1. Head_

    Bùi Kỷ

    (5.1.1888 - 19.5.1960)

    Thu Hồ

    (14.10.1919 - 19.5.2000)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Xét Qua Nguyên Lý Âm Nhạc Trong Căn Bản Ngôn Ngữ (Lê Thương) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      25-1-2022 | ÂM NHẠC

      Xét Qua Nguyên Lý Âm Nhạc Trong Căn Bản Ngôn Ngữ

        LÊ THƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       

      Thời Khởi Thủy



            Nhạc sĩ Lê Thương

      Trong mọi dân tộc, âm nhạc đã cũng phát khởi với quan niệm tôn giáo sơ-aải là tin chuyệ quỉ-thần, do sự khiếp đảm của con người trước những hiện-tượng của vũ-trụ, và của ngũ hành linh động theo một nhịp-tiết không cùng.


      Dần dần những, người tri-thức, nghĩ ngợi sâu xa tới cho âm nhạc là do một lý chí-linh, chí diệu chủ tế mà sinh ra.


      Người Trung-quốc cho âm-nhạc lấy nguyen-lý ở luật Âm Dương, cũng như muôn vật đã lấy nguyên nhân trong sự sinh hóa trong vũ trụ.


      Nhất là Khổng-Tử, một bậc thượng-trí đã có công định chế âm-nhạc thành một hình thức lễ giáo và một phương châm chính trị. Ông đã phát  minh ra một học thuyết cao siêu chủ lấy thiên lý làm căn-bản. Theo chủ nghĩa "Thiên địa vạn-vật nhất thể" của ông thi âm-nhạc cũng theo thống hệ của vũ trụ, nghĩa là lý nhất-thể vẫn lưu hành mãi mãi, lẽ tương đối, tương điều-hồa mà sinh-sinh hóa-hóa.


      Theo ý tưởng người xưa thì lúc đầu vũ-trụ chỉ là Hổn-mang, nghĩa là một khối mờ mịt hỗn độn.


      Trong hỗn-mang ấy có sẵn cải lý vô hình, mà linh-điệu cường-kiên là Thái cực.

       

      Song đối với Thái-cực huyền-bí đơn nhất, tuyệt-đối không sinh-hóa được, mà ta cũng không thể xét sự biến-hóa của vạn-vật, mà biết được cái động thể của lý ấy.

      Mà động-thề chính của nó là Sinh-hóa do sự phối-hợp. Muốn sinh hóa phải có Đối, có tương-đối có điều-hòa. Vậy động-thể của Thái cực phải phát hiện ra bởi hai cái thề khác nhau là ĐộngTỉnh.


      Động là Dương, Tĩnh là Âm (Vậy thái-cực biến- hóa thành ra Âm và Dương)


      Dương lên đến cực-độ lại biến ra Âm, và Âm lên đến cực-độ lại biển ra Drơng; Hai thể ấy cứ theo lẫn nhau, rồi tương-đối tương-hòa, biến hóa mà sinh ra trời đất, van-vật và âm-nhạc qua các khí chất, đã thành hình là Ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là những biểu thị của sự sinh-hóa Âm-Dương,


      Ngũ hành tương  sinh, tương-khắc chuyền-động mãi mãi không cùng theo một nhịp-tiết (Rythme) nhất định riêng.


      Nhip-tiết nhất định ấy chằng qua là một yếu-tố của âm-nhạc. - Vi bản chất của âm nhạc là nhịp tiếtâm-thanh hòa hợp nhu theo một luật-định thiên nhiên của vũ-trụ.


      ÂM - NHẠC SƠ - KHỞI


      Vào thời sợ khởi, âm-nhạc chỉ là một biểu-thị thô sơ của tình cảm còn thô-sơ. Con người thời Thái-cổ nhin vũ-trụ bao la bí-hiểm, nhìn ngủ hành chuyển động mà lo sợ. Bị đè ép dưới su kinh-khủng trước những hiện trượng đó, con người Thái-Cổ chỉ mong tránh cho mình những tai-nạn mà sinh ra ý thức mong muốn các mãnh-lực ấy điều-hỏa với cảnh yếu ớt đơn lẻ của mình.


      Do tỉnh-thần muốn điều-hòa, muốn dung hợp mà sinh ra những cử chỉ khẩn-cầu và nguyện-tụng. Đó là tín ngưỡng phát khởi.


      Từ tín ngưỡng đến sự phát-biểu tính-tình, con người lại có ngũ quan nhất là thị-giác (Mắt) và thính-giác (Tai) để tiếp xúc với tạo-vật mà có sự chắt lọc các tìỉnh cảm minh, đề tìm một hình thức khả ái xứng đáng với hiện-tượng oai-linh mình sợ mà nguyện-tụng.


      Những hình-thức được nhận thấy ở tạo vật là tiếng chim hót, tiếng sấm động, tiếng lá reo, tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy v.v... (Riêng Đông-Á, xứử gió Nồm lại giàu về hình-thức ấy hơn đâu hết nên có nhạc trước người ta là phải).


      Rạo rực trước những cảnh-trạng của ngoại vật, lòng người vừa sẵản có một cuốn u-linh rất biến-hóa là tâm hồn, vừa nhận những ảnh hưởng thanh-sắc bên ngoài mà sinh ra nhạc cảm.


      ĐẾN ĐÂY MỚI THÊM SỰ CAN THIỆP CỦA NGÔN-NGỮ.


      Ngôn ngữ là âm-thanh do miệng lưỡi phát ra để biểu lộ tư-tưởng.


      Mà đã là âm thanh, thi ngôn-ngữ đã có một nhạc điệu riêng (riêng về ngôn ngữ Á Đông thì tiếng ta lại được kêu là một ngôn ngữ âm - nhạc từ lâu).


      Ta rất có thể căn-cử vào Âm-giai gốc của Đông-nhạc là Ngũ-Âm (Cung, thương, giốc, trủy, vũ) mà luận rằng các thanh âm của tiếng Việt Nam và Trung-Quốc là những chữ không dấu hay có 5 đấu: Nặng, Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã chẳng qua là ngũ âm mà người xưa đã tìm ra trong vũ-trụ là đã chế-định vào ngôn ngữ, nên nó mới có nhạc-điệu như ta thường nói.


      Xếp đặt lại ngũ-âm, đối với 5 dấu của ngôn-ngữ ta có thể thấy một hệ-thống âm-thề (Tonalité) như sau:




      Căn cứ vào ngũ âm nguyên-thủy này do Linh-Luân tìm ra vào thế kỷ thứ 27 trước Tây-lịch kỷ nguyên, từ trước đời Nghiêu-Thuấn, thì Đông-Nhạc đã có một âm giai (Gamme) đặt theo thứ-tự thượng-hành như sau:

                           

      Đó là những phần tử sơ-yếu lập ra âm nhạc như chữ A, B, C, ghép lại thành tiếng trong câu văn vậy.


      Từ đó về sau đồng-thời với ngôn-ngữ, âm-nhạc cứ theo lịch trình tiến-triển của xã hội và văn-minh mà đi đến sự toàn thiện của ngày nay.


      Ngôn ngữ thiên về rõ rệt và như có vẻ thô-thiển đối với âm-nhạc chỉ có một giá trị ước hiệu (Valeur de Convention). Nó không thể biểu thị những cảm-động tế-nhị, tinh-xảo và bay biến của tâm-hồn bằng âm nhạc,


      Vì lẽ này mà ngôn-ngữ vẫn chịu thua âm nhạc về việc giao-cảm nhanh chóng giữa các dân tộc khác giống khác nòi khác ngôn-ngữ,


      Vi đó mà người ta thường nói: Âm nhạc là một ngôn-ngữ quốc-tế.


      *


      Đặt xây một căn-bản âm điệu chung cho âm-nhạc và ngôn ngữ ta lại thấy suốt bao nghìn năm lịch sử của nhân-loại, nhất là của Á Đông, âm-nhạc đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ và đã gây cả một nền lễ giáo trân trọng.


      Và ngược lại ngôn-ngữ đã ảnh-hưởng âm-nhạc bằng cách chế định cung điệu bằng ngữ tự đi từ Tiết gồm 4 chữ "Ca dao, phong dao, thành ngữ v.v... câu 6 chữ trong thể lục-bát" đến nhịp gồm 2 tiết theo nhau (8 chữ trong ca dao, hoặc câu 8 trong lục-bát hoặc nhiều hơn trong các biến-thể khác).


      a)- Phần âm-nhạc ảnh hưởng đến ngôn ngữ: Ta thấy mạnh nhất trong định luật về thể thơ (văn vần) vì nó phải theo âm luật bằng trắc và phải có nhịp tiết là số chữ số câu và có vần, nghĩa là nó dựng toàn vẹn 2 yếu tố của âm-nhạc, Âm-Thanh, Nhịp-Tiết.


      b)- Phần ngôn ngữ ảnh hưởng lại âm nhạc: Ta thấy mạnh nhất trong sự tiến triển các cung điệu do thơ cổ tử Nhạc-Phủ, Từ khúc của Trung-Quốc đến các loại hát xướng của Việt-Nam thường căn cứ vào ca dao, phong-dao v. v... đến thơ lục bát mà thêm những Tản-thanh, Hiệp-âm, những tiếng ngâm nga trầm bổng, những thể cách lắp đi lắp lại mà kết thành cung hát khác.


      Đến những thời văn minh đã khá giả, sự sáng chế và cải hóa nhạc cụ lại gợi thêm những sáng kiến cho người có nhạc tưởng,


      Rồi ta mới lại thấy âm-nhạc lập được một căn bản riêng là Nhạc tấu do nhạc cụ diễn tả không còn cần đến ngôn ngữ.


      Tinh xảo hơn ca xướng, nhạc tấu lần lần vạch lên cho mình một luật-lệ thuần chất âm-thanh mà cứ triển-triển về một giới trừu-tượng mà vẫn hiện hình là âm-sắc hòa-hiệp là đối vị điểm (Contrepoint). Hòa âm học (Harmonie) trong đó Hòa ca (Chant cloral) đã khởi cuộc và sự năng-tiện của nhạc cụ mỗi ngày một cải thiện bù đắp thêm.


      *


      THOÁNG NHÌN CẢNH SÔI NỔI TUYỆT VỜI CỦA NHẠC-CẢM ÂU-MỸ, MỘT THẾ-GIỚI SIÊU-HÌNH ĐANG MUỐN QUAY VỀ ĐƠN CHUYÊN CỦA LÒNG DẠ



        Sáng Tạo số 1
         (Tháng 10 - 1956)

      Phải chăng cái lý nhất thể đó của Á đông vẫn lưu hành từ thượng cổ trong nhạc-sử Đông Tây làm cho lẽ tương đối tương điều-hòa vẫn ngự chế nhạc nghệ trong việc sinh sinh hóa hóa.

       

      Nhạc Phương Tây từ gốc Hi-Lạp, La-Mã sang Tây Âu đã sống hơn ba nghìn năm trong đơn-âm-thể (Genre monodique). Đó là đời sống nông tang trong xã-hội phong-kiến làm cho lòng người đơn lẻ càng thấy mình cô đơn yếu ớt.


      Ca dao nước ta phát huy trong đời sống nông tang lập trên khoảng đất hẹp hòi và bùn bụi cũng là đơn lẻ tuy có dồi dào về từ ngữ và ý tưởng nhưng khá nghèo về cung điệu (Airs, Melodies).


      Khoảng từ thế kỷ 12 bên trời Âu, khi kinh-tế các nước bên đó phát triển, đời sống xã hội có thể đến lúc xa hoa, biên thùy đã đến giờ chật hẹp mà cách phát minh như súng ống, nghề in, địa bàn, tờ giấy đã gây một thời phục-hưng cho văn chương, các đế đô đã nuôi nổi nghệ-sĩ thì lắm nhà nông chán cảnh bất an ở thôn dã cũng trở thành thị-dân ham học hỏi mà sáng tác, mà biên chế, đem âm nhac lần ần vào đa âm thể (Genre Polyphonique) rồi vài thế-kỷỹ sau mới phát triển và định-luật lại cho thành hòa-âm-pháp (Harmonie).


      Đó là đời sống mỗi quốc-gia hết cô-lập như đời sống mỗi cá nhân đã cần phải đoàn-kết để chống trả đoàn thể khác, quốc gia khác do những tay lãnh đạo là vương chế muốn thống nhất các sơn-hà để lập những cơ-đồ trang-trọng.


      Nhưng qua một thời Tĩnh để chuyển sang Động, nhạc Âu đã biến từ Âm sang Dương sinh sinh hóa hóa theo lẽ tương-quan, tương-đối cứ luu-hành trong nhạc-nghệ như trong lịch-sử,


      Ngay sau các thời biến chuyện này, âm nhạc đã đồng ý với văn chương mà muốn thoát ly ảnh hưởng của tỏn-giáo đề xông vào cảnh trời rộng là thế-tục để tới một huy hoàng sau chót vào thế kỷ 18. Thời đai thịnh của nhạc-hợp tấu (Musique polychonique) trong đó vang động các danh-thơm nhạc-nghệ hoàn cầu Haendel, J. S. Bach, Haydn, Mozart và Beethoven - các vương-tôn của nhạc giới cổ kim.


      Cái lẽ tương-đối và điều-hòa như chế-ngự cuộc tiến triển vĩ đại ấy. Sự phồn thịnh của nhạc-nghệ Âu-châu đi đôi với cảnh kiêu kỳ trong xã hội đã lên đến cực độ nên nó như thế Dương đến cực độ liền biến ra Âm mà mòn mỏi lần ngay sau Beethoven cho đến chỗ phức tạp và bế tắc của hiện thời (1945-56) đang băn khoăn trong Vô-âm-thể (Atonalité) hay Đa nguyên-thể (Polytonalité) rồi Chuyển-âm-thể (Transtonalité) đề không chừng quay về cội rễ muôn đời của âmh-nhạc là Giai điệu (Melodie) nghĩa là tiếng lòng muôn thuở có âm dương hòa hợp mà sinh hóa không ngừng trong một vũ-trụ cỏn con (Microcosme) nhà vĩ đại là nhân-tâm, nhân quần, nhân vị.


      Phải chăng nền nhạc hoàn-cầu khám phá cảnh mênh mông của thanh âm, khai thác xong các biến chế muôn vàn về âm thể âm sắc lại bắt đầu lo sợ mình rớt vào cái nhịp-tiết hao mòn của thể Động mà muốn quay về phút nghỉ ngơi trong thể Tĩnh để được hồi tưởng, được nhớ nhung, được làm con người sống xa máy móc, được làm bạn bè thông qua tình thân thiện.


      Đó là lối đường về dân ca, một nguồn sinh-lực dồi dào mà biến chuyển đã bắt đầu bên Âu từ hơn trăm năm nay và tiệm tiến trong nhạc cảm Việt-Nam từ 10 năm vừa qua.


      *


      THOÁNG NHÌN CẢNH TĨNH-MỊCH CỦA NHẠC-SỬ VIỆT-NAM MỘT CÕI LÒNG CHƯA TỪNG MÃN NGUYỆN.


      Nước Việt từ thế kỷ 11, chưa phong phú chi nhiều về cung điệu (Tôi muốn nói phần âm-thanh trong ca khúc) mới tim đường sống về phía Nam (Cuộc Nam-tiến bắt đầu với Lý-thái-Tôn đánh Chêm Thành năm 1044) đã thấy cần phải hấp thụ luồng nhạc Chàm để nuôi tâm hồn khi thiếu thốn. Soạn được Chiêm Thành điệu, không biết Lý-cao-Tôn (1202) có biết việc Việt-Nam hóa ấy là một miễn cưỡng không? Cả đến số phận một chàng Lý-nguyên-Cát (1285) bị quân ta bắt được đã trở thành thầy dậy ta nghề Hát Bộ thi cũng là một mỉa mai cho lịch-sử một dân tộc ham sống mà chưa từng được thỏa mãn về tàm hồn và thể xác.


      Nghĩ lại mà lắm lúc đâm ra tủi phận con Rồng cháu Tiên trong nhạc ngliệ. Lịch sử nín thỉnh như hũ nút về âm nhạc, đến đời Đường (618-907) mới nghe nói truyền sang nước ta hai điệu hát đưa ma, và hát tuồng. Nhà Tống gởi một đao-sĩ dậy ta trò Phấn hỉ (968–980).


      Dưới Lê-đại-Hành thế kỷ 10 có hát mời rượu rồi ta Việt-Nam-hóa ngay cung điệu xứ Hời. Phải đợi đến nhà Trần, với thời văn chương phồn thịnh ta mới có chèo, vẫn ca song ngâm và hát ả-đảo (Đào thị dưới Trần-thái-Tôn, sau khi biết hát bộ (XIII) ta thấy biết hát vãn tự, hát dậm, (XIV) thì dân tộc mới tiến đến Thừa Thiên (bên này Bến Hải hiện giờ)- Sau cuộc giải-phóng cuối cùng của Lê Lợi ta mới được mở mày mở mặt ít nhiều trong đời Hồng-Đức (1470) với cuộc tổ chức nhạc nghệ hẳn hòi (Hai bộ đồng-vănnhã nhạc) và đời Quảng-Hưng (1578) rồi ta lại bận việc Nam-Bắc phân-tranh nhấn chìm các hảo-ỷ.


      Nếu nhà Nguyễn có trau đổi nghề hát bộ tại Bình Định hay nhà Tây Sơn thích khao bình trong tiếng trống quân thì phần văn-chương có mạnh tiến nhưng phần cung điệu vẫn chưa giàu cho hậu sinh chúng ta cứu xét,


      Chậm trễ đến năm nay 1956 mà con nhà nhạc Việt-Nam muốn quay đầu về nguyên bản và muốn hiểu thấu cõi trời âm thanh của tổ tiên cũng chưa có phần nhạc-điệu xứng đáng với chí tìm hiều ngoài một số cung Bắc, cung Nam, cung hát nồi niêu lối 36 giọng, hay vài thứ , thứ giao duyên hoặc các điệu hát cải lương nghe lắm cũng phải chán.


      Tinh thần quốc gia trong ta vẫn dậy ta tin ở cỗi nguồn, và ca tụng cỗi nguồn ấy nhưng xác nhận âm nhạc bằng mớ âm thanh đích đáng để mà học thì quả thật ta cũng chỉ thấy ta, còn người thế kỷ thứ 20, sửng sốt trước khoa-học tuyệt vời của xứ người, tự kỷ ám thị khá nhiều về giá trị nhac-nghệ cổ-truyền nhà cho nó là thần tiên, là tuyệt tác nhưng vẫn âm thầm từ bỏ nó như mụ vợ già đang kém sắc.


      Phải chăng nền nhạc Việt không còn lưu luyến thể Tĩnh của ngàn năm mà chuyển sang Động trong nền Tân-nhạc để bước tới một độ đường xa, một chân trời khoáng rộng?


      Tủ 20 năm nay tình trạng xã hội và chính-trị đã nêu vài cái "mấu" biến chuyển của nhạc cảm; thời mơ mộng (36-40) thời thanh-niên lịch sử (1940-45) thời cách-mạng (1945-1930) thời ổn-định (1950-1956) v... v,.. là những danh hiệu “miễn cưỡng để dễ dàng phân loại hoặc phân tách xu-hướng.


      Kỷ thực nhạc cảm không lúc nào hết được mơ mộng, mà lòng nguời nói gì bằng âm thanh cũng không thể nào gọi thẳng được là cách mạng. Vì chung quy chỉ là những tình cảm hỉ, nộ, ái, ố, ... của thế gian từ muôn thuở phát huy bằng thanh âm kiểu này kiều nọ. mạnh hơn yếu hơn, nhiều hơn it hơn chứ làm gì có việc lật đổ dễ dàng một hệ thống âm thanh tế-nhị như lật đổ một chế độ chảnh-trị.


      Nhạc cảm Việt Nam đang phải chịu cảnh phân tán của sơn hà mà chia ra Bắc Nam đôi ngả. Nó đang bị cuộc khủng hoảng tỉnh-thần lớn lao trong hai ngả; đó là thể Tĩnh đang chuyển mạnh sang thể Động để mong sinh hóa lẫn nhau, nuốt sống lẫn nhau. Đó là mưu mô của trí não còn lụy máy móc của chủ-nghĩa.


      Nhạc cảm nào sẽ sống mãi trên sự hao mòn khô héo của phía khác? Lịch sử vẫn chửng mỉnh là: Sự căm hờn, ganh ghét là những tình cảm tiêu cực (Negatifs) chỉ giá-trị nhất thời và không xây dựng lâu đời.


      Chỉ có những tình cảm tích-cực như thương mến, tin-tưởng, hy vọng, mới đáng gọi là lành mạnh xây dựng, vì nó là nguồn hứng sống cho toàn nhân loại từ thời khởi thủy cho đến ngày nay.


      Lòng người vẫn là kho tàng phong-phủ của nhân loại vẫn phát biểu trong nền dân ca các nước.


      Sự tiêu diệt lòng người không bao giờ có được, vì như thế trần gian sẽ không còn đáng sống, thi-văn không còn lý lẽ biến hóa muôn màu, vì thiếu những phần cá tính sinh ra nó và người Việt Nam từ nông-. dân đang học lái chiếc cầy mảy để sản xuất kịp mùa, đến đám thị dân đang hướng về quốc sự, chúng ta đều có bổn phận chuyển hướng âm nhạc về lối đường mới mẻ và sâu rộng nhất là đem Nhạc-Việt lên thành tiếng nói đề thông cảm với hợp quần Quốc-Tế trong đó đặc tính Việt-Nam giữ được vẻ độc sáng riêng tư của dân-tộc.


      Tôi nghĩ đó là cách cởi mở cho nhạc được chút nào thỏa mãn cái khát vọng theo thời từ trong thể thức (Forme) đến nội dung (Fond) mà thành một ngôn-ngữ quốc-tế trong cách giữ được màu sắc quốc gia.


      Lê Thương

      (Nguồn: Tạp chí Sáng Tạo số 1, Tháng 10.1956

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Xét Qua Nguyên Lý Âm Nhạc Trong Căn Bản Ngôn Ngữ Lê Thương Khảo luận

    3. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)