1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Kỹ Thuật Và Cảm Xúc Trong Văn Chương (Thạch Trung Giả) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-3-2015 | TIỂU LUẬN

      Kỹ Thuật Và Cảm Xúc Trong Văn Chương

        THẠCH TRUNG GIẢ
      Share File.php Share File
          

       


       Học giả Thạch Trung Giả
      (hình trên bìa sách Văn Học
      Phân Tích Toàn Thư)

      Từ xưa đến nay, học viết văn, người ta thường chú trọng đến những quy tắc hành văn mà quên phắt việc gây hồn, chẳng khác gì bỏ gốc lấy ngọn.


      Nhưng tất cả mọi quy tắc hành văn chỉ là những cái mô hình của những cảm xúc đã qua. Mà những cảm xúc lại tùy theo những tác giả, và tùy giai đoạn, thay đổi bất ngờ - Bởi thế cho nên đã xảy hiện tượng chung là thiên tài vượt qua những quy tắc hành văn. Mỗi nghệ sĩ xuất hiến mang theo những quy tắc của mình. Không có một định luật bất di bất dịch, định luật sinh hóa không ngừng. Không thể đem tiêu chuẩn của văn chương cổ điển ra đo một Hàn Mặc Tử, một Nguyễn Tuân, mà phải đem cái thước của Hàn Mặc Tử, của Nguyễn Tuân ra đo Hàn Mặc Tử, Nguyễn Tuân. Bởi thế cho nên những sách dạy viết văn đều phải thừa nhận tương đối tính của những quy tắc, nhưng có một điều là tác giả những sách đó không giải thích được lý do của những biến lệ.


      Vượt qua những quy tắc là một việc dễ, nhưng cũng là một trò chơi nguy hiềm, bởi đó cũng là một cớ để cho những kẻ vừa vô tài vừa ngu dốt, vừa lười biếng được làm loạn. Vậy lúc nào được phép vượt những quy tắc, cái gì là tiêu chuẩn tuyệt đối của nghệ thuật? Xin trả lời: chỉ có cảm xúc.


      Cảm xúc bắt ta phải theo, cảm xúc bắt ta vượt quy tắc, cảm xúc bắt ta tạo ta quy tắc. Nghệ sĩ lắng nghe phần thâm thiết của mình, nhào nặn văn thể theo nhíp rung động thì chắc chắa có thể đảm bảo được nghệ thuật. Vả lại văn chương dùng để làm gì nếu không phải diễn tả những cảm xúc mà khả năng cảm xúc không phải hoàn toàn do tự nhiên, những thiên tài đều là những người biết huấn luyện, phát triển cái khả năng cảm xúc.


      Con trai chỉ có thể sinh ngọc bằng bao tháng năm ôm ấp vết thương dưới đáy biển, nghệ sĩ chỉ thành công bằng cách chú định, đào sâu những cảm xúc của mình. Chúng ta hãy phân biệt sự nhận thức cảm xúc với cảm xúc tự thân, thường thường ta chỉ nắm được cái vỏ ngoài của cảm xúc chính ta, còn các phần độc đáo linh động, thực là của ta, ta thường bỏ xổng đi mất. Mà nghệ thuật chỉ có, nghệ thuật chỉ là nghệ thuật khi nào nó diễn được phần cá biệt nhất của con người. Cả một dân tộc yêu nước nhưng không người nào lại hoàn toàn giống người nào: vẫn có những sắc thái phân biệt.


      Muốn nắm lấy những sắc thái đó phải tạm thời gạt ra ngoài những ý tưởng, tình cảm, cảm giác không liên hệ đến cái tâm trạng mà ta đương chú trọng. Phải lắng sâu vào những ý tưởng, hình ảnh, cảnh vật, sự trạng mà nó dẫn khởi. Có thể trong một giờ, một tháng, một năm cho đến khi nó thành một sức mạnh xâm chiếm cả con người. Giả Đảo đời Đường đã cấu tứ mấy năm một bài đoản thi.


      Người ta thường nói cổ nhân thâm trầm, cái đó có lý vì cổ nhân chú định. Chỉ nghe tiếng ếch kêu, Ôn Như Hầu đã thấy cả cái bao la của không gian, cái thiên cổ của thời gian. Nhà đại văn hào Đức Goethe chỉ vì chú định lắng sâu vào tư tưởng tình cảm mà viết nên được vở kịch Faust, vở kịch hùng vĩ vì nó không phải là tình cảm của một người mà là sức mạnh của tất cả tình cảm nhân loại đúc lại. Ngoài ra trong vở kịch Faust lại có những nhân vật, những hành động hư hư thực thực vì những nhân vật, hành động đó chỉ là thể hiện của tư tưởng trừu tượng. Con quỷ trong vở kịch đó và những vị thần chỉ là biểu tượng của sự xung đột giữa thiện ác đôi đường lấy tâm người làm bãi chiến trường.


      Nhưng làm sao có thể diễn tả được một cách linh động đến như vậy nếu không phải vì Goethe đã chú định lắng sâu vào tư tưởng và tình cảm của mình - thì tác giả đã viết đi viết lại nửa thế kỷ. Nhưng sự lắng sâu phải đì đối với sự cầm bắt mau những cảm xúc. Bởi có những tâm trạng rất tế vi, rất biến ảo vụt hiện ra vụt mất đi mà mang nặng một ý nghĩa, gói ghém cả đời ta, gói ghém cả nhân loại, gói ghém cả vũ trụ.


      Có một đêm nào ta đã từng ngồi trên bờ biển nghe tiếng sóng rì rào mỗi lúc một nhỏ đi không khác gì một tiếng thở dài lăn trong khoảng vô cùng.


      Ta cảm thấy gì?


      Có lẽ một cái gì như tiếng thở của cái hồn mênh mông của tất cả vũ trụ. Nhưng nếu ta không cầm bắt ngay, ý thức ngay cái tâm trạng chợt nảy ra chợt mất đi thì ta đã phí một sự trạng lớn lao của đời ta, của vũ trụ. Và cũng chính Goethe hiến ta cái gương này: thai nghén bao năm tháng, rình mò cảm hứng để hoàn thành trong một đêm.


      Ad-22 Ad-22

      Rút lại đừng nên nghĩ đến việc sáng tác vội, cảm xúc đã! Sự sáng tác chân chính chỉ là một cảm xúc đã chín muồi tự phát ra, tự thành lời, tự sinh ra những quy tắc.


      Dưới đây là một vài kinh nghiệm cảm xúc:

      "Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra lời. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm đề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh hiu hiu ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống. thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời.


      Tiếng đôi lá con cỗ phách Cô Tơ dồn như tiếng chim kêu thương trên dặm cát nổi bão lốc. Nhiều tiếng tay ba ngừng gục xuống bàn phách, nghe tàn rợn như tiếng con cắt lao mạnh xuống thềm đá sau một phát tên. Tay phách không một tiếng nào là nhụt. Mỗi tiếng phách sắc như một tiếng đao thuận chiều. Và gõ đến như thế thì thật là đem cái vinh quang đến cho tre cho trúc và tạo cho thảo mộc một tấm lính hồn.

      Nguyễn Tuân (Chùa Đàn)

      Trong đoạn này tác giả dùng rất nhiều hình dung từ để tả tiếng đàn tiếng phách. Mỗi hình dung từ là một lần tác giả lắng sâu xuống một tầng trong cuộc thẩm âm.


      Kinh nghiệm thứ hai.

      CÔ LIÊU


      Gió lùa ánh sáng vô trong bãi,

      Trăng ngập đầy sông chảy láng lai.

      Bưồm trắng phất phơ như cuống lá,

      Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai.


      Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ,

      Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ,

      Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng,

      Rung tầng không khí bạt vi lô.


      Ai đi lẳng lặng trên làn nước,

      Với lại ai ngồi khít cạnh tôi?

      Mà sao ngậm cứng thi7 đầy miệng,


      Không nói không rằng nín cả hơi!

      Chao ôi! ghê quá trong tư tưởng,

      Một vũng cô liêu cũ vạn đời!

      Hàn Mặc Tử

      Người thường bi sa vào cảnh cô độc, thì chỉ thấy vắng vẻ. Nhưng Han Mặc Tử lắng sâu mãi vào tâm trạng cô độc đã đến một kết quả rùng rợn lạ lùng là cảm thấy có một linh hồn phảng phất bên mình. Cái bóng yêu ma đó chẳng qua là Hàn Mặc Tử thành hai. Nhưng có một điều ta nên chú ý là tâm lý học đã xác nhận hiện tượng này là những kẻ bị cô độc quá, lại dễ cảm và lắng sâu vào cảm giác của mình thường hay vấp phải tâm trạng tương tự như Hàn Mặc Tử. Ngoài ra hãy chú ý đến sự tác giả nói hồn mình rú lên thành tiếng. Sự thực không có tiếng rú, nhưng vì tác giả khát khao chờ đợi quá chừng và lại lắng sâu vào tâm trạng khát khao chờ đợi ấy nên đã cảm thấy vậy.


      Kinh nghiệm thứ ba.

      Nghe ếch kêu:

      Man mác cảnh đâu ngoài vạn dặm,

      Bâng khuâng sự những mấy trăm năm.

      Ôn Như Hầu

      Đó là một kinh nghiệm vĩ đại.


      Tôi đã từng nhiều lần mất hàng ngày để đắm mình vào hai câu thơ này tưởng mình lạc vào một thế giới, càng đi xa càng thấy rộng.


      Nguyễn Gia Thiều đã cấu tứ đến thế nào để bắt người đọc phải cảm thông đến như vậy? Đây không còn là hai câu thơ mà là tiếng thủ thỉ của Thiên Cổ tự kể chuyện mình


      Nguyễn Du chỉ là một người học trò giỏi của người Tàu, mà Ôn Như Hầu còn dạy lại người Tàu làm thơ với cách cảm xúc như vậy.


      Thạch Trung Giả

      Văn Học Phân Tích Toàn Thư, trang 649
      Lá Bối in lần thứ nhất 1973

      Ad-22 Ad-22


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vũ Trụ Nhân Sinh Quan Trong Văn Hóa Hiện Đại Thạch Trung Giả Tiểu luận

      - Kỹ Thuật Và Cảm Xúc Trong Văn Chương Thạch Trung Giả Tiểu luận

      - Những Dòng Nghệ Thuật Thạch Trung Giả Tiểu luận

      - Nguồn Gốc, Bản Thể, Công Dụng Của Nghệ Thuật Thạch Trung Giả Tiểu luận

      - Bình Giảng: Đời Đáng Chán và Tống Biệt của Tản Đà Thạch Trung Giả Bình giảng

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tiểu Luận

        Cùng Mục (Link)

      Lịch Sử Đạo Hồi (PHS News)

      Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)

      Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam (Inrasara)

      Năm Dần Nói Chuyện Cọp (Thái Văn Kiểm)

      Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết (Nguyễn Thiếu Dũng)

      “Vân Đài Loại Ngữ" Bộ Sách Bách Khoa Toàn Thư Đầu Tiên Của Việt Nam (Nguyễn Huy Côn)

      Văn Chương Có Biên Giới Không? (Nguyễn Vy Khanh)

      Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa (Nguyễn Sỹ Tế)

      Việt Nam Cộng Hòa lừng lững đi vào lòng đất nước (Trần Doãn Nho)

      Tính “văn học” trong văn học miền Nam (Trần Doãn Nho)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)