|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Phi thuyền Con Thoi bị nổ tung
ABRAHAM LINCOLN: (1809 - 1865)
- Ðược bầu vào Quốc hội năm 1846
- Làm tổng thống năm 1860.
- Tên Lincoln gồm 7 chữ.
- Cô thư ký của Lincoln tên là Kennedy.
- Cả hai vị đều bị ám sát vào ngày thứ sáu.
- Người kế nhiệm của hai vị đều có tên là
Andrew Johnson sinh năm 1808
- Kẻ giết Lincoln sinh ngày thứ năm, năm 1839
- Tên của mỗi hung thủ đều gồm 15 chữ:
John Wilkes Booth
- Lincoln chết trong rạp hát tên Kennedy.
- Hung thủ giết Lincoln chuồn từ rạp hát và bị bắt trong một tòa nhà.
- Một tuần trước khi lâm nạn:
Lincoln nghỉ mát ở Monroe (Maryland)
(Theo tạp chí Science và Pseudo)
JOHN F. KENNEDY: (1917 - 1963)
- Ðược bầu vào QH năm 1946.
- Làm tổng thống năm 1960.
- Tên Kennedy cũng gồm 7 chữ.
- Cô thư ký của Kennedy tên là Lincoln!
Johnson và cũng gần trùng hợp về năm sinh:
Lyndon Johnson sinh năm 1908
-Kẻ giết Kennedy sinh ngày thứ năm, năm 1939.
Lee Harvey Oswald
- Kennedy chết trong chiếc xe Lincoln!
- Hung thủ giết Kennedy trốn khỏi tòa nhà và bị bắt trong một rạp hát!
- Một tuần trước khi lâm nạn:
Kennedy đi chơi với nữ minh tinh Marilyn Monroe!
- (Science số 248)
Trong một cuộc gặp gỡ cử tri, một phụ nữ nói với A. Lincoln:
- Thưa tổng thống, ngài cần phong cho con trai tôi chức Ðại tá. Ðây không phải là một việc ân huệ mà là một việc làm theo đúng lẽ phải.
- Thế ư? Lincoln ngạc nhiên thú vị - Bà có thể cho biết lý do được không?
- Ông tôi đã hy sinh anh dũng trong chiến trận ở Lexington. Giọng tự hào, người phụ nữ tiếp tục: Cha tôi đã thể hiện sự dũng cảm của mình ở chiến trường Bladensburg, chú tôi là người anh hùng trên mặt trận La Nouvelle - Orleans, chồng tôi tử thương tại Monterey ...
- Thưa bà kính mến, A. Lincoln dịu dàng nói, gia đình bà đã cống hiến đủ nhiều cho Tổ quốc. Ðã tới lúc hãy để cho những người khác có cơ may được cống hiến!
- Chúng ta phải công nhận những sự thật sáng như ban ngày này: tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, đều được Tạo hóa ban ân những quyền không thể mất mà trong đó là đời sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc. (Thomas Jefferson)
- Lá phiếu còn mạnh hơn viên đạn.
- Chính phủ của dân, bởi dân, vì dân.
- Anh có thể bịp một vài người bất cứ lúc nào, và một đôi khi bịp được tất cả mọi người, nhưng anh không thể bịp tất cả mọi người trong mọi lúc. (Abraham Lincoln)
1) Ðúng sáng mồng một Tết Quí Mùi, Feb 1, 2003 (9:00 A.M.), chỉ còn 16 phút nữa là phi thuyền con thoi Columbia hạ cánh xuống mặt đất thì bị nổ tung trên bầu trời bang Texas, gây tử thương cho 7 phi hành gia; xác phi thuyền tan thành hàng ngàn mảnh rơi rải rác trên một diện tích rộng thuộc 3 tiểu bang Texas, Arizona và Louisiana.
2) Hầu như định mệnh đã định sẵn: trước chuyến bay, Trưởng phi hành đoàn Rick Husband kêu gọi tất cả dành một phút yên lặng tưởng niệm tai nạn phi thuyền con thoi Challenger gần 17 năm về trước (Jan 28, 1986: phi thuyền Challenger phát nổ vài chục giây ngay sau khi rời dàn phóng, cũng gây tử thương cho 7 phi hành gia. Nhớ lại lần thiệt hại đầu tiên là vào năm 1967, phi thuyền Apollo bốc cháy gây cái chết thảm khốc cho 3 phi hành gia Hoa Kỳ).
3) Ðiều kỳ lạ là phi thuyền có chở Ðại tá Không Quân Do Thái (Ilan Ramon) đã rớt gần thị trấn mang tên Palestine (phía Ðông Texas).
4) Người ta cũng không thể tưởng được rằng mặc dầu phi thuyền con thoi được mệnh danh là "Viễn ảnh của tương lai", nhưng trong 3 thập niên từ năm 1972 đến nay mô hình vẫn không thay đổi, gạch chống nhiệt bao quanh phi thuyền cũng còn dùng chất liệu cũ; thậm chí "Microchip" của máy điện toán trong phòng điều khiển loại 8086 từ đầu thập niên 80 trước thời Intel Pentium, loại chip ngay cả thanh thiếu niên chơi video game cũng chê !! (1)
5) Một người Việt Nam liên quan đến chuyến bay là Kỹ sư Trịnh Tiến Tinh, kỹ sư trưởng của nhóm chuyên viên tác giả bộ máy Dưỡng Sinh Ðộng BDS-05 (máy nuôi tế bào ngoài không gian). Ông có trách nhiệm huấn luyện hai nữ phi hành gia của phi thuyền Columbia (Nữ Tiến sĩ Kalpana Chawla và Nữ Bác sĩ Giải Phẩu Laurel Clark) biết cách sử dụng bộ máy đó khi đưa ra ngoài không gian để nuôi tế bào ung thư Tuyến Tiền Liệt và tế bào Xương. Kỹ sư Tinh từng được NASA trao giải thưởng "Người Phát Minh Của Năm 1991".
6) - Người Việt Nam đầu tiên liên quan đến chương trình không gian của Hoa Kỳ là Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh (Ðại tá Tư Lệnh Không Quân Việt Nam thời Ðệ Nhất Cộng Hòa từ 2/1958 - 8/1962, cũng là nhà văn với bút hiệu Toàn Phong). Ông là Giáo sư thực thụ tại Ðại học Michigan từ năm 1972. Mùa hè 1982, Ông làm việc tại Jet Propulsion Laboratory, cơ quan phụ trách những chương trình thám hiểm hành tinh trong Thái Dương Hệ.
Ông có những công trình xuất sắc về toán học và quỹ đạo tối ưu. Ông đã đào tạo hơn 30 tiến sĩ cho ngành Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ. Môn sinh của ông có người là quản nhiệm nhóm tính quỹ đạo cho vệ tinh nhân tạo Galileo bay lên thám hiểm Mộc Tinh.
- Tiến sĩ Eugene H. Trịnh (Trịnh Hữu Châu), nhà vật lý học lỗi lạc, đã là phi hành gia trên phi thuyền con thoi vào đầu tháng 7 năm 1995 (2).
(1) Qua Tai Nạn Phi Thuyền Columbia nổ tung, Nhìn lại việc Thám Hiểm Không Gian Của NASA, Việt Nguyên, Ngày Nay Minnesota số 329, 15-2-2003.
(2) Những Thành Quả Của Thế Hệ Trẻ Ðang Vươn Lên Ở Hải Ngoại, GS. Nguyễn Xuân Vinh, Ngày Nay Minnesota số 287, 15-5-2001.
Ðập Manwan cao tới 99m, công suất 1500 Megawatt, đã giữ tới 20% nguồn nước trên dòng chính khúc sông Mekong chảy qua Vân Nam (Ðến với con đập Manwan, Ngô Thế Vinh, TK21/163 Nov 02, trang 35).
Sau khi xây xong (1993), mực nước sông Mekong phía hạ lưu đột ngột tụt thấp xuống mà không ở vào mùa khô. Lúc đó người ta mới biết là Trung Quốc bắt đầu lấy nước vào hồ chứa đập Manwan mà chẳng hề thông báo gì cho các quốc gia dưới nguồn như: Miến Ðiện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.
Trung Quốc dự định xây một chuỗi 7 đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam: ngoài đập Manwan còn những đập Dachaoshan 1350 MW (khởi công 1996), đập Jinhong 1500MW (khởi công 1998), đập Xiaowan 4200MW (khởi công 2001), đập Nuozhadu (dự án), đập Mensong (dự án), đập Gongguoqiao (dự án). Xiaowan là đập cao nhất thế giới (292m tương đương tòa nhà chọc trời cao 100 tầng) (Sông Mekong trước nguy cơ, Ngô Thế Vinh, TK21/145 May 01, trang 32).
Dòng chảy sông Mekong rồi sẽ rối loạn, phù sa sẽ nhợt nhạt dần, lại còn chất thải kỹ nghệ liên tục đổ xuống từ các khu chế xuất Vân Nam, hệ sinh thái bị biến dạng, nguồn nước ngọt ở Ðồng bằng sông Cửu Long bị thay thế dần bằng biển mặn vì lòng sông thấp hơn mặt biển ... và tương lai chẳng còn đâu là vựa lúa nuôi sống cả nước! Tóm lại tất cả những tai họa sẽ đổ vào đầu đất nước chúng ta ở hạ nguồn phải hứng chịu.
Trung Quốc đang ngang ngược và độc quyền khai thác con sông Mekong bằng cái giá của hạnh phúc an sinh và cả sống còn của hàng trăm triệu cư dân nơi các quốc gia hạ nguồn. Khi được hỏi về mối quan tâm của các quốc gia hạ nguồn thì Wang Xiaodong - chuyên viên Viện Nghiên Cứu Hoa Lục - thản nhiên đáp: "Ðó là đất và là nước của chúng tôi. Ðó là quyền của chúng tôi muốn làm gì thì làm." !!! (Sông Mekong trước nguy cơ, Ngô Thế Vinh)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |