1. Head_

    Phan Lạc Phúc

    (.0.1928 - 28.4.2016)

    Trần Tấn Quốc

    (..1914 - 28.4.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết (Nguyễn Thiếu Dũng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)
       


      30-1-2022 TIỂU LUẬN

      Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết

        NGUYỄN THIẾU DŨNG
      Share File.php Share File
          

       



      Người Việt Nam nói đến Tết là nói về ngày lễ lớn nhất trong năm tổ chức vào những ngày đầu năm âm lịch, nhưng khi nói về những ngày lễ lớn trong các mùa khác của năm ta vẫn dùng chữ Tết cho long trọng, có điều phải thêm những định ngữ để phân biệt như tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu, tết Tây.


      Có một số người cho rằng “Tết” là do “tiết” (莭) của người Hoa biến âm, đó là nhận xét sai lầm. Tuy nhiên nếu cho Tết và tiết không liên hệ thì tầm nhìn cũng bị hạn chế. Từ Tết không chỉ người Việt dùng mà khắp vùng Đông Nam Á đâu đâu cũng dùng âm tương tự để gọi ngày hội lớn nhất của năm. BS Nguyễn Hy Vọng đã dày công tập hợp cách gọi đó trong bài “Tết là gì”

      (xin trích sau đây):

      Nùng:

      TẾT

      niên Tết năm Tết


      Mường:

      Thết # Tết

      ăn Thết # ăn Tết


      Thái:

      Thêts Lễ mừng năm mới [New Year celebration]

      Thets khal Mùa Tết, những ngày tết

      Thêts Thày Tết Thái [Thai New Year's celebration]

      Thrết Tết [theo Từ Điển Francais-Thái của Pallegoix]

      Thrếts Chìn Tết Tàu / Chinese New Year [Chìn là Tàu]

      Chếtr Tết của Thái [fifth]


      Zhuang:

      XIT / SIT Lễ Tết của 20 triệu người Zhuang bên Quảng Tây, nói tiếng Tai # tiếng Thái xưa!

      đươn Sít tháng Tết [mois de festival célébrant la mousson) [đươn là tháng]


      Chàm:

      TÍT Lễ tháng năm của lịch xưa Chàm

      [tháng gió mùa bắt đầu thổi]

      băng Tít ăn Tết

      CHẾT Tết

      bu-lăn Chêết tháng tết [bu lăn là tháng, tiếng Chàm]

      KTÊH lễ hội lớn nhất trong năm của nguời Chàm


      Mon:

      KTEH New Year Day of the Mon people in Myanmar

      o-TEH New Year celebration with water splashing

      o-Tet id

      k-Tât New Year rituals

      k-Tet id


      Khmer:

      CHÊTR Tết, lễ mừng tháng năm theo cổ lịch Khmer

      là tháng gió mùa bắt đầu thổi ngược lại,

      tháng của mùa gió nồm ở Đông Nam Á

      [tùy theo nơi, từ cuối tháng tư đến cuối tháng năm]

      khae Chếtr tháng tết [khae là tháng] # 13 tháng 4 dương lịch # 23 tháng ba âm lịch.

      Chêtr khal thời gian có lễ Tết [khal là thời gian].


      India:

      Chêty là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn Độ,

      tên của tháng giao mùa đem mưa đến.

      [mois du début de la mousson]


      Nepal:

      TEEJ Lễ đầu năm của dân xứ Nepal


      Mustang:

      TIDJ / Tidji Lễ đầu năm của xứ Mustang, bên cạnh xứ Nepal

      (hết trích).

      Bộ sưu tập của BS Nguyễn Hy Vọng cho thấy “cả chục ngôn ngữ và nền văn hóa khác với Tàu, ăn mừng ngày đầu năm của họ mà vẫn mang những cái tên mà ý nghĩa và phát âm, cách nói và đọc đều giống với cái tên, cái tiếng” (bdd) của người Việt ta thì không thể nói cách ta gọi Tết là biến âm từ âm Tiết được, điều này hoàn toàn đúng. Nói chính xác hơn, ngược lại là đằng khác, chính âm Tiết phải do từ âm Tết mà ra. Chứng từ này cho thấy từ trước đến nay Ta đã lầm tiếng Hán tạo ra tiếng Hán Việt, thật sự tiếng Việt mới tạo ra tiếng Hán và tiếng Hán Việt (1)


      Hứa Thận (58-147) nhà ngôn ngữ học thời Đông Hán, tác giả Thuyết văn giải tự (2), soạn năm 100 và mãi đến năm 121 mới dâng cho Hán An Đế, đã chỉ ra cách đọc chữ 莭 là 子 桔 切 (tử kết thiết) thì chữ này không thể đọc là tiết mà phải đọc là tết. Như vậy tiết phải do tết mà ra.


      Người Hoa ngày nay gọi ngày tết của họ theo âm lịch là xuân tiết (春 莭) còn ngày đầu năm theo dương lịch là nguyên đán (元旦). Vậy nên ngày Tết cổ truyền của người Việt thì ta phải đọc là xuân tết, cũng thế đoan ngọ tiết, trung thu tiết, nhi đồng tiết nên đọc là đoan ngọ tết, trung thu tết, nhi đồng tết.


      Cách đọc này người dân đảo Hải Nam rạch ròi hơn ta khi họ đọc chữ 生 là đẻ chứ không đọc là sinh như phiên âm Hán - Việt hiện đại.


      Chú thích:

      (1) Chữ do người Việt sáng tạo, gọi chữ Hán không đúng nên tạm gọi là chữ Nho, gọi Hán Việt càng sai tôi gọi là tiếng Hậu Thiên do quí tộc Việt tạo ra có sau tiếng Tiên Thiên (tiếng mẹ đẻ).

      (2) Sách Thuyết Văn, cuốn từ điển từ nguyên chữ Hán đầu tiên, gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích nghĩa chữ. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán.


      Nguyễn Thiếu Dũng

      Nguồn: Ngôn Ngữ số 5 (Xuân Canh Tý 2020)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết Nguyễn Thiếu Dũng Biên khảo

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tiểu Luận

        Cùng Mục (Link)

      Lịch Sử Đạo Hồi (PHS News)

      Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)

      Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam (Inrasara)

      Năm Dần Nói Chuyện Cọp (Thái Văn Kiểm)

      Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết (Nguyễn Thiếu Dũng)

      “Vân Đài Loại Ngữ" Bộ Sách Bách Khoa Toàn Thư Đầu Tiên Của Việt Nam (Nguyễn Huy Côn)

      Văn Chương Có Biên Giới Không? (Nguyễn Vy Khanh)

      Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa (Nguyễn Sỹ Tế)

      Việt Nam Cộng Hòa lừng lững đi vào lòng đất nước (Trần Doãn Nho)

      Tính “văn học” trong văn học miền Nam (Trần Doãn Nho)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)