|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở.
Phở xứng đáng được thế giới vinh danh để phải có một Ngày Quốc Tế Phở như Ngày Quốc Tế Trà (21/5), Ngày Quốc Tế Cà Phê (1/10) và Ngày Quốc Tế Bia (8/2), Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (20/3) chỉ trọn vẹn, đầy đủ, khi có Ngày Quốc Tế Phở, vì sau khi ăn Phở đều có lệ uống Trà, Bia hay Cà Phê, mới đúng điệu. Từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á Phở đã là một món ăn quen thuộc với mọi sắc dân kể từ sau năm 1975.
Cuốn Người Việt Niên Gíám Thương Mại 2024 cho biết tại Little Saigon ở Nam California - nơi được mệnh danh là thủ đô của người Việt với khoảng 200 ngàn người Việt - có cả trên hai ngàn hàng quán cà phê và quán ăn trong đó có gần 200 tiệm chuyên bán phở. Câu nói muốn ăn đồ Việt Nam thì hãy đền Cali rất đúng.
Rời xứ nhưng người Việt xa quê mẹ vẫn mang theo quê hương các món ăn từ thuở đầu đời. Ở các tiệm này có bán hầu như không thiếu thứ gì hay món gì; ngay cả các đặc sản của từng vùng miền Nam Trung Bắc. Đặc biệt là Phở. Loanh quanh các con đường khu Westminter, Garden Grove, …đâu đâu cũng có bảng quảng cáo Phở. Phở ngon đây. Danh bất hư truyền.
Chẳng những ở Cali mà ở khắp các thành phố nước Mỹ ở các tiệm ăn trong thực đơn đều có Phở. Tên Phở hay Vietnamese Noodle Soup đã có vị trí không thua hay hơn cả Sushi của Nhật, Kim Chi của Đại Hàn, Pizza của Ý, Cari của Ấn Độ, Taco của Mexico, Bánh Bao của Tàu hay Poutine của vùng Quebec. Có nhiều người Mỹ đã đồng hóa Việt Nam là Phở hay Phở là Việt Nam.
Không sai khi nói muốn tìm hiểu lịch sử nước Mỹ thì nên tìm hiểu lịch sử các thức ăn ở xứ này qua các thời đại, các biến cố. Cũng như muốn tìm hiểu lịch sử cận đại Việt Nam thì nên tìm hiểu sự hình thành Phở từ cuối thế kỷ 19 tới nay. Phở đi từ Bắc vô Nam rồi Phở vượt biên sang các nước tự do như thế nào.
Ngày Của Phở
Phở khác với các thức ăn nêu trên vì Phở có tính toàn cầu, vượt mọi biên giới, chủng tộc hay tôn giáo và có thể ăn vào giờ giấc nào. Không bò thì có gà; không gà thì Phở chay hay Phở Biển. Các thức ăn kia chỉ phổ biến có giới hạn ở một vài quốc gia. Còn Phở đi đến đâu Phở cũng được dân xứ đó đón nhận cho là khoái khẩu và bổ dưỡng.
Phở ở Phi Châu. Phở ở Âu Châu. Phở ở Úc Châu. Phở ở Á Châu. Hiện Phở đã có nhiều phó bản: Phở Đại Hàn, Phở Nam Dưong, Phở Thái, Phở Lào, Phở Hmong có tên là Fawm. Hồi tháng 5/1995 tờ Washington Post cho biết ở thủ đô nước Cờ Hoa suýt xảy ra một cuộc chiến tranh Phở vì tiệm nào cũng xưng mình là Vua Phở.
Nhằm tôn vinh Phở tại xứ của Sushi công ty Acecook Nhật năm 2016 chọn ngày 4 tháng 4 hàng năm là Ngày Của Phở. Hiệp hội những ngày kỷ niệm của con dân xứ mặt trời mọc đã công nhận đề nghị này. Tại sao là ngày 4/4? Ngày 4/4 được chọn bởi số 4 tiếng Anh là "four", phát âm giống với "Fō", cách gọi món Phở trong tiếng Nhật. Sau đó, Acecook còn đưa món Phở ăn liền vào hệ thống các cửa hàng tiện lợi ở Nhật.
Thấy nước Nhật có một Ngày Của Phở mà chính nước có nguồn gốc Phở không có Ngày Của Phở nên báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam năm 2017 mới cùng với hãng nói trên khởi xướng ngày 12 tháng 12 là Ngày Của Phở. Từ đó tới nay năm nào ở Việt nam cũng có tổ chức hội thảo, triển lãm về Phở nhằm tôn vinh và góp phần giữ gìn, cùng phát huy món Phở Việt Nam.
Nấu Phở là một nghệ thuật tinh tế. Mỗi người mỗi cách có thể thêm thắt, chế biến, gia giảm nguyên liệu từ bún gạo, động vật bò, gà.., rau cải và gia vị miễn là nước Phở phải đậm đà thanh ngọt và có mùi Phở. Phở mà không mùi thì vô duyên tận mạng. Trăm tiệm Phở thì có trăm tô Phở có vị khác nhau; nhưng tô nào cũng phải có mùi Phở. Cái mùi kỳ lạ khó giải thích nhưng đó là linh hồn của Phở.
Như một đời người, Phở cũng thăng trầm theo dòng lịch sử Việt Nam. Tiếng rao Phở qua các gánh hàng rong quanh các khu phố Hà nội hồi đầu thế kỷ 20 đươc giới văn nghệ sĩ đưa vào văn học. Chẳng bao lâu Phở lâm vào cảnh mạt vận. Đó là thời bao cấp ở miền Bắc từ năm 1954 và cả nước từ 1976 tới 1986 dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của Cọng Sản. Trong các cửa hàng mậu dịch, Phở bị biến chất, sinh ra Phở không người lái: Phở không có thịt thà gì cả.
Phở chỉ nở rộ, phát triển mạnh sau khi có cả triệu người Bắc di cư vào Nam năm 1954. Tại đây, Phở có thêm ngò gai, rau quế, giá sống, giá chín, tương đen, tương đỏ. Biến cố 1975, người Việt tị nạn rời xứ đem theo quê hương trong đó có Phở. Không tuyên ngôn; không đòi xẻ núi, lấp sông; không đường mòn huyền thoại; không tôn sùng lãnh tụ; không bè đảng, hội hè, Phở chỉ qua đường thực quản đã thấm động lòng người khắp năm châu.
Di sản của đất nước
Cuộc Nam Tiến của Phở giống như cuộc Nam Tiến của áo dài êm thắm, không gây chết chóc. Miền Nam vùng đất của thăng hoa, xuất hiện áo dài Trần Lệ Xuân (1958), áo dài với tay Raglan (1960), áo dài Mini Raglan (1971). Thời gian đó, ở miền Bắc Hồ Chí Minh năm 1947 qua bài Đời Sống Mới ký tên Tân Sinh đã khiến áo dài không còn là trang phục của phụ nữ Việt cho đến 1976. Cuộc Nam Tiến của bộ đội cụ Hồ khác hẳn với Phở và áo dài vì có cả triệu người chết trong “20 năm nội chiến từng ngày”.
Điều này cho thấy cái ăn, cái mặc không tồi tàn. Quí lắm. Nhất là đối với những người phải lâm cảnh đói rét quanh năm suốt tháng. Có thực mới vực được đạo. Trong tứ khoái của đời người cái ăn đứng đầu. Lê Hùng, ký giả của Việt Nam Thông Tấn Xã của VNCH, sau 1975 bị đi tù cải tạo, trong bài Lưu Đày Tận Miền Bắc, đăng trong tập VN Ký Sự cho thấy rõ về nhu cầu ăn uống .
Tâp san phát hành tại Minneapolis năm 1983, Ký giả Lê Hùng viết "Khi các trại cải tạo ở miền Bắc chưa có chính sách thăm nuôi, hầu như mọi người chỉ nói với nhau về chuyện ăn uống, về các món thực phẩm. Mọi chuyện chính trị, xã hội, tình yêu, đạo lý, tôn giáo chẳng còn ai muốn nhắc tới”.
Tờ Star Tribune tháng 9 năm 1996 đăng bài của ký giả Judith Weinrauh kể lại chuyện các bà mẹ Do Thái trong cơn đói lạnh, xác xơ; tuy nằm chờ chết trong trại tập trung Terezin ở Đức năm 1944, các bà vẫn cố ghi chép lại các món ăn mà các bà ưa thích, hầu lưu lại hậu thế. Hơn 50 năm sau, con cháu các bà đã cho phổ biến tập thủ bút đó bằng hai thứ tiếng Anh và Đức.
Cuốn sách nấu ăn đó có tựa đề là ”Di Sản Của Các Bà Mẹ Trong Trại Tập Trung Terezin” (In Memory's Kitchen: A Legacy From The Women of Terezin) của nhà xuất bản Jason Aronson, Inc. Nhà văn Trung Hoa Lâm Ngữ Đường có lần đã viết “Lòng ái quốc là gì, nếu không là tình yêu những món ngon mà mình được ăn hồi nhỏ?".
Hàng năm kể từ 2013 Liên Hiệp Quốc đều có tổ chức Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc. Ngày Quốc Tế Trà thì kể từ năm 2019; Ngày Quốc Tế Cà Phê từ năm 2014; Ngày Quốc Tế Bia năm 2008. Còn ngày Quốc Tế Phở chừng nào? Ngày Nào? Bài viết này chỉ nhằm đề nghị với các giới chức và đoàn thể có thẩm quyền nên tìm cách vận động để có một Ngày Quốc Tế Phờ.
Mùi Phở từ một món thực phẩm đường phố không kích thích vùng lên hay kỳ thị chủng tộc mà chỉ mời gọi, gây khoái khẩu cho thực khách bốn phương. Mong sẽ có ngày cả thế giới nhà nhà cùng ăn Phở; như ăn gà Tây trong ngày lễ hội Tạ Ơn Thanksgiving ở Mỹ. Ngày đó toàn cầu sẽ ngào ngạt mùi Phở: mùi của dân tộc Việt.
Phan Thanh Tâm - 12/2023, California.
Vietnamese refugees have made a great contribution to humanity’s culinary culture: a food imbued with Vietnamese national identity. That food is Pho. The delicious, attractive, hot smell of Pho, suitable for all tastes, has conquered the stomachs of people of all religions. Wherever there are footsteps of Vietnamese people, there is Pho.
Pho deserves to be honored by the world to have an International Pho Day, similar to International Tea Day (May 21), International Coffee Day (October 1) and International Happiness Day (March 20). To complement these, we must have International Pho Day, because after eating Pho, it is customary to drink Tea, Beer or Coffee. From East to West, from Europe to Asia, Pho has been a familiar dish to all ethnic groups since 1975.
The 2024 Vietnamese Business Yearbook said that in Little Saigon in Southern California - which is known as the capital of the Vietnamese diaspora with about 200 thousand Vietnamese - there are over two thousand cafes and restaurants, including nearly 200 shops specialized in selling pho. It is very true that if you want to eat Vietnamese food, you have to go to California.
When leaving the country, far from their motherland, Vietnamese people still bring with them the dishes of their homeland that they have tasted since the beginning of their lives. In their restaurants, there is almost no shortage of any dish, even the specialties of each region, in the South, Central and North. Especially Pho. Walking around the streets of Westminster, Garden Grove,... there are signs advertising Pho everywhere. Delicious Pho Here. The fame is deserved.
Not only in California but in all American cities, every Vietnamese restaurant has Pho on the menu. The name Pho or Vietnamese Noodle Soup has a position no less than, or even better than Japanese Sushi, Korean Kim Chi, Italian Pizza, Indian Curry, Mexican Taco, Chinese Dumpling or Quebec Poutine. There are many Americans who have identified Vietnam as Pho or Pho as Vietnam.
It's not an error to say that if you want to learn about America's history, you should learn about the history of food in this country through the ages and events. Just as you want to learn about modern Vietnamese history, you should learn about the formation of Pho from the late 19th century to the present. Pho goes from North to South and then Pho crosses the border to free countries.
Pho Day
Pho is different from the foods mentioned above because Pho is global, transcends all borders, races or religions and can be eaten at any time. If there are no cows, there are chickens; Without chickens, we have vegetarian Pho or Seafood Pho. Other foods are only popular in a few countries. Wherever Pho goes, Pho is welcomed by the local people as delicious and nutritious.
Pho in Africa. Pho in Europe. Pho in Australia. Pho in Asia. Pho currently has many copycats: Korean Pho, Indonesian Pho, Thai Pho, Laotian Pho, Hmong Pho calle Fawm. In May 1995, the Washington Post reported that a Pho war almost broke out in the American capital because every restaurant claimed to be the King of Pho.
In order to honor Pho in the land of Sushi, Acecook, a Japanese company, in 2016 has chosen April 4 every year as Pho Day. The Association of Celebrations of the Land of the Rising Sun has recognized this proposal. Why April 4? April 4 is chosen because the English number 4 “four” is pronounced similarly to "Fō", the Japanese way of calling Pho. After that, Acecook also introduced instant Pho to the convenience store system in Japan.
Seeing that Japan has a Pho Day but the country where Pho originates from does not have a Pho Day, Tuoi Tre newspaper in Vietnam in 2017 together with the above mentioned company initiated December 12 as Pho Day. Since then, every year in Vietnam, seminars and exhibitions about Pho have been held to honor and contribute to the preservation and promotion of Vietnamese Pho.
Cooking Pho is a delicate art. Each person can add, process, and reduce ingredients from rice noodles, beef, chicken, etc., vegetables, and spices as long as the Pho broth is rich, sweet, and has the smell of Pho.Pho without smell is hopeless. Hundreds of Pho shops have hundreds of bowls of Pho with different flavors; But every bowl must smell like Pho. The strange smell is difficult to explain but that is the soul of Pho.
Like a person's life, Pho also has ups and downs along the course of Vietnamese history. The sound of Pho being advertised through street vendors around Hanoi's neighborhoods in the early 20th century was introduced into literature by artists and writers. Not long after, Pho fell into a state of decline. That was the subsidy period in the North from 1954 and the whole country from 1976 to 1986 under the communist socialist regime. In commercial stores, Pho was degenerated, giving birth to unmanned Pho: Pho without meat is better than nothing.
Pho only flourished and developed strongly after millions of Northerners migrated to the South in 1954. Here, Pho has added coriander, basil, raw bean sprouts, cooked bean sprouts, hoisin sauce, and red sauce. In 1975, Vietnamese refugees left the country, bringing with them their homeland, including Pho. No manifesto; do not ask to cut mountains or fill rivers; no legendary trails; do not worship leaders; Without factions or festivals, Pho has touched the hearts of people all over the world.
Heritage of the country
Pho's Southern Advancement was like the Southern Advancement of Ao Dai, which was peaceful and did not cause death.
In the South, the land of sublimity, appeared Tran Le Xuan ao dai (1958), Raglan ao dai with sleeves (1960), Mini Raglan ao dai (1971). At that time, in the North of Ho Chi Minh in 1947, through the article Doi Song Moi signed Tan Sinh, Ao Dai was no longer the costume of Vietnamese women until 1976. The Southern Advancement of Uncle Ho's soldiers was completely different from Pho. and ao dai because millions of people died in "20 years of civil war every day".
This shows that food and clothing are not to be sneered at. Very precious. Especially for those who have to suffer from hunger and cold all year round. Reality is needed to uphold Morality. Among the four pleasures of human life, food ranks first. Le Hung, a journalist for the Vietnam News Agency of the Republic of Vietnam. After 1975 was sent to re-education camps, in the article “Exile in the North”, published in “VN Ký Sự" (VN Diary), he clearly shows the need for food.
In a magazine published in Minneapolis in 1983, he wrote, "When the re-education camps in the North did not have a feed-visit policy,almost everyone only talked to each other about eating and drinking, about food. No one wants to talk about politics, society, love, morality, or religion anymore.".
The Star Tribune in September 1996 published an article by journalist Judith Weinrauh recounting the story of Jewish mothers in hunger, cold, and destitution; Even though they lay waiting to die in the Terezin concentration camp in Germany in 1944, they still tried to record their favorite dishes for posterity. More than 50 years later, their descendants published that manuscript in both English and German.
That cookbook is titled "In Memory's Kitchen: A Legacy From The Women of Terezin”, published by Jason Aronson, Inc. The Chinese writer Lin Yutang once wrote, "What is patriotism, if not the love of the delicious food we ate as a child?".
Every year since 2013, the United Nations has organized the International Day of Happiness. International Tea Day is from 2019; International Co ffee Day since 2014; International Beer Day 2008. How long will there be International Pho Day? Which day? This article is only to suggest that competent officials and organizations should find ways to advocate for an International Pho Day.
The smell of Pho from a street food dish does not stimulate rebellion or racial discrimination but only invites and delights diners from all over. I hope that one day the whole world will eat Pho together; Like eating turkey on Thanksgiving Day in America. That day the world will be filled with the smell of Pho: the smell of the Vietnamese people.
Phan Thanh Tam - December 2023, California.
Translated by Kim Vu
- Ngày Quốc Tế Phở Phan Thanh Tâm Tạp luận
- Hai cột trụ của nghề báo kiến thức và đạo đức Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thư Mời ra mắt sách và thảo luận cuốn Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu... Phan Thanh Tâm Giới thiệu
- Nhà Báo Là Nhà Văn Của Thế Hệ Mới Phan Thanh Tâm Nhận định
- Sử gia Trần Huy Liệu: ông thầy bịa sử Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thông Cáo Kết Qủa Chính Thức Giải Văn Học Phan Thanh Giản Phan Thanh Tâm Thông cáo
- Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh (1921-2012): Ông Già và TiVi Phan Thanh Tâm Tản mạn
- Vua Đá Nói Huyền Vũ Nhà Báo Làm Đẹp Văn Chương Thể Thao Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thông Cáo Kết Qủa Giải Văn Học Phan Thanh Giản Phan Thanh Tâm Thông cáo
- Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật Phan Thanh Tâm Ký sự
• Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)
• Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)
• Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)
• Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)
• Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)
• Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)
• Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)
• Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)
• Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)
• Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |