|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Quanh đường vượt biển ra khơi
Ðại trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường,
Hà tất tiêu dao.
Công chưa thành danh chẳng đạt, tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc,
trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hét, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang ai người tri kỷ,
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu?
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá tuông.
Rót về Nam phương, miền Nam nghìn dặm thẳm, non nước mờ sương.
Rót về Ðông phương, nước biển Ðông chảy xiết sinh cuồng lạn.
Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan.
Có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh nào ai say?
Chí ta ta biết lòng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, hà tất thành sầu đối cỏ cây! (*) Bài trên trích từ CD "Đôi Bờ Thương Nhớ" thu giọng ngâm của Trần Lãng Minh. Bài HỒ TRƯỜNG trong Hạn Mạn Du Ký của Nguyễn Bá Trác đăng ở phần Việt văn của NAM PHONG TẠP CHÍ bắt đầu từ số 38 (tháng 8, 1920), đến nay đã có nhiều bản khác nhau. Dưới đây là ba bản sắp xếp song hành nhau để dễ thấy sự sai biệt:
1. bản trong VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ GIẢN ƯỚC TÂN BIÊN, Phạm Thế Ngũ, Sài Gòn, 1965 (Dainam Co, CA in lại, trang 327)
2. bản trong CHƠI CHỮ, Lãng Nhân, Sài Gòn, 1970 (Zieleks Co, TX in lại, trang 75)
3. bản trong tạp chí THẾ KỶ 21, CA, số 115, Nov 1998, trang 8 (trích từ băng do ái nữ của tiên sinh Nguyễn Bá Trác thâu giọng ngâm cô Lệ Ba): 1. Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường,
2. Trượng phu đã không hay xé gan bẻ cột (1) phù cương thường,
3. Ðại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường 1. Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha phương.
2. Sao lại tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương? (2)
3. Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương 1. Trời Nam ngàn dặm thẳm, mây nước một mầu sương.
2. Trời Nam nghìn dặm thẳm; Mây nước một mầu sương.
3. Trời nam nghìn dặm thẳm Non nước một màu sương 1. Học chẳng thành công chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc,
trăm năm thân thế bóng tà dương.
2. Học không thành, công chẳng lập, Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc;
trăm năm thân thế bóng tà dương.
3. Chí chưa thành, danh chưa đạt Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương. 1. Vỗ tay mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ,
lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
2. Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi: Trời đất mang mang, ai là tri kỷ?
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
3. Vỗ gươm mà hát Nghiêng bầu mà hỏi Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường. 1. Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?
2. Hồ trường! hồ trường! ta biết rót về đâu?
3. Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu 1. Rót về Ðông phương, nước bể Ðông chảy xiết sinh cuồng lạn.
2. Rót về Ðông phương, nước bể Ðông chẩy xiết, sinh cuồng lạn.
3. Rót về Ðông phương, nước biển Ðông chảy xiết sinh cuồng loạn 1. Rót về Tây phương, mưa Tây rơi từng trận chứa chan.
2. Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan;
3. Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan 1. Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương.
2. Rót về Bắc phương, ngọn bắc phong vi vút, đá chạy cát dương;
3. Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương 1. Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
2. Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
3. Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng. 1. Nào ai tỉnh nào ai say. Chí ta ta biết lòng ta ta hay.
2. Nào ai tỉnh, nào ai say? Chí ta ta biết lòng ta ta hay.
3. Nào ai tỉnh, nào ai say Lòng ta ta biết, chí ta ta hay 1. Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
2. Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây!
3. Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ Hà tất cùng sầu đối cỏ cây. Chú thích: (trong sách CHƠI CHỮ của LÃNG NHÂN)
(1) Xé gan bẻ cột: Chu Vân làm quan thời Hán Thành Đế, một hôm tâu vua: "Nay các đại thần, trên không phò chúa, dưới không giúp dân. Nếu được ban bảo kiếm, thần nguyện sẽ chém một kẻ nịnh thần để răn chúng". Vua hỏi chém ai? Vân tâu: "An Xương Hầu Trương Vũ". Vua nổi giận phán: "Kẻ tiểu thần dám phạm thượng, tội chết không thể tha được". Ngự sử cho bắt Vân. Vân trèo lên xà ngang cung điện. Xà gẫy. Vân kêu: "Thần chỉ mong được xé gan như Tỉ Can khi xưa là mãn nguyện, nhưng không biết Thánh triều rồi sẽ ra sao?" Tả Tướng quân Tân Khánh Kỵ, bỏ mão, rập đầu kêu xin cho Vân. Vua tha. Sau các quan đề nghị thay cây xà gẫy. Vua phán đừng thay, chỉ cho sửa lại, để ghi nhớ hành động quyết liệt của người trung thần. Tác giả tự dịch chiết hạm (gẫy xà) là bẻ cột, e không sát với điển. Các bản chép "bẻ cật" không hiểu theo điển nào. (2) Có bản chép: Hà tất tiêu dao ... Nguyên Hán văn: Tiêu dao tứ hải hồ vi thử hương?
Ngày tháng giêng năm 1908, tôi với người bạn ra chơi Bắc Kỳ; định ở lại Nam Định mà học. Đến tháng ba, nhân việc ngăn trở, phải đáp tàu về Đà Nẵng (Tourane). Khi về đến nơi không tiện lên bờ, bèn chạy thẳng vào Qui Nhơn. Đến đấy đổ bộ đi xuyên sơn vào Phú Yên, lẩn lút trong rừng tám chín tháng. Ngày 24 tháng chạp năm ấy, mới đáp mành vào Nam Kỳ. Từ cửa bể Xuân Đài mà ra khơi. Đến ngày 7 tháng giêng năm 1909 tới Mỹ Tho, lần vào Bến Tre, đến làng Tân Hương tìm chỗ ngồi bảo trẻ. Nhớ khi ngồi bảo trẻ có làm bài ca rằng: Một nghìn lô mét xa là mấy;
Hăm bốn hành canh lớn biết bao.
Bể trầm theo với ngọn ba đào;
Buồm quá độ dập dìu trên quả đất. Nhích thử gánh tang bồng biết sức,
Nặng ai dìu mà nhẹ cũng ai nâng.
Cái hợp tan là đám phù vân;
Chim bay nổi lượng theo buồm với gió. Vậy có câu rằng: Phong trần tùy sở ngộ;
Hà tất kế cùng thông,
Ấy mà thôi! Gió mát trăng trong;
Tạm lấy cảnh đỡ khuây miền đất khách. Vây vấy một đôi trò, huây huây ba chữ sách;
Nhắc chuyện đời cho trẻ nhỏ nói nghe chơi,
Đĩ Tầm Dương gẫm chị cũng nực cười;
Khéo dối khách mà trêu ngươi cho Tư Mã khóc. Thôi! chuyện cũ kể chi cho nhọc;
Hỏi sông Hương có mấy thức trăng tròn.
Tới đâu là chẳng nước non ... Tới đâu là chẳng nước non; nhưng mà lênh đênh đất khách một mình, ngồi chăn ba đứa trẻ của nhà người, để nương thân cho qua cái thì giờ không có hy vọng, cái cảnh ngộ không có chủ đích, thời cũng dễ chán thật. Trời cao đất rộng, tới đâu là chẳng nước non; nghĩ đến đấy mà không thể ngồi yên được. Ngày tháng tư năm ấy, nhân theo bạn lên Saigon mua sách vở. Đêm nằm nhà trọ mỏng tai nghe người một bên nói chuyện đi Xiêm, kể những kỳ tàu và cách đi, hôm sau bèn xuống ngay tàu mà châm chước với một người thủy thủ. Được người ấy chịu lời rồi, đêm mồng 3 tháng tư xuống tàu mà làm khách xuất dương từ đấy. Xuống tàu rồi ngồi trong một cái phòng kín dưới khoang ... Bấy giờ ngồi một mình, hồi tưởng cảnh ngộ sinh bình lịch lịch như in trong tâm khảm! Nào những lúc đang vùi đầu ở chốn tràng ốc, cùng chúng bạn quyết tranh lèo giật giải, ý khí hăng hái biết là nhường nào! Lại những lúc cười trăng cợt gió, một năm trời vui thú Hành sơn, sớm hôm cảnh phật người tiên, buồm ngư đông hải, chuông chiền Từ tâm, thì thân thể lại thanh lịch là nhường nào! Lại nhớ lúc làm ruộng Cẩm Nê, thầy trò dìu dắt, có khi đặt câu ca cho thợ gặt hái, thú điền gia nghĩ cũng vui thay! Lại nhớ lúc bãi cỏ bên đường, mái chùa cạnh suối, cùng đôi ba chúng bạn trò trò chuyện chuyện, mượn bóng tà dương, mảnh tàn nguyệt soi chung một tấm tâm can. Lúc bôn tẩu về việc hội thương, lúc hô hào về việc hưng học; bạn cựu nho đã chê là phường hư hỏng, kẻ bàng quan cũng cười là lũ điên cuồng, thế mà mình vẫn ngông ngông nghênh nghênh, tự lấy làm đắc ý. Lại nhớ vừa năm ngoái đây, bảy tám tháng trời, trèo non lách núi, không tìm được một chỗ thê thân. Than ôi! Trời đất hẹp hòi, khách chơi lỡ bước, vào chốn nông gia, không đủ làm một người điền tốt; ra nơi thành thị thường phải nhục với đứa phu tuần. May mà lúc còn ẩn bóng chùa Vân (Suối Mây), lúc còn nương thân trại Cống (Cống Sơn), lúc gặp bạn trong núi, lúc đi săn trong rừng; trong cảnh cùng sầu, mà cũng lắm lúc tiêu dao tự tại. * Trích từ Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, Dương Quảng Hàm, Xuân Thu xuất bản tại hải ngoại) - Trang Thơ & Văn Nguyễn Bá Trác Nguyễn Bá-Trác Thơ - Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm) Nguyễn Bá-Trác Thơ - Quanh đường vượt biển ra khơi Nguyễn Bá-Trác Bút ký
:: Hồ Trường (*)
(Trần Lãng Minh ngâm)
:: Quanh đường vượt biển ra khơi (*)
Hạn mạn du ký
(Nam phong tạp chí, số 38, tháng 8-1920)
Cùng Tác Giả:
• Nguyễn Bá Trác (1881-1945) (Trần Bích San)
• Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
- Bài thơ Hồ Trường (Mặc Lý)
- Nguyễn Bá Trác có phải là tác giả bài "Hồ Trường"? (Mặc Lâm/RFA)
- Nguyễn Bá Trác và bài thơ Hồ Trường (Vương Trùng Dương)
- Chung quanh cái chết của Nguyễn Bá Trác (Nguyễn Lý Tưởng)
- Khát vọng Canh Tân Đất Nước của Nguyễn Bá Trác trong HẠN MẠN DU KÍ (Võ Thị Thanh Tùng...)
- Nguyễn Bá Trác và bài Hồ Trường (Hoáng Yên Lưu)
- Nghe Lại “Hồ Trường” Trên Đất Mỹ (Phùng Annie Kim)
• Trang Thơ & Văn Nguyễn Bá Trác (Nguyễn Bá-Trác)
• Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm) (Nguyễn Bá-Trác)
• Quanh đường vượt biển ra khơi (Nguyễn Bá-Trác)
- Hồ Trường (Tôn Nữ Lệ Ba ngâm)
- Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu (tusachtiengviet.com)
- Bài trên mạng (thivien.net)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |