1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2008 | ÂM NHẠC

      Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận

        T. V. Phê
      Share File.php Share File
          

       


         Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
          (28-2-1939 - 1-4-2001)

      Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 tại Lạc Giao, tỉnh Ðắc Lắc, chánh quán: làng Minh Hương, Huế. Ông là một nghệ sĩ đa tài, ngoài việc sáng tác nhạc, ông còn vẽ, viết văn và làm thơ. Rất may mắn ông đã sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa nên tất cả tài năng của ông được phát tiết ra hết; mặc dù sinh thời nhạc của ông như những phát súng đại bác không phải "ru đêm" (Ðại Bác Ru Ðêm) mà "nã chí tử" vào chế độ đã cố gắng thiết lập và bảo vệ một thể chế tự do vốn là môi trường thuận lợi cho ông sáng tác và trình diễn ca khúc đến ngày thành danh! Ông vừa từ trần lúc 12G45 tại Sài Gòn ngày 01-4-2001, thọ 62 tuổi và để lại hơn 600 ca khúc trong đó có nhiều tình khúc nổi tiếng.  


      Ông học trường Jean Jacques Rousseau, đậu Tú Tài I xong thì thân phụ chết, gia đình suy sụp, bản thân lại bị thương tích sau tai nạn té ngã, ông phải bỏ học để vào Sư Phạm Quy Nhơn. (Ðây là khóa sư phạm 2 năm đầu tiên ở miền Nam đào tạo giáo viên tiểu học, trước đó chỉ có 1 năm). Tốt nghiệp xong ông được bổ nhiệm dạy ở Blao (Bảo Lộc - Lâm Ðồng).


      Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958. Ca khúc đầu tiên là bài Ướt Mi (1959) do Thanh Thúy trình bàỵ Sau đó ông về sống và sáng tác tại Sài Gòn. Ông khám phá ra Khánh Ly ở Ðà Lạt, và chính Khánh Ly đã đưa nhạc phản chiến của ông vào khuôn viên Ðại Học cùng thời với phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" do nhóm Tôn Thất Lập, Miên Ðức Thắng, Trần Long Ẩn chủ xướng... để sách động sinh viên xuống đường chống đối chính phủ miền Nam.


      Thời gian đó, chính Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu, Phạm Thế Mỹ ... cũng đã tham gia tích cực vào phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe". Các bài: Ðại bác ru đêm, Ngụ ngôn mùa đông, Nối vòng tay lớn ... của TCS là những bài hát tích cực góp phần đẩy mạnh phong trào này: "Ngoài các tác giả chuyên nghiệp như Trịnh Công Sơn với các đêm hát của ông tại Nam Giao, Phạm Trọng Cầu với các tác phẩm trong kháng chiến chống Pháp của ông và Phạm Thế Mỹ với các hợp xướng mang màu sắc dân tộc của ông đã tham gia phong trào 'Hát cho đồng bào tôi nghe', còn lại là những nhạc sĩ - sinh viên nòng cốt, lớn lên trong phong trào như Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Tân, ..." (1)


      Hãy nhớ lại nội dung những bài hát trong phong trào này (1):

      Hát cho dân tôi nghe,

      tiếng hát tung cờ ngày nào

      Hát qua đêm thiên thu,

      lửa cháy lên trại giặc thù.

      (Hát cho dân tôi nghe của Tôn Thất Lập).



           Thủ bút Trịnh Công Sơn

      Hỡi người mẹ Bàn Cờ!

      Hỡi người chị Bàn Cờ! 

      Có người mẹ Bàn Cờ, 

      tay gầy tóc bạc phơ.

      Chuyền cơm qua vách cấm, 

      khi ngoài trời đổ mưạ

      (Người Mẹ Bàn Cờ của Trần Long Ẩn).


      Dậy mà đi! Dậy mà đi!

      Ai chiến thắng không hề chiến bạị

      Ai nên khôn không khốn một lần.

      Dậy mà đi! Dậy mà đi!

      Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!

      (Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân)


      Nếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câu trắng.

      Nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hướng dương.

      Nếu là mây, tôi sẽ làm một vầng mây ấm.

      Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

      (Tự nguyện của Trương Quốc Khánh,

      Khánh là Chủ tich Ban Chấp hành Sinh viên Văn Khoa thời đó (1969).


      Còn Trịnh Công Sơn thì:

      Hỡi ba miền vùng lên cách mạng.

      Ðã đến lúc nối tấm lòng chung.

      Tuổi thanh niên hãy đi bằng những bước tiền phong....

      (Huế, Sài Gòn, Hà Nội)


      Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu

      Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù

      ... Chờ đêm không cấm ...

      Chờ nghe từ đất xây tiếng ca tự do

      (Chờ nhìn quê hương sáng chói)


      ... Quả tim này dành cho lửa hồng, cho hoà bình, cho con người còn chờ đấu tranh.

      ...Sao còn ngồi, sao im lìm ngủ hoài các anh...

      (Hãy sống giùm tôi)


      Cuối cùng, mọi người khó quên vào lúc 10 giờ 15 sáng 30/4/1975, Sơn đã lên đài phát thanh hát không đệm đờn bài Nối vòng tay lớn với lời kêu gọi văn nghệ sĩ đến đài Sài Gòn chào mừng cách mạng thành công: 


      Rừng núi dang tay nối lại biển xa

      Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

      Mặt đất bao la, anh em ta về, 

      Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng

      Bàn tay ta nắm nối trọn một vòng Việt Nam 

      . . . .


      Sau 1975, Trịnh Công Sơn còn cùng các nhạc sĩ Tôn Thất Lập (hiện là Phó Tổng Thư Ký Hội Âm Nhạc TP/HCM kiêm Giám Ðốc Công Ty Tổ Chức Biểu Diễn TP/HCM), Trần Long Ẩn, Thanh Tùng, Từ Huy (chủ quán Nhạc sĩ), Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên và Vũ Hoàng thành lập nhóm "Những Người Bạn" (1992) gồm 8 người để cùng nhau tích cực sáng tác và lưu diễn khắp nơi: "Nhóm đã có nhiều buổi biểu diễn 'không thể nhớ hết' tại TP/HCM, Mỹ Tho, Ðồng Nai, Quảng Nam-Ðà Nẳng, Huế, Hà Nội, ...Lần trước ra Hà Nội nhân 40 năm giải phóng Thủ đô, mình đến sinh hoạt với bốn vạn sinh viên của 800 trại. Chỗ nào cũng hát 'Nối vòng tay lớn' ..." (2)


      Họa sĩ Trịnh Cung, bạn thân của ông, có lần đã nhận xét rằng: Trịnh Công Sơn sống trong quạnh quẽ, tuyệt vọng và bất an cả đờị rồi kết luận Sơn là một nghệ sĩ đi giữa "hai lằn đạn"!


      Nhiều người không nghĩ như thế, nghe những câu hát trước 1975 như: "Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng, cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn ..." (Ðại bác ru đêm) thì rõ rằng Sơn chỉ nhìn có một phía và đã làm ngơ trước cảnh phá hoại, gài mìn, pháo kích của quân đội CS vào trường học, chùa chiền của miền Nam VN ...! 


      Sau 1975, hàng trăm ngàn dân quê chất phát không sống được phải bỏ nước ra đi, ông vẫn viết: "Em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh...., thành phố vẫn có những giấc mơ, vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi ..!!!" (Em còn nhớ hay em đã quên) thì khó có thể nói ông đi giữa hai lằn đạn!


      Dẫu sao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn ... cũng là hai tài năng nổi bật về Âm nhạc của miền Nam Việt Nam. Nhạc của Trịnh Công Sơn có phong cách riêng: giai điệu đẹp, chải chuốt, lời ca giàu chất thơ, giàu hình ảnh, có ý nghĩa triết lý về cuộc sống, tình yêu và số phận con người. Những bản tình ca tên nghe rất ấn tượng như: Nắng thủy tinh, Diễm Xưa, Như cánh vạc bay, Nhìn những mùa thu đi, Biển nhớ, Mưa hồng, Hạ trắng, Tuổi đá buồn, Quỳnh hương, ...là những bản nhạc thật hay!


      Nhiều nhà phê bình nhận xét nhạc của Trịnh Công Sơn đơn giản, dễ đàn hát: "Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra". (3) nhưng lại hay nhờ ông xử dụng một ngôn ngữ mới lạ, độc đáo, lời ca như thơ lại hàm xúc ý nghĩa triết lý khêu gợi óc tưởng tượng nơi người nghe: Dòng sông đã qua đời, Trăm năm vào chết một ngày, Áo lụa thinh không, Trái cây tuyệt vọng, Níu tay nghìn trùng, Biển rộng hai vai, Sóng lao xao bờ tôi, Ði đứng ở trọ, Vô thường nhớ em,...


      Ca từ diễn tả nhiều hình ảnh rất đẹp : Mưa trên tầng tháp cổ, Tình yêu dấu chim bay, Mưa đêm trói chân, Ðêm gội mưa trong, Ngậm hạt sương bay, Phố xưa quen biết tên bàn chân, Ðời sao im vắng như đồng lúa gặt xong, Vuốt mái tóc bạc mà thành chập chờn lau trắng trong tay, ... v, v,...


      Nhạc sĩ Phạm Duy cũng công nhận ngôn ngữ nhạc Trinh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như: cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay ...


      Nhạc sĩ Văn Cao cho rằng lời và ý trong nhạc TCS đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca. Ông còn gọi TCS là người "ca thơ" (Chantre) "bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào phụ ... Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát có lần phát biểu: TCS viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". (3)


      Không chỉ miền Nam yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn, cả miền Bắc thời chiến tranh những ai "lỡ" nghe qua một lần cũng dễ cuốn hút vào không gian bảng lảng, trử tình, quyến rủ của nhạc Trịnh Công Sơn. Nhà thơ Nguyễn Duy thú nhân trong rừng Trường Sơn, ông thường mở "đài địch" để nghe lén "lời ca" của TCS như một cái thú khó thể bỏ được mặc dù rất nguy hiểm. Ðó là vì lời trong bài hát của TCS chất chứa những ngôn ngữ lạ, hình ảnh đẹp, vần điệu uyển chuyển như thơ thích hợp với tâm hồn nghệ sĩ của ông. Sau này ông mới khám phá ra là nhiều người khác cũng nghe lén nhac TCS như ông!


      "Một đêm tình cờ, mặt trận Ðường Chín - Nam Lào (1971), trong căn hầm ... Nghe, nghe trộm - vâng, lúc đó gọi là nghe trộm - đài Sài Gòn, tình cờ "gặp" Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly. Diễm xưa. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ ... Làm sao em biết bia đá không đau ... Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau ...Quỉ thật! Giai điệu ấy và lời ca ấy tự nhiên "ghim" lại trong tâm tưởng tôi ngay từ phút bất chợt ấy ...Cái đẹp trong câu nhạc. Cái đẹp trong ca từ, cả xác chữ lẫn hồn thơ. Bảng lảng, lờ mờ, khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng rõ ràng là đẹp, đẹp làm sao, và cũng hơi ma quái thế nào ..." (4)


      Sau 1975, Nguyễn Duy cố tìm gặp TCS; vì tấm thịnh tình đó mà gia đình Sơn đối đãi ông như người nhà và hai người sau này trở thành bạn thân. Dip nhạc sĩ TCS qua đời, Nguyễn Duy hết lời khen tặng:


      "Tôi lặng nghe âm nhac TCS linh thiêng như tiếng gọi hồn đang truyền lan như sóng âm, như địa chấn làm loạn nhịp tim tôi và làm loạn nhịp tim biết bao nhiêu triệu người hâm mộ ... Xin hình dung tầm vóc một con người được xác định bằng tầm xa của tiếng vang chính trái tim người ấy. TCS là người có tiếng vang vô tận, tiếng vang của một thiên tài, một thiên tài không có tuổi"!


      Một bài hát thật cảm động Cho Một Người Vừa Nằm Xuống do Trịnh Công Sơn sáng tác tưởng niệm tướng phi công Lưu Kim Cương (người đã từng che chở cho ông có được những ngày an toàn khi trốn tránh nghĩa vụ quân sự) tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất: "Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây... Ðất ôm anh đưa về cội nguồn ...". Xin mượn lời trong bài hát ấy để chúc lại ông "thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang ...".


      T.V. Phê

      (Apr 7, 2001)

      1) Âm Nhạc Mới Việt Nam - Tiến trình và thành tựu, Tú Ngọc, ..., Viện Âm Nhạc, 2000, trang 632. 

      2) Ðầu Năm Gặp Những Người Bạn, Trần Hữu Lục, Kiến Thức Ngày Nay, Xuân Ất Hợi-1995, trang 138.

      3) Lời bạt của Văn Cao cho tập nhạc "Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên", TCS, NXB Trẻ, 1991, trang 115.

      4) Tôi Thích Làm Vua (Ngày Sau Sỏi Ðá), Nguyễn Duy, NXB Văn Nghệ, TP/HCM, 1987.



      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê)

      Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)

      Người ca thơ (Văn Cao)

      Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (Đinh Cường)

      Trịnh Công Sơn: Đời và Nhạc (Đặng Tiến)

      Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc)

      Viết về Trịnh Công Sơn (diendantheky.net)

      Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

      Trang nhà về Trịnh Công Sơn: 1, 2, 3.

       

      Tác phẩm của Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Lòng Của Tên Tuyệt Vọng (Trịnh Công Sơn)

      Huế, Sài Gòn, Hà Nội (Khánh Ly)

      Ðại Bác Ru Ðêm (Khánh Ly)

      Biết Ðâu Nguồn Cội (Ý Lan)

      Ở Trọ (Đình Văn)

      Nắng Thủy Tinh (Khánh Ly)

      Níu Tay Nghìn Trùng (Cẩm Vân)

      Quỳnh Hương (Nhã Phương)

      Hôm Nay Tôi Nghe (Trịnh Công Sơn)

      Nhạc Trịnh Công Sơn (Phung Nang Tran, You Tube)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)