1. Head_

    Trần Trọng Kim

    (.0.1883 - 2.12.1953)

    Văn Đen

    (.0.1919 - 2.12.1988)

    Đàm Trung Pháp

    (.0.1941 - 2.12.2021)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      22-8-2024 | THỜI LUẬN

      Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản

        NGUYỄN GIA KIỂNG
      Share File.php Share File
          

       

      Biểu tình ngày 19/8/1945 trước cửa Phủ Khâm sai, Hà Nội

      Ngày 19/8 là ngày kỷ niệm 79 năm Cách Mạng Tháng 8, mở đầu chế độ cộng sản trên đất nước ta nhưng ông Tô Lâm, người cầm đầu cả đảng lẫn nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang ở Trung Quốc. Không biết Tô Lâm có ý thức được không nhưng việc ông vội vã sang chầu Tập Cận Bình chỉ hai tuần sau khi giành được vai trò lãnh đạo cao nhất, bỏ cả dịp kỷ niệm ngày khai sinh ra chế độ đã chứng tỏ rằng trong thâm tâm ông và đảng của ông không còn tự hào về lịch sử và thành tích của đảng.


      Hầu hết mọi người Việt Nam giờ này đều đã đồng ý là nếu không có ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản thì ngày nay nước ta ít nhất cũng phát triển và giàu mạnh gần bằng Hàn Quốc và Đài Loan, nghĩa là hơn mười lần hiện nay. Tuy vậy đâu đó vẫn còn một số người, chủ yếu là các cán bộ tuyên giáo và các dư luận viên, ngoan cố ngụy biện trên hai điểm: một là ít nhất trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến 30 năm, giai đoạn 1945 – 1954, cuộc chiến đã có lý do chính đáng là chống thực dân Pháp và giải phóng đất nước, hai là Đảng Cộng Sản có thể tự hào vì đã chiến đấu can trường và chiến thắng vẻ vang trong khi phe quốc gia đã thất bại ê chề dù đã được Pháp và Mỹ hỗ trợ. Một lần cho tất cả cần thảo luận thẳng thắn và dứt khoát.


      Trước hết giai đoạn gọi là “kháng chiến chống Pháp giành độc lập” có cần thiết không?


      Người Pháp đã áp đặt chế độ bảo hộ (protectorat) trên nước ta từ năm 1884, nghĩa là 61 năm tính đến 1945. Nếu kể cả giai đoạn họ xâm chiếm miền Nam, từ năm 1962 với Hiệp Ước Nhâm Tuất, thì giai đoạn Pháp thuộc kéo dài 83 năm. Chỉ trong giai đoạn ngắn ngủi đó đã có hàng trăm, hàng ngàn người Việt đạt tới trình độ đại học theo tiêu chuẩn phương Tây, kể cả tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng nhất của Pháp, về những bộ môn mà trước đó chúng ta không hề biết đến hoặc chỉ có một sự hiểu biết không đáng kể như luật, triết, toán, lý, hóa, y dược, cơ khí, xây dựng v.v. Họ cũng đã mở mang giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và cả đường hàng không, xây dựng những thị trấn và thành phố lớn và nâng cao hẳn đời sống của dân chúng cả nước. Sài Gòn trở thành hòn ngọc của Viễn Đông, Hà Nội là thủ đô văn hóa và giáo dục của Đông Dương. Có thể nói chỉ trong một thời gian ngắn ngủi người Pháp đã giúp Việt Nam thực hiện một bước tiến dài gấp trăm lần bước tiến mà nước ta đã có được trong suốt dòng lịch sử.


      Người Pháp cũng đã giải phóng dân tộc Việt Nam một cách đáng kể về mặt luật pháp và nhân quyền. Trước đó ngay cả dưới những triều đại được coi là thịnh trị nhất như Lý và Trần, người Việt Nam không có quyền nào mà chỉ là những nô lệ sống chết tùy vua, vua có thể tùy tiện giết bất cứ ai, thậm chí giết cả ba họ mà không cần một biện minh nào.


      Quan trọng hơn nữa họ cũng đã giải phóng đất nước Việt Nam khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc. Trước khi người Pháp đến chúng ta trên thực tế chỉ là một thuộc quốc trong đế quốc Trung Hoa ngay cả khi có quyền tự trị, hàng năm phải triều cống, các vua chúa khi lên ngôi đều phải cầu phong. Về mặt văn hóa chúng ta hoàn toàn lệ thuộc. Thử xem hai tác phẩm nổi tiếng nhất của nước ta vào thế kỷ 19. Nguyễn Du mở đầu truyện Kiều bằng câu “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh” y hệt như thể triều Minh là một triều đại của nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cũng mở đầu truyện Lục Vân Tiên rằng “có người ở huyện Đông Thành” mà không cần nói huyện Đông Thành thuộc nước nào, như thể Đông Thành là một huyện trong nước ta. Trước đó Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm mô tả chí khí anh hùng của người trai bằng câu: “săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử, tới Man Khê bàn sự Phục Ba”. Lâu Lan và Giới Tử đều là những sự tích của Trung Quốc, còn Phục Ba là Mã Viện, tướng nhà Hán đã dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và áp đặt ách đô hộ lên nước ta trong hơn một ngàn năm. Đó chỉ là một vài thí dụ. Rõ ràng các sĩ phu Việt Nam coi Trung Quốc là tổ quốc của họ. Người Pháp đã tháo gỡ cho chúng ta ách nô lệ này. Cũng chính người Pháp đã bắt Trung Quốc phải ký hiệp định chính thức nhìn nhận Việt Nam là một nước riêng biệt không thuộc Trung Quốc. Họ cũng đã buộc Trung Quốc phải nhìn nhận một đường biên giới thuận lợi cho Việt Nam trên đất liền cũng như trên Biển Đông và chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà sau này chính quyền cộng sản Việt Nam không giữ được.


      Dĩ nhiên chúng ta không cần phải biết ơn người Pháp. Họ đến nước ta không phải vì lòng tốt mà vì quyền lợi nhưng chúng ta cũng không có lý do để căm thù họ. Tiếp xúc với kẻ hơn mình quá nhiều bao giờ cũng tủi nhục nhưng là một sự tủi nhục cần thiết để tiến lên. Đòi độc lập và tự chủ là đương nhiên vì danh dự của dân tộc nhưng duy trì một sự hợp tác có lợi cũng cần thiết không kém. Giai đoạn Pháp thuộc không phải là một thảm kịch cho đất nước và dân tộc ta, trái lại nó đã rất có lợi cho nước ta về mọi mặt, ngay cả về nhân quyền và chủ quyền. Nó là sản phẩm của một giai đoạn của nền văn minh trên cả thế giới trong đó mọi nước đều coi mở mang lãnh thổ và ảnh hưởng là một lẽ tự nhiên. Văn hóa bành trướng này đã bị lên án mạnh mẽ ngay tại Âu Châu từ đầu thế kỷ 20, nhất là sau Thế Chiến I (1914 – 1918) và đã lung lay. Đấu tranh giành độc lập bằng vũ lực trong nhiều trường hợp không còn cần thiết. Phan Châu Trinh, nhà tư tưởng chính trị lớn nhất, có lẽ duy nhất, của chúng ta đầu thế kỷ 20 chủ trương đấu tranh bất bạo động, trước hết là bằng cách nâng cao kiến thức, tinh thần dân tộc và mức sống của nhân dân (dân trí, dân khí, dân sinh) và đòi những quyền căn bản nhất. Tại Ấn Độ Mahatma Gandhi cũng không khác.

       

      Chủ trương bỏ chính sách thực dân cũng đã mạnh lên ngay trong chính giới Pháp. Toàn quyền Alexandre Varenne, cai trị Đông Dương từ 1925 đến 1928, đã tích cực giúp đỡ và khuyến khích người Việt tiến lên để tự chủ, Mặt Trận Bình Dân (cầm quyền tại Pháp từ 1935 đến 1938 với Léon Blum làm thủ tướng) cũng không khác. Ngay trước Thế Chiến II khuynh hướng từ bỏ chế độ thực dân tại Pháp đã rõ rệt. Nó trở thành dứt khoát sau Thế Chiến II với sự vận động thành lập Liên Hiệp Quốc mà nền tảng là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập khai tử vĩnh viễn chủ nghĩa thực dân. Như vậy vào thời điểm Cách Mạng Tháng 8-1945 độc lập của Việt Nam đã là điều chắc chắn sẽ đến, vấn đề chỉ còn là làm thế nào để thực hiện trong thời gian ngắn nhất và trong những điều kiện tốt đẹp nhất. Vả lại Pháp cũng đã chính thức nhìn nhận độc lập của Việt Nam vào năm 1948. Dứt khoát chúng ta không cần một cuộc chiến tranh.


      Chiến tranh đã xảy ra vì một lý do hoàn toàn khác. Đó là vì mục tiêu của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng mạnh nhất lúc đó nhờ đã được Liên Xô huấn luyện và tài trợ từ lâu, không phải là giành độc lập mà là thiết lập chế độ cộng sản tại Việt Nam. Nội chiến là bản chất của chủ nghĩa cộng sản như chính Lenin đã nhiều lần tuyên bố, tiếng gọi đấu tranh giai cấp là tiếng gọi nội chiến. Giành độc lập chỉ là chiêu bài. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu ám sát, thủ tiêu rồi công khai tàn sát các đảng phái quốc gia ngay sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 dù họ chỉ thực sự lâm chiến với quân đội Pháp vào cuối năm 1946. Sau đó quân Pháp chủ yếu giúp đỡ Quốc Gia Việt Nam vừa thành lập, cũng như Trung Quốc và Liên Xô tận tình giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của phe cộng sản. Thế là Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc Chiến Tranh Lạnh sau Thế Chiến II. Cuộc chiến gọi là “kháng chiến chống Pháp giành độc lập” hoàn toàn là một cuôc nội chiến do Đảng Cộng Sản chủ mưu.


      Về giai đoạn mà Đảng Cộng Sản gọi là “chống Mỹ cứu nước 1955 – 1975” có thể nói một cách giản dị rằng Mỹ không phải là một nước thực dân. Ngay khi giành được Philippines từ Tây Ban Nha họ đã trả độc lập cho nước này. Porto Rico ở ngay gần Mỹ từ cả thế kỷ nay đòi được sáp nhập làm một tiểu bang của Mỹ nhưng vẫn liên tục bị từ chối. Chiếm đóng và bành trướng không có trong văn hóa Mỹ. Họ là một nước thương mại tìm thị trường chứ không tìm thuộc địa. Họ đã chỉ can thiệp vào Việt Nam, cũng như Cao Ly, trong khuôn khổ của cuộc Chiến Tranh Lạnh với mục đích ngăn chặn cộng sản.


      Tóm lại cuộc Việt Nam trong cả hai giai đoạn cuộc chiến tranh 1945 – 1975 đều chỉ là một cuộc nội chiến do Đảng Cộng Sản chủ mưu. Thực ra nó cũng không chấm dứt sau ngày 30-04-1975. Nó vẫn còn tiếp tục với những chính sách tập trung cải tạo, đánh tư sản, đàn áp dã man những nguyện vọng dân chủ. Chỉ khác ở chỗ lần này là một cuộc nội chiến một chiều.


      Chiến thắng của cộng sản có vinh quang không?


      Phải trả lời dứt khoát là không. Cuộc nội chiến này là một cuộc chiến ủy nhiệm trong khuôn khổ Chiến Tranh Lạnh như Lê Duẩn đã từng nhìn nhận khi nói “ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô”. Thắng hay bại tùy thuộc ở những tính toán chiến lược của các siêu cường. Miền Nam đã thua vì bị Mỹ bỏ rơi, Miền Bắc đã thắng vì được Liên Xô tận tình hỗ trợ tới cùng. Nếu ngược lại Liên Xô bỏ rơi Miền Bắc trong khi Mỹ tiếp tục tận tình ủng hộ Miền Nam thì kết cục đã khác hẳn.


      Phải nhắc lại là không có cuộc nội chiến nào vinh quang cả bởi vì không có gì tàn phá một quốc gia bằng nội chiến. Ngoài những thiệt hại nhân mạng và vật chất nó còn tàn phá tinh thần dân tộc. Nhất là khi nó lại là một cuộc chiến ủy nhiệm, tay sai.


      Huênh hoang khoe chiến thắng trong cuộc nội chiến ô nhục này chỉ phơi bày sự thấp bé của trí tuệ và tâm hồn.


      Nguyễn Gia Kiểng

      (19/08/2024)

      Nguyễn Gia Kiểng

      Nguồn: diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản Nguyễn Gia Kiểng Nhận định

    3. Thòi Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Thời Luận

        Cùng Mục (Link)

      Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)

      Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)

      Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)

      Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)

      Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)

      Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)

      Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)

      Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)

      Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)

      Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)

       
      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)