1. Head_

    Trần Thiện Thanh

    (12.6.1942 - 13.5.2005)

    Từ Thế Mộng

    (.0.1937 - 13.5.2007)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Gió (Tăng Quốc Kiệt) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-4-2023 | VĂN HỌC

      Gió

        TĂNG QUỐC KIỆT
      Share File.php Share File
          

       


      Bức tranh trên đây là của họa sĩ Bửu Long ở Sài gòn, do người bạn chung là BS Ngô Văn Long giới thiệu anh với tôi. Anh là một đồng nghiệp trẻ, sau tôi vài lớp, thật đặc biệt. Sau 20 năm hành nghề y khoa, một ngày đẹp trời, nổi hứng, như Từ Hải "giang hồ quen thói vẫy vùng", thay vì vác kiếm anh vác cọ, thi vào đại học Mỹ thuật, học năm năm trở thành họa sĩ, vừa hành nghề y khoa vừa vẽ, chưa kể còn làm thơ, đánh đàn v.v...nhiều tài quá!


      Tôi hỏi anh tựa của bức tranh, anh nói "cô thiếu nữ", tôi đáp nên gọi là "gió", anh hỏi tại sao? Tôi giải thích bằng bài viết này:

      Trong quyển tùy bút của ông Võ Phiến, ông kể về nhận xét của nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm trong lúc dự hội chợ Osaka Nhật bản, rằng "sở dĩ áo dài Việt Nam thắng lớn ở trong và ngoài nước, là do nó cho thấy gió." Chiếc áo dài mà cho ta thấy gió thì lạ thiệt!


      Theo ông Võ Phiến, mặc áo dài mà đứng yên thì chưa chắc ăn đứt các y phục khác. Nhưng mặc áo dài mà đi, mà múa v.v.. thì người con gái Việt Nam linh động hẳn lên, không ai qua mặt nổi!


      Chắc ai cũng nhớ, thuở sinh thời, Marilyn Monroe mặc cái áo đầm xòe, đứng trên miệng thoát hơi của métro, rồi gió thổi bay lên, gợi hình hết sẩy. Nhưng hình ảnh này tục chớ không thanh như chiếc áo Việt Nam trong gió.


      Đầu năm 2017, bạn bè đồng môn gởi lên mạng vô số hình ảnh chiếc áo dài, thôi thì đủ màu, đủ kiểu. Nhưng đã nói, áo dài, thì tà áo không thể nào ngắn được, cũng không thể dài 3 thước như áo của bà Thúy Nga! Dị hợm lắm vì nó không cho thấy gió. Thế là hỏng!


      Áo dài Việt Nam kể từ khi ông Cát Tường vẽ ra đến nay, qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu biến đổi, từ cổ cao đến cổ thấp, cổ hở như áo bà Nhu, tay nối, tay raglan. Eo nhấn như đồng hồ cát, rất không thẩm mỹ. Eo không nhấn thon thả mượt mà, đạt đến sản phẩm cuối cùng ngày nay, thì tôi xin các ngài, cứ làm ơn để yên như vậy cho em nhờ, chớ nên thay đổi nữa, vì nó đã đạt tới đỉnh cao (không phải của trí tuệ noài người đâu, mà...) của mỹ thuật đấy !


      Theo ông Võ Phiến, áo dài vừa theo sát những nét tuyệt mỹ của thân người, lại vừa thêm cho tấm thân ấy sự linh động phơi phới mà nó vẫn ao ước - Ai ao ước? Tấm thân ao ước ? Ao uớc cái gì ? Ghê chưa cái ông Võ Phiến!


      Phía thân dưới của áo dài, chỉ thấy gió, có cái thướt tha, cái bay bướm. Mà áo dài chế ra là cho các cô gái Việt Nam mặc, vì người ngoại quốc, thân hình họ, dáng đi họ không hợp với chiếc áo dài. Họ vạm vỡ quá. Trừ số ít người thon thả dĩ nhiên !


      Nhìn kìa, chiếc Kimono, trông sự xếp đặt kỹ quá, khó quá (lại ông Võ Phiến nữa!) không còn thấy đâu là thân người, kín đáo tựa tâm hồn người Nhật, phải theo đúng đạo, thứ tự, lớp lang, tuyệt nhiên không được phá rào. Trà đạo, kiếm đạo, tự tử cũng phải theo một qui củ rõ ràng, thì làm gì có bay với bướm ?


      Chếc áo Hanbok của Đại Hàn cũng thế. Có kẻ xấu mồm bảo họ may thùng thình để che cái bụng bầu non désiré bất đắc dĩ, vì thuở đó mấy chú Nhật lùn qua Đại hàn hãm hiếp hàng loạt để tạo ra các chú lính con cho Nhật Hoàng - thiệt không ? - Vì lẽ đó, người Đại hàn thù Nhật bản muôn kiếp.


      Còn chiếc xường xám của Trung Hoa, có bọc theo sát các đường cong tuyệt mỹ của các á xẩm thật, nhưng tuyệt nhiên không có gió.


      Nói chi cái váy của người Lào, người Kampuchia, Thái lan chung quanh ta. Thật chẳng đáng so bì.



      Tôi có cho các bạn canadiens xem ảnh và vidéo trình diễn thời trang áo dài VN, thì các bạn đều trầm trồ khen ngợi, thật tuyệt mỹ! Có bạn đã đi viếng VN, thì bảo rằng: trông các cô nữ sinh, sinh viên, tan trường về, đi ngược gió thì sexy vô cùng. Tôi cãi, nhưng chiếc áo dài của chúng tôi đâu có hở mà bạn bảo là sexy ? Bạn cười trả lời: Ấy, nó không hở như mini jupe, không kín như jupe dài, mà nửa kín nửa hở nên nó mới sexy, vừa gợi hình vừa gợi cảm. Gì mà ghê vậy ?


      Chị họ tôi, nữ sinh trường áo tím kể lại: Có bà tổng giám thị, giờ ra chơi, bà cầm cây thước rảo trong sân trường, coi cô nào mặc áo dài mà hở khoảng giữa 2 tà và phần trên của quần, tức vùng "tam giác vàng", là bà gọi vào văn phòng làm việc ngay, vì có vấn đề!


      Bà dạy : Ở đây là chốn học đường, đứng đắn chứ không phải chỗ bán bánh ít trần. Ôi cái bánh ít trần, chắc phải lợi hại lắm nên bà Tổng giám thị mới phải ra công mà lùng địch và diệt địch.


      Cứ tưởng tượng một nữ sinh mặc áo dài đi ngược gió hiện lên qua lời thơ Phạm Thiên Thư ."đôi gò bồng đảo trên miền tuyết hương".


      hay qua hai câu thơ rất gợi hình sau đây:


      Em khoe áo mỏng giữa trời,

      Cho anh nhìn thấy núi đồi thảo nguyên.


      ... thì thấy các bạn canadiens chí lý thật!


      Đấy là tôi mượn bài thơ tả cái váy mà sửa lại nên núi đồi quả tôi có thấy, còn thảo nguyên thì không.


      Nhà thơ Nguyên Sa mà viết thơ tình thì ai không mê ? Nhưng đến bài thơ ít người biết này, tựa là "Tương tư" thì không bài nào qua được, để tả chếc áo dài:


      Có phải em mang trên áo bay,

      Hai phần gió thổi, một phần mây.

      Hay là em gói mây trong áo,

      Rồi thổi cho tà áo trắng bay ?


      Bạn đã thấy gió chưa ?


      Tăng Quốc Kiệt

      *


      Một bạn văn đồng cảm với bốn câu thơ:

      Cặp ôm che…ngực xuân thì

      Em đi hoa cỏ thầm thì trông theo

      Áo dài tay đỡ vòng eo

      Hai bên hông hở thơ trèo vào thăm.

      LP


      Tăng Quốc Kiệt

      Nguồn: Internet

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Nhà Thơ Lớn, Thiên Tài Gốc Việt: Ocean Vương Tăng Quốc Kiệt Nhận định

      - Gió Tăng Quốc Kiệt Tạp luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)

      Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển (Phan Tấn Hải)

      Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương (Việt Báo)

      ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ (Đằng Giao)

      Sách "Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Nguyễn Tiến Hưng (Vi Anh)

      Đọc Hồi Ký Một Đời Người của Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy (Uyên Hạnh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)