|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà báo là nhà văn của thế hệ mới. Văn chương báo chí thời đại là văn chương thông tin; không phải là văn chương tưởng tượng, sáng tác. Văn phong báo chí cần chính xác, gọn gàng, trong sáng, chi tiết phải cụ thể. Nhiệm vụ của văn chương báo chí là thông tin. Không có nó con người sẽ tụt hậu, mai một, thụt lùi. Đó là nhận định của cô Trà Mi, ký giả truyền thông đa phương tiện (truyền thanh, truyền hình và internet) với gần 25 năm kinh nghiệm làm phóng viên, xướng ngôn viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, người điều khiển các cuộc hội luận/talkshow truyền thanh-truyền hình.
Trong 25 năm trong ngành truyền thông, cô Trà Mi từng làm việc tại một đài truyền hình ở VN (1997-2001), làm ký giả quốc tế của đài Á Châu Tự do gần bảy năm trước khi gia nhập đài VOA từ năm 2009. Ban biên tập Việt ngữ VOA có 14 người trong đó có ba người nữ, cô là nữ ký giả lâu năm nhất. Hiện cô là chủ biên/biên tập viên của Ban Việt ngữ và là người mở ra chương trình TV ‘VOA Express’, bản tin truyền hình hàng ngày của VOA Việt ngữ. Theo cô, câu “nhà báo, nhà văn tuy hai mà một, tuy một mà hai” đúng nhưng không đúng hẳn. Nhà báo có viết văn giỏi thì mới hỗ trợ thành nhà báo giỏi.
Cô Trà Mi nói, người viết văn có sự rộng rãi, phóng túng trong sáng tác, tư duy tưởng tượng tự do bay nhảy. Nếu họ có tố chất nghề báo thì văn phẩm của họ sẽ được trình bày rành rẽ, dễ đọc hơn. Ngược lại, người viết báo mà dùng chữ nghĩa bay nhảy, tối tăm, khó hiểu thì “chết chắc”. Thực tế cho thấy, có nhiều nhà văn tên tuổi lẫy lừng thường xuất thân từ nhà báo. Tên cô có vẻ Huế nhưng sinh ở Saigon. Giọng Nam hoàn toàn. Cô bay qua Mỹ từ năm 2001 nhờ học bổng của California State University, Fullerton. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Giáo dục năm 2003 cô xin vô làm ký giả quốc tế cho RFA. Bút danh Trà Mi có từ lúc đó.
Không phe phái, thiên vị
Ký giả Trà Mi cho biết, vì VOA phục vụ cho trên 90 triệu thính giả/độc giả Việt Nam trong nước -nơi không có tự do báo chí - và hàng triệu người Việt ở hải ngoại nên mỗi ngày phóng viên VOA phải “làm việc cật lực nhằm kiến tạo mẫu mực của nguyên tắc tự do báo chí cho thế giới”. Với lại, là một cơ quan, được tài trợ toàn bộ bởi tiền thuế của người dân Mỹ. Do đó, để được khách quan, trung thực và toàn diện, VOA phải áp dụng quy luật kiểm chứng tin tức từ hai nguồn, phản ánh được sự đa dạng văn hóa, hầu tránh sự thiên vị, phe phái, thiên lệch về một thành phần nào của xã hội Hoa Kỳ.
Là người chịu trách nhiệm nội dung khai thác và nội dung tin tức được phổ biến trong chương trình Việt ngữ ca chiều tối cô Trà Mi cho hay, tuy ngày làm việc bắt đầu từ 10:30 sáng đến 6:30 chiều, nhưng thật ra là chỉ khi nào hết việc mới xong chớ không phải hết giờ. Việc đầu tiên mỗi buổi là nghiên cứu tin tức trong ngày, cầp nhật thời sự để có thể nắm vững những gì đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới; hội họp với ban biên tập để có sự trao đổi, đóng góp sáng kiến của toàn ban; rồi phân công phân nhiệm công tác cho các công sự viên. Tất cả đề tài khai thác đều phải có sự đồng ý của cô.
Trà Mi cũng là người sáng lập các chương trình live show hàng tuần của VOA Việt ngữ trên truyền thông xã hội bao gồm ‘Hỏi đáp trực tiếp Du học Mỹ’, ‘Hỏi đáp Y học trực tiếp’, ‘Hỏi đáp trực tiếp Di trú Hoa Kỳ’, ‘Câu chuyện Kinh tế’ và là MC điều khiển ba trong bốn chương trình này, phỏng vấn các chuyên gia để cung cấp thông tin cập nhật và giải đáp câu hỏi tức thì của khán giả toàn cầu trên sóng trực tiếp. Cô được biết đến nhiều qua vai trò điều khiển các chương trình trực tiếp, tường thuật trực tiếp các sự kiện lớn, các cuộc phỏng vấn trực tiếp, tường trình tại chỗ, điều khiển các talkshow hội luận trực tiếp trên sóng truyền thanh-truyền hình.
Nhờ có nhiều người biết qua talkshow trực tiếp với giới trẻ trong và ngoài nước hàng tuần là Diễn đàn Bạn trẻ khi còn làm việc tại đài RFA và Tạp chí Thanh Niên trên đài VOA nên cô có nhiều nguồn tin từ các khán thính giả và độc giả. Họ mách bảo cho cô thực hiện được một số bài như: những Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Quốc; câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ; một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ; chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ; người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ. Cô nói niềm vui của người làm báo là sự tin cậy và sự ủng hộ của người đọc.
Cái nghiệp trong ngành truyền thông
Qua điện thoại và email cô còn cho biết cô rất bận rộn. Sách báo đọc phần nhiều về nghề nghiệp như: The Journalist and the Murderer của Janet Malcolm, Why Should I Tell You?: A Guide to Less-Extractive Reporting của Natalie Yahr, On Writing của Stephen King, Inside Reporting của Tim Harrower. Cô hiện sống ở bang Virginia. Cô thích nhạc Lam Phương, Trịnh Công Sơn. Lần về VN gần nhất cách đây hơn 15 năm. Cô có gia đình và hai con nhỏ một trai 11 tuổi và một gái hơn 12 tuổi. Chồng người Việt Nam làm trong ngành kinh doanh những sản phẩm nội thất: gạch, sàn gỗ.
Trà Mi cho rằng việc làm hiện nay của cô là một cái nghiệp. Nó theo cô từ hồi trẻ. Cơ may đến sau khi học xong chương trình thạc sĩ thì gặp đúng lúc đài Á Châu Tự Do RFA tuyển chọn phóng viên. Cô chưa có ý định bỏ nghề mà chỉ có dự đính phát triển nghề nghiệp. Đó là làm thế nào có sự giao lưu tương tác với khán thính giả trong khi phổ biến tin tức. Thay vì ngồi đọc bản tin khô khốc, chương trình có sự trao đổi, bàn luận giữa nguồn tin, người am hiểu nội vụ và khán thính gỉả. Buổi chuyển tải tin tức sẽ thêm phần gần gũi, sống động và hữu ích.
Đề cập tới báo chí trong nước và báo chí hài ngoại, nhất là báo chí quốc tế, cô Trà Mi nói có cách biệt lớn. Báo chí trong nước là báo chí một chiều. Báo chí bên ngoài tiến bộ đến mức là tiếng nói của người dân; trở thành quyền lực thứ tư. Tin tức đến độc giả qua nhiều lăng kính; có phải, có trái; có xuôi, có ngược. Người dân có tự do cảm nhận. Theo cô, nếu ví von, các cơ quan truyền thông như một tiệm phở thì 800 tờ báo trong nước chỉ có một vị. Báo ngoại quốc thì đa vị. Tuy có báo thiên vị bằng cách bỏ sót chi tiết (bias by omission); nhưng nói chung vẫn có nhiều báo độc lập, trung thực,
Các chương trình tiếng Việt của Ðài VOA được phát thanh từ năm 1943. Năm 1951, Ban Việt ngữ hoạt động liên tục cho đến nay. “Tự Do Báo Chí là Quan Trọng” và “Thông tin để tiến bộ”, là hai phương châm của đài VOA. Trưởng ban chương trình Việt ngữ của đài hiện nay là Phạm Phú Thiện Giao từ năm 2017. Trước đó nhà báo này làm biên tập viên cho RFA hai năm và bảy năm cho báo Người Việt ở Cali với chức vụ chủ bút. Phạm Phú Thiện Giao tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế ở California State University, Fullerton.
Phan Thanh Tâm
California 02/2022
- Ngày Quốc Tế Phở Phan Thanh Tâm Tạp luận
- Hai cột trụ của nghề báo kiến thức và đạo đức Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thư Mời ra mắt sách và thảo luận cuốn Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu... Phan Thanh Tâm Giới thiệu
- Nhà Báo Là Nhà Văn Của Thế Hệ Mới Phan Thanh Tâm Nhận định
- Sử gia Trần Huy Liệu: ông thầy bịa sử Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thông Cáo Kết Qủa Chính Thức Giải Văn Học Phan Thanh Giản Phan Thanh Tâm Thông cáo
- Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh (1921-2012): Ông Già và TiVi Phan Thanh Tâm Tản mạn
- Vua Đá Nói Huyền Vũ Nhà Báo Làm Đẹp Văn Chương Thể Thao Phan Thanh Tâm Nhận định
- Thông Cáo Kết Qủa Giải Văn Học Phan Thanh Giản Phan Thanh Tâm Thông cáo
- Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật Phan Thanh Tâm Ký sự
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |