1. Head_

    Trần Thiện Thanh

    (12.6.1942 - 13.5.2005)

    Từ Thế Mộng

    (.0.1937 - 13.5.2007)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Sự Đồng Thanh Tương Ứng Giữa Đức Phật, các Đạo Gia và Khoa Học Gia (Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-11-2013 | TIỂU LUẬN

      Sự Đồng Thanh Tương Ứng Giữa Đức Phật, các Đạo Gia cùng Einstein và các Khoa Học Gia

        CHƠN PHÁP NGUYỄN HỮU HIỆU
      Share File.php Share File
          

       

      "Hai nghìn năm trăm năm sau khi ta nhập Niết Bàn, Diệu Pháp Tối Thắng sẽ lan tràn tới xứ những người mặt đỏ."

      Đức Phật Nói Với Thiên Nữ VIMALA.

      Bài này nhằm mấy mục tiêu cụ thể sau đây:

      1. Kiểm nghiệm hai lời tiên tri

      2. Thẩm định hai nhận định

      3. Chứng minh phổ quát tính của Chân Lý Tối Thượng dù được chứng ngộ từ không gian, thời gian nào và phương cách gì.


      1. HAI LỜI TIÊN TRỊ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ LIÊN HOA SINH


      - "Two thousand and five hundreds years after I have passed away into Nirvana, the Highest Doctrine will become spread in the country of the red-face people."

      SHAKYAMUNI BUDDHA TO THE GODDESS VIMALA


      "Hai nghìn năm trăm năm sau khi ta nhập Niết Bàn, Diệu Pháp Tối Thắng sẽ lan tràn tới xứ những người mặt đỏ.

      ĐỨC PHẬT NÓI VỚI THIÊN NỮ VIMALA


      - "When the iron bird flies, and horse run on the wheels, the Tibetan people will be scattered like ants across the World and the Dharma will come to the land of the red-faced people."

      PADMA SAMBHAVA

      EIGHT CENTURY INDIAN MASTER AND FOUNDER OF THE TIBETAN BUDDHISM


      "Khi nào mà chim sắt bay trên trời và ngựa chạy trên bánh xe thì dân Tây Tạng sẽ bị tung đi khắp thế giới như kiến và Đạo Pháp sẽ tới xứ người mặt đỏ."

      LIÊN HOA SINH

      ĐẠI ĐẠO SƯ THẾ KỶ THỨ TÁM VÀ LÀ TỔ KHAI SÁNG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG


      2. HAI NHẬN ĐỊNH CỦA ARNOLD TOYNBEE VÀ ALBERT EINSTEIN


      - "The coming of Buddhism to the West may well prove to be the most important event of the Twentieth Century."

      ARNOLD TOYNBEE,

      British history, author of "A Study of History" in 12 volumes (1934-1961), "Nationality and War" (1915), "Civilization ơn Trial" (1948), "The World and The West" (1953).


      "Việc Phật Giáo đến Tây Phương có thể chứng minh một cách minh nhiên rằng đó là biến cố quan trọng nhất của thế kỷ hai mươi."

      ARNOLD TOYBEE,

      Sử gia Anh (1889-1975), tác giả bộ "Nghiên Cứu Lịch Sử" gồm 12 cuốn (1934-1961), "Tinh Thần Quốc Gia và Chiến Tranh" (1915), "Văn Minh Bị Thử Thách" (1948), "Thế Giới và Tây Phương (1953)...


      - "The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcent personal God and avoid dogma and theology. Covering bom the natural and the spiritual, It should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description.

      ... If there is any religion that could cope with modern scientific needs it woutd be Buddhism."

      ALBERT EINSTEIN


      "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo hoàn vũ. Tôn giáo này phải siêu việt lên Thượng Đế hữu ngã và tránh mọi giáo điều và thần học. Bao gồm cả hai phương diện tự nhiên và tâm linh, nó phải được đặt căn bản trên một cảm thức tôn giáo phát khởi từ kinh nghiệm về mọi sự tự nhiên và tâm linh như một toàn thể có ý nghĩa. Phật Giáo đáp ứng sự mô tả này.


      ... Nếu như có một tôn giáo nào mà có thể đương đầu được với những nhu cầu hiện đại của khoa học, tôn giáo đó ắt hẳn phải là Phật Giáo.


      3. ĐẠO HỌC VÀ KHOA HỌC SONG HÀNH CHỈ CÓ NHẤT NGUYÊN


      "There are not many but only One.

      Who sees variety and not the unity wanders from death to death."

      THE UPANISHADS


      "Không có Đa mà chỉ có Đơn (Nhất). Kẻ nào chỉ thấy phức tính mà không thấy nhất tính, kẻ ấy sẽ luân lạc từ cái chết này đến cái chết kia."

      ÁO NGHĨA THƯ,

      700 năm trước Công Nguyên


      4. ĐỪNG MƠ HỒ VỀ SAI BIỆT


      "To be confused about what is different and what is not, is to be confused about everything."

      DAVID BOHM


      "Mơ hồ về cái sai biệt và cái chẳng sai biệt là mơ hồ biền biệt về tất cả."

      "Lý Thuyết và Lượng Tử"


      5. CHÂN LÝ KHÔNG THỂ CẮT XÉN


      "Truth cannot be cut into pieces and arranged in a system. The words can only be used as a figure of speech."

      BUDDHA


      "Chân lý chẳng thể cắt vụn thành từng mảnh và sắp xếp thành hệ thống được. Chữ chỉ có thể dùng theo nghĩa bóng mà thôi."

      ĐỨC PHẬT 563? 483?


      6. BÀN VỀ NGƯYÊN TỬ, NGÔN NGỮ DÙNG CHỈ CÓ ThỂ LÀ THƠ


      "We must be clear that, when it comes to atoms, language can be used only as in poetry."

      NIELS BOHR

      "The Philosophical Writings of Niels Bohr" vol. 1, Ox Bow Perss Woodbridge, CT,1987.


      "Chúng ta phải ý thức rõ ràng rằng, khi đề cập tới nguyên tử thì ngôn ngữ chỉ có thể dùng như trong thi ca mà thôi."

      NEILS BOHR,

      Bác học Vật Lý Lượng Tử Đan Mạch (1885-1962).


      Ông được giải Nobel Khoa Học năm 1922 cho công trình nghiên cứu về cơ cấu nguyên tử và phóng xạ. Đừng nhầm với Aage Niels Bohr, sinh năm 1922, giải Nobel Khoa Học năm 1975.


      7. HAI HẠNG NGƯỜI


      "Trên thế gian này có hai hạng người: Hạng có đức tin và hạng không có đức tin. Hạng có đức tin là thượng đẳng, hạng không có đức tin là hạ đẳng."

      ĐỨC PHẬT

      Trung A Hàm I: Kinh Thiện Pháp


      8. HAI CÁCH SỐNG


      "There are only ways to live your life. One is though nothing is a miracle. The other is a a though everything is a miracle. I believe in the latter."

      ALBERT EINSTEIN


      "Chỉ có hai cách sống đời. Một là như thể không có gì là phép lạ cả. Hai là như thể tất cả đều là phép lạ. Tôi tin cách thứ hai."

      ALBERT EINSTEIN

      (1879 - 1955), Bác Học Đức


      Ông phát kiến thuyết Tương Đối 1905, được giải Nobel Khoa Học 1921 cho công trình nghiên cứu về hiệu ứng điện trên âm điện tử (photoelectric effect.)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      9. HAI CÁCH SUY NGHĨ


      "Two ways of thinking, the way of time and the way of eternity and timelessness, are both part of man's effort to comprehend the world in which he lives. Neither is comprehended in the other, nor reducible to it, each supplementing the other, neither telling the whole story."

      ROBERT OPPENHEIMER


      "Hai cách suy nghĩ -cách theo thời gian và cách theo vĩnh cử và phi thời gian, cả hai đều là một phần của nỗ lực của con người nhằm thấu hiểu cái thế giới mà trong đó hắn sống. Không có cách nào hiểu được trong cách kia, mà cũng chẳng thể giản lược được vào cách kia, mỗi cách bổ túc cho nhau, và chẳng cách nào trong cả hai là nói lên được toàn thể câu chuyện cả."

      J. ROBERT OPPENHELMER (1904-1967)

      Vật Lý gia Hoa Kỳ, cha đẻ của bom nguyên tử. Kinh hoàng và hối hận, ông chống lại việc phát triển bom khinh khí nên bị kết tội thân cộng và bị điều tra tới gần cuối đời.


      10. CHẤP NHẬN CẢ HAI TUYỆT ĐỐI LẪN TƯƠNG ĐỐI


      Một nhà jnàni (trí giả, theo thuyết duy thức) đơn thuần là một người tẻ nhạt. Hắn lúc nào cũng phân tích và luôn miệng nói: "Không phải thế, không phải thế. Thế gian này tựa như một giấc mộng." Nhưng ta đã "giơ cả hai tay." Do đó ta chấp nhận tất cả.


      Hãy nghe câu chuyện này:


      Một hôm một phụ nữ đến thăm người bạn thợ dệt của chị ta. Cô thợ dệt, đang dệt nhiều thứ chỉ lụa khác nhau, rất vui được thấy bạn, nên nói với chị ta:

      "Bạn ạ, tôi không thể nói với bạn là tôi sung sướng như thế nào khi gặp bạn. Để tôi rót nước giải khát đãi bạn nhé."


      Cô ta rời phòng. Người phụ nữ thấy những cuộn chỉ nhiều mầu và bị cám dỗ. Chị ta dấu một cuộn chỉ trong nách. Cô thợ dệt trở lại ngay trong chốc lát với đồ giải khát và hoan hỷ thết đãi khách.


      Nhưng, sau khi nhìn đám chỉ, cô ta nhận thấy bạn mình đã lấy đi một cuộn. Nghĩ ra một cách để lấy lại cô ta nói:

      "Bạn ơi, lâu quá rồi kể từ khi tôi gặp bạn lần trước. Hôm nay là một ngày cực vui đối với tôi. Tôi rất muốn bạn nhẩy múa với tôi."


      Người bạn cũng nói:

      "Chị ơi, em cũng cảm thấy rất sung sướng."


      Thế là hai người bạn bắt đầu nhẩy múa với nhau. Khi cô thợ dệt thấy bạn mình nhẩy mà không giơ tay lên, cô liền nói:

      "Bạn ơi, chúng ta hãy nhẩy múa giơ cả hai tay lên đi! Ngày hôm nay là một ngày vui cực kỳ."


      Nhưng cô khách cặp một cánh tay vào sườn và nhẩy mà chỉ giơ cánh tay kia lên thôi.

      Cô thợ dệt nói:

      "Sao vậy, bạn? Sao bạn lại nhẩy mà chỉ giơ có một tay lên thôi? Hãy nhẩy với tôi giơ cả hai tay lên nào. Nhìn tôi nè! Coi tôi nhẩy với hai tay cùng giơ lên nè!"


      Nhưng cô khách vẫn kẹp cứng một tay vào sườn. Chị ta nhẩy múa với một tay kia giơ lên và ngỏn ngoẻn cười nói:

      "Em chỉ biết nhẩy múa thế này thôi."


      Đạo sư nói tiếp:

      "Ta không kẹp một tay vào sườn. Cả hai tay ta đều tự do. Ta không sợ một cái gì cả. Ta chấp nhận cả Nitya lẫn Lìlà, cả Tuyệt Đối lẫn Tương Đối."

      SRI RAMAKRISNA

      (1836 - 1886)

      Ông là đạo sư vĩ đại Ấn Độ. (The Gospel of Sri Ramakrishma) Ramakrishma- Viveka nanda Center, New York, Eight Priting, 1992, pp 477-8.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      11. ĐỜI NGƯỜI NGẮN NGỦI, CỦA CẢI PHÙ DU LÀ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI


      1. "Cuộc đời này biến đi cực nhanh,

      Tựa hình vẽ mà một cây gậy vạch ra trên mặt nước."

      ĐỨC PHẬT

      Dẫn bởi Đạt Lai Lạt Ma, trong "Lời Khuyên về Tiến trình Chết và Sống một Đời Tốt Đẹp Hơn" tr. 117


      2. "Giống như khi dệt vải

      Người ta sẽ tới chỗ tận cùng

      Với những sợi chỉ thon mảnh xuyên suốt qua,

      Cũng như thế cuộc đời của chúng sinh."

      ĐỨC PHẬT

      Sách đã dẫn, trang 39


      3. "Không biết rằng rồi ra ta sẽ phải bỏ lại tất cả và ra đi,

      Ta đã gây nhiều ác nghiệp vì bạn và thù."

      ĐỨC PHẬT

      Sđd. tr. 79.


      4. "Một số kẻ chết trong bào thai,

      Một số khác trong lúc được sinh ra,

      Một số nữa trong lúc biết bò,

      Một số khi đã biết đi.


      Một số chết già,

      Một số khác chết trẻ,

      Từng người từng người một,

      Như trái cây rụng rơi trên mặt đất"

      DỨC PHẬT

      Sđd, tr. 107.


      5. "Bất kể tài sản người gom góp được là bao,

      Khi người khởi trình tới một cuộc đời khác,

      Người trơ trọi một mình chẳng vợ chồng cũng chẳng con cháu,

      Chẳng quần chẳng áo, cũng chẳng bạn bè,

      Giống như một kẻ bị kẻ thù đánh bại trong sa mạc hoang vu,

      Rồi người sẽ chẳng còn ngay cả một cái tên,

      Thử hỏi có cần gì phải nghĩ tới bất cứ một điều gì khác?"

      ĐỨC PHẬT

      Sđd, tr. 201.


      6. "Con ta", "Của cải của ta" - kẻ ngu thường lo âu suy nghĩ.

      Đến "cái ta" còn chẳng phải của ta

      Thì con nào của ta, của cải nào của ta?"

      ĐỨC PHẬT

      Kinh Pháp Cú, Phẩm V: Kẻ Ngu Độn


      7. "Hãy nhận thức ra rằng thân xác vô thường như cái bình đất.

      Biết rằng hiện tượng không có sự sống tự nội mà chỉ như những ảo ảnh.

      Sau khi tiêu diệt những võ khí độc hại của trói buộc -

      hấp dẫn như những bông hoa.

      Ngươi sẽ vượt qua ngay cả những cảnh tượng chết.

      ĐỨC PHẬT

      Dẫn theo Đạt Lai Lạt Ma, Sđd, tr. 159.


      8. "Cuộc đời ngươi ở giữa những nguyên nhân chết / Như một ngọn đèn trong cơn gió dữ."

      LONG THỌ, "Vòng Hoa Quý",

      Trích dẫn bởi Đạt Lai Lạt Ma, Sđd, tr. 57.


      9. "Ngắn ngủi thay cuộc hiện sinh này, tựa như một cuộc thăm viếng ngắn trong một ngôi nhà lạ. Con đường phải đi chỉ được soi sáng lờ mờ bởi một ý thức chập chờn mà trung tâm là một "cái ta" giới hạn và cách biệt. (...)

      Khi một nhóm cá nhân hợp thành một "chúng ta", một toàn thể hòa hợp, là họ đã đạt tới một đỉnh cao mà con người có thể đạt tới."

      EINSTEIN, nói tại mộ huyệt của vật lý gia Rudolf Ladenburg, tháng Tư năm 1954.

      Trích bởi Alice Calaprice, "The Expanded Quotable Einstein" - p. 63.


      10. "Giá trị đích thực của một con người được quyết định chủ yếu bởi cái mức độ và cảm thức mà trong đó hắn đã đạt tới chỗ giải thoát khỏi tự ngã." (ENSTEIN)


      11. "Tôi tuyệt đối tin rằng không có thứ của cải nào trên thế giới này mà lại có thể giúp cho nhân loại thăng tiến, ngay cả trong tay của những công nhân tận tụy nhất trong chính nghĩa này. Tấm gương sáng của những cá nhân vĩ đại và trong trắng nhất là cái duy nhất có thể dẫn dắt chúng ta tới những tư tưởng và hành-động cao thượng. Tiền bạc chỉ khêu gợi tính vị kỷ và mời gọi sự lạm dụng không thể cưỡng lại được. Liệu có ai có thể tưởng tượng được Moses, Jesus, và hoặc Gandhi được võ trang bằng những túi tiền của Carnegie?

      EINSTEIN

      Std, tr.12-13.




      12. "Của cải, sự thành công bên ngoài, quảng cáo, sự xa hoa - đối với tôi tất cả những thứ này bao giờ cũng đáng khinh. Tôi tin rằng một lối sống giản dị và khiêm tốn là một phong cách sống tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người, tốt đẹp nhất cho cả thể xác lẫn tinh thần." EINSTEIN




      13. "Người ta phải nhận thức được rằng thời gian vụt qua và sinh mạng mình đang tan chảy mỗi lúc tựa một khối nước đá. Con người tiến gần tới ngày tàn của mình trước khi kịp nhận ra được bổn phận tiên thiên của mình. Bổn phận đó là gì? Đó là tìm ra mục đích của cuộc đời. Con người kiếm tìm của cải, tiện nghi, địa vị và hạnh-phúc. Những thứ này được kiếm thấy như thế nào? Dời xa ân sủng của Thượng Đế, người cầu tìm tất cả những thứ hạnh phúc trần gian này. Lợi ích chi những thứ lạc thú vật chất phù du đó?"

      SRI SATHYA SAI BABA

      "Chân Lý Vĩnh Cửu," 8.1995, trang 199.


      14. "Cuộc đời là một chuyến đi từ vị-trí cái ta đến vị trí CHÚNG TA, từ số ít tới số nhiều, từ lẻ một tù đầy tới Nhất Như giải thoát, là đấng được nhìn thấy trong đa số. Viễn quan về Đơn Nhất, tiềm tàng trong Phồn đa hiển lộ là sự thành tựu của tất cả những năm tháng của một đời người."

      SRI SATHYA SAI BABA

      ("Hơi thở của SAI", tr. 242


      15. "Cuộc đời là một cuộc hành hương tới Thượng-Đế."

      SRI SATHYA SAI BABA


      16. "Phương tiện để kéo dài hay thu ngắn đời sống của một người nằm trong tay của chính mỗi người. Mạng sống của các người được kéo dài khi các người đầy hoan hỷ, khi các người bình thản và tràn ngập tư tưởng thanh cao."

      "Chân Lý Vĩnh Cửu, 8.1993, tr. 203

      "This life disappears only quickly

      Like something written in water with a stick."

      BUDDHA

      Quoted by Dalai Lama, in "Advice on Dying and Living a Better Life", p.117



      "Just as when weaving

      One reaches the end

      With fine threads woven throughout,

      So is the life of humans."

      BUDDHA

      I bid, p.39.


      "Not knowing that I must leave everything and depart

      I did various in deeds for the sake of friends and foes."

      BUDDHA

      Ibid, p.79


      "Some die in the womb,

      Others at birth,

      Still others when they can crawl,

      Some when they can walk.


      Some are old,

      Others are adults,

      Going one by one

      Like fruit falling to the ground.

      BUDDHA

      Ibid, p.l07


      "No matter what fortune you have gained,

      When you depart for another life

      You are alone without spouse or children,

      Without clothing, without friends,

      Like someone conquered by a foe in the desert.

      If you will not have even your own name,

      What need to consider

      anything else?

      BUDDHA

      Ibid, p.201.




      "Puttà m'atthi dhanam m'atthi" -

      iti bàlo vihannati

      Attà hi attano natthi -

      kuto puttà kuto dhanam."

      BUDDHA,

      Dhammapada, V: Bàla - vaggo



      "Realize that the body is impermanent like a clay vessel.

      Know that phenomena are without inherent existence, like mirages.

      Having destroyed the poisonous weapons of attachment - attractive like flowers -

      You will pass beyond even the sights of death."

      BUDDHA

      Quoted by Dalai Lama, in "ADVICE", p.159



      "Your life dwells among the causes of death

      Like a lamp standing in a strong breeze."

      NAGARJUNA'S "Precious Garland",

      Quoted by Dalai Lama, Ibid, p. 57


      "Brief is this existence, like a brief visit in a strange house.

      The path to be pursued is poorly lit by a flickering consciousness whose center is the limiting and separating. "..."

      When a group of individuals becomes a "we," a harmonious whole, they have reached as high as humans can reach."

      EINSTEIN, At the graveside of physicist Rudolf Ladenburg, April 1954.

      Quoted by Alice Calaprice, "The Expanded Quotable Einstein" - p. 63.


      "The true value of a human being is determined primarily by the measure and the sense in which he has attained liberation from the self."


      "I am absolutely convinced thai no wealth in the world can help humanity forward, even in the hands of the most devoted worker in this cause. The example of great and pure individuals is the only thing that can lead us to noble thoughts and deeds. Money only appeals to selfishness and irresistibly invites abuse. Can anyone imagine Moses, Jesus, or Gandhi armed with the money-bags of Carnegie?"

      ENSTEIN

      "Mein Weltbild" Amsterdam: Querido Verlag, 1934. "Ideas and Opinions by Albert Einstein" New translations and revisions by S. Bargemann-Crown Pubs, Inc., N.Y., 1982, pp.12-13


      "Possessions, outward success, publicity, luxury - to me these have always been contemptible. I believe that a simple and unassuming manner of life is best for everyohe, best both for the body and the mind."

      EINSTEIN

      Quoted by Max James, "Einstein and Religion"



      "People should realize that time is fleeting and one's life span is melting away every moment like a block of ice. Man is nearing his end even before he realizes his primary duty. What is that duty? It is to discover the purpose of life. Man seeks wealth, comforts, position and happiness. How are these to be got? Moving away from God's grave, man seeks all these kinds of worldly happiness. Of what avail are these transient physical pleasures?"

      SRI SATHYA SAI BABA

      "Sanathana Sarathi", 8.1995, p.199.



      "Life is a journey from the position I to the position WE, from the singular to the plural, from the imprisoned one to the liberated One, who is seen in the Many. The vision of the One, immanent in the obvious Many is the fulfillment of all the years of one's life."

      The Breath of SAI p.242




      "Life is a pilgrimage to God."

      "Divine Glory" p.136.



      "The means to prolong or shorten one's life lie in one's own hands. Your life span is prolonged when you are full of joy, when you are calm and filled with pure thoughts."

      "Sanathana Sarathi," 8.1993, p. 203.


      "Những kẻ chìm đắm trong thân thức (body-consciousness) thì giống như những người ngoại quốc trong một xứ sở lạ. Quê hương bản quán của chúng ta là Vô Sở Bất Tại (Omnipresence). Trên trái đất này chúng ta chỉ là những lữ khách - khách trong một cuộc thăm viếng ngắn ngủi. (On earth we are but travelers - guests on a brief visit.)


      "Bất hạnh thay, nhiều người biến mình thành những người khách không ai mong muốn cả. Họ khăng khăng đòi độc quyền một khoảnh đất nhỏ nhoi mà họ coi như là của riêng của một mình họ mà thôi. Lúc nào họ cũng chỉ nghĩ "nhà tôi, vợ tôi, chồng tôi, con cái của tôi." Những dây dưa vướng mắc vật chất, ngọt ngào và bí ẩn. giữ họ mơ màng qua giấc ngủ ảo tưởng. Họ đã quên họ thực sự là ai và là gì.


      "Hãy tỉnh dậy thôi! Trước khi giấc mơ đời của bạn tan biến vào vô cùng. Khi thân xác này gục xuống chết, thì đâu là gia đình bạn? Nhà cửa của bạn? Tiền bạc của bạn? Bạn không phải là cái xác thân này. Thân này chỉ là một cái đĩa (dĩa), mà bạn được ban cho để từ cái đĩa đó bạn có thể ăn bữa yến tiệc của Tâm Linh. (The body is only a plate, given to you that you might eat from it the feast of the Spirit.)


      "Tại sao bạn không học bài học chính yếu này trước khi chết? Tại sao lại chờ đợi? Chớ trói buộc mình vào những giới hạn của ý thức con người, mà hãy nhớ vòm trời bao la lồng lộng của Tâm Linh nội tại."


      "The Essence of Self-Realization, The Wisdom of Paramhansa Yogananda."

      Crystal Clarity Publishers, CA, 1990, pp. 7-8.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      TÍCH CHUYỆN TA CŨNG CHỈ LÀ MỘT LỮ KHÁCH


      Cách đây đã khá lâu có một du khách từ Mỹ lặn lội đường xa tới viếng thăm một vị Đạo Sư Do Thái nổi tiếng là một hiền triết lẫy lừng của xứ sở ngài.


      Người khách du thất vọng khi thấy ngôi nhà của nhà hiền triết lừng danh đó chỉ là một ngôi nhà nhỏ bé, tầm thường. Vào đến trong nhà thì lại càng thất vọng hơn nữa. Chỉ toàn những sách là sách. Hết chồng này đến chồng khác cao nghễu nghện choán hết cả các lối. Tìm một chỗ đặt chân cũng thật là vất vả vì chỉ vô ý một chút thôi là cũng có thể dẫm lên sách vở la liệt trên sàn nhà, giữa những chồng sách cao. Đồ đạc chỉ vỏn vẹn có một cái bàn viết, trên đó cũng bề bộn sách vở, và hai cái ghế, một cho chủ nhân và một có lẽ để dành cho khách. Ngay cả cái ghế mà có lẽ để dành cho khách kia, trong khi chờ đợi, cũng được dùng để để sách. Khách phải phụ với chủ nhà dỡ tạm xuống sàn.


      - "Đồ đạc của ngài đâu?" Khách ngạc nhiên hỏi.


      - "Thế còn đồ đạc của ông đâu?" Nhà hiền triết không chút bối rối, ngượng ngập, hỏi lại.


      "Ủa?" Khách lại càng kinh ngạc, kêu lên. "Tôi chỉ là một du khách qua đây thôi mà! Sao tôi lại phải mang theo đồ đạc? Và, để làm gì, thưa ngài?"


      - "Ông nói phải," nhà hiền triết cười rất tươi, gật gù, nheo mắt nhìn khách, hóm hỉnh nói tiếp: "Ta cũng như ông vậy. Ta cũng chỉ là một khách du qua trần gian này mà thôi. Đồ đạc mà làm gì nhỉ?"


      Chủ, khách cả cười, thoải mái ngồi xuống đàm đạo giờ lâu.


      Cuộc đời này tựa như một cái caravanserai, Đức Sai Baba thường nhắc nhở mọi người như thế. Chiều tối xuống, mọi người từ bốn phương tám hướng lũ lượt kéo tới lữ quán để nghỉ qua đêm. Tại đây họ ăn uống, giải trí, làm quen, kết bạn, thành vợ chồng, cha mẹ, con cái của nhau. Rạng ngày, mọi người lục đục thức dậy, ồn ào, bịn rịn rồi hối hả chia tay, mỗi người lặng lẽ đi về mỗi ngả theo lịch trình riêng.


      NGAY CẢ MỘT CÂY KIM CŨNG KHÔNG MANG ĐI ĐƯỢC


      Guru Nanak (1469-1539), sáng lập ra đạo Sikh, một tôn giáo tổng hợp tinh hoa của Ấn Giáo và Sufi (huyền học) của Hồi-giáo.


      Trong số những đệ tử thân cận của Ngài có một nhà triệu phú. Vị đệ tử này, tuy tuổi đã cao, đã bị cảnh cáo nhiều lần, mà vẫn chưa đoạn trừ được thói quen tích chứa của cải và tậu nhà tậu cửa, hết ngôi nhà khang trang này đến biệt thự sang trọng khác, không biết chán mỏi.


      Một hôm, để cảnh tỉnh tín đồ, Guru Nanak đưa cho người đệ tử này một cây kim nhỏ.


      - "Con giữ giùm ta cây kim này," Ngài nói, và làm như lơ đãng, dặn thêm: "Tới kiếp sau, khi nào cần, ta sẽ hỏi xin lại."


      - "Thưa Thầy, vâng." Người đệ-tử triệu phú cung kính bái nhận.


      Ông ta mang cây kim về nhà nhờ vợ giữ và nhắc lại lời Thầy dặn.


      "Ông điên à?" Bà vợ hốt hoảng kêu lên. "Làm sao ông mang được nó qua đời sau để trả lại cho Thầy mà dám nhận liều như vậy?"


      Ông già bấy giờ mới ngẩn người ra, biết mình hố to. Ông ta vội vã mang trả lại thầy cây kim và vò đầu gãi tai, nói lại cái ý của bà vợ khôn ngoan.


      Guru Nanak chỉ chờ có thế, Ngài cười lớn, vỗ vai đệ tử, gắt yêu:


      - "Có lẽ cây kim nhỏ bé tí tẹo này mà con còn không mang được qua kiếp sau thế thì con làm thế nào với những toà nhà đồ sộ, những cỗ xe to lớn, những bầy trâu bò, lừa, ngựa, voi, cừu lúc nhúc của con?"


      Cây kim tuy nhỏ song đã trở thành ẩn dụ chuyên chở những bài học lớn. Trước Guru Nanak mười bốn thế kỷ, Đức Chúa Jésus đã đùng "châm dụ" (thí dụ cây kim) để dậy: "Ta lại nói cùng các người, con lạc đà chui qua lỗ trôn kim còn dễ hơn một người giầu vào nước Đúc Chúa Trời" (Phúc-Âm theo Matthew 19:24, Mark l0:25, Luke 18:25.)


      Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu

      (Khởi Hành số 186&187+188, Tháng 4&5+6.2012)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Sự Đồng Thanh Tương Ứng Giữa Đức Phật, các Đạo Gia và các Khoa Học Gia Nguyễn Hữu Hiệu Tiểu luận

      - Người Nữ Như Hiền Mẫu Nguyễn Hữu Hiệu Tiểu luận

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tiểu Luận

        Cùng Mục (Link)

      Mỹ học của hư vỡ: Kintsugi, lấy vàng nối gốm (Nguyên Giác)

      Lịch Sử Đạo Hồi (PHS News)

      Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)

      Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam (Inrasara)

      Năm Dần Nói Chuyện Cọp (Thái Văn Kiểm)

      Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết (Nguyễn Thiếu Dũng)

      “Vân Đài Loại Ngữ" Bộ Sách Bách Khoa Toàn Thư Đầu Tiên Của Việt Nam (Nguyễn Huy Côn)

      Văn Chương Có Biên Giới Không? (Nguyễn Vy Khanh)

      Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa (Nguyễn Sỹ Tế)

      Việt Nam Cộng Hòa lừng lững đi vào lòng đất nước (Trần Doãn Nho)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)