1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Niềm đau nhức của khoảng trống (Dương Nghiễm Mậu) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      21-01-2013 | TRUYỆN

      Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống

        DƯƠNG NGHIỄM MẬU
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Tôi bỏ mình nằm lên giường không muốn cựa quậy, quần áo dạ hội lần đầu tiên tôi mặc lên mình, không được tới đám đông, còn trên thân tôi. Tiếng nói Thúy cất lên như một mũi kim nhọn chích vào tim tôi ê ẩm đau buốt và choáng váng: “Anh ạ, em không tới với anh được đâu, sao cái bướu của anh lại lớn quá thế…” Bóng tối vây phủ chung quanh bưng bít. Không khí oi bức ngạt thở của một buổi tối trở trời như sắp vào một cơn giông bão khiến cho từng tế bào của thân thể rạo rực chung với mọi vật vây quanh. Tôi nằm ngửa nhìn lên trần nhà loáng thoáng những vết sáng song song từ một ngọn đèn ngoài cửa chiếu qua cửa chớp in hình không lay động. Cái bướu, phải rồi chính cái bướu. Tôi lấy tay gối ở đầu ra sờ lên chiếc bướu nằm ngay trên cổ tôi. Một cục thịt to hơn nắm tay trồi lên ở cạnh hàm phía trái. Tay tôi ướt nhẹp mồ hôi để lên đó, tôi muốn sờ như tìm lại từng chút, từng chút cái sự thật nằm đây mà tôi đã quên lãng.


      Dù không có ánh sáng, không có tấm gương trước mặt, nhưng tôi thấy rõ hơn bao giờ hết, nó là một cục thịt phồng ra, bao bọc chung làn da thân thể tôi. Có một khoảng sần sùi màu chàm hơi tía, trên đó có mấy sợi lông đen mọc ra như một khóm lông heo. Cái này có người đã bảo với tôi là cái kiếp trước - những kiếp của tôi là một cái gì đó rất độc ác. Tôi đã đầu thai vào nhiều cửa, nhưng chẳng ai nuôi được tôi, tôi bỏ họ lại. Tôi đã ra vào bao nhiêu lần – rồi đến một lần nào đó có kẻ đã biết - và đánh dấu vào thân thể tôi một chút chàm, một chòm lông heo để cho tôi biết thân và đừng đầu thai vào quấy đảo họ. Nhưng kẻ độc ác nọ đánh dấu ở ngay cổ tôi trên cái bướu này. Sao họ không đổ chàm, trét lông vào lưng, vào bụng hay vào những chỗ tôi có thể che giấu? Cái kiếp trước của tôi ra sao? Thực như thế ư? Nhưng còn cái bướu - cái phần ở trong lần lông heo, trong lần da này là gì? Nó là thịt ư? Nhưng sao nó lại lớn ra mãi thế này. Tôi đã bỏ quên nó, nhưng nó đã lớn theo tuổi tôi. Tôi biết như thế, tôi hoảng hốt: Rồi nó sẽ lớn bằng cái gì?


      Bây giờ nó đã bằng nắm tay - bàn tay tôi vừa đủ úp lên nó, mai kia nó lớn lên mãi, lớn mãi bằng mặt tôi, hơn mặt tôi. Khi đó tôi sẽ có một cái đầu thứ hai, cái cổ, cái vai, cái mình tôi đang có đây phải gánh chịu cưu mang nó. 106 106 Tôi nghĩ đến khi tôi chết trông cái thân thể kỳ lạ này chắc những con người quan tâm nghiên cứu về cơ thể học sẽ xin cắt cái đầu tôi để nghiên cứu, người ta sẽ ngâm vào trong một cái lọ thủy tinh mà triển lãm - gọi đó là một cái quái thai cho những người sau này ngắm nghía, xem xét, cười cợt - “Thôi tôi van, tôi van đừng làm tôi như thế, không bao giờ như thế phải không, nhất định anh tin vậy Thúy ạ”. Tôi hoảng hốt muốn kêu thành tiếng, muốn phá vỡ cái im vắng tù ngục vây quanh, cái thảng thốt đau nhói của mũi kim cứ ấn sâu dần dần vào tim thỉnh thoảng lay động khẽ cho tôi biết cảm giác đó. Tôi thấy như chiếc bướu từ lúc này bắt đầu lớn nhanh hơn nữa - và tay tôi không còn đủ sức che hết, tôi vội bỏ tay rồi xoay mình nằm sấp xuống giường.


      Tiếng chuông đồng hồ đổ chín giờ tối. Buổi dạ hội đã bắt đầu được nửa giờ. Tôi nghĩ đến quang cảnh khu biệt thự, những vòm cây mang phiến lá xanh ngả xuống một mái nhà thấp, có ống khói lớn. Khoảng vườn cỏ xanh, lối đi rải cuội trắng. Rồi những hoa lá trang điểm cùng ánh đèn xanh đỏ như trái chín mọng ngọt lịm, những điệu nhạc bắt đầu dấy lên những âm thanh âu yếm, ngọt ngào như những sợi tơ tẩm vàng óng trải ra vây bắt lấy những đôi trai gái y phục lộng lẫy. Cái âm thanh du dương như một dòng sông nào xuôi chảy vang vọng ấp ủ vỗ về cho những bàn tay siết lại với nhau, cho những thân hình quấn quít lấy nhau, những cặp môi, đôi mắt và những tâm hồn du lên cái khoảng xanh êm dịu của bóng đêm… Những ly rượu khai vị nồng cháy, tiếng cười giòn tan… Tôi đã không tới được đấy cùng Thúy đêm nay như từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày trước đó tôi đã mơ tưởng nuôi nấng - “Anh ạ, em không tới với anh được đâu, sao cái bướu của anh lớn quá thế…” tiếng của Thúy lại cất lên.


      - “Bà Oanh mời chúng ta tới dự buổi dạ hội vào tối thứ bảy tới đây. Bà ta khánh thành biệt thự vừa được kiến trúc lại. Bà ta bảo buổi dạ hội sẽ thêm trang trọng nếu có anh và em” - “Thế anh có bằng lòng dẫn em tới không?” – “Sao lại không? Anh chưa bao giờ đến với đám đông có thêm một người thứ hai - Anh chỉ mang một mình anh tới đó như một sự lạc lõng bỏ quên không ai quan tâm. Sự thực lẻ loi này như một thách đố lớn và không ai muốn đoái nhìn. Và tất nhiên anh dẫn em. Muốn hay không là ở em chứ đâu phải ở anh”.


      - “Em nhận lời - em sẽ trang điểm như thế nào theo ý anh” – “Em thì không cần phải trang điểm cũng đủ rồi” – “Em sẽ mặc chiếc áo màu hồng tía có dát kim tuyến đó, tóc vấn cao”… “Anh thì anh khó nói lắm. Em biết thừa đi chứ. Anh yêu cái màu hồng tía ấy ghê lắm…” - “Chỉ có mình anh là khen em thôi. Bây giờ anh hẹn đi” - “Anh sẽ tới đón em trước đó nửa giờ, anh sẽ coi em trang điểm và, nửa giờ để chúng ta tới”. Sau buổi hẹn, tôi thắc thỏm nhìn vào tấm thiếp mời. Tôi may bộ quần áo dạ hội hợp thời trang, tôi căn dặn người thợ may chăm sóc cho nó xứng đáng để rồi tôi đi dự với nàng, chúng tôi có mặt sẽ giúp cho buổi dạ hội trang trọng thêm - Bộ quần áo còn giữ nếp trên thân thể tôi đang bị làm nhàu nát. Tôi đã giữ đúng giờ hẹn tới nhà Thúy và sẽ thấy nàng trang điểm. Vừa từ cổng bước vào, người u già nhìn tôi ngạc nhiên:


      - Kìa cậu Hạnh, tôi chưa bao giờ thấy cậu lịch sự làm dáng như tối nay.


      Tôi mỉm cười, hỏi về Thúy, u già kể lể:


      - Cô ấy ở trên phòng, mấy ngày nay cô ấy không bước ra khỏi phòng, như lo nghĩ, chẳng vui vẻ, và ăn uống điểm trang gì cả…


      - Sao vậy – Tôi nghĩ chắc nàng cũng thấp thỏm chờ đợi như tôi. Chúng tôi chưa bao giờ đi đâu với nhau. Buổi dạ hội này như một sự giới thiệu cho mọi người biết chúng tôi đã đính hôn. Điều mà không ai ngờ tới. Tôi đi vội vào nhà.


      Mẹ nàng ngồi ở phòng khách đứng lên, tôi cúi đầu chào.

      - Sao mấy bữa nay anh không tới. Em nó làm sao ấy…

      - Dạ. xin phép bác cho cháu lên thăm em…

      - Chắc nó mong anh đấy. Không khi nào tôi thấy nó lạ như ít bữa nay.


      Tôi bỏ phòng khách chạy vội lên với nàng. Gian phòng riêng thân mật ấm áp vẫn như mọi bữa. Ánh sáng vừa nhạt cho tôi thấy Thúy đẹp lạ lùng ngồi tì tay nơi ghế. Chắc nàng chờ tôi rồi mới bắt đầu trang điểm theo ý tôi. Nhưng thái độ, cử chỉ vui mừng của tôi không làm nàng vui, nàng khẽ chào tôi, và ngồi im nơi ghế. Tại sao? Nàng nhìn tôi từ đầu đến chân và nhìn vào mặt tôi lâu hơn nữa rồi hai tay ôm lấy mặt mà khóc.


      - Sao em, thế em quên hôm nay anh hẹn em đi dạ hội sao? Gần đến giờ rồi.


      - Anh đừng nhắc đến dạ hội nữa. Anh ngồi xuống đi. Từ sau hôm hẹn với anh em khổ quá, không giờ phút nào em không nghĩ đến anh, nghĩ đến mặt anh…


      Tôi như một cái máy ngồi xuống ghế nghe nàng nói, nhưng nàng không nói tiếp được.


      - Chắc em ngại đám đông vì em không quen, thì thôi chứ sao em khóc làm gì…

      - Em nghĩ còn sau này, sau này nữa chứ… Tôi hỏi bao nhiêu nguyên do, nhưng nàng đều lắc đầu bảo không, mãi đến lúc tôi sắp ra về nàng mới nói:

      - Anh ạ, em không tới với anh được đâu, sao cái bướu của anh lại lớn quá thế…


      Tôi đứng soi mặt tình cờ vào tấm gương trang điểm của nàng, lúc đó tôi mới thấy, tôi mới biết, tôi mới hiểu cái bướu đang ngự trị bên cổ, cạnh mặt tôi đây. Tôi để tay lên đó để sờ thấy nó hiện hữu giữa đời sống. Điều mà khi tôi yêu nàng – khi mà tôi yêu tôi – tôi bỏ quên nó, tôi không quan tâm đến.


      Nàng ngồi ôm mặt khóc. Tôi lấy tay giữ lấy cái bướu bỏ chạy ra khỏi phòng, xuống nhà tôi quên cả chào hỏi, dừng lại. Tôi chạy mau, tay giữ bướu tự mở cửa ra đường. Tôi hốt hoảng lo lắng khi có người, tôi sợ họ nhìn thấy. Tôi nghĩ rằng người ta đang hò hét quanh tôi đòi bỏ tay ra cho họ nhìn, bao nhiêu bước chân đuổi bắt rộn lên, rồi điệp điệp trùng trùng những khuôn mặt xa lạ, ghê gớm, quỷ quái hiện đến như chỉ thấy cái bướu tôi mang trên thân thể. Tôi dùng tất cả sức lực mình, cố chạy cho nhanh, lẩn trốn vào bóng tối. Tôi muốn vươn tay phá lủng tất cả ánh sáng đang chiếu rọi chung quanh. Chừng như nó sáng thêm, sáng một cách rực rỡ, đùa cợt làm cho tôi không biết đâu ẩn thân. Trở lại phòng tôi khóa cửa chắc chắn rồi lăn mình lên giường – Anh ạ, em không tới với anh được đâu, sao cái bướu của anh lớn quá thế… Sao nó lại có? Sao nó lại lớn? Rồi nó lớn đến chừng nào? Trong làn da mỏng này nó là cái gì? Cái kiếp trước của mình ư?


      Tại sao từ bao nhiêu năm nay tôi quên cái bướu lớn theo bên mặt tôi – nhất là từ một năm trở lại đây, từ ngày tôi gặp lại nàng – lúc đó nàng có thấy cái bướu chứ? Và để mãi cho đến bây giờ mới nhìn thấy. Buổi tối nay nàng nhìn tôi rất lâu – nàng nhìn cái bướu lâu hơn, kỹ càng hơn, rồi ôm mặt khóc, không dám nhìn vào đó. Nó bỗng nhiên đứng lên to lớn giữa đời sống, để cho nàng, cho tôi, cùng nhận ra – rồi đám đông cùng đến một lúc đối diện và ngăn cách tôi – “Anh thấy rồi em ạ, chắc em vẫn còn đang khóc và còn khóc. Mười mấy năm trời rồi, lúc nhà anh, nhà em còn ở bên nhau. Cái huyện lỵ bé nhỏ chỉ có mỗi một dãy phố chợ, nhà em ở đầu dãy, nhà anh ở đó cùng em. Em đừng khóc nữa, anh sẽ kể lại em nghe thời thơ ấu, của dĩ vãng, năm bấy giờ anh còn sống bên gia đình trong một ngôi nhà nhỏ mái ngói nâu. Hai nhà cách nhau một hàng dâm bụt xanh có hoa màu đỏ. Những năm đầu tiên chúng ta cắp sách đến trường huyện, mỗi ngày chúng ta đi về với nhau.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Ngày bấy giờ em như một trái đào nhỏ, anh và em thời thơ ấu. Chúng ta học thi xem đứa nào thuộc bài, nhiều điểm – mỗi lần trước khi tới lớp chúng ta cùng ngửa tay ra xem tay đứa nào sạch…Những ngày nghỉ, em nhớ không, chúng ta cùng nhau làm cỗ hoa, lá dâm bụt, bằng một củ khoai, cùng nấu nướng đơm cỗ và mời mọc. Chúng ta đã làm đám ma một con ruồi, em đã khóc và anh đã khóc… Nhiều lắm, bao nhiêu thứ, bao nhiêu kỷ niệm dù không gợi ra em cũng nhớ, anh tin rằng em nhớ. Ngày ấy anh mang tên như một cái mặt sị, bụ bẫm của anh – Bệu – nghe tức cười thật, còn em, em là bé Thúy của ông giáo Trúc… Nhưng ngày ấy, em nhớ chứ, trên cổ anh chưa manh nha một triệu chứng gì rằng anh có một cái bướu đang hiện diện trong đời sống đây. Anh nhớ rằng sau đó gia đình em nghèo dần rồi rời phố huyện đi. Em cho anh một con búp bê. Em đi với một cỗ xe ngựa màu nâu. Ai cũng buồn. Anh đã khóc. Mối xúc động ấy có phải vì em không? Những ngày sau đấy anh chẳng hiểu rằng em đi đâu, có điều chắc chắn rằng em đi xa lắm, không bao giờ thấy, như một cái gì vô cùng hoang đường mà mỗi người chúng ta thường lưu giữ.


      Anh lớn lên, anh không còn vui đùa với em, anh bỏ anh lêu lổng cùng khắp phố huyện, đánh bi đánh đáo, tắm sông, rồi mỗi buổi chiều ra đứng bên đường xe lửa la thét với còi tàu, nhiều lần nhảy lên những toa xe cuối chở than, anh nghĩ nếu anh ngồi xuống đó con tàu sẽ mang anh đi xa – rất xa và có thể tới nơi em ở. Nhưng không bao giờ. Anh la thét ném đá cho những con tàu bỏ anh lại với đời sống huyện lỵ… Ngày tháng trôi mau, mười mấy năm trời sau đấy cái bướu này đã mọc và lớn lên từ lúc nào. Anh không nhớ sao được. Anh nhớ thuở xưa nơi cổ này chỉ có chút màu chàm và lông heo, nó chỉ như một người có nốt ruồi thịt và mấy sợi râu. Nhưng cái bướu đã lớn làm cho khoảng da căng thêm, hình như lông mọc nhiều hơn. Thời thơ ấu chưa có, khi anh yêu em cái bướu mới lớn… Rồi sau này!... Rồi sau này – phải rồi cái bướu, chính cái bướu. Bao nhiêu con mắt có con mắt của em không? Như những mắt súng đang nhìn vào mặt anh, hình như đòi được xét đến. Không thể nào đem cái mặt này đi bên cái mặt kiều diễm của em.


      Anh không muốn và cả em nữa – vậy thì đúng rồi, em từ chối đến buổi dạ hội tối nay là phải, và điều quan trọng hơn hết em đã nói cho anh biết. Anh có một cái bướu. “Thôi em đừng khóc, để anh ru em trở về khúc ca của dĩ vãng và anh hiện ra với thời dĩ vãng, mang em về đời sống và ngày mai… này thôi em… anh biết, anh biết lắm…”. Tôi nói lẩm bẩm trong miệng như van lơn, hơi thở nóng hầm hập phả xuống lần gối; đầu tôi nhức nhối, chân tay ê ẩm không muốn cựa quậy. Bộ quần áo mới cứng và chật làm cho thân tôi nóng bức, bực dọc.


      Không khí vây quanh vẫn im lìm. Tôi trở dậy bật đèn thay quần áo. Tôi yên tâm giờ phút này không còn ai quấy rầy tôi nữa.


      Tôi thấy tôi rối trí quá thường. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra với cái bướu. Tôi nhớ rõ hồi xưa nó chỉ một chút. Hay nó cũng như một đời người, những năm thơ ấu đã qua đi cho đến tuổi dậy thì, sau cơn sốt vỡ da nó mới lớn dậy và trưởng thành. Năm nay tôi 22 tuổi, tôi vừa ở tuổi dậy thì, người ta phải qua năm 25, 26 mới hết lớn, vậy chắc tôi còn lớn – và cái bướu còn lớn theo. Tôi nghĩ xem nó có phải là một bệnh di truyền không: Năm tôi còn nhỏ đã mồ côi – năm 10 tuổi. Tôi nhớ về cha mẹ tôi mơ hồ vì tôi không được sống với cha mẹ. Tôi là đứa con thứ hai và cũng là con út. Tôi có người chị lấy chồng sớm, hơn tôi một tuổi – sau khi sanh đứa cháu đầu lòng thì qua đời vì bệnh tràng nhạc. Hay tôi mắc cái bệnh đó? Nhưng sao lâu thế này, lớn thế này tôi không thấy đau đớn gì? Và tôi vẫn chưa chết? Tôi ở với bà nội, sau khi sinh tôi, cha mẹ tôi bất hòa, mỗi người ở một nơi. Tôi chưa sống lâu với cha mẹ tôi. Tôi ở với mẹ tôi, mẹ tôi nói xấu, nguyền rủa cha tôi. Tôi sang ở với cha tôi, cha tôi nói xấu và nguyền rủa mẹ tôi. Tôi là một đứa con, tôi là một cái bị thịt – một cái đích để hai người chửi và nguyền rủa cho tôi chịu đựng, tủi hờn… Không ai thương xót vỗ về an ủi tôi, tôi như người khác máu không liên lạc gì với ai – trừ bà nội tôi.


      Tôi mang nỗi tủi hờn về cho bà tôi an ủi nguôi ngoai, chính thế nên ở với cha hay với mẹ, tôi chẳng dám nhìn vào mặt ai, nên sau khi hai người qua đời tôi không nhớ rõ nét mặt, dáng dấp… và tôi chẳng nhớ giỗ chạp bao giờ, may tôi còn nhớ tên ở trong tờ khai sinh để đề vào những giấy tờ…


      Không biết cha hay mẹ tôi có bướu ở cổ như tôi không? Tôi chợt nhớ tấm ảnh chụp gia đình tôi năm tôi còn nhỏ, tôi còn mang theo. Tôi lục tìm ra soi dưới ánh sáng đèn. Tấm ảnh đã cũ, nó nhỏ bằng bàn tay thôi. Bà nội tôi ngồi trên chiếc ghế bành ở giữa, hai bàn tay xòe ra ở đầu gối, hai bàn chân cũng xòe ra. Bên cạnh có cơi trầu, ống phóng. Cha tôi mặc áo gấm có hoa, đầu rẽ đường ngôi thẳng chải dầu bóng, mẹ tôi chít khăn có để tóc đuôi gà mặc áo tứ thân cầm quạt, chị tôi mặc áo dài tóc để cun cút – và tôi thấp bé, đầu trọc, đeo khánh, quần xẻ đũng… Mỗi người trong tấm ảnh chỉ to bằng đầu đũa, mặt tôi nhỏ hơn hạt ngô – vì vậy tôi chẳng nhìn thấy dấu vết gì về chứng tích của một cái bướu ở cha hay mẹ tôi. Tôi chưa thấy ai như vậy. Sao tôi lại có.


      Khoa học ngày nay tiến bộ, ai cũng biết, vậy đối với cái bướu này chắc chẳng nghĩa lý gì, nó là một cục thịt cứ việc cắt đi là hết. Người ta còn đổi đàn ông ra đàn bà và ngược lại – vậy đối với tôi: Tôi tự nhiên thấy yên tâm. Tôi cất tấm ảnh vào chỗ cũ rồi mở cửa ra ban-công đứng nhìn xuống đường. Có một cơn mưa nhỏ đổ xuống lúc trước vừa dứt hạt, mặt đường nhựa bóng nhẫy ánh đèn, mấy vòm cây xanh đen đứng đằng xa. Trong khoảng mây tối trên đầu hình ảnh khuôn mặt Thúy hiện ra với một vẻ sầu thảm, đôi tay úp lên mặt và những búp tóc xõa vây quanh – Không sao đâu em, anh thấy rồi và anh có thể làm mất nó, em sẽ ngạc nhiên thấy nó không còn, khi đó chúng ta sẽ dự một buổi dạ hội khác – Nó là một vật thừa trên thân thể anh… Tôi nhớ lại một thằng bạn bảo tôi: Cái mặt mày kỳ cục và quái gở như thời đại này. Tôi cho đó là một câu đùa cợt. Nếu nó hợp với thời đại, đúng với thời đại thì sao nó không được người ta công nhận – Nhất là người yêu tôi. Nó là một sự phi lý đến cùng cực mà mọi người chối bỏ. Nếu tôi chỉ có một mình, tôi sẽ nuôi nấng nó như tôi – Nhưng tôi còn những ràng buộc vây quanh nên nó là kẻ lạ, một sự quái gở - Một hiện tượng quái gở mà mọi người chỉ mặt gọi tên nó. Nó ở một mình trên thân thể tôi, hay ở một thiểu số nữa. Cái thiểu số này, đám đông từ chối, bởi vì họ sợ họ là một sự thiếu thốn, một sự quái gở lớn lao hơn.


      Tôi bỏ tay vuốt thanh sắt ban-công mát lạnh, những hạt nước còn đọng lại, tôi đưa bàn tay lạnh đó ấp lên cái bướu. Cảm giác lạnh làm tôi rùng mình và nổi gai ốc khắp người - “…Sao mày lớn quá thế, như vậy tức là mày không muốn yên thân phải không? Quân phiến loạn. Nhưng vô ích con ạ! Mày có biết thân phận mày không chứ?”


      Qua một đêm trằn trọc làm buổi sáng hôm sau tôi dậy sớm, tôi nghĩ đến ông bác sĩ quen – ông ta là người đã khám sức khỏe cho tôi nhiều lần. Chính ông cũng đã bảo cho tôi biết hồi xưa tôi đau ruột thừa, điều tôi không nghĩ ra. Tôi tin ông có thể biết căn nguyên cái bướu này. Tôi sửa soạn mặc quần áo, trước khi ra đường tôi đứng soi mặt vào gương. Tôi hốt hoảng nhìn cẩn thận lại mặt tôi – Cái bướu qua thêm một đêm chừng như đã lớn hơn nhiều. Phải cắt nó đi. Tôi nghĩ vậy. Tôi đi ra ngoài đường và chờ ở một trạm xe buýt - giờ đi làm nên đông đảo. Tôi thấy mọi người hình như chăm chú nhìn tôi. Một người già xoay lại gọng kính. Hai người con gái xì xào nói nhỏ rồi cùng nhìn mỉm cười. Người thanh niên đứng trước mặt quay đầu lại. Khắp tất cả, ngay một đứa trẻ cũng để tay xoa lên cổ nó, như ở vị trí cái bướu của tôi, để xét xem nó có một cái bướu không. Hai tai tôi nóng ran, chắc đang đỏ tía lên nữa. Tôi muốn lấy tay che cổ, nhưng hai bàn tay đều ngượng ngùng, thừa thãi, không biết cất giấu đi đâu. Tôi nhìn xuống đất rồi lủi ra đầu đường. Tôi vội gọi một chiếc xe nhảy lên. Tôi không còn muốn nhìn vào mặt ai nữa.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3.


      Tôi là người thứ hai trong phòng khách đợi. Phòng khám bệnh chưa tới giờ mở cửa. Hai dãy ghế dài bọc vải xanh quay mặt vào nhau. Người khách thứ nhất là một người đàn bà đứng tuổi mặc quần áo đen và buộc một tấm khăn trắng mỏng lên đầu kín cả mang tai. Bà ngồi ở góc kín nơi tay phải, lúc tôi bước vào bà hơi ngẩng nhìn lên chậm chạp. Đôi mắt dại vàng nằm sâu ở quầng mắt thâm đen. Màu da vàng xám có bôi nghệ.


      Bà ta ngồi thu một chân lên ghế ôm vào ngực và thỉnh thoảng ho khan.


      Tôi ngồi ở ngay đầu ghế bên này. Nhìn vào tấm cửa mở hé vào phòng khám bệnh. Gian nhà vẫn không thay đổi gì – làn gạch vàng dưới chân – làn vôi trắng khỏa khắp các mảnh tường và trần – mùi thuốc phảng phất. Người y tá trở ra vặn chiếc quạt trần, người đàn bà nhìn lên và ra dấu tắt đi. Tôi lặng thinh, người đàn bà tự nhiên lên tiếng:


      - Tôi gặp hơi quạt là như muốn sốt rét. Khổ quá ông ạ, xin lỗi nếu ông không vừa lòng.

      - Dạ thưa bà không sao, tôi cũng sợ quạt, chắc bà bệnh đã lâu?

      - Vâng tôi yếu lâu lắm, người bảo đau gan, người bảo đau phổi… uống thuốc bắc mãi không khỏi, nên đi khám xem bác sĩ bảo bệnh gì. Còn ông, chắc ông đau cổ.


      Tôi giật mình, sao bà ta lại nghĩ thế. Tôi vội bảo:

      - Không, tôi không đau cổ. Tôi đau tim bà ạ.

      - Xin lỗi ông, tôi tưởng cái nhọt thì đau lắm. Tôi chưa hề gặp ai thế.

      - Dạ vâng. Tôi có thế từ hồi mới sinh, nó là một cái tật, như một ngón tay, ngón chân thừa vậy thôi.

      - Thưa ông thế nó không đau ạ?

      - Không, thưa bà nó như thường vậy thôi.


      Bắt đầu có thêm hai bệnh nhân đến. Một cụ già và một thanh niên trẻ hơn tôi. Hai người ngồi ở ghế đối diện. Không ai nói nữa. Câu chuyện giữa tôi và người đàn bà không tiếp tục và tôi cũng không muốn nói đến cái bướu. Tôi đau tim, tôi hơi tức cười khi trả lời câu đó. Nhưng biết đâu, tôi lo lắng và nghe ngóng, tôi thấy như cái bướu bắt đầu phập phồng và có tiếng đập ở đấy.


      Nếu sự thực tim ở đó thì tôi sẽ làm sao? Bắt buộc gì tim phải cứ ở ngực, khi tôi sinh ra biết đâu không phải một sự sắp xếp sai lầm. Cũng như cái bướu, sao lại cái bướu có ở cổ tôi mà người khác không có, nhất nữa tôi không thấy dấu hiệu gì bảo rằng đây là một căn bệnh. Tôi cố gắng gạt ý nghĩ ấy đi, nhưng tôi chẳng yên tâm chút nào.


      Cánh cửa phòng khám bệnh đã mở hết hai cánh, tôi thấy ánh đèn đã bật sáng, người y tá ra phát số cho từng người. Tôi vào thứ nhì sau người đàn bà. Bác sĩ nhận ngay ra tôi, ông chìa tay bắt mỉm cười, rồi cất giọng ôn tồn: - Sao, ông lại đau ruột thừa nữa à?


      Tôi luống cuống không biết bắt đầu nói gì, tôi vã cả mồ hôi và nóng ran. Tôi cố gắng đưa tay lên chỉ vào cái bướu:


      - Tôi muốn nhờ bác sĩ xem cho cái này, cái bướu.

      - Nó bắt đầu đau à?

      - Không, nhưng sao nó lớn quá, khó coi…

      - À, à… Tôi thấy nó vẫn thế mà.

      - Tôi sợ nó…

      - Được để tôi xem…


      Bác sĩ mời tôi ngồi, ông nhấc lại gọng kính rồi đưa tay khe khẽ nắn cái bướu, mới đầu nhè nhẹ rồi mạnh. Tôi hồi hộp từng phút theo cái cảm giác buồn buồn tê tê – ông hỏi:


      - Ông có thấy đau không?

      - Không.

      - Ông thấy gì khác không?

      - Tôi thấy nó lớn mãi và lông mọc nhiều.

      - Tôi nghĩ nó là thịt thôi, nhưng cũng lo nó là … nhưng không chắc. Tôi ở đây không đủ dụng cụ xem xét. Vậy ông muốn sao?

      - Muốn cắt nó đi…

      - Tôi giới thiệu ông lên bệnh viện trung ương, nơi có người chuyên môn để họ khám xem…

      - Thưa bác sĩ, bác sĩ cho nó là gì ạ?

      - Tôi phỏng chừng thôi, phải xem xét kỹ mới rõ…

      - Liệu có hại tính mệnh không?

      - Ông yên tâm, đừng lo gì…


      Vừa nói, vị bác sĩ vừa tìm một mảnh giấy viết lời giới thiệu đưa cho tôi. Tôi cám ơn rồi đến bệnh viện ngay. Tôi đưa tờ giấy cho người chỉ dẫn, người đó chỉ cho tôi vào một phòng nhỏ nơi cuối cùng của dãy nhà thấp. Ở đó một bác sĩ ngoại quốc tiếp tôi. Ông coi tờ giấy giới thiệu rồi mời tôi nằm lên chiếc bàn trải vải trắng. Phía đầu là một bộ máy như một cái đèn gồm nhiều dây. Ông ta hỏi tôi giống như vị bác sĩ trước đã hỏi. Tôi trả lời như vậy. Tôi ân cần nhắc:


      - Tôi muốn rõ ở trong đó là cái gì.


      Ông bảo tôi nằm ngửa nhìn lên một cái đèn vừa bật sáng rồi ông cầm lấy một cái dây nơi đầu có một cái chụp bằng sắt để lên trên cái bướu nghe ngóng, ông thay đổi bốn lần như thế, mỗi lần ông đều ghi vào mảnh giấy. Sau rồi ông bảo tôi:


      - Tôi khuyên ông hãy yên tâm. Chúng tôi cũng không thể giúp được ngay. Bây giờ ông xuống chiếu điện chờ mười lăm ngày sau để chúng tôi xem xét rồi trả lời ông.


      Tôi nghe theo lời không muốn hỏi thêm. Tôi chiếu điện chụp ảnh rồi về nhà.


      4.


      Những câu hỏi lại quay cuồng trong đầu óc. Tôi ngại phải nhìn thấy cái bướu mỗi khi soi mặt vào gương. Tôi dùng một chiếc khăn quấn lên cổ che khuất cái bướu. Tôi nhớ và nghĩ về Thúy hoài hoài – nhưng là một hình ảnh buồn rầu lo lắng. Trên khuôn mặt hiện ra không tươi cười niềm an ủi vỗ về tôi như những ngày tháng trước.


      Nhiều giấc mơ tìm đến, nàng khóc và tôi khóc theo, những giọt nước mắt còn để lại sau những lần tỉnh giấc. Tôi chờ đợi mười lăm ngày như lâu hơn cả 22 năm tôi đã lớn lên trong tuổi trẻ. Tôi nhớ Thúy khôn cùng, nhưng với cái bướu trên mặt, tôi không còn dám ra khỏi nhà. Thế nào tôi cũng cắt được, phải cắt đi, dù sao thì cũng phải cắt đi. Tôi nhắc nhở luôn luôn như thế. Tôi tự vẽ ra cái hình ảnh tôi sau khi tôi cắt bỏ nó – cái tương lai sắp tới, ngày tháng sắp tới. Ngày chờ đợi thứ mười bốn lại bắt đầu không còn là một ý nghĩ yên ổn và tin tưởng ở một dứt khoát, ở sự từ bỏ cái tôi đang có, cái bất thường hiện ra lo âu ngột ngạt. Bây giờ còn là tôi đây với cái mặt mà bên cổ còn mang một cái bướu, một chút chàm tía, ít lông đen. Khi cắt đi rồi nó còn là tôi không? Cắt nó đi thân thể tôi sẽ thiếu vắng cái sự thực này…


      Nó có mệnh hệ gì cho sinh mạng tôi, cho số kiếp tôi? Tôi đến bệnh viện ngày thứ mười lăm và tin mình sắp đổi khác. Sự đổi khác này hình như không còn sự tham dự của một người con gái, của đám đông – mà là chính tôi … Nhưng tôi cố an ủi: “Ít ra mình cũng biết chính thực nó là cái gì?”. Tôi ngồi chờ ở hàng ghế ngoài hiên, khoảng sân trống rộng bỏ ngỏ trước tầm mắt – Bầu trời xám và cơn mưa kéo đến. Tôi lại thấy hình ảnh Thúy hiện ra thiểu não, hai bàn tay bưng lấy mặt, tiếng khóc cất lên cùng tiếng nói: “Anh ạ, em không tới với anh được đâu. Sao cái bướu của anh lớn quá thế…”. Những vòng tròn xanh đỏ, những ngôi sao tím vàng bay nhảy, vây phủ, xóa mờ Thúy đi… Tôi hơi choáng váng. Tôi để tay lên cái bướu, những sợi lông mềm hơi buồn dưới gan bàn tay… nhưng không được, dù sao cũng phải cắt, tôi phải chọn đời sống cho chính tôi, nhất định. Vị bác sĩ đến đằng sau và cất tiếng chào. Ông nhận ra tôi. Ông ôn tồn mời tôi vào phòng và xem xét cái bướu một lần nữa. Ông còn nghe ngóng khắp cả thân thể - như cái nguyên ủy của cái bướu liên lạc với nhiều cơ quan khác. Xong rồi ông tìm những lời ghi chú hình ảnh chụp cái bướu qua điện tử. Tôi nóng ruột hỏi:


      - Thưa bác sĩ, bây giờ tôi đã có thể ngỏ ý xin mổ nó được chưa? Tôi muốn nó mất đi.


      - Nó không báo hiệu một bệnh gì rõ ràng. Tôi cũng đã gởi tài liệu cho viện ung thư xem xét…

      - Thưa ông như vậy có thể mổ được không ạ?

      - Tôi khuyên ông không nên. Tôi sợ là giải phẫu nó xong thì chưa rõ sinh mạng ông thế nào, nó có đây nhưng ông cũng không việc gì mà…


      Tôi buồn rầu trở ra, vị Bác sĩ ân cần bắt tay tôi. Tôi bỏ mình đi lang thang ở những con đường nhiều người qua lại và không quan tâm đến họ. Tôi bước vào một tiệm rượu, ánh đèn đỏ mờ thoa phủ lên những khuôn mặt bóng nhẫy. Tôi gọi những ly rượu mạnh tiếp nhau – người ta không giúp anh đâu, đấy em thấy rõ chứ - sao cái bướu của anh lớn mãi thế? – Thôi em đừng nhắc anh nữa. Nó đấy, anh thấy rõ rồi. Người ta muốn anh là một quái thai, một kẻ lạ mặt với đời sống.


      Cái sự thực này làm anh không đến được với em và em run sợ nó. Không tại em, không tại anh, tại cái gì? Anh là kẻ độc ác, nham hiểm đã ra cửa này vào cửa kia cho người ta thù ghét và đánh dấu không cho lẫn mặt. Người ta đã điểm danh anh rõ ràng là hiện thân một sự nối tiếp đày ải mà bây giờ anh phải gánh chịu? Hay đây là một sự quả báo do cha mẹ ông bà anh để lại cho anh? Số kiếp anh, cái sự thực này anh không được lựa chọn, rồi lại không được thay đổi ư? Thôi em đừng khóc nữa, đời sống anh dù thêm tiếng khóc của em cũng không cần thiết gì. Nhưng anh đã nghĩ, anh không đến được với anh. Anh không muốn sống trọn cái đời lạ mặt này nữa. Như vậy anh phải chết – Anh chọn cái chết để đề kháng sự định đoạt – không được, em bỏ tay anh ra, mặc anh, mặc anh. Anh phải quyết định về thân phận anh. Sao? Chính anh chọn cái chết cũng là sự ghi nhận của số kiếp ư? - Vậy thì anh – thì con người còn có nghĩa gì về nó nữa? Anh đang say đây, em đến với anh đi. Anh không chọn được ư? Không tuyệt nhiên! Bà ơi, cháu đây bà có dạy bảo gì cháu không?...


      Tôi bỏ quán rượu mang thân ra những khoảng không trăng, sao, mây, nước, cây, cỏ bay nhảy… Tôi phải chết. Một ngọn đèn đỏ chói lóa lên trước mắt, mặt trời ư? Từng giọt máu giỏ xuống tới tấp… Tôi đứng ở một khoảng vắng có đường xe lửa chạy qua. Khu ngoại ô hai bên đường cỏ dại mọc đầy. Tôi chết ở đây được. Tôi không muốn được cứu sống nữa. Khoảng trống mát làm tôi tỉnh táo trở lại. Tôi đi dọc theo đường rầy đến một chỗ vắng nhất. Hai bên là những lùm cây thấp, bên kia là khoảng đất không, có căng dây thép gai của một trại binh. Trên rất cao một cột sắt khuất vào bóng tối có một ngọn đèn đỏ chói. Tôi ngồi xuống một thanh tà vẹt ở giữa đường tàu – chuyến xe lửa sẽ đi qua cán tôi vụn ra như một đống thịt chuột bị bằm nát làm xíu mại ở mấy tiệm Tàu. Người ta sẽ không nhận ra tôi – một vật quái gở mang bướu bên mặt. Nhưng nếu con tàu không làm nát cái bướu ở mặt. Cái chứng tích này sẽ cho người ta biết tôi. Họ sẽ nghĩ thế nào? Họ sẽ đắc chí sự thắng thế trước một thân phận hèn mọn ư? Không được. Phải cho con tàu làm nát cái bướu.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      5.


      Tôi nằm vắt ngang người, tôi kè cổ vào giữa thanh sắt, và hai chân vào mé bên kia. Hai bánh tàu sẽ đi qua cổ, và cằm, làm nát bướu, nát mặt, và cắt đôi chân ra. Tôi tự chia mình ra làm ba phần như bài học cách trí ở lớp đồng ấu đã dạy: Thân thể người ta chia làm ba phần: đầu, mình, chân tay…


      Tôi nằm ngửa nhìn lên bầu trời tối, tâm hồn thanh thản chờ đợi. Rồi một con tàu sẽ đi qua, rồi nhiều con tàu sẽ đi qua. Ít nhất ra tôi đã tự chọn cái chết. Tôi không có trách nhiệm gì với ai cả. Tôi chỉ thương đám đông thiếu đi một sự quái gở để thấy mình toàn vẹn hơn. Thanh sắt lạnh tê ở cổ, tôi vén hai ống quần lên cho chắc chắn không vướng vất gì. Tôi cất tiếng thổi sáo miệng một bản hành khúc ngắn: bài ca chia tay. Như vậy là vừa đủ để anh xa em, chẳng ai giúp anh… Thế chính anh, chính anh không thể giúp anh cắt bỏ nó đi ư?... Tiếng một con tàu hét còi từ xa, rất xa, rồi gần, đường sắt chuyển mơ hồ, run run rồi động dần… động dần - Tôi nhủ thầm: “Sắp đến rồi, sắp đến rồi, một chút nữa” - Trong lòng tôi thấy mất bình thản. Đường sắt rung chuyển mạnh, tiếng máy rầm rầm, hồi còi xoáy buốt tê điếng đầu óc, đèn pha rọi xuống quáng mắt… Cái khối đen mang hai con mắt tiến đến lù lù… Định mệnh đây rồi… - Thế chính anh, anh không thể cắt nó đi được ư?...


      Tôi nghe thấy như tiếng quát bên tai, khiến tôi nhỏm nhanh dậy và vứt mình vào đám cỏ gai vừa đủ cho con tàu trườn qua nơi tôi nằm bỏ trống. Tôi chưa chịu bất lực với tôi. Tôi nằm ê ẩm trong đống cỏ và gai, mùi đất mùi hoa cỏ nhẹ nhàng ẩm ướt vây phủ. Tôi nằm đó rất lâu rồi mới cựa được mình trở dậy.


      Tôi lần tới chỗ tôi vừa nằm, đường sắt bị chà xát vẫn còn nóng, một chiếc giày của tôi rơi lại bị cán nát và mang đi một đoạn, mùi khói than còn phảng phất ngột ngạt. Tôi rùng mình giây phút vừa qua. Tôi để tay lên cổ - vẫn còn nguyên chưa xây xát chút nào. Điều làm tôi yên tâm trở về nhà. – “Thế chính anh, anh không thể cắt nó đi được ư?” – Một lời nhắc nhở, người ta không chịu cắt vì những nghi ngờ gì đấy. Nghi ngờ cái gì? Mọi người không có cái bướu vẫn sống đó. Cắt nó đi cũng chẳng can dự gì. Chỉ cần cắt nó rồi kiếm một chút thuốc sát trùng bôi qua, rịt lại chờ lên da là xong. Tôi đi mua một con dao cạo râu hiệu “Hai thìa khóa” - thứ dao bén nhất, tốt nhất người thợ cạo đã chỉ cho tôi. Tôi mua một ít bông, chai cồn, lọ thuốc đỏ, một cuộn băng, những thứ phổ thông trong phép vệ sinh tôi có biết, chỉ cần một chút can đảm là được. Tôi sắp sửa tất cả một cách sẵn sàng. Đưa con dao cắt đi, bôi chút thuốc, để bông vào và lấy băng buộc lại. Thật vô cùng giản dị. Tôi tự mang tôi đến đời sống.


      Tôi quàng một chiếc khăn lớn lên người phòng máu chảy xuống, tôi thoa cồn vào dao cẩn thận. Tôi ngồi trước gương nhìn cái bướu một lần cuối. Tôi nghĩ đến Thúy, đến vị bác sĩ – “Em không tới với anh được đâu! Sao cái bướu của anh lại lớn quá thế!” – “Nó sẽ không lớn được, nó sẽ mất đi, anh sắp giết nó đây, em có vui không? Thôi đừng khóc nữa em…” Tôi để tay lên vuốt ve cái bướu – mảng da màu chàm tía, chút lông heo, cái gì ở trong làn da này nữa? Tất cả cái chứng tích đó tôi sắp bôi xóa đi. Tôi sẽ như mọi người vậy.


      Tôi để lưỡi dao lên phía trên, một cảm giác lành lạnh, rồi bắt đầu nóng ran. Tôi tì mạnh lưỡi dao, hơi mát, rồi điếng buốt, một khoảng chân không bỏ tôi rơi hẫng và bay bổng. Đầu óc quay cuồng. Tôi nhìn vội vào gương – Còn chưa dứt hẳn – Cố làm một chút nữa. Nhưng tay tôi run rẩy rã rời, tôi không cố được nữa, mắt tôi hoa lên những màu xanh đỏ chấp chới đảo lộn quay cuồng. Tôi như một vật nhẹ bay bổng, tôi đứng dậy chới với ở một sự hư không bao la. Tôi mang cái thân thể ấy lên. Qua cửa, xuống thang, qua cửa ra đường, phố xá xoay ngược xoay xuôi… sao cái gì thế? Cái gì thế… tắc-xi! Tắc-xi!... sao cái bướu của anh lại lớn quá thế… buổi phát thanh trưa của chúng tôi bắt đầu… kìa ai giết hắn thế kia, giúp hắn với, ai cắt cổ hắn vậy… chào ông vâng chào bà… Phở…ơ…ơ… con khỉ đi tự tử đấy à, đứng lại đứng lại xin lỗi ông… thưa bác sĩ nó là cái gì, nó là cái gì… sao ông không cắt nó đi giúp tôi. Ê đứng lại đứng lại… đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng toe ae… ae…que sera sera, que sera sera… ai giết hắn thế kia… không phải đâu… hắn điên hẳn… này em ơi! Em có biết chăng anh ơi… em rất mực ư chung tình… bambino cha cha cha… chờ tôi với… kìa sao hắn ngã xuống - Tôi ở một cảm giác chìm sâu mãi, lắng sâu mãi xuống. Những khoảng trống lùi xa – và những cơn sóng biển bắt đầu vỗ vào cảm giác nhẹ nhàng, trôi loãng. Những làn sóng táp mãi lên, bọt trắng tóe cao. Hình như người ta nâng tôi lên, rồi thân thể tôi lại bắt đầu run rẩy, bay chạy… Rồi một khối đen ôm chầm lấy tôi.


      6.


      Sáng ngày thứ hai ở bệnh viện người y tá dẫn đến với tôi hai người cảnh binh. Họ đến để điều tra và lập biên bản về tôi. Sao lại là tôi, người ta đã nhặt được tôi ở ngoài đường khi bất tỉnh. Tôi bị băng cứng cả cổ, và bị buộc xuống giường cho khỏi cựa quậy, cái bướu đã được cắt rồi.


      - Xin lỗi ông, chúng tôi có nhiệm vụ điều tra xem ai đã định giết ông.

      - Ai giết tôi?

      - Vâng, vì pháp luật có bổn phận truy tố kẻ sát nhân dù cho chính nạn nhân không muốn.

      - Tôi tự ý.

      - Ông tự tử?

      - Không, không, tôi muốn sống chứ.

      - Dạ thế sao ông lại cắt cổ. Hay ông định bào chữa cho thủ phạm?

      - Không, chính tôi…

      - Sao lại chính ông?

      - Xin lỗi ông, tôi không muốn nói chuyện với ông.

      - Thế là sao?

      - Là sao? Chuyện của tôi…


      Người y tá lên tiếng:

      - Bệnh nhân chưa tỉnh hẳn, xin ông để ít bữa nữa, ông ta rối loạn cần được tĩnh …

      - Cám ơn cô.


      Hai người cảnh binh khó chịu trở ra. Vị bác sĩ vào thăm tôi sau đó. Tôi hơi ngạc nhiên gặp lại ông bác sĩ ngoại quốc bữa tôi tới khám bệnh.


      Ông nói:

      - Tôi đã khuyên ông không nên, người chuyên môn nói với ông. Ông tự ý làm – Tôi đã xem xét kỹ lưỡng và cái bướu gửi sang viện ung thư đã được xác nhận nó là một trường hợp ung thư. Nếu để vậy thì bệnh phát ra nơi thừa đó. Cắt đi nó sẽ lan vào trong. Nó ở ngay cổ gần thực quản và khí quản nên không sao chữa được. Số mệnh ông không còn bao lâu… Tôi rất buồn phải nói thực với ông như thế…


      - Xin cám ơn bác sĩ. Tôi khứng chịu việc tôi làm cho chính tôi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      7.


      Thúy yêu của anh.

      Không hiểu anh đã xa em bao lâu. Thời gian đối với anh không có một chút gì nữa. Anh thấy anh xa cách em vô cùng tận. Em ở một cõi sống đang diễn ra ngoài kia, chung đụng hòa lẫn vào một đám đông ồn ào, với những quy luật đặt định gò bó, tù hãm. Còn anh đang đứng ở biên giới cõi chết. Tuy anh đứng ở đó nhưng anh không thể đến với em - anh chỉ còn dấn thân anh vào cõi chết chờ đợi.


      Bây giờ em đang làm gì trong căn nhà yên ấm ấy? Em đang nghĩ gì? Em có nghĩ về anh không? Anh cho là có. Em đang nghĩ, đang khổ sở không phải vì anh mà vì cái bướu trên thân thể anh. Lúc anh viết những dòng này cho em, cái bướu không còn nữa. Cả cái nắm thịt bọc trong làn da có màu chàm tía cùng một ít lông đã được ngâm vào một lọ thủy tinh nơi viện ung thư, sau khi nó đã được xem xét, nghiên cứu kỹ càng. Ở trên cổ anh đây, nơi ngự trị của cái bướu - một hiện tượng quái gở kỳ lạ, anh đã cắt đi, và vị bác sĩ cắt đi một phần, nó chỉ còn lại một dấu vết - nơi khởi điểm của một chứng nan y không sao cứu chữa được: ung thư. Nó không còn là thắc mắc, nó chính ở trong cái bướu. Anh đã cắt đi, anh đã chiếm mảnh đất nó sinh sống, trưởng thành, nên nó bắt đầu di cư sang một phần thân thể khác. Nó ăn vào trong, vào trong mãi cho đến lúc anh từ giã cõi sống có em này. Bây giờ em đang làm gì, anh viết những dòng này cho em, bởi vì chỉ có em là người thân duy nhất cho anh được tâm sự, trong khi chờ đợi một sự thay đổi. Em đừng nóng giận, đừng tuyệt vọng. Anh vẫn là của em muôn đời. Nhưng em không là của anh. Buổi dạ hội vừa qua chúng ta không tham dự. Nó giúp anh nhận thức về anh, về thân phận anh. Nó không phải một sự tình cờ bỗng nhiên hiện diện. Nó là một sự thực theo đuổi lâu dài và lớn lên cho đến một lúc chúng ta nhìn nhận. Em đã không thể mang anh đến buổi dạ hội – không mang anh đến được với đám đông. Trong cái xã hội vây quanh đây, anh – một sự quái gở - một kẻ lạ mặt xa cách.


      Bao nhiêu năm cô đơn của tuổi trẻ anh đã mang theo – tuổi trẻ của một đứa bé mồ côi lang thang không biết la thét với ai, chỉ biết la thét với những chuyến xe lửa chạy qua mỗi ngày hú còi và phun khói. Chỉ biết mang mình ra khoảng trống đóng lấy những vai trò lừa dối mình. Khoảng trống bao la ấy đau buốt, nhức nhối, chích vào thân thể anh từng giây, từng phút ngột ngạt, tức tưởi lay động, choáng váng tim óc.


      Anh đã đánh lừa và mang anh đến với em. Em đã chịu đựng sự có mặt của anh – nhưng đến bây giờ em không còn đủ sức chịu đựng nữa – em lên tiếng, như đám đông lên tiếng cho anh nhận ra anh. Anh hốt hoảng ở giữa khoảng trống vây quanh anh đã lấp liếm che đậy. Nó hiện ra một vực thẳm sâu vắng. Anh la thét cho tiếng anh trả lại. Anh cũng như mọi người không được quyền về sự sinh ra mình. Nhưng anh không thể không được quyền với thực tại. Anh có quyền về anh nên anh đã cầu cứu mọi người giúp anh, nhận anh là một người như họ.


      Anh đã cắt bỏ cái bướu để tìm về cõi sống, về đám đông bình thường. Nhưng không được. Hành động quyết định mang anh đứng vào ranh giới của sự chết im lặng câm điếc chờ mỗi chúng ta. Anh không muốn đến đó. Hôm nằm trên đường xe lửa khi cái chết tiến đến dần dần, anh đã cảm thấy, anh đã từ chối. Thế mà có người đã bảo rằng anh tự tử, như anh đã kể cho em nghe bao nhiêu lần về quá khứ - đứa trẻ muốn nuôi nấng đến đây là một kẻ trưởng thành. Nó không bao giờ nhắc nhở quá khứ, nó đòi đối diện với thực tại và tiến đến tương lai.


      Trên mặt anh đây, khoảng trắng trống không của trần bệnh viện anh nhìn hoài không tránh được, người ta bắt anh nằm ngửa thế này. Anh chẳng thể xoay nghiêng để nhìn những người đang nằm bên đây, hay để ngó lấy mảng trời, khoảng sân cỏ có vòm cây. Anh chỉ có thể nhắm mắt lại tưởng tượng khung cảnh bên ngoài, sinh hoạt phố phường, nghĩ về em, cũng như nghĩ về cha, mẹ và bà anh. Những người đã chết, những người còn sống và đám đông lạ mặt xưa kia của anh bây giờ như nhau. Anh không thấy rõ em, cũng như là anh. Anh hình dung tưởng tượng bao nhiêu nó càng tan biến, mờ ảo, hư không đi bấy nhiêu. Làm sao để anh nhớ mắt em anh đã nhìn, đôi môi em anh chưa bao giờ được đặt môi anh lên đấy, cả đến bàn tay em anh cũng chưa được nắm lấy một lần. Cái sự thực hiển hiện của em nơi cõi sống là một cái bóng mơ hồ ảo ảnh nơi anh tìm đến.


      Thân thể anh còn đây, cái bướu đã mất. Anh khước từ sự hiện diện vô ích của nó nên anh đã trở thành một sự không thực. Anh chẳng còn gì ngoài cái thân thể đang dần dần nhiễm độc, ung thối ra, cho những sinh vật khác sinh sống. Anh là một sự không thực nằm đây – Sự quái gở bắt đầu bay hơi ẩm mốc. Nhưng từ đó cho anh biết rằng anh là gì. Anh hơn đám đông vây quanh, bởi anh ý thức được sự có anh, mọi người coi họ có mặt – nhưng là một sự có mặt hư ảo, không thấy mình. Người ta từ khước anh – điều đó không cần thiết khi anh đối với anh đã là sự có mặt hằng cửu.


      Anh biết anh là anh. Anh có toàn quyền về thân anh. Có một sức mạnh vô hình nào chi phối đời sống chúng ta? Hạn định, bày đặt từng cử chỉ, công việc chúng ta làm, nhất là cái chết. Bộ mặt nào chờ đón chúng ta ở cuối con đường này. Muốn kháng cự một sự định đặt, chúng ta có quyền chọn lựa cái chết – hành động cuối cùng. Anh không cần đến nó. Anh muốn theo dõi nó. Từ anh đã là sự đề kháng khi anh ý thức được khoảng trống bao la vây quanh anh. Thôi em đừng khóc nữa, một dạ hội không đến với chúng ta và mãi mãi. Nhưng em có thể làm lại nhiều đêm dạ hội khác không cần anh có mặt.


      Anh là một quá khứ, một chứng tích của đời sống. Một hải đảo cô đơn ngàn đời – bởi nó công nhận niềm đau buốt của khoảng trống, từ khước đám đông, thức giác niềm đối kháng với một bộ mặt vô hình nhìn xuống đời sống.


      Thôi em đừng hát, đừng vỗ về anh. Em là một kẻ khác đã xa lạ anh rồi. Anh đứng đây một mình với lòng kiêu hãnh của anh… Anh muốn mô tả cái bây giờ - cái sắp tới… nhưng làm sao anh có thể nói cho em hiểu được. Điều ân hận duy nhất của anh chính là điều đó… Vĩnh biệt em.


      Dương Nghiễm Mậu

      (Thư Quán Bản Thảo số 55, Tháng 1-2013)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Kinh Kha, Con Chủy Thủ và Đất Tần Bất Trắc Dương Nghiễm Mậu Truyện

      - Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống Dương Nghiễm Mậu Truyện

      - Tiếng Sáo Người Em Út Dương Nghiễm Mậu Truyện

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Chuyện nàng Feridah Challoner (Trần Hồng Văn)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)

      Tên Phản Bội (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)