1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đêm Vu Lan Trên Đảo Galang (Liên Hương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-08-2015 | TRUYỆN

      Đêm Vu Lan Trên Đảo Galang

       LIÊN HƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       


      1.


      Vi đi làm muộn hơn mọi người.


      Xa lộ không đông xe, một khúc nhạc vui tươi quen thuộc từ một băng nhạc làm buổi sáng thêm sinh khí. Vi cảm thấy một niềm vui lâng lâng phơi phới và tự hỏi: Tại sao mình vui? Buổi sáng mai khí trời còn rất mát, xa lộ rộng thênh thang, sạch và nhẵn, máy xe chạy êm không nghe tiếng nổ và thêm nữa, Vi sang lane khá gắt nhưng chiếc xe lane kia nhường lối thay vì bấm còi mắng chửi. Vi muốn chiếc xe mình có thêm một đèn nháy phía sau với hai chữ “Thank You”.


      Nghĩ lan man, Vi chợt nhớ ra, sáng nay trong lúc chạy vội ra vườn tưới cây, Vi nghe thoang thoảng hương ngọc lan đầu mùa. Ngước nhìn tàng cây với những lá rộng bản “xanh như ngọc” thấy lấp ló vài nụ hoa trắng nuột, Vi ngắt vội một đóa, gài lên mang tai và chính mùi hương thoang thoảng của buổi sớm mai làm cho Vi thấy yêu đời, sảng khoái hơn.


      Một vùng ký ức êm đềm như một đoạn phim quay chậm lần lượt hiện ra trong trí: những ngôi chùa cổ với mái ngói âm dương phủ rêu, những mảnh vườn rộng liêu trai xứ Huế với hương hoa ngọc lan, hoa mộc, những cây nhãn, cây sung, cây khế... đã làm tuổi thơ của Vi thêm mộng mơ đẹp đẽ.


      Nhớ những ngày sau 75, Cộng Sản chiếm miền Nam, Vi chấp nhận bước từ xe hơi xuống xe đạp và đi bộ, sống giản dị, vất vả. Tuy nhiên sự an phận cố gắng của riêng mình không đủ, chế độ nhìn những thành phần như Vi là đối tượng có tội, cần được hành hạ, khủng bố từ vật chất đến tinh thần. Vi luôn luôn nhắc nhở các con phải biết ăn nói khéo léo, tránh né kẻo lụy vào thân.


      Những tiêu chuẩn đạo đức bị bóp méo, các con còn trẻ thơ, mong gì giữ được bản chất trung thực và nhân bản, và tương lai thì như đi trong đường hầm càng ngày càng tối, không có một đốm sáng le lói để dẫn đường mà hy vọng.


      Trong mỏi mòn tuyệt vọng, Vi thấy được ánh sáng từ chân trời xa: Thế Giới Tự Do đang dang tay đón những người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Nhìn lũ con vô tư đang chạy nhảy vui cười, lòng Vi đau như cắt. Chúng đâu đã hiểu thế nào là Tự Do và Cộng Sản, đâu đã phân biệt được hiện tại và tương lai. Vì con mà ra đi, cái giá của sinh mạng để đổi lấy sự tự do và tương lai, nhưng Vi đâu dám nhân danh đám con mà toàn quyền quyết định cho số phận của chúng trong khi tự biết rõ mình không có khả năng để bảo vệ chúng trong cơn sóng gió bão bùng giữa biển khơi. Nếu mình chết, con sẽ bơ vơ cùng khổ, nếu con chết, liệu chuyện ra đi và cuộc đời mình còn ý nghĩa gì nữa chăng?


      Suốt một năm dài, khi thì chuẩn bị vượt biên hoặc là vừa trốn thoát trở về, hoặc ở tù về, Vi cùng kiệt cả tiền bạc lẫn sức lực, lúc nào cũng như ở trong cơn mộng du, vẫn lầm lũi tiến bước. Sợ nhất là khi đã nhìn thấy thực tế: những tổ chức chuyến đi sắp xếp rất cẩu thả. Ghe nhỏ mong manh đầy ắp người, mấy chục mạng sống trên chiếc thuyền gỗ cũ kỹ như chiếc lá giữa dòng, có thể biến mất không chút tăm hơi hoặc là chịu đựng những thảm cảnh hãi hùng của đói khát, cướp bóc, hãm hiếp...


      Đã mắt thấy tai nghe mọi hiểm nguy mà vẫn quyết tâm ra đi, Vi thầm hiểu đã có một mãnh lực thiêng liêng kỳ bí thôi thúc mình.


      Sau sáu lần thử lửa, và được cứu vào lúc sắp lâm nguy, Vi và các con đã bình yên đến bến Nam Dương, đảo Galang.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Vi còn nhớ mãi mùa Vu Lan năm đó, 1981, tất cả Phật tử trên đảo đã tổ chức một ngày lễ lớn để nhớ ơn mẹ và nguyện cầu cho những vong linh chết trên biển cả. Vi đã đề nghị cả barrack suốt cả tháng trời làm mấy trăm bông hồng trắng và đỏ bằng giấy nhún. Hoa treo dài dọc theo đường dây kẽm treo mùng để tránh chuột gặm vì keo dán làm bằng hồ nếp quấy đặc. Ngôi chùa lớn trên đỉnh đồi do những người Việt gốc Hoa xây vào thời kỳ ra đi bán chính thức 78, 79, rất uy nghi và khang trang.


      Sáng ngày Rằm tháng Bảy, lễ Bông Hồng Cài Áo được thầy Nguyên Trí chủ tọa làm mọi người bùi ngùi rơi lệ. Trong hoàn cảnh vừa bỏ nước ra đi, thoát được bao tai ương và hãy còn ngỡ ngàng trước tương lai, mọi người đều cảm thấy mình yếu đuối, cần đến sự phù hộ dẫn dắt của Trời, Phật.


      Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Vi thương mẹ và biết chắc là mẹ rất thương Vi và các cháu nên khi ra đi, Vi không từ giã, không dám cho mẹ hay. Vi cầu mong mẹ sớm biết tin con và các cháu đã đến nơi đến chốn bình yên để mẹ khỏi phải sống trong lo sợ, quay quắt mỏi mòn. Từ khi có con, Vi biết thương mẹ hơn vì đã trải qua bao nhiêu âu lo trông đợi, những lúc mỉm cười hạnh phúc khi thấy con lớn khôn học hỏi được vài điều mới lạ, cũng có khi cuống cuồng, đau đớn khi thấy con vấp ngã, ốm đau, hư chướng... Vi nguyện với lòng mình: đừng bao giờ phải tiếc hối để đến khi mẹ mất đi mà mình chưa tỏ được lòng thương yêu mẹ và chưa biết được mẹ thương yêu mình.


      Đêm Rằm, bầu trời rực sáng với một chữ Vạn khổng lồ bằng lửa cháy trên một ngọn đồi cao. Đó là một công trình và sáng kiến của đám người tị nạn trên đảo. Họ kết các lon sữa bò đựng dầu hôi có tim bằng vải thành một chữ Vạn lớn và dựng trên đồi, khi chữ Vạn lửa ấy bừng cháy, người ta tưởng chừng cái thiêng liêng của ngày Rằm tháng Bảy đã theo đám người Việt trốn chạy khỏi đất nước đến ngự trị trên hải đảo này.


      Đó là một ngày Rằm tháng Bảy đặc biệt trong đời Vi, trước đó chưa từng có và sau này cũng sẽ không bao giờ có nữa. Ra đi với một chấp nhận rời bỏ vĩnh viễn đất nước, mang cả một quá khứ văn hóa của mình trôi giạt đến hải đảo này, giữa cái mênh mông của trời nước, cùng với những người đồng cảnh ngộ dựng lại một ngày Rằm tháng Bảy với tất cả nỗi mừng rỡ, xót thương, trắc ẩn và mong cầu ...


      Họ tổ chức cả một lễ rước kiệu, đốt đuốc đi men theo các đường mòn trong rừng dẫn ra biển. Họ tổ chức cả một buổi lễ phóng đăng – thả xuống biển những ngọn đèn lồng nổi trên nước. Sóng biển đã đưa các ngọn đèn ấy tản mạn ra xa, tạo thành những đốm sáng li ti dập dờn, như là một lời kêu hỏi, một chuyến tìm kiếm:

      “Hỡi các oan hồn chết thảm trong những chuyến vượt biên, các vị đang ở đâu? Đang ở đâu? Xin các vị hãy đến đây với chúng tôi, những người được sống sót cũng vẫn từ các chuyến vượt biên như quý vị, đến đây để cùng chia sẻ nỗi đồng cảm đớn đau của những kẻ có nước mà phải bỏ nước ra đi, có một nền văn hóa lâu đời mà phải đem ra xứ khác để gìn giữ, có con cái mà phải mang đi xứ người để dạy dỗ, có nhà cửa đất đai mà phải bỏ đi ăn nhờ ở đậu. Giữa trời biển này, trong lời kinh cầu siêu vang vang này, đức Phật sẽ chứng kiến các khổ ải mà tất cả chúng ta đang gánh chịu trong tấn kịch bi tráng bỏ nước ra đi, tất cả chúng ta, những kẻ đã bỏ mình cũng như những người còn sống sót. Tất cả chỉ vì nhằm gìn giữ những giá trị trường tồn của Việt Nam, của con người mà đêm Rằm tháng Bảy này hiện diện nơi đây, khuất mặt hay có mặt, để làm bền chặt thêm cái ý chí khi vượt thoát.”

      Ad-22 Ad-22

      Vi đứng lặng giữa đám người cầu nguyện, thấy lòng mình đang dần dần mở tung các biên giới để cảm nhận bao điều mới mẻ. Lời kinh và tiếng sóng, tiếng gió làm cho thần trí của Vi cất cánh đến những tâm cảnh xa lạ. Nàng như nghe tiếng gọi đầy an ủi của ông bà tổ tiên từ mảnh đất yêu dấu ngàn năm vọng sang, nàng như cảm thấy ngay bên cạnh nàng tiếng nức nở của biết bao vong hồn thảm tử trên sóng nước, nàng cũng lờ mờ thấy sự sống còn của nàng, của các con nàng, của bao người khác quanh nàng từ nay về sau sẽ mang một sứ mệnh không biết trao gửi từ đâu, nhưng rõ ràng đây không phải là một cuộc vượt thoát thông thường mà là một trách nhiệm lớn lao. Nguy cơ thui chột nòi giống về mọi phương diện là một nguy cơ có thực, mỗi người ra đi phải lo gìn giữ và phát triển các vốn liếng tốt đẹp mà mình thừa hưởng từ bao thế hệ trước và từ bao hun đúc của núi sông... Cuộc ra đi của nàng là một chiến trận, không khác nào các chiến trận chống xâm lăng mà ông bà tổ tiên của nàng đã thực hiện và đã chiến thắng, và chiến trận này cũng thế, cũng có người phải bỏ mình. Những ngọn đèn bồng bềnh kia trên đại dương, tiếng cầu kinh này trong tiếng sóng gió là những tưởng niệm chiến sĩ trận vong trong một cuộc chiến kỳ lạ – thay vì đánh ngoại xâm để bảo tồn đất nước thì lại chạy trốn khỏi đất nước để bảo tồn nòi giống, văn hóa. Thật sự đó là một cuộc chiến vì sự sinh tồn của dân tộc, và đã không khỏi phải hy sinh mất mát.


      3.


      Ánh sáng trong đêm Vu Lan ấy đã trở thành một hướng dẫn tuyệt đối cho cuộc đời Vi. Đã qua nhiều khổ đau thất vọng nhưng Vi chưa hề chán chường bi quan. Có thể Vi quá nhạy cảm và ngây thơ nhưng tại sao Vi không biết rằng cuộc đời đã nhiều lúc mỉm cười với mình, Vi thấy biết ơn đời và biết ơn người.


      Ánh sáng le lói trong đêm dẫn đường cho người trong rừng rậm không lạc lối, ngọn hải đăng giúp cho tàu bè tránh được ghềnh đá, cập bến an toàn, và hơn hết, những chùm đèn lấp lánh của chiếc tàu lớn hay đất liền là nỗi mừng vui khôn tả của người vượt biên biết mình sắp được cứu sống.


      Đối với Vi, ánh sáng ấy luôn luôn như là một mời gọi từ phía xa, dù mình chưa tới gần để nắm bắt được, nhưng trên con đường hướng đến đó, lòng đã thấy an tâm với niềm vui và tin tưởng. Nhiều hôm đi làm về mệt rã rời, nhưng nghĩ đến những công việc đã làm trong ngày, Vi thấy hài lòng và thơ thới niềm vui... Cả đến những khi đau đớn, buồn khổ, oan khiên, Vi cũng thấy mình may mắn, hoặc là đã được chia sẻ và nâng đỡ, hoặc là đủ năng lực để vượt qua.


      Vi lờ mờ thấy rằng thái độ sống tích cực ấy của mình hẳn là kết quả của bao thăng trầm của quá khứ, trong đó hình ảnh đêm Vu Lan trên đảo Galang, như một vùng sáng trên cái nền âm u của dĩ vãng. Các cảm xúc đêm ấy không phai mờ trong tâm hồn nàng, luôn luôn như nhắc Vi phải vững vàng, sống lạc quan và tích cực, phải tìm cho được nguồn vui ở đời. Vi nghĩ mình đã tìm thấy điều ấy, mỗi khoảnh khắc sống có ý thức đều đẹp, và nếu một ngày kia hết hơi, tắt nghỉ thì những tiếc thương, những giọt nước mắt đưa tiễn của người ở lại cũng sẽ là những nét đẹp trong đời.


      Liên Hương

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đêm Vu Lan Trên Đảo Galang Liên Hương Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)

      Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)

      Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)

      Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng (Trần Hồng Văn)

      Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)

      Một Đêm (Trần Yên Hòa)

      Cây Thập Tự Giá (Trần Hồng Văn)

      Chuyện người con gái có tên ‘Nguyễn Thị Di Tản’ (Hoàng Thị Tố Lang)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)