1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nghe CD "Đôi Bờ Thương Nhớ" Của Nga Mi-Trần Lãng Minh (Phạm Trần) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-6-2014 | ÂM NHẠC

      Nghe CD "Đôi Bờ Thương Nhớ" Của Nga Mi-Trần Lãng Minh

        PHẠM TRẦN
      Share File.php Share File
          

       


      Nghệ sĩ Nga Mi - Trần Lãng Minh

      Các Nhà thơ Quang Dũng, Nguyên Sa, Xuân Diệu và Vũ Hoàng Chương đã lừng lững đi vào lịch sử văn học Việt Nam bằng những tác phẩm tuyệt diệu nhưng giá trị của những tác phẩm này, theo tôi, sẽ thấm sâu hơn vào mạch máu người đọc nếu cùng lúc chúng được quyện với âm thanh của những Nhạc sỹ nhà nghề.


      Cứ xem như trường hợp của các nhà soạn nhạc Phạm Duy, Phạm đình Chương, Anh Bằng, Ngô Thụy Miên, Phạm Tuân, Trần Kính, v.v... thì đủ hiểu. Họ đã có sức sáng tạo âm thanh làm nổi bật các tác phẩm của nhiều nhà thơ chẳng hạn như Nguyễn Tất Nhiên với bài "Em buồn như Ma Soeur", Du Tử Lê với tác phẩm "Khúc Thụy Du", hay Nguyên Sa với bài thơ để đời "Áo Lụa Hà Đông" và Quang Dũng trong "Đôi Mắt Người Sơn Tây, Hà Bỉnh Trung có bài thơ "Đôi Mắt" được làm sống lại bởi dòng nhạc Phạm Tuân và "Riêng Tặng" rất thiết tha dịu ngọt với nốt nhạc và giọng hát ấm cúng của ca sỹ lão thành Trần Kính.


      Nhưng phổ nhạc được một bài thơ hay viết xong một bản nhạc chưa chắc người nhạc sỹ đã biết được số phận của đứa con tinh thần của mình. Họ phải đợi khi những tác phẩm này được ngâm hay hát lên thì người nghe và chính cả tác giả mới thấy thấm thía, mới thấy ray rứt và mới cảm nhận được giá trị của tim óc. Chẳng hạn như bài thơ "Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng" của Phạm Thiên Thư do Phạm Duy phổ nhạc, "Paris Có Gì Lạ Không Em" của Nguyên Sa qua nốt nhạc của Ngô Thụy Miên hay "Yêu Trăng" của nhà thơ Hà Bỉnh Trung được Loan Phượng hát lên rờn rợn qua dòng nhạc liêu trai của Linh Phương trong CD Tình Đôi Ta Vời Vợi.


      Vì vậy nhạc Phạm Duy phải có Thái Thanh hát mới hay chứ không phải Thái Hằng, hiền nội của Phạm Duy và là chị của Thái Thanh. Các con của Nhạc sỹ như Duy Quang, Thái Hiền và Thái Thảo cũng không có khả năng bằng Thái Thanh khi hát nhạc Phạm Duy. Còn Trịnh Công Sơn thì tất nhiên phải nhờ đến cái giọng nhừa nhựa, khàn khàn và da diết của Khánh Ly mới nổi lên được. Cũng như khi nói đến bản nhạc Suối Tóc của Văn Phụng là người ta nghĩ đến ngay giọng hát miên man, tha thiết, yêu đương của Châu Hà. Hay bản "Chuyện Một đêm" của Anh Bằng mà không hát bởi Hoàng Oanh thì khó mà diễn tả hết được nỗi sầu thảm của Bà mẹ mất con trong cuộc tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân.


      Từ những góc cạnh như thế của Thi ca và Âm nhạc, tôi muốn nói đến sự hiện diện của Nga Mi và Trần Lãng Minh trong đĩa nhạc "Đôi Bờ Thương Nhớ" mà họ sắp tung ra thị trường vào cuối tháng 6 (ngày 25-6-1999) tại Emerald Bay, Santa Anh (California).


      Đĩa nhạc này có tới 15 bài gồm 5 bài thơ, 8 bài hát và 2 bài dân ca. Sự tổng hợp hài hòa này không chỉ là một sáng kiến mới về nghệ thuật mà còn là một công trình văn hóa đáng chú ý.


      Nga Mi và Trần Lãng Minh, cư ngụ ở gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn là cặp uyên ương đã đến với nhau qua tiếng hát, lời nhạc cũng tương tự như Lê Uyên và Phương trước đây ở trên miền đất lạnh Đà Lạt. Họ yêu nhau thì đã đành nhưng hát chung được với nhau, ngâm thơ với nhau và nhất là cùng nhau hát quan họ Bắc Ninh đúng điệu mới thấy lạ và thích thú.


      Cặp nghệ sỹ này hát thì đã lâu, khi còn ở trong nước, nhưng giới thưởng ngoạn âm nhạc ở hải ngoại chỉ được biết đến họ rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1994 qua CD "Hạnh Phúc Nơi Một Con Đường" do Văn Nghệ Nhà Nam sản xuất. Ngay sau đó ai cũng nghĩ hai giọng hát ngọt ngào, tha thiết và đam mê này sẽ còn tiến xa hơn nữa.


      Bỗng dưng Nga Mi và Trần Lãng Minh im lặng. Họ chỉ xuất hiện rải rác qua năm tháng trong các CD "Tình Ca Việt Nam 1" (OSA sản xuất) hay Nga Mi trong "Con Tạo Xoay Vần" cùng với các tiếng hát Thái Hiền, Mai Hương và Lê Uyên.


      Một số người theo dõi sinh hoạt của âm nhạc hải ngoại dự đoán là cặp Nga Mi-Trần Lãng Minh hãy còn trong giai đoạn dò đường để chọn cho mình một hướng vi mới có sắc thái riêng biệt.


      Sự xuất hiện bất ngờ


      Sự mong đợi của giới thưởng ngoạn đã được Nga Minh và Trần Lãng Minh đền đáp thật nồng hậu. Lần này, không những họ hát mà còn ngâm thơ và hát quan họ với những nhạc khúc, bài thơ nổi tiếng của Phạm Đình Chương, Quang Dũng, Ngô Thụy Miên, Nguyên Sa, Cung Tiến, Xuân Diệu, Từ Công Phụng, Vũ Hoàng Chương, Trần Quảng Nam, Nguyễn Thắng, Nguyễn Bá Trác và Trần Lãng Minh.


       

      Mọi chi tiết xin liên lạc: 5622 - H1 Ox Road. Fairfax Station, VA 22039

                     Email: minhngami@hotmail.com - (703) 451-0979

      Hồ Trường (Thơ Nguyễn Bá Trác)

      (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

      Tác phẩm thi-ca "Đôi Bờ Thương Nhớ" là loại thơ nhạc giao duyên được thực hiện lần đầu tiên ở hải ngoại bởi hai giọng ca-ngâm thật nồng ấm, cao vút và ngọt ngào. Cái hay và giá trị của CD này, theo tôi, là ở chỗ người nghệ sỹ biết chọn lựa các bài thơ và bản nhạc có những liên hệ tình cảm với nhau thật gần gũi. Mỗi bài thơ là tâm tư riêng của Nhà thơ và mỗi bản nhạc là nỗi niềm riêng của người Nhạc sỹ, nhưng khi chúng được Trần Lãng Minh ngâm lên cho hòa với giọng hát trong mát của Nga Mi thì hai tâm sự của hai thế hệ bỗng như chụm lại.


      Chẳng hạn như trong bài Đôi Mắt Người Sơn Tây , thơ Quang Dũng và nhạc Phạm Đình Chương thì chúng ta đã nghe nhiều lần nhưng không bao giờ biết chán vì bài hát này đã đánh thức, khơi dậy trong mỗi chúng ta một nỗi nhớ nhà, như khi Quang Dũng đi kháng chiến ở vùng trời Việt Bắc nhớ về Hà Nội.


      Ca sỹ Thái Thanh đã nhiều lần cho chúng ta nghe bản nhạc bất hủ này nhưng tôi thấy cũng vẫn còn thiếu cái gì đó. Cái vế thiếu kia, may quá, nay không những đã được đền bù mà còn làm cho hai tâm hồn nghệ sỹ Phạm Đình Chương và Quang Dũng gắn liền với nhau bằng tiếng hát trong vắt của Nga Mi và giọng ngâm thật ấm áp nhưng cũng rất ray rứt, xót xa của Trần Lãng Minh.


      Ta hãy nghe nỗi buồn của Quang Dũng trong "Đôi Bờ" qua giọng ngâm của Trần Lãng Minh:


      "Xa quá rồi Em người mỗi ngả

      Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau

      Em đi áo mỏng buông hờn tủi

      Giòng lệ thơ ngây có dạt dào?"


      Dạt dào và hờn tủi lắm chứ! Quang Dũng nhớ nhà lúc đi kháng chiến. Trần Lãng Minh và Nga Mi càng làm ta thổn thức, băn khoăn qua giọng thơ nhạc:


      "Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

      Sông xa từng lớp lớp mưa dài

      Mắt Em xưa có sầu cô quạnh

      Khi chớm Thu về một sớm mai"


      Nỗi nhớ quê của người trong nước mà đã như thế, huống chi nỗi xa quê của những người đã bị lìa khỏi quê hương? Chúng ta phải nhớ nhà hơn Quang Dũng nhiều lắm. Chúng ta nhớ quê cha, đất tổ, nhớ họ hàng thân quyến và nhớ bạn bè, cây đa, bến cũ, con đò. Có ai nhắc đến miền Nam là chúng ta nhớ lại Sài Gòn. Mỗi con đường, mỗi góc phố là đầy ắp những kỷ niệm. Nhưng khi nhớ về Sài Gòn, là ta nhớ tới cố Thi sỹ Nguyên Sa của "Áo Lụa Hà Đông". Bài thơ tình này càng lãng mạn và nổi bật bên cạnh nhạc phẩm "Nắng Sài Gòn, Nắng Paris" của Ngô Thụy Miên.


      Nga Mi hát Ngô Thụy Miên rất chứa chan: "Tôi đi giữa trời Paris mà nhớ thương Sài Gòn", hay "Nắng Sài Gòn xin Em còn giữ trong tim. Xin vẫn còn màu áo lụa Hà Đông".


      Rồi Trần Lãng Minh ngâm thơ Nguyên Sa:


      "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

      Bởi vì Em mặc áo lụa Hà Đông

      Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng

      Thư của anh vẫn còn nguyên lụa trắng"


      Hay:


      "Em ở đâu hỡi mùa Thu tóc ngắn

      Giữ hộ Anh mầu áo lụa Hà Đông

      Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng

      Giữ hộ Anh bài thơ tình lụa trắng."


      Nắng Sài Gòn gay gắt nhưng Sài Gòn cũng thật đa tình, thật diễm lệ. Sài Gòn càng dạt dào, càng nhung nhớ bao nhiêu thì chúng ta lại càng nao nức, vội vã bấy nhiêu. Chúng ta đã hành động như cặp tình nhân vừa chớm yêu mà chỉ sợ mất yêu như Xuân Diệu đã "Giục Giã" hối hả.


      Trong "Giục Giã" Xuân Diệu đã dồn dập như trống đánh liên hồi của nhịp tim đôi lứa mới chớm yêu mà đã yêu thật rồi như khi chúng ta lắng nghe Nga Mi-Trần Lãng Minh thôi thúc:


      "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

      Em, Em ơi! Tình non đã già rồi

      Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi ơi

      Mau với chứ thời gian không đứng đợi.

      Thà một chút huy hoàng, rồi chợt tối

      Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"


       

                     Bài Ca Bình Bắc (Thơ Vũ Hoàng Chương)

      (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

      Một cách riêng tư


      Như tôi đã trình bầy trong lĩnh cực ca nhạc, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn là hai trường hợp điển hình nổi tiếng nhờ có hai tiếng hát Thái Thanh và Khánh Ly. Nga Mi và Trần Lãng Minh không thuộc trường hợp này. Họ hát những bài ta đã nghe nhiều lần và bởi những người đi trước họ cả vài thế hệ. Nhưng Nga Mi có nhiều năng khiếu hơn nhiều ca sỹ. Ngoài hát hay, cô còn ngâm thơ giỏi và nhất là biết hát cả quan họ Bắc Ninh hay chèo cổ Bắc Việt là một nghệ thuật rất khó luyện và hiếm hoi, ngay cả bây giờ ở trong nước.


      Ta hãy nghe Nga Mi láy đi láy lại mấy giống sau đây để thấy cái khó, cái lả lơi và cái tài của người đặt câu:


      "Còn duyên kẻ đón người đưa

      Hết duyên đi sớm về khuya mặc lòng

      Người còn không, tôi vẫn ở không,

      Đây tôi chửa có chồng

      Đây tôi chửa có ai."


      Hay:


      "Còn duyên ngồi gốc cây thông

      Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa

      Có yêu tôi, sang chơi cửa chơi nhà

      Cho Thầy, Mẹ biết để đuốc hoa định ngày..."


      Thật vậy, qua CD "Đôi Bờ Thương Nhớ", tôi mới nhận ra cặp Nga Mi-Trần Lãng Minh có nhiều tài trong âm nhạc và thi ca. Họ đã hiểu được ý nghĩa của mỗi câu thơ, từng lời nhạc để diễn ca bằng tất cả tâm tư, cảm xúc. Nếu Nga Mi biết rút ra tâm sự của người viết nhạc qua từng câu hát thì Trấn Lãng Minh cũng đã biết vuốt ve trau chuốt cho những áng thơ tuyệt diệu của Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa, Xuân Diệu và Quang Dũng.


      Phạm Trần

      Ngày Nay Minnesota số 241, 15.6.1999

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022