triển lãm hai bức họa bằng gỗ “Lớp Học Đời Xưa”“Trồng Nụ, Trồng Hoa,” trong lần này.


      Trong số họa sĩ sinh hoạt nghệ thuật tại Hoa Kỳ, họa sĩ Ái Lan cho biết: “Tôi theo trường phái lãng mạn, được thể hiện qua các bức tranh tôi vẽ về vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.”

      “Lần này tôi vẽ hai bức tranh ‘Mẹ và Con’ và ‘Vô Thường’,” nữ họa sĩ nói.



          “Trầm Tích,” tranh của họa sĩ Trương Đình Uyên. (Hình: Viet Art Group cung cấp)

      Trong khi đó, họa sĩ Trương Đình Uyên cho hay: “Tôi có thể coi như thuộc trường phái trừu tượng, và sẽ trưng bày hai tác phẩm mới vẽ trong vòng một năm. ‘Mùa Thu Trầm Tích’ và ‘Giấc Mộng Điệp’.”


      Họa sĩ nhận xét: “Đây là lần đầu có sự kết hợp của những họa sĩ thuộc nhiều thế hệ. Lại thêm các đồ gốm, tượng cổ Việt Nam. Đây là một cuộc triển lãm đầy tính văn hóa.”


      Ông nói thêm: “Các họa sĩ Duyên Hà Lê Phục Thủy, Đỗ Lê Minh và Văn Mộch là những người đem nhóm Viet Art Group lại với nhau.”


      Ban tổ chức kêu gọi qua một thông cáo báo chí: “Mong quý đồng hương biết đến và thông cảm, hỗ trợ cho những họa sĩ, điêu khắc gia người Việt ở mọi lứa tuổi, vẫn âm thầm sáng tác trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi tại Hoa Kỳ, tuy được tự do tuyệt đối khi sáng tác.”


      Mọi chi tiết, xin liên lạc họa sĩ Văn Mộch, điện thoại (858) 337-4692 hay email vanmoch@gmail.com; họa sĩ Đỗ Lê Minh (714) 256-4423 hay email doleminh@gmail.com; họa sĩ Duyên Hà Lê Phục Thủy (858) 212-4530 hoặc email thuyle@ucsd.edu.


      Khách đến tham dự triển lãm, có thể đậu xe tại các tòa nhà số 12, 35 và 36 (bản đồ: http://www.fullerton.edu/campusmap/).


      Linh Nguyễn

      (Nguồn: nguoi-viet.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - 14 họa sĩ gốc Việt tổ chức triển lãm tranh và đồ cổ Việt Nam Linh Nguyễn Giới thiệu

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Hội Họa

       

      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)