1. Head_

    Cung Tiến

    (27.11.1938 - 10.5.2022)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả "Thề không phản bội quê hương" qua đời (Tuấn Khanh) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      9-5-2025 | ÂM NHẠC

      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả "Thề không phản bội quê hương" qua đời

        TUẤN KHANH
      Share File.php Share File
          

       

      Tìm gặp tác giả “Thề không phản bội quê hương” ở Sài Gòn (Tuấn Khanh)



          Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân
          (1939 - 3.5.2025)

      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả ca khúc lừng danh “Thề không phản bội quê hương” đã bất ngờ qua đời vào ngày 3 Tháng Năm - 2025. Không biết được giờ chính xác, do ông ngã quỵ trong nhà, và qua đời không ai hay biết. Theo vài người trong xóm ước tính, giờ mất của ông có lẽ vào khoảng 13 giờ 30 trưa.

      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sinh năm 1939, mất ở tuổi 86, thuộc lứa thứ hai của những nhạc sĩ thành danh trong dòng bolero của miền Nam như Mặc Thế Nhân, Hà Phương, Giao Tiên…


      Ngôi nhà của ông ở trong con hẻm nhỏ, đường Trương Tấn Bửu, quận Ba (nay là đường Trần Huy Liệu, Quận Phú Nhuận) ít người qua lại. Chỉ đến khi hàng xóm nhìn qua song sắt nhà, thấy ông nằm trên đất, gọi không dậy, nên đã hô hoán. Vì ông sống một mình nên sau đó công an khu vực đến phá cửa và đưa ông vào phòng lạnh ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chờ cho thân nhân bên Pháp về chôn cất.


      Hiện ngôi nhà nhỏ mà ông vẫn ngày ngày mở cửa nhìn ra ngoài, đón đôi ba đứa học trò đến học nhạc hay thăm viếng, đã niêm phong.


      Nhiều năm nay nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sống cô độc một mình. Sau khi ly hôn, vợ và các con định cư ở nước ngoài, nhạc sĩ chọn ở lại cùng kỷ niệm trong căn nhà nhỏ chỉ khoảng 20 m2. Dưới nhà là chỗ ông dạy học, tiếp khách, kể cả nấu bếp. Tối đến ông lên lầu và nghỉ cùng các kỷ vật của vợ con, sách vở của ông.



           Xé Thư Tình (Ca sĩ: Mạnh Đình) | ASIA 16

      Sau năm 1975, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân chọn sống đời khép kín. Ông không bè bạn với ai. Những ngày sau này khi sống một mình, lúc buồn, ông lái chiếc honda cũ của mình đi loanh quanh thành phố, ghé nơi nào đó, làm ly café, một mình nhìn phố phường rồi về. Hàng xóm biết ông là nhạc sĩ nổi tiếng một thời nhưng chưa bao giờ nghe ông nói về mình, ông chỉ chào hỏi rồi lại lui vào nhà.


      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân mắc một số bệnh gan, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng kinh niên. Ông không khỏe nhưng tự trọng, tránh nhờ cậy ai giúp mình, và cũng không than vãn.


      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân nổi tiếng với nhiều bài hát như Hái Hoa Rừng Cho Em, Xé Thư Tình, Bạc Trắng Lửa Hồng… Nhưng ca khúc nổi tiếng và được nhắc nhiều vào thời trước 1975 là Thề Không Phản Bội Quê Hương, viết cho Cục Chính Huấn vào năm 1971. Bài hùng ca này được trình bày ở nhiều nơi và tới nay vẫn còn được yêu thích.


      Trương Hoàng Xuân học nhạc trong nhà thờ và chơi đàn kiếm sống tại các nhà hàng khi 16 tuổi.


      Năm 1960, ông tốt nghiệp Sư phạm, về dạy tại Long Khánh, tỉnh Bình Tuy. Đến năm 1968 thì ông đi lính và được điều về Đài phát thanh Quân đội làm việc chung với Tô Kiều Ngân, Đỗ Kim Bảng, Trầm Tử Thiêng.


      Năm 1972, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa bổ nhiệm về dạy nhạc tại trường Trung học tổng hợp Nguyễn An Ninh, Quận 10.


      Năm 1978, Sở Giáo dục chính quyền mới phát hiện ông là tác giả của Thề Không Phản Bội Quê Hương, cũng như quá trình làm việc cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa nên đã cho thôi việc. Ông xin qua Ngành Bưu điện làm hoạt động văn nghệ quần chúng cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2000.


      Tuấn Khanh - 05.05.2025



      Tìm gặp tác giả “Thề không phải bội quê hương” ở Sài Gòn

        TUẤN KHANH

      Trong lịch sử của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, chuyện ông bị nghỉ dạy sau 18 năm theo nghề chưa từng được kể là vì sao. Trong những ghi chú ngắn ngủi về cuộc đời của ông, trang Wikipedia tiếng Việt, chỉ ghi một dòng ngắn ngọn là “Năm 1978, Sở giáo dục chính quyền mới cho thôi việc, ông xin qua ngành bưu điện làm công tác văn nghệ quần chúng cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2000”. Thế nhưng chuyện có đầy những chi tiết đáng nói của nó.


       

      HÁI HOA RỪNG CHO EM | Trương Hoàng Xuân | Diễm Trang & Tuấn Kiệt

      Tác giả những bài hát nổi tiếng như Bạc Trắng Lửa hồng, Hái Hoa Rừng Cho Em, Thề Không Phản Bội Quê Hương, Xé Thư Tình… có một giai đoạn giai đoạn sau 1975 mà ông ít khi chia sẻ với ai. Thậm chí cuộc đời âm nhạc của ông cũng không được mô tả đầy đủ, do chính ông cũng không kể. Thập niên cuối 60 là giai đoạn bùng phát những bài hát được chú ý của ông nhưng vì muốn giữ một phong cách nghiêm trang khi đi dạy học mà nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân lấy một bút danh khác, không cho nhiều người biết về mình.


      Ông kể là mình thời trẻ, có tên là Nalis Trương, và thường được bạn bè gọi trại đi là Linh. Khi bắt đầu sáng tác ca khúc, thì ông thường để bút danh là Thy Linh, mà theo ông kể ngày xưa, thời trai trẻ yêu đương, ông có yêu say đắm một thiếu nữ tên Thy học ở trường Gia Long, và thường trò chuyện với nhau, đùa là “Thy yêu Linh” tức gọi tắt là Thy Linh. Nên sau này ông in trên các ấn phẩm nhạc bản bút danh đó, vì để cho cô gái ấy đang ở đâu cũng có thể nhìn thấy cái tên bí mật giao ước giữa hai người.


      Bài hát đầu tay mà nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sáng tác với cái tên Thy Linh, cho ra mắt là ca khúc Trai Thời Loạn. Văn bản này đến tay khán giả âm nhạc vào Tháng Mười Hai 1965.


      Tương tự như nhạc sĩ Đài Phương Trang, do là thầy giáo, nên dù sáng tác âm nhạc, các ông đều thường giữ kín hoạt động văn nghệ của mình. “Thời đó, người ta cũng xét nét dữ lắm. Thầy giáo mà vô nghề đờn ca nhiều khi bị hiệu trưởng hay phụ huynh dòm ngó bằng con mắt khó khăn lắm”, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân kể.



          Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân

      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, sinh năm 1939, đến năm 2022 thì ông đã 83 tuổi. Cuộc đời ông trải qua buồn nhiều hơn vui nên ông ít giao tiếp, ít bạn bè và cũng không thường ra ngoài căn nhà nhỏ trên đường Trương Tấn Bửu, Quận 3 (nay là đường Trần Huy Liệu).


      Vì sinh ra trong gia đình ở Sài Gòn, nhưng không mấy khá giả nên từ nhỏ, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân đã phải xin đi đánh đàn ở các nhà hàng, phụ vào việc sinh sống của gia đình. Do học nhạc ở nhà thờ và tính tò mò muốn biết mọi thứ nên nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân biết chơi rất nhiều nhạc cụ, mà theo ông nhẩm đếm thì cũng phải là 15 loại.


      Năm 1960, Trương Hoàng Xuân tốt nghiệp sư phạm và về dạy tại một trường ở Long Khánh, tỉnh Bình Tuy cũ. Đến năm 1968 thì ông đi lính và được điều về Đài phát thanh Quân đội làm việc chung với những nhạc sĩ ăn khách thời đó như Tô Kiều Ngân, Đỗ Kim Bảng, Trầm Tử Thiêng.


      Năm 1972, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa bổ nhiệm về dạy nhạc tại trường Trung học tổng hợp Nguyễn An Ninh, Quận 10.


      Theo lời nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân kể lại, khi ra trường và bắt đầu đi lập gia đình từ năm 1961, tiền lương người thầy (lúc đó chỉ mới 22 tuổi) đi dạy lúc đó đã đủ nuôi gia đình của ông nên chuyện sáng tác chỉ là phần kiếm thêm cho vui. “Nhiều khi ghé ra quán Kim Sơn, Khánh Băng thấy tôi, ngoắc lại và móc túi đưa mấy ngàn, nói là phần của tôi trong bài gì đó. Tôi nghe rồi nhét túi chứ cũng không để ý”, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân kể.


      Năm 1971, bài hát Thề Không Phản Bội Quê Hương của ông trở thành một trong những bài hát được nhiều nơi trình bày. Sau năm 1975, bài hát này được các trung tâm và hội đoàn người Việt hải ngoại hát lại với một tâm tình hết sức xúc động. Nhiều người nhận định rằng loạt các bài hát hào hùng và đầy tính dân tộc, tự do như Việt Nam Việt Nam (Phạm Duy), Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ (Nguyễn Đức Quang), Mẹ Việt Nam ơi, Chúng Con Vẫn Còn Đây (Nguyễn Ánh 9)… thì bài Thề Không Phản Bội Quê Hương của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân cũng là một phần đóng góp không nhỏ.


       

      Thề Không Phản Bội Quê Hương (NS. Trương Hoàng Xuân) Ca sĩ:: Nguyên Khang, Việt Khang, Nhật Lâm, Nhật Quân

      Một cánh tay đưa lên

      Hàng ngàn cánh tay đưa lên

      Hàng vạn cánh tay đưa lên

      Quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính

      Đập phá tan mưu toan, đầu hàng cái quân xâm lăng

      Hoà bình phải trong vinh quang

      Đền công lao bao máu xương hùng anh…

      Ngày ra mắt bài hát này, được nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân nhớ lại, ông được mời ra tham dự ở Đại học Thành Nhân, sát vùng Chợ Lớn. Bài hát nằm trong băng cassette với tiêu đề Thề Không Phản Bội Quê Hương, cùng nhiều bài hát khác, được hòa âm bởi nhạc trưởng Viết Chung thuộc đoàn Văn Công Chí Linh trong Trung Tâm Huấn Luyện Xây Dựng Nông Thôn Chí Linh. Ngày 19 Tháng Mười Hai 1971, khắp nơi ở miền Nam vang lên bài hát này. Bài hát này được biết thêm là do Cục Chỉnh Huấn của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đặt riêng nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sáng tác.


      Cũng do ít ra ngoài và ít người biết mặt, nên nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân may mắn không bị “điểm danh” sau năm 1975. Tuy nhiên dần dần, ông cũng bị phát hiện là tác giả của bài hát Thề không phản bội quê hương cùng nhiều ca khúc thành danh khác.


      Năm 1978, cuối cùng thì trong một đợt “học tập tinh thần cách mạng” dành cho tất cả các học sinh được tổ chức ở trường Nguyễn An Ninh, Quận 10, nơi ông đang dạy. Một cán bộ lên bục, cầm micro và nhấn mạnh về sự len lỏi của giới trí thức phản động, vẫn còn im lặng cất giữ những tư duy tàn dư chế độ cũ. Tên của ông thầy Trương Hoàng Xuân được kể ra, mà một học sinh đi “học” về kể cho ông nghe rằng cán bộ đay nghiến “Chẳng hạn như cái tên Trương Hoàng Xuân vẫn im lặng luồn sâu đứng cầm phấn dạy học là điều không thế chấp nhận được”.


      Để minh chứng cho những tư tưởng tội lỗi của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, ngoài bài Thề Không Phản Bội Quê Hương, cán bộ đọc tên từng bài hát “văn hóa đồi trụy”của ông như Bạc Trắng Lửa Hồng, Trao Người Ở Lại, Dư Âm Một Chuyến Đi, Những Ngày Hoa Mộng, Xé Thư Tình… Nhưng khổ thân ông thầy, cứ mỗi tên bài hát mà giới học trò biết, chúng lại vỗ tay một tràng, khiến cán bộ tức giận thêm và ra lệnh cho bà Hiệu trưởng là phải đuổi ra khỏi trường ngay.


      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân kể, ông buồn rười rượi khi cầm cái giấy cho thôi việc. Đạp xe đạp lang thang Sài Gòn cho đỡ buồn, bất ngờ ông lại gặp một người bạn đang làm trong bưu điện. Trò chuyện đôi chút và biết ông đang khốn đốn vì không có việc làm, phải nuôi một gia đình có sáu đứa con, nên người bạn này mới dẫn ông về chỗ làm – vốn đang cần người huấn luyện cho đội văn nghệ – giới thiệu cho ông làm ở đây. Chấp nhận làm người dạy hát, dạy đàn và ẩn danh, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân làm việc cho đến năm 2000 thì về hưu.


      Từ đó, đời sống khó khăn và bản thân ông cũng trở nên cáu gắt do mang nhiều bệnh tật khiến gia đình không hòa thuận. Sau đó, ông và vợ ly hôn. Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân chọn về sống cô đơn ở căn nhà nhỏ chỉ 20 m2 trong hẻm. Chỉ trong một đoạn ngắn hơn 100 m, có hai nhạc sĩ ở cùng một chỗ: Đầu đường là nhạc sĩ Y Vân, còn cuối đường là nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân.


      “Người ta hay nói đùa là hai ông nhạc sĩ này bị nghiệp vận vào đời. Y Vân thì viết 60 Năm Cuộc Đời nên ra đi đúng vào tuổi 60. Còn Trương Hoàng Xuân thì viết Xé Thư Tình nên không có ai thương, phải sống cô đơn đến chết”, ông nói và gật gù cười.


      Nhận xét về mình, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân thở dài “ông chia sẻ: “Tôi nghiêm khắc trong việc giáo dục con bao nhiêu thì vợ dễ dãi bấy nhiêu. Các con không ưa tôi, nói tôi quá khắt khe.” Ông nói dù phải ly hôn nhưng lúc nào ông cũng nhớ về con và vợ của mình. Với ông đó là thời gian hạnh phúc nhất.


       

      Bạc Trắng Lửa Hồng (Thy Linh) - Đan Nguyên & Phi Nhung - PBN 123

      Trước khi chia tay, khi hỏi ông về chuyện bài hát Bạc Trắng Lửa Hồng nay đang bị phía thừa kế của nhạc sĩ Khánh Băng tranh chấp, ông lắc đầu, buồn. Bài hát đó thuở đầu ông sáng tác giai điệu, đặt là Tơ Hồng rồi đưa cho nhạc sĩ Khánh Băng xem. Vì thích quá nên nhạc sĩ Khánh Băng đề nghị là người viết lời cho toàn bộ giai điệu của ông viết ra. Trên các văn bản in trước năm 1975 cũng có ghi rõ tên hai người. Thế nhưng sau 1975, nhiều thứ được tìm lại, lấy lại, và có khi tác giả cũng đã qua đời, không có ai giải thích nên thường xảy ra tranh chấp. Đặc biệt lúc nhạc trước 1975 lại lấy được tiền bản quyền.


      “Tôi có viết giấy không tranh chấp bản quyền nữa. Vì thấy phiền quá. Hơn nữa Khánh Băng cũng là bạn, mà nó thì cũng mất rồi”, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân nói, mắt nhìn xa xăm.


      Khi được hỏi về những bài hát, hay kỷ niệm sinh hoạt âm nhạc thời tuổi trẻ, bao giờ câu nói đầu tiên của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân cũng là “quên rồi, không nhớ”. Nhưng khi trò chuyện thêm và được tin tưởng, ông lại kể rất nhiều chi tiết thú vị. Phải chăng thói quen ẩn danh và chỉ mong sống cho yên kể từ khi bị đuổi khỏi nơi dạy học của ông, đã tạo cho ông một tập tính mới, không còn dễ mở lòng mình?


      Tuấn Khanh - 07/05/2022

      Tuấn Khanh

      Nguồn: nhacsituankhanh.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả "Thề không phản bội quê hương" qua đời Tuấn Khanh Tưởng niệm

      - Ông Giao Tiên đưa cô Thắm về làng Tuấn Khanh Nhận định

      - Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình Tuấn Khanh Hồi ức

      - Di sản VNCH đã gìn giữ một nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sao? Tuấn Khanh Nhận định

      - Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương Tuấn Khanh Hồi ức

      - Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ Tuấn Khanh Tạp bút

      - Tác giả bức Thương Tiếc ở tuổi 90, xế chiều hiu hắt Tuấn Khanh Tạp bút

      - Nhà Văn Nguyễn Huy Thiệp Qua Đời (1950-2021) Tuấn Khanh Tạp bút

      - Ba đoạn văn xưa, gửi người hôm nay Tuấn Khanh Phiếm luận

      - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-2019), ra đi để lại một dư âm Tuấn Khanh Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trương Hoàng Xuân

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả "Thề không phản bội quê hương" qua đời (Tuấn Khanh)

      - Hoàn cảnh ra đời của ca khúc Hái Hoa Rừng Cho Em, (Face book)

      - Ca sĩ Trang Mỹ Dung tiễn biệt nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân (Thanh Hiệp)

      - Giã Biệt Trương Hoàng Xuân (Dương Ngọc Lãng)

      - Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân của 'Bạc trắng lửa hồng' qua đời (Thanh Hiệp)

      - Hoàn Cảnh Sáng Tác "Hái Hoa Rừng Cho Em"

           (Theo Dấu Giày Sô)

      - ‘Hái Hoa Rừng Cho Em,’ nhạc tình mùa chinh chiến của Trương Hoàng Xuân (Vann Phan)

      - Đôi nét về nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân

           (thoixua.vn/)

      - Tuổi già cô quạnh của tác giả 'Bạc trắng lửa hồng'

           (Châu Mỹ)

      - Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Trương Hoàng Xuân

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Bạc Trắng Lửa Hồng

            (Đan Nguyên & Phi Nhung)

      - Hái Hoa Rừng Cho Em

            (Như Quỳnh ft Tường Nguyên)

      - Hái Hoa Rừng Cho Em

            (Chế Linh - Thanh Tuyền)

      - Thề không phản bội quê hương

            (Việt Dzũng, Nguyệt Ánh)

       

         Tác phẩm trên mạng:

      - hopamviet.vn      - Lyric.com

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả "Thề không phản bội quê hương" qua đời (Tuấn Khanh)

      Nhạc Việt miền Nam, di sản văn hóa bất diệt của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (Lê Hữu)

      Tưởng nhớ nhạc sĩ Lê Hữu Mục (Lê Văn Khoa)

      Nhạc Sĩ Phạm Minh Cảnh, tác giả nhiều bài hát quen thuộc ở Saigon trước 1975 (Trần Quốc Bảo)

      Đường Chiều của cố giáo sư - Nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt (Diệp Hoàng Mai)

      Nhạc Cảm và Nhạc Nghĩ (Ngu Yên)

      Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Thăng Long thu âm trước 1975 (Chu Văn Lễ)

      Lan Man Về "Tình Khúc Từ Công Phụng" (Song Thao)

      Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, “người lính già không bao giờ chết” (Lê Hữu)

      Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Linh Hồn Tượng Đá” (Mai Bích Dung) – Chuyện tình thoáng vội như mây bay (Đông Kha)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)