1. Head_

    Trần Thiện Thanh

    (12.6.1942 - 13.5.2005)

    Từ Thế Mộng

    (.0.1937 - 13.5.2007)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Di Sản Của Nho Học (Trần Việt Bắc) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      31-8-2020 | TIỂU LUẬN

      Di Sản Của Nho Học

        TRẦN VIỆT BẮC
      Share File.php Share File
          

       


        Ảnh minh hoạ Khổng Phu Tử trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. Werner

      “Ngày nay Trung Hoa muốn mang tên Khổng Tử với Khổng học, cũng như Hoa ngữ phổ biến khắp thế giới để làm gì? Có phải đây là mục đích Hán hóa toàn cầu vì người Hoa quá động và phân tán khắp thế giới? Đối với Trung Hoa xưa thì “trung quân” nay “trung với đảng”, với dân chúng lại muốn tiếp tục chủ trương “văn hóa đàn cừu” bảo sao nghe vậy?”

      1. Văn hóa vị kỷ


      Thế giới ngày nay đã thay đổi rất nhiều, khoa học tiến triển quá nhanh, hai thế kỷ trước, phương tây đã có cuộc “cách mạng kỹ nghệ” (Industrial Revolution) dùng “cơ năng” để thay “cơ bắp”, dùng sức của máy móc để thay bắp thịt với sự phát minh máy hơi nước rồi sau đó máy nổ (internal combustion engine) kèm theo với những phát minh về điện. Sự áp dụng những phát minh đã làm thay đổi bộ mặt các nước phương tây từ canh nông, sản xuất, giao thông, hàng hải, v.v... Âu Mỹ đã có một bước tiến rất xa, dù cuộc cách mạng này cũng đã gây ra nhiều vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị và quân sự, v.v... Những việc này đã ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của Âu Mỹ, các quốc gia này tìm cách giải quyết những vấn đề của họ, mục tiêu là những quốc gia mà họ có thể “bắt nạt”. Phương đông đã ngỡ ngàng khi phải đương đầu với các đoàn quân xâm lăng với vũ khí tối tân. Hậu quả ra sao? Trung Hoa bị lục cường xâu xé, Việt Nam bị Pháp xâm lăng và đô hộ. Thế kỷ 19 rồi đến tiền bán thế kỷ 20 đã qua, với bao nhiêu biến cố cho phương đông từ phương tây mang đến, mà kết cục là sự thua kém! Khi sáng mắt ra thì đã trễ, ngoại trừ Nhật Bản, họ đã nhìn ra vấn đề và canh tân kịp thời.


      Ngày nay Nho học không còn phổ biến như xưa, kể cả Trung Hoa và Việt Nam, cái học từ chương để làm quan đã đi vào quá khứ, cái học thực dụng để canh tân đã thay thế “cái học ngày xưa”. Để theo kịp trào lưu tiến hóa và để sống còn, phương đông đã phải cái tổ về giáo dục, cũng như nhiều vấn đề khác, tuy nhiên nền văn hóa từ Nho học vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay rất nhiều. Di sản từ một nền văn hóa cả ngàn năm đã thấm vào máu và óc của xã hội phương Đông quá sâu đậm, muốn văn minh hơn, mỗi phần tử trong xã hội này phải tự nhận biết và cải tổ chính cá nhân họ.


      Di sản này là một niềm tin của một tôn giáo, hay chỉ là sự ảnh hưởng lâu đời của một triết thuyết với lễ nghi có tính cách tín ngưỡng (thờ cúng tổ tiên)?


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2. Nho giáo là triết thuyết hay là một tôn giáo?


      Nho giáo hay Nho học thực tế không phải là một tôn giáo vì không có một đấng thần linh hay đấng siêu nhiên nào được tôn thờ, dù độc thân, hay đa thần. Đây là một triết lý về hệ thống đạo đức, mục đích làm xã hội khỏi rối loạn, đặt căn bản trên sự đối xử người với người. Thực tế Nho học chỉ là một đường lối giáo dục để cố tạo ra những người quân tử, một giai cấp dưới vua chúa, cai trị giai cấp thứ dân theo đường lối đạo đức, để mong có một xã hội ổn định và thịnh vượng. “Sư tổ” Khổng Tử của Nho học có tin vào một đấng thần linh nào không? Câu trả lời là có, ông tin có Trời, ông đã nói về thuyết “Thiên mệnh” khá nhiều. Ông nói đến chữ “Thiên” rất nhiều lần trong sách Luận Ngữ cũng như đã thề rằng:


      Khổng Tử thề nói: Nếu ta làm sai thì trời bỏ ta! Trời bỏ ta!” (Sử Ký, KTTTG)

      Mặc dù Khổng Tử là “chuyên viên” về lễ tế, nhưng không rõ là ông tế đấng thần linh nào. Ông không xưng ông là tiên tri khởi xướng một niềm tin, nhưng chỉ dạy bảo là dùng đạo đức để làm tốt cho xã hội, một xã hội thịnh trị (?) như thời Chu Công (!). Sau Khổng Tử, các Nho Gia, môn sinh của ông cũng không ai đề cập đến sự tôn thờ một đấng thần linh nào! Như vậy Nho học chỉ có thể là triết thuyết để cải thiện xã hội, sau này nhà nước mang ông ra để “thờ” (cho mục đích chính trị), mặc dù dân chúng thờ cúng tổ tiên là điểm chính và gọi sự tín ngưỡng này là “Khổng giáo” hay “Nho giáo”.


      3. Nho học đã để lại di sản gì cho ngày nay?


      Đối với người Trung Hoa, di sản này xin để chính họ nhận xét.

      (Ghi chú: người viết dùng chữ “Trung Hoa” để chỉ Trung Quốc, Đài Loan và những người nhận họ là người Hoa)



      Tác giả Bá Dương trong sách “Người Trung Hoa xấu xí” đã nêu lên vấn đề về văn hóa như sau:


      “Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp : Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Hoa có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh... Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Hoa chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!”.


      Ông Bá Dương đã nêu lên nguồn gốc của “bệnh” là do “siêu vi trùng”, nhưng ông không cho biết đây là loại gì? Ông tiếp tục “chấn bệnh” với những “bệnh trạng” như sau:


      - “Không thể nhận lỗi”

      “Người Trung Hoa không thể nhận lỗi... Để che đậy một lỗi của mình người Trung Hoa không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi.”


      - “Nói dối, nói láo, nói những lời độc địa”

      Cho nên có thể nói người Trung Hoa thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa. Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới, v.v... Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét.”


      - “Không có lòng bao dung, bụng dạ hẹp hòi”

      “Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Hoa đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết. Tại sao chúng ta có thể thiếu lòng bao dụng đến như vậy? Không có lòng bao dung, bụng dạ hẹp hòi đưa đến hai điều cực đoan và mất cân đối như sau: Một đằng tuyệt đối tự ty, một đằng tuyệt đối tự kiêu”.


      - “Bo bo giữ mình”

      “Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, các vị có thể xem ở "Tư trị thông giám” (Một pho sử của Tư Mã Quang tóm hết chuyện hơn 2.000 năm để làm gương cho người đời sau), cái việc bo bo giữ mình đã được xem là kim chỉ nam và nhấn mạnh năm lần bảy lượt.”


      - “Không hề có ý kiến độc lập”

      “Những kẻ biết chữ đều chỉ luẩn quẩn ở học thuyết Không Khâu đã giảng hoặc môn đồ ông giảng lại chứ không hề có ý kiến độc lập của riêng mình. Bởi vì cái văn hóa chúng ta không cho phép làm như vậy.”


      - “Ích kỷ”

      “Ở Trung Hoa người nào mà không suy nghĩ một cách ích kỷ, cư xử một cách ích kỷ đều bị chế diễu là ngu ngốc. Người Trung Hoa không khoan dung, hễ ai có tâm địa tốt, rộng lượng với người khác, tán dương người khác đều bị chửi là đồ ngốc...

      ... chịu “mất mặt” thì sống còn có gì thú vị nữa. “Cái mặt“ ở đây là cái gì vậy?”


      Riêng phần mình, tôi cho rằng “cái mặt” có lẽ là một sản phẩm của sự suy nhược thần kinh và của tính ích kỷ đời đời bền vững... Cái lòng ích kỷ con người ai cũng có, không những không thể chê trách là quá đáng mà còn có thể xem như một động lực thúc đẩy cho xã hội tiến. Nhưng một khi nó vượt quá mức độ lại thành một con bệnh nặng, chỉ đáng khiêng đến nhà xác chờ cho nó tắt thở thôi.”


      - “Kỳ thị chủng tộc”

      “Mà hiện nay nước Mỹ có lẽ là một trong những nước mà sự kỳ thị chúng tộc được xem là ít nhất trên thế giới... Tôi nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ da trắng không kỳ thị chủng tộc, hoặc không kỳ thị gì đối với người Trung Quốc...

      Thế mà cái kỳ thị chủng tộc của người Trung Hoa so với cái kỳ thị của người Mỹ còn kinh khủng hơn nhiều.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Nếu ta đem kết hợp lại với nhau những ý niệm rất hẹp hòi kiểu “Con cháu của Hoàng Đế và Thần Nông”, “Đại Hán oại trời”, “Không phải là tộc loại của chúng ta”, “Lòng dạ khác chúng ta” thì chỗ còn lại cho người các dân tộc khác sống sẽ chẳng còn gì!... Kỳ thị chúng tộc là một thứ quan niệm ghẻ lở, nó dai dẳng và lây lan...


      Kỳ thị chủng tộc là một sai lầm. Đó là một sự thực không thể chối cãi. Người Mỹ có được cái trí tuệ và dũng cảm tìm cách sửa đổi và giải quyết một cách thỏa đáng những lỗi lầm. Họ có khả năng lựa chọn những quyết định đúng đắn khiến cho sự kỳ thị chủng tộc dần dần bớt đi, và có thể một ngày nào đó không còn nữa.”


      - “Tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa”

      “Hôm trước, lúc đi thăm Viện bảo tàng Boston, tôi thấy bên trong có bầy đôi giày cho phụ nữ bó chân của thời đại các bà nội chúng ta. Kinh nghiệm bản thân cho tôi biết những người phụ nữ khoảng tuổi tôi thời ấy đều phải bó chân. Ngày nay những người trẻ tuổi nghe đến chắc không thể nào tưởng tượng nổi. Tại sao trong văn hóa chúng ta lại có thể sinh ra một cái tập quán tàn khốc thế? Lại có thể áp đặt nó lên trên một nửa dân số trong hàng nghìn năm, làm cho những người bị bức hại phải tàn phế cả hai chân, thậm chí có khi còn gãy cả xương, thối cả thịt, không thể đi đứng được. Tại sao văn hóa Trung Hoa lại có thể kéo dài cả hàng nghìn năm trong lịch sử một yếu tố dã man như vậy? Tại sao lại cho phép trường tồn qua một thời gian dài như thế mà không có một người nào đứng lên bảo nó phản tự nhiên, hại sức khỏe? Ngược lại, đại đa số nam nhi còn xem bó chân là hay ho, đẹp đẽ.”


      Đây là những thí dụ và dẫn chứng về cái “di sản văn hóa” một lại “siêu vi trùng” mà ông Bá Dương đã nêu ra. Người viết sau khi đọc qua những nhận định của ông có thể tạm đặt tên cho loại “siêu vi trùng” này là “văn hóa vị ký” bao gồm những vấn đề được nảy sinh từ sự vị kỷ (vì mình) hay vì gia tộc, phe nhóm hoặc đảng phái gồm có:


      “Văn hóa lừa dối” với vấn đề “Nói dối, nói láo, nói những lời độc địa”.

      “Văn hóa của “đàn cừu” với vấn đề “Bo bo giữ mình” và “Không hề có ý kiến độc lập”.

      "Văn hóa đội trên đạp dưới” với vấn đề “Một đằng tuyệt đối tự ty, một đằng tuyệt đối tự kiêu”: đối với kẻ mạnh hay “bề trên” thì tự ti và nịnh, đối với kẻ yếu thế hơn hay “bề dưới” thì tự tôn và đàn áp!

      “Văn hóa kỳ thị” với vấn đề “Kỳ thị chủng tộc” và sơ lược về sự kỳ thị phụ nữ với “Tục bó chân”, hủ tục này đã hết từ đầu thế kỷ 20, nhưng điểm quan trọng là ông đã không nêu lên vấn đề “nam trọng nữ khinh” trong xã hội Trung Hoa ngày nay với việc giết thai nhi nữ! Vài trích dẫn theo quan niệm của tác giả Bá Dương đã nói lên những ảnh hưởng của Nho học đến văn hóa ngày nay như thế nào. Người viết xin tìm hiểu thêm về “di sản” này qua một học giả Trung Hoa khác.


      Tác giả Trịnh Hiểu Giang trong sách “Tìm hiểu cuộc đời” đã nói đến sự vị kỷ này như sau:

      “Người Trung Hoa chỉ có chuyển hóa đối phương thành người có quan hệ thân thuộc, máu mủ cùng huyết thống, người có quan hệ địa phương với mình, mới có thể giao tiếp với họ, mới có thể đối đãi nhiệt tình.

      ...

      Do đó, người Trung Hoa khi sống chung với người xa lạ cũng sẽ không có thái độ nhiệt tình, không có ràng buộc đạo đức, thậm chí không từ một việc xấu xa nào hại người lợi mình.

      ...

      Thế là có người đã làm ra các loại sản phẩm giả, kém một cách yên lòng để làm hại người, bịp người lừa người, bởi vì tôi không quen biết họ, thì có sao đâu?”

      “Xã hội ngày nay, cái gì cũng đều không thần thánh, cái gì cũng đều có thể làm giả... Vì lợi ích của mình, người ta có thể vứt bỏ hết bất cứ nguyên tắc, luật lệ nào, thậm chí bất chấp cả lương tâm, mà lại mở hết cửa thuận tiện, thế là nhiều người như cá gặp nước, không từ một việc xấu xa nào, cái gì cũng có thể làm”.

      Riêng “cái khoản” làm giả thì đến ngày nay, Trung Hoa đã làm giàu có thêm cho cái di sản “văn hóa lừa dối” khá nhiều. Muốn có lợi và nhiều tiền mà không có khả năng làm sản phẩm tốt để bán thì làm hàng giả, muốn khoe khoang mà không có thì ăn cắp để khoe. Trung Hoa đã rất nổi tiếng về di sản văn hóa này!


      Trung tướng Lưu Á Châu của không quân Trung Hoa trong bài viết “Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hóa” cũng đã nói lên cái di sản “ văn hóa vị kỷ” này:

      “Tôn giáo Trung Hoa có mấy loại, tuy khác nhau về tư tưởng nhưng trên mặt chủ nghĩa chống hiểu biết hoặc chủ trương ngu dân thì đều như nhau. Chính vì thế mà tôn giáo mới được tầng lớp thống trị coi trọng. Dưới sự giáp công của văn hóa tôn giáo và chính sách ngu dân của bọn thống trị, người Trung Hoa hình thành quần thể như ngày nay. Người Trung Hoa giỏi nhất về chuyện ca tụng công đức, thứ nhì là tố giác, thứ ba là giở thủ đoạn, cuối cùng là khôn ngoan bo bo giữ mình [nguyên văn: minh triết bảo thân]”.

      Một cách tóm tắt, di sản văn hóa từ Nho học để lại là một nền văn hóa vị kỷ, nó đã nhập sâu vào tim óc và tiềm thức, ảnh hưởng đến hành động cũng như suy nghĩ của người Trung Hoa như chính họ đã nhận xét.


      Trung Hoa và Việt Nam đều có di sản này, tuy nhiên hai di sản này có những điểm chung, nhưng cũng như có những điểm riêng biệt. Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Tống Nho, nền Nho học này hòa nhập với nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam nên cái di sản này nhỏ hơn so với Trung Hoa. Tác giả Bá Dương đã nêu lên di sản "văn hóa vị kỷ”, nhưng cái vị kỷ của Việt Nam nhẹ hơn Trung Hoa về vấn đề kỳ thị phụ nữ. Riêng về “văn hóa kiêu ngạo và bành trướng”, cũng như “văn hóa chống hòa bình”, có lẽ vì Việt Nam nhỏ hơn Trung Hoa vì luôn bị “bắt nạt”, nên hai cái di sản văn hóa này tại VN dù có nhưng cũng đã bị tắt lịm. Ngược lại VN đã luôn mang “văn hóa chống ngoại xâm” rất đáng kính phục, đây không phải là di sản của Nho học, di sản này giúp dân Việt trường tồn trước cái nền "văn hóa kiêu ngạo và bành trướng” của láng giềng tham lam và tự tôn một cách lố bịch!


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4. Văn hóa vị ký cản trở văn minh


      Như phần trước đã trình bày, Nho học đã để lại một di sản “văn hóa vị kỷ”, vậy nền văn hóa này ảnh hưởng ra sao đến văn minh của những quốc gia đang mang theo di sản này? Trước khi đưa đến một nhận định, câu hỏi được đặt ra: “văn hóa” và “văn minh” là gì? Định nghĩa rõ ràng về hai chữ này là một sự rất phức tạp, vì tùy theo quan niệm! Cũng như tùy theo thời điểm.


      Tuy nhiên để có một cái nhìn theo đa số, người viết xin trình bày sơ lược về định nghĩa này theo hiểu biết cá nhân sau khi tra cứu.


      Văn hóa (culture) là sự sinh hoạt của con người trong một xã hội, bao gồm phong tục, tập quán, quan niệm đạo đức và luân lý, hay những giá trị về tinh thần (như kiến thức, quan niệm thẩm mỹ, văn chương, nghệ thuật, v.v.), những điều này được thể hiện qua sự đối xử giữa người với thần linh (tôn giáo), người với người (giao tiếp), hay kể cả với các sinh vật khác (theo quan niệm Tây phương), cũng như môi trường. Văn hóa còn bao gồm cả vấn đề thể chất như cách ẩm thực, trang phục, kiến trúc, v.v. cũng như sự mưu sinh; qua cách thức kiến tạo nên phương tiện để phục vụ đời sống đang hiện hành trong xã hội đó.


      Văn minh (cilvilization) là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố cấp tiến để cải thiện, kiến tạo, duy trì và điều hành xã hội, những yếu tố cấp tiến gồm có vật chất, tài chính cũng như kinh tế, kỹ thuật, tri thức, tinh thần của xã hội đó, ngõ hầu các phần tử cũng như toàn thể có một đời sống hạnh phúc hơn. Khái niệm về văn minh chỉ có tính cách tương đối, để nhận định, đa số dùng sự lạc hậu là điều ngược với văn minh để so sánh. Theo ý nghĩa đơn giản (thiên về vật chất), thì văn minh là trạng thái tiến bộ của con người trong lãnh vực kỹ thuật hay khoa học, chính trị, gồm những cải tiến để cuộc sống được dễ dàng, đầy đủ tiện nghi với tài chính dồi dào, cũng như tri thức được mở mang hơn!


      Định nghĩa của sự “văn minh” theo tự điển (từ internet):

      Cilvilization: A human society that has highly developed material and spiritual resources and a complex cultural, political, and legal organization; an advanced state in social development.

      Cilvilization: An advanced state of human society, in which a high level of culture, science, industry, and government has been reached.

      Văn minh là một phần của văn hóa, cũng như văn hoá là một phần của văn minh, hai tính chất này ảnh hưởng lẫn nhau (interaction) với những liên quan từ thế chất đến tinh thần.


      Dưới đây là hình vẽ với tính cách tượng trưng:



      U: tượng trưng cho tình trạng chung của xã hội về mọi mặt, vùng đất mà xã hội này đang tồn tại, bao gồm những điều kiện thiên nhiên như tài nguyên, khí hậu, v.v., hay nhân sự như dân số, tín ngưỡng, v,v...

      A: tượng trưng cho nền văn hóa

      B: tượng trưng cho sự văn minh

      a- B (văn minh) là một phần tử (subset) của A (văn hóa). Theo như cách nhìn này thì văn minh là một phần tử và nằm trong văn hóa mà có một số người đã có nhận định này (hình phía trên).

      b- B (văn minh) và A (văn hóa) ảnh hưởng lẫn nhau (interaction). Phần “giao” của cả A và B (intersection) là điểm chung của cả văn hóa và văn minh.



      Người viết nhận thấy là hình tượng trưng A giao B (hình bên phải) phù hợp hơn với định nghĩa.


      Văn hoá và văn minh ảnh hưởng đến nhau như thế nào hoàn toàn không có tính cách định lượng (quantization). Nhận định một nền văn hóa có sự văn minh hay không; còn tùy vào cách nhìn theo đa số của những phần tử trong xã hội đó, cũng như cách nhìn của xã hội bên ngoài. Thí dụ như trang phục, cách ẩm thực (ngày nay một số nước Á Đông vẫn ăn thịt chó – “văn hóa thịt chó”! Phương tây “ớn” cái “văn hóa” này và coi là không văn minh (?)) v.v...


      Tuy nhiên có điểm chung là ai cũng muốn có phúc lợi cho cuộc sống. Chiến tranh, độc tài, kỳ thị, diệt chủng, đàn áp, bóc lột v.v... đều bị đa số ngày nay chống đối, mọi người đều coi đây là sự phản văn minh của xã hội loài người.


      Nếu phần A (văn hóa) có những “di sản” không tốt thì phần B (văn minh) trong phần giao của A và B cũng có một số những điểm không tốt.


      Trở lại vấn đề di sản của văn hóa vị kỷ”:

      Theo ông Bá Dương; nó là một loại “'siêu vi trùng', truyền nhiễm đã làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh”. Nhận định riêng của người viết qua những trình bày phía trên, thì “siêu vi trùng” này chính là sự VỊ KỶ. Đây là một cản trở chính cho sự phát triển chung về văn minh của xã hội phương Đông. Siêu “vi trùng vị kỷ” không những làm sự văn minh chậm tiến, mà nó có thể hủy diệt văn minh chung, đó là chiến tranh với sự “bành trướng” của “siêu vi trùng vị kỷ” khi nó đủ mạnh! Để ngăn ngừa sự tàn hủy và sinh sản của siêu vi trùng này, phải chăng chỉ có thuốc chủng (vacination) “VỊ THA” nên được “chủng” (vacinate) cho từng cá nhân trong xã hội?


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      5. Kết luận


      Qua những điều đã trình bày, Nho giáo đã để lại một di sản với nhiều tại hại cho xã hội phương Đông đến ngày nay. Trung Hoa với “văn hóa bành trướng” và chủ trương “đại Hán” đã là nỗi lo sợ cho các nước chung quanh. Hiểm họa chiến tranh luôn đe dọa các nước láng giềng với di sản “văn hóa chống hòa bình” của Trung Quốc.


      Khởi đầu từ đâu? Từ Khổng Tử hay chăng? Thật ra Khổng Tử cũng chỉ là người thừa hưởng quan niệm hiếu chiến của “văn hóa du mục”, nhưng ông chỉ thuật lại mà không chế ra điều gì mới (“thuật nhi bất tác”), tuy nhiên sự giáo dục về chủ thuyết của ông qua nhiều đời, đã tạo ra một đám môn sinh di hại cho xã hội đến ngày nay với di sản “văn hóa vị kỷ”. Các quốc gia không bị ảnh hưởng bởi Nho học cũng có riêng văn hóa của họ, với sai lầm, cũng như lắm điều tàn ác và nền văn minh cũng lạc hậu, có thể có nhiều vấn đề còn tệ hơn so với những nước có ảnh hưởng của Nho học. Tuy nhiên, qua thời gian khi dân trí khá hơn, họ đã có một lối rẽ khác, có thể vì họ có tư tưởng nhẹ về vị kỷ và nặng về vị tha? Trong khi Trung Hoa và Việt Nam vẫn thế!


      Có chủ thuyết nào ở phương Đông có thể tạo được phúc lợi hơn cho ngày nay, nếu giáo dục theo đường lối này (dù đây chỉ là giả thuyết)? Câu trả lời là có, đó là thuyết “kiêm ái và phi công” (yêu thương mọi người như chính mình và không chiến tranh) của Mặc Tử. Học thuyết này có chủ trương “VỊ THA”, tuy nhiên đã bị cạnh tranh và bị Nho học áp đảo bởi số đông các Nho gia vị kỷ, cộng thêm với sự trợ lực của quân quyền, nên chủ thuyết này đã đi vào quên lãng.


      Nho học thực ra đã có nhiều quan niệm rất hay, bằng chứng là đã có một số thời kỳ đã làm xã hội ổn định và thịnh vượng. Tuy nhiên, vì lòng vị kỷ, đám môn sinh của Nho Học đã thêm thắt nhiều điều, làm cho một chủ thuyết vốn đã có vài điểm có thể không hay cho toàn xã hội, lại thêm tệ hại hơn. “Tam cương” đã được đề ra bởi đám Nho gia trục lợi với chữ “trung quân” tuyệt đối. Điều này làm cho xã hội khốn đốn hơn bởi những quyết định độc đoán và không sáng suốt của những hôn quân, với đề nghị của những Nho gia bợ đỡ! Chữ Thiên tử là con Trời được gán cho hoàng đế, thay trời trị dân, “quân tử” là “con vua” giúp vua chúa đàn áp và làm ngu dân theo tư tưởng của đám “kẻ sĩ” vì mình, vì dòng họ vì sự cha truyền con nối đã ăn bám vào sự thống trị!


      Ngày nay, hai tư tưởng “vị kỷ” và “vị tha” đã có những thí dụ khá rõ ràng: những người giàu có trên thế giới đã dùng khả năng của mình để tạo dựng tài sản, sau khi giàu có đã dùng tài sản này để cống hiến cho cộng đồng hay nhân loại như, Nobel, Rockefeller, Buffet, Gates, Getty, vv..., hay có những tổ chức nhân đạo trên thế giới. Có phải đây là sự ảnh hưởng của lòng vị tha? Dưới xã hội Nho giáo, có ai tự mình tạo ra tài sản rồi cống hiến? Hay tệ hơn nữa là vơ vét, bóc lột để giàu có, rối khi chết đi chỉ để lại cho con cháu, đây là ảnh hưởng của lòng vị kỷ? Tra cứu thêm chúng ta sẽ có câu trả lời!


      Khổng Tử có phải là “Thánh nhân” và là “Vạn thế sư biểu” hay không?

      Qua những điều đã trình bày thì Khổng Tử không phải là “thánh nhân”, ông chỉ là một ông thầy tài giỏi với số người theo học ông quá đông (3000 học trò), ông đã nâng cao nền giáo dục, kết quả đã tạo được phần nào sự ổn định trong xã hội cổ đại. Tuy nhiên ông vẫn phạm những lỗi lầm như những người thường, những kẻ không quân tử”, ông đã vi phạm về chính những điều ông đã dạy người khác!


      Ông có phải là “vạn thế sự biểu” không? Câu trả lời là không! Xã hội Trung Hoa thời Mao đã đạp ông xuống bùn! Người dân sẽ không theo chủ thuyết ông đề xướng, nếu họ biết sự tác hại lâu đời mà nay họ nhận hậu quả. Nếu biết rõ cái mầm “vị kỷ” nảy sinh từ Khổng học, rồi được vun trồng bởi đám Nho gia xu nịnh, biết rõ là Mặc Tử đã đả kích những điều này, thì hậu thế khó có thể phong ông là “vạn thế sư biểu”!


      Ngày nay Trung Hoa muốn mang tên Khổng Tử với Khổng học, cũng như Hoa ngữ phổ biến khắp thế giới để làm gì? Có phải đây là mục đích Hán hóa toàn cầu vì người Hoa quá đông và phân tán khắp thế giới? Đối với Trung Hoa xưa thì “trung quân” nay “trung với đảng”, với dân chúng lại muốn tiếp tục chủ trương “văn hóa đàn cừu” bảo sao nghe vậy?


      Các chính thể độc tài luôn lợi dụng bất cứ điều gì để có thể bảo vệ chế độ.


      Khổng Tử cũng chỉ là nạn nhân như các đấng được các tôn giáo tôn thờ, như Chúa, Ahlah, Phật hay Jesus, v.v... đều đã bị loài người lợi dụng cho mục đích riêng, họ đã giải thích những điều trong kinh điển có lợi cho họ, nhiều khi còn nhân danh thần thánh để tàn sát. Các lãnh tụ dù đã chết cũng không thoát, được tô son đánh phấn cho mục đích chính trị. Tất cả chỉ với mục đích là phục vụ quyền lực, cũng như để thỏa mãn sự tham lam, kỳ thị và kiêu ngạo.


      Vị kỷ là bản thể cố hữu của con người, vị kỷ nếu biết hạn chế có thể sẽ giúp cho văn minh thêm phần phát triển. Tuy nhiên nếu không kiềm chế và để sự vị kỷ tự do bộc phát, thì với lòng tham vô đáy cùng sự kiêu ngạo lên tới trời, sẽ gây nội loạn trong xã hội, hay với những tác hại vô lường của chiến tranh giữa các quốc gia hay các dân tộc. Thay vì kiến tạo và xây dựng, chiến tranh đã gây nên tàn phá và hủy diệt. Một xã hội với những xáo trộn hay chiến tranh sẽ làm văn minh không phát triển.


      Điều gì có thể giúp cho sự phát triển về văn hóa cũng như văn minh chung? Đối nghịch với “Vị Kỷ” là “Vị Tha”, thay vì chỉ biết nghĩ đến mình, đến dòng họ, đến dân tộc của mình, thì hãy nghĩ đến những người khác, dòng họ khác, dân tộc khác, hãy nghĩ đến đến sự công bằng và bình đẳng cho mọi người. Nho học vẫn còn có giá trị ở câu được chọn lọc là “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”.


      Vậy “Vị Tha” có phải là một giải pháp cho từng cá nhân để đưa đến hòa bình và hạnh phúc chung cho nhân loại? Câu trả lời tuỳ theo quan điểm của mỗi người!


      Trần Việt Bắc

      Tạp chí Tân Văn số 82, Tháng 5/2014

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Di Sản Của Nho Học Trần Việt Bắc Nhận định

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tiểu Luận

        Cùng Mục (Link)

      Mỹ học của hư vỡ: Kintsugi, lấy vàng nối gốm (Nguyên Giác)

      Lịch Sử Đạo Hồi (PHS News)

      Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)

      Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam (Inrasara)

      Năm Dần Nói Chuyện Cọp (Thái Văn Kiểm)

      Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết (Nguyễn Thiếu Dũng)

      “Vân Đài Loại Ngữ" Bộ Sách Bách Khoa Toàn Thư Đầu Tiên Của Việt Nam (Nguyễn Huy Côn)

      Văn Chương Có Biên Giới Không? (Nguyễn Vy Khanh)

      Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa (Nguyễn Sỹ Tế)

      Việt Nam Cộng Hòa lừng lững đi vào lòng đất nước (Trần Doãn Nho)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)