1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      8-6-2024 | ÂM NHẠC

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao

        PHAN ANH DŨNG
      Share File.php Share File
          

       


         Ca sĩ Quỳnh Giao (1946 - 2014)

      Hai hôm trước (23 tháng 7, 2014) tôi nhận được thông báo từ Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng (Santa Maria, California) là Ca sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời. Tôi bàng hoàng vì không ngờ chị ra đi quá nhanh ở tuổi 68. Sở dĩ tôi nói quá nhanh là vì chỉ mới vài tháng trước, tôi được tin chị lâm bệnh nặng nên phải tạm thời ngưng chương trình "Câu Chuyện Văn Nghệ với Quỳnh Giao" ở Người Việt TV do Nam Phương, rồi Lê Hồng Quang đồng phụ trách. Lúc ấy, tôi thầm nghĩ: "tội nghiệp cho ca sĩ Lê Hồng Quang, anh vừa mới bắt tay cộng tác với ca sĩ Quỳnh Giao mục văn nghệ thật lý thú này!"


      Trong khi thực hiện một số chương trình về nhạc ở website Cỏ Thơm, thỉnh thoảng tôi liên lạc và xin phép dùng một số bài viết hay nhạc chị đã trình bày, thường là những bản nhạc xưa ít phổ biến, thí dụ như bài "Mùa Hoa Phượng" của hai nhạc sĩ Lê Đô và Văn Hạnh. Tôi nhớ lại một kỷ niệm đẹp khó quên: nhân dịp qua Nam California vào tháng 3 năm 2012, Tâm Hảo và tôi đã gặp một số nghệ sĩ như Nhà Soạn Nhạc Lê Văn Khoa, Ca sĩ Lê Hồng Quang tại studio dạy nhạc, Nhạc sĩ Thanh Trang, Nhạc sĩ Tuấn Khanh tại quán phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ", và 2 Họa sĩ Vi Vi và Cát Đơn Sa (ở San Diego) ... Chúng tôi có đến thăm Ca sĩ Quỳnh Giao tại tư gia ở Fountain Valley. Căn nhà xinh xắn, vườn tược gọn ghẽ, trang trí thanh nhã và dĩ nhiên không thể thiếu cái đàn piano ở phòng khách. Chị vui tươi, trẻ trung với quần jean xanh, niềm nở chào đón "khách phương xa". Sau đó, chị ký tặng một số sách "Tạp Ghi Quỳnh Giao" vừa ra mắt vào tháng 10 năm 2011 (đây là tuyển tập một số bài viết tạp ghi đã đăng ở báo Người Việt). Tuy ở xa nhưng chị vẫn theo dõi tin tức của anh chị em văn nghệ vùng Hoa Thịnh Đốn.



      Theo thiển ý, ca sĩ Quỳnh Giao là một người có thực tài về nhiều khía cạnh nghệ thuật. Ngoài ca hát, chị còn đàn và dạy piano, viết văn, làm chương trình "talk show" TV ... Chị được nuôi dưỡng trong một môi trường âm nhạc lý tưởng (Mẹ là danh ca Minh Trang, kế phụ là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước). Bề dày kinh nghiệm của chị từ sự học hỏi và thực hành hầu như mỗi ngày từ ban Thiếu Sinh Nhi Đồng (của danh ca Minh Trang), ban Tuổi Xanh (của Kịch sĩ Kiều Hạnh & Phạm Đình Sĩ), ban Tây HồTiếng Tơ Đồng (của Nhạc sĩ Hoàng Trọng), ban Tiếng Nhạc Tâm Tình (của Ca sĩ Anh Ngọc) v v... Chị cũng được huấn luyện chính thức từ các giáo sư nổi tiếng của Trường Quốc Gia Âm Nhạc như Bà Đỗ Thế Phiệt, Nhạc sư Hùng Lân … Quỳnh Giao tốt nghiệp thủ khoa ngành dương cầm và nhạc pháp năm 1963. Trong thời gian này, chị vẫn theo học ở trường Trung Học Gia Long. Nghệ danh Quỳnh Giao là do Nhạc sĩ Hoàng Trọng đặt cho khi chị bắt đầu hát trong ban Tây Hồ khi mới 15 tuổi.


      Ca sĩ Quỳnh Giao có giọng hát soprano, thanh, mỏng, có kỹ thuật cao về đơn ca và hát bè. Danh ca Châu Hà đã từng nhận định: "tiếng hát Quỳnh Giao vẫn trong, chưa hề vẩn đục, tôi đặt tên cho giọng hát này là Giọng Hát Thủy Tinh" khi Bà giới thiệu Quỳnh Giao hát nhạc phẩm "Yêu" của Nhạc sĩ Văn Phụng năm 1988.


      Nhà Văn Hồ Trường An, trong tập sách "Chân Dung Những Tiếng Hát - quyển 1, xuất bản năm 2000", tặng danh hiệu cho Quỳnh Giao là "Tiếng Ca Mở Nẻo Lam Kiều" và Ông có một số nhận xét như sau:

      "Quỳnh Giao thường hát những bài chọn lọc, có phẩm chất cao. Cô không chiều theo thị hiếu của khán thính giả tạp nhạp. Cô nhắm vào khách sành điệu ít oi, dù nghìn người chỉ có một người đi nữa. Cô hát những bản có nhiều chỗ lên cao để cô có thể biểu diễn giọng kim cao vút và sáng nguy nga, sáng lồng lộng của mình như “Chiều Về Trên Sông” của Phạm Duy, “Tiếng Dương Cầm”“Mưa Trên Phím Ngà” của Văn Phụng, “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Hữu Mục, “Tiếng Thời Gian” của Lâm Tuyền, “Hoài Cảm”“Thu Vàng” của Cung Tiến...


      Càng lớn tuổi, cô càng luyện giọng siêng chăm hơn nên làn hơi cô thêm mạnh, chuỗi ngân càng đẹp tuyệt vời. Rõ ràng là đây là rượu bồ đào càng để lâu càng nồng ngát say sưa.Tiếng hát cao vút không gợn đục bởi tình cảm sướt mướt của Quỳnh Giao một khi cất lên như đưa tâm hồn khán thính giả đến tận nẻo Lam Kiều in trên mây xanh nổi chập chùng mây trắng để họ bước vào cõi tiên."

      Ca sĩ Duy Trác, một giọng hát hàng đầu của tân nhạc Việt Nam trước 1975, đã thân ái giới thiệu như sau (trong một chương trình nhạc chủ đề về Quỳnh Giao năm 2004 cho đài VOVN ở Houston):

      "Một thi sĩ có định nghĩa như thế này: 'Tiểu sử của một nhà thơ là thơ của người ấy, kỳ dư chỉ là chú thích'. Đối với một ca sĩ, có lẽ cũng không có gì khác. Ngoài tiếng hát, tất cả những gì liên quan tới tiếng hát chỉ là những lời nói thêm. Vậy thì, chúng ta hãy trở lại với tiếng hát Quỳnh Giao và những gì người nghe nhận được từ tiếng hát ấy: Quỳnh Giao hát rõ ràng, thoải mái, có vẻ như cô không cần đến môt sự cố gắng nào khi hát. Sự hòa nhập của Quỳnh Giao đối với những bài mình hát là một sự hòa nhập được đắn đo hẳn hoi. Hình như khi hát Quỳnh Giao còn muốn khẳng định sự tách rời giữa tiếng hát, bài hát và người nghe, dù đó là một sự liên hệ hỗ tương. Cái khoảng cách cần thiết, sự thật thì người ta cũng chẳng thể nào xóa bỏ được và chỉ khi nào người ta ý thức rõ ràng như thế, việc thưởng thức mới thật sự nghiêm chỉnh."

      Có lẽ là một ngạc nhiên cho phần lớn người yêu âm nhạc Việt Nam: Quỳnh Giao có ngón đàn piano khá điêu luyện, đã từng trình tấu solo hay đàn với dàn nhạc khi còn trẻ. Chị còn sáng tác một số ca khúc, thí dụ như: “Bâng Khuâng”, sáng tác năm 1965, âm điệu cổ điển, được cố nhạc trưởng Vũ Thành khen ngợi.


      Quỳnh Giao đã cộng tác nhiều năm với Báo Người Việt, giữ mục viết tạp ghi văn nghệ, phần lớn viết về ca nhạc sĩ Việt Nam trước 1975 và ngoại quốc. Bài viết của chị dễ đọc, dí dỏm, dựa trên kinh nghiệm sống thực cộng thêm khảo cứu. Chị có phong cách nói chuyện lưu loát, duyên dáng với người cộng tác và nghiên cứu kỹ lưỡng nên nhịp nhàng, lôi cuốn khi giữ mục "Câu Chuyện Văn Nghệ với Quỳnh Giao" ở Người Việt TV


      Dưới đây là một số trích đoạn từ tiểu sử chính thức, được gia đình của Ca sĩ Quỳnh Giao phổ biến:

      "Ca sĩ Quỳnh Giao sinh tại Vỹ Dạ của cố đô Huế vào ngày 8 tháng 11 năm 1946 với khuê danh là Nguyễn Phước Công Tằng Tôn Nữ Ðoan Trang . Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), một học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng, từng là Hiệu trưởng trường Quốc Học tại Huế, Giám Đốc Nha Học Chánh Trung Phần thuộc Bộ Học của nước Việt Nam thời Pháp. Cụ Ưng Quả mất vào năm 1951 tại Bộ Học sau một cơn trụy tim, thọ 46 tuổi, khi Quỳnh Giao mới lên năm. Thân mẫu của Ca sĩ Quỳnh Giao là danh ca Minh Trang, có khuê danh là Nguyễn Thị Ngọc Trâm, là con gái của Thượng Thư Nguyễn Hy. Bà Ngọc Trâm sinh năm 1921, tốt nghiệp Tú Tài Pháp, làm biên tập viên và xướng ngôn viên song ngữ Pháp-Việt trong lãnh vực phát thanh từ thời Pháp. Bà lấy nghệ danh Minh Trang từ khi hát cho đài Pháp Á vào buổi bình minh của nền tân nhạc Việt Nam. Danh ca Minh Trang đã tạ thế vào tháng Tám năm 2010 tại California Hoa Kỳ.


      Ở tại Huế đến khi lên bảy, Quỳnh Giao mới vào Sài Gòn sống với thân mẫu và kế phụ là Dương Thiệu Tước, một nghệ sĩ đã góp phần khai phá nền tân nhạc cải cách, nhạc sư đàn Tây Ban Cầm và là cháu nội của danh sĩ, Thượng thư Dương Khuê. Từ năm 1968, Quỳnh Giao còn dạy dương cầm tại gia về nhạc cổ điển Tây phương và lập gia đình, được một con gái là Dzương Ngọc Bảo Cơ sau này tốt nghiệp cử nhân về Giáo Dục tại Hoa Kỳ.


      Khi biến cố 1975 bùng nổ, Quỳnh Giao cùng gia đình di tản vào Tháng Tư và được anh ruột đón về miền Ðông Hoa Kỳ. Tại miền Ðông, Quỳnh Giao mở lại lớp dương cầm tại gia và yểm trợ rồi đón nhận thân mẫu cũng các em vượt biên qua Mỹ. Trong thời gian này, Quỳnh Giao thực hiện lấy hai băng cassette có chủ đề “Hát Cho Kỷ Niệm” vào các năm 1983 và 1988. Tự đệm lấy dương cầm với phần phụ họa của Văn Phụng và vài nhạc sĩ, Quỳnh Giao trình bày lại những ca khúc đẹp nhất của tân nhạc với lời giới thiệu của các nghệ sĩ Vũ Thành, Phạm Duy, Phạm Ðình Chương, Cung Tiến, Thái Thanh, Kim Tước, Châu Hà, Mai Thảo, Lê Văn, Duyên Anh, Bùi Bảo Trúc, Phạm Văn Kỳ Thanh, v.v... Qua năm 1986, Quỳnh Giao cũng được nhà văn Duyên Anh mời trình bày đĩa nhạc “Còn Thoáng Chiêm Bao.” Cùng giai đoạn ấy, Quỳnh Giao cộng tác và lưu diễn một số nơi với nhạc sĩ Phạm Ðình Chương, nhưng cơ hội không nhiều vì sinh hoạt văn nghệ chưa phát triển rực rỡ như sau này. Ðáng chú ý thì năm 1988 và 1989 đã cùng Kim Tước và Mai Hương trình bày nhạc Cung Tiến với dàn nhạc thính phòng của nhạc công người Mỹ tại miền Bắc, miền Nam California, Chicago và Minnesota.


      Quỳnh Giao đã lần lượt thực hiện nhiều đĩa nhạc CD có giá trị nghệ thuật, đa số với hòa âm của Duy Cường, như Khúc Nguyệt Quỳnh (1992), Tiếng Chuông Chiều Thu (1996), Chiều Về Trên Sông (1997), Ngàn Thu Áo Tím (1998), Hành Trình Phạm Duy (1999), Hình Ảnh Một Buổi Chiều (2000), Tình Khúc Văn Phụng & Hoàng Trọng (2001), Thơ Tình Phổ Nhạc (2002), Hoa Xuân (2003), Trở Về Thôn Cũ (2005) và Tình Khúc Phạm Duy (2006). Ngoài ra, Quỳnh Giao hợp tác với nhiều trung tâm để hoàn thành CD Ðêm Tàn Bến Ngự - Tình Khúc Dương Thiệu Tước (1995) với tiếng hát Kim Tước, CD Tình Khúc Văn Cao (1995) cùng tiếng hát Mai Hương và có những ca khúc ghi âm riêng lẻ trong nhiều CD phát hành từ 1993 đến 2006.


      Nhờ sống gần Kim Tước và Mai Hương tại miền Nam California, ba chị em trình diễn với nhau nhiều hơn và khi hợp ca thì tự động chia bè rất ăn khớp với sự điêu luyện độc đáo. Từ đó, Ban tam ca Tiếng Tơ Ðồng Hải Ngoại ra đời để nhắc về ban nhạc Tiếng Tơ Ðồng nổi tiếng trước 75 của nhạc sĩ Hoàng Trọng khi ấy còn ở trong nước.


      Ðáng kể hơn, là năm 1997 Quỳnh Giao thực hiện cho ban Việt ngữ đài BBC chương trình “Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam”. Ðược phát thanh hàng tuần qua 20 buổi, chương trình thuộc loại “nhạc sử” vì nói về 60 năm tân nhạc cải cách Việt Nam từ thời phôi thai năm 1938 đến sau này.”

      Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết:

      ”Có những tiếng hát, nghe rồi, khi gặp người hát, người ta có cảm tưởng, giữa người hát và tiếng hát, có một cái gì đó sai lạc.Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát. Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế. Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng.


      Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng. Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích. Nhưng cái vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể phủ nhận được. Hai CD sau cùng vừa hoàn tất của Quỳnh Giao “Trở Về Thôn Cũ”“Tình Khúc Phạm Duy” ghi dấu sự đổi thay thật sự của giọng hát Quỳnh Giao. Như trái đã đủ chín, rượu đã đủ nồng. Không phải chỉ vì ảnh hưởng của thời gian mà còn do những đổi thay, vui buồn của cuộc sống làm nên nữa.Tiếng hát khoan thai hơn, dịu dàng hơn.


      Người ta càng thấy rõ cái vẻ mỏng manh của giọng hát Quỳnh Giao vừa là khuyết điểm vừa là ưu điểm. Nó không chuyên chở được những đam mê bốc cháy, nhưng lại làm cho người ta hiểu được cái đẹp, cái mong manh của đời sống.”

      Xin được thành tâm cảm ơn những đóng góp tích cực quý báu của người nghệ sĩ tài hoa Quỳnh Giao cho tân nhạc Việt Nam.


      Mời quý vị xem thêm tài liệu và nhiều hình ảnh, bài viết tạp ghi, tiếng hát của Ca sĩ Quỳnh Giao ở website Cỏ Thơm theo đường link dưới đây:


      http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1197&Itemid=47


      Cầu mong hương linh nghệ sĩ Quỳnh Giao, pháp danh: Như Nghiêm, khuê danh: Nguyễn Phước Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang, sớm về cõi Niết Bàn.


      Phan Anh Dũng

      (Richmond, Virginia - USA; 25 tháng 7, 2014)


      Phan Anh Dũng

      Nguồn: cothommagazine.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao Phan Anh Dũng Nhận định

      - Tình Yêu trong dòng nhạc của Từ Công Phụng Phan Anh Dũng Nhận định

      - Sáng Tạo Trong Tranh Sơn Mài Của Đằng Giao Phan Anh Dũng Tạp bút

    3. Bài viết về ca sĩ Quỳnh Giao (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Quỳnh Giao

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Quỳnh Giao (Học Xá)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

      - Giã biệt Quỳnh Giao – Nữ Ca/ Nhạc/ Văn sĩ đa tài (1946 – 2014) (Trần Củng Sơn)

      - Tản mạn với nữ ca sĩ Quỳnh Giao về ca khúc Việt Nam trước 1975 (Đoàn Hưng)

      - Tưởng nhớ nữ ca sĩ Quỳnh Giao (Hoàng Oanh)

      - Ca Sĩ Quỳnh Giao Ra Đi, Thọ 67 Tuổi (vietbao.com)

      - Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại (Ngọc Lan)

      - Vĩnh biệt ca sỹ Quỳnh Giao (bbc.com)

      - Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

      - Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Quỳnh Giao – Giọng hát trong vắt như pha lê (nhacxua.vn)

      - Phỏng Vấn Ca Sĩ Quỳnh Giao (Người Việt Daily News)

      - Đôi nét về Quỳnh Giao (quangduc.com)

      - Tiểu sử (giadinhhoangtrong.wordpress.com)

       

      Tác phẩm của Quỳnh Giao

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản (Quỳnh Giao)

      Lâm Tuyền và Giấc Mơ Sông Hồ (Quỳnh Giao)

      Canh Thân với Túi Ðàn (Quỳnh Giao)

      Vũ Thành, người nhạc sĩ khí khái và ngạo nghễ (Quỳnh Giao)

      Chiều Vàng với Tôn Thất Niệm (Quỳnh Giao)

      - Vũ Hoàng Chương – Cung Tiến và Hoàng Hạc Lâu

      - Ban Tuổi Xanh năm xưa

      - Nghìn Năm Vẫn Chưa Quên

       

         Bài trên mạng:

      - vietbao.com

      - saigonthapcam.wordpress.com

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)