1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nền Quốc Học Việt Nam và Vai Trò Đại Học Trong Tương Lai (Trần Hồng Châu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      08-08-2013 | TIỂU LUẬN

      Nền Quốc Học Việt Nam và Vai Trò Đại Học Trong Tương Lai

        TRẦN HỒNG CHÂU
      Share File.php Share File
          

       

      Khi nói đến quốc học, chúng ta liên tưởng đến những ý niệm đất nước, dân tộc, quá khứ, lịch sử, truyền thống và tương lai văn hóa, giáo dục..., tất cả những nhân tố kết hợp nên thực thể Việt Nam, nơi xuất phát cũng như điểm tiến tới của mỗi cá nhân chúng ta. Liên tưởng đến những giá trị trường cửu vốn vẫn là nền móng của tâm hồn Việt Nam: lòng yêu quê hương, gia đình, lễ gíáo, nhân nghĩa, niềm tôn trọng trí thức và học vấn, lòng biết ơn, hành động trước sau như một, cái tâm thiện, đức tin về một nguồn sống vĩnh hằng, về bản chất linh thiêng của các con người... Ngọn đuốc sáng đã được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ "người thầy" mà điển hình là những Chu Văn An, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Quang Bích... những kẻ sĩ "trồng người", suốt đời tận tụy nêu cao đức sáng của các bậc tiên hiền...


      Người thầy, cùng những nhà trí thức khác trong mọi địa hạt, luôn luôn truyền bá kiến thức, nghiên cứu văn hóa, sáng tác thi văn. trong truyền thống thanh nghị vẫn có từ xưa, để bảo vệ và làm tiếng Viết sắc bén thêm, từ đó di sản tinh thần của tiền nhân mà một trong những biểu tượng là nền quốc học sẽ mỗi ngày một thêm phong phú. Có quốc học tự nhiên sẽ xây dựng và bồi đắp được quốc hồn và quốc hồn sẽ thổi một nguồn sinh lực kỳ diệu vào đất nước lẫn dân tộc, giúp chúng ta tồn tại và sống mạnh hơn.


      Nhưng, mặt khác, ta không thể quên hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, một đất nước kém mở mang, nạn nhân của lịch sứ, rất lạc hậu, trong khi toàn thế giới sắp bước vào thiên niên kỷ thứ ba với những thành tích mỗi ngày một rực rỡ thêm về nguyên tử năng, du hành không gian, điện toán, tin học và kỹ nghệ sinh học. Nói một cách khác, chúng ta không thể hóa thạch, bất động, ù lì theo quán tính. Trên đất nước đổ vỡ thảm thương, mọi giá trị cần thẩm định lại. Gạn lọc, gìn giữ những nhân tố tích cực, đẹp và thực, của cái học truyền thống vì đó là điểm tựa, bản sắc và bản lĩnh của chúng ta, vì đó là hơi thở, khí sống nuôi dưỡng, đã giữ chúng ta khỏi thành kẻ vong bản, đánh mất căn cước cá nhân và dân tộc...


      Với bối cảnh tinh thần vũng chắc đó, ta phải mở rộng cửa, khai phóng, du nhập tinh thần khoa học và thành quả thực tiễn của nó, những gì đã làm cho một số quốc gia khác trở thành phú cường. Tinh thần cấp tiến của những Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch ở Việt Nam, những Itô và Minh Trị ở Nhật. Cởi mở, khai phóng, nhưng có chọn lựa, suy nghỉ, hợp lý.

       

      Ví dụ, tinh thần tự do và dân chủ phải có nghĩa là bảo vệ những giá trị bất khả nhượng của con người, nhưng không thể trở thành một buông lơi hỗn loạn, vô kỷ luật, vô trách nhiệm, dẫn đến những thú tính không kiểm soát nổi.


      Ví dụ, say mê khoa học kỹ thuật để canh tân đất nước là đúng, nhưng không thể theo một tinh thần khoa học vị khoa học mù quáng đến nỗi đánh mất cả linh hồn. Vì bài toán "khoa học và nhân bản" vẫn luôn luôn là mối lo âu của những nhà khoa học đích thực như Einstein, Oppenheimer, Schweitzer, Teilhard de Chardin... những người từng nghĩ rằng khoa hoc kỹ thuật là vô cùng ích lợi, nhưng nếu không kiềm chế nổi sẽ đưa đến chỗ diệt vong cả trái đất lẫn con người.


      Kết luận, vấn đề là phải tỉnh táo, sáng suốt điều hòa để thực hiện một thế quân bình. Sức khỏe của một cơ thể, sinh lý hay xã hội cũng vậy, là tình trạng quân bình lành mạnh giữa những yếu tố dị biệt và phức tạp tạo nên cơ thể đó. Ở đây sự hài hòa nhip nhàng giữa quá khứ và hiện tại, giữa những yếu tố văn hóa nội tại và ngoại lai có chọn lọc cũng là khuôn mặt của nền quốc học sắp vượt qua đường biên thế kỷ 21.


      *


      Bàn về quốc học, nhấn mạnh những thực hiện cụ thể cần thiết, chúng ta có thể tạm hạn chế trong phạm vi Đại học. Vì cấp học này ở ngay biên giới giữa học đường và cuộc đời: người sinh viên khi tốt nghiệp Đại học thì đã bắt đầu, mang dáng dấp một trí thức trẻ, sẵn sàng nhập cuộc. Vả lại khi xét về tương lai một quốc gia, người ta thường dựa vào phẩm chất cao hay thấp của hệ thống Đại học nơi đó.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Tổ chức Đại học trong môi trường xã hội Việt Nam sẽ ra sao?


      Nói đến mô thức hình thành, tổ chức... là đề cập đến việc ứng dụng những suy nghĩ về quốc học Việt Nam vào môi trường thực tế. Đó là điều cần, vì lý thuyết chỉ trọn vẹn khi được nối tiếp cụ thể trong đời sống. Trong bất cứ quốc gia nào, đại học cũng giữ vai trò tiền phong, vì là nơi tập trung lòng hăng say và vị tha của tuổi trẻ, cộng với kinh nghiệm và kiến thức của những khố óc già dặn, không ngừng nghỉ hướng về phía trước. Nói riêng thì Đại học Văn khoa, mà nhiều nhà giáo dục coi như linh hồn của đại học, là nơi đồn trú và phát triển của những ngành nhân bản và khoa học xã hội, rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam và thế giới sôi động ngày nay.


      Về tổ chức cụ thể, người viết đã có nhiều dịp phát biểu và đặc biệt ghi lại trong tác phẩm "Xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục", do nhà Lửa Thiêng xuất bản tại Sài Gòn, năm 1970. Nay chỉ thêm vài ý kiến:


      1. Tổ chức cơ cấu Đại Học phải được tự trị một cách rộng rãi. Tự trị về học chính, hành chính và tài chính. Có thế mới phát triển được công tác giảng dạy và nghiên cứu bất vụ lợi vốn là lẽ sống của Đại Học. Những khuôn viên, campus, rộng rãi, cây cỏ, trường ốc nên thơ và đầy đủ tiện nghi sẽ rất cần cho hoạt động trí thức và cũng là một mô hình mà Việt Nam phải tiến tới.


      2. Nội dung chương trình học (curriculum) không nên cố định, cứng rắn như những mô thức cũ của Đại Học Việt Nam. Cần có nhiều lối ngang, đi thông giữa Văn khoa và Khoa học. Hai trường này có thể ghép chung thành một đơn vị như lối Mỹ hay để riêng biệt như một số Đại học Âu châu. Trong bất cứ trường hợp nào, ngoài những giáo trình cơ bản, sinh viên cũng được quyền chọn lựa một số môn của trường bạn. Đễ việc đào tạo được quân bình hơn, để kiến thức sinh viên được phóng khoáng, không "một chiều", hay quá thiên về chuyên môn "hẹp", để ta có những kiểu mẫu trí thức, đa dạng, uyển chuyển hơn.


      3. Tỷ lệ giáo sư sinh viên được nâng cao để giáo sư có thì giờ nhiều, chăm sóc sinh viên đầy đủ hơn. Có chính sách tuyển mộ giáo sư và sính viên hợp lý, hầu tận dụng tài năng của đất nước, dồng thời giữ vững trình độ và thanh danh của Đại Học. Giảng khóa cần bớt tính cách trừu tượng, không tưởng và nặng về thực nghiệm, ứng dụng trong cuộc sống. Ngoài công tác giảng dạy, giáo sư, với sụ giúp đỡ của sinh viên các lớp cuối, phải thể hiện những dự án nghiên cứu chú trọng đặc biệt đến thực thể Việt Nam, vì nghiên cứu và giáng dạy là hai hoạt động chính yếu, không thể tách rời của Đại Học.


      4. Đại Học cần chú ý đến vấn đề huyết mạch là tài chánh. Có tiếng nói trong việc thiết tập ngân sách và quản trị. Độc lập tài chính trong nhiều trường hợp để thúc đẩy công tác nghiên cứu, mỗi ngày mỗi phúc tạp và tốn kém trong địa hạt chuyên môn mà người ngoại đạo có khi không hiểu nổi.

      Trong khuôn khổ đó việc trang bị học cụ phòng thí nghiệm và phát triển thư viện là công tác thiết yếu. Vì thư viện, cũng như phòng thí nghiệm, là một yếu tố quan trọng trong việc thẩm định giá trị của một Đại Học.


      5. Đại học sẽ ra khỏi tháp ngà. Đi vào cộng đồng dễ giúp đỡ và được giúp đỡ. Rời bỏ một quan niệm cố hữu của Đại Học Việt Nam. Cụ thể, có nghĩa là Đại Học phải được quyền tiếp nhận những tặng dữ của các tổ chức hay cá nhân trong cộng đồng quốc gia. Ngược lại, cộng đồng sẽ trực tiếp thụ hưởng thành quả suy tư và khám phá của những khối óc Đại Học.


      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Người sinh viên thoát thai từ cơ xưởng sân xuất trí thức là Đại Học sẽ là một con người có khả năng phân tích và tổng hợp độc lập để tìm hiểu sụ vật. Tìm hiểu không thành kiến. Không chấp nhận một sự thực nào nếu không có kiểm tiên nghiệm. Đặc điểm của trí thức là suy nghĩ tự do và ý thức. Chống đối mọi bưng bít và sùng bái một chiều. Luôn luôn suy nghĩ lại mọi vấn đề và chỉ lựa chọn sau khi có dịp phân tích, khán nghiệm nhiều kiểu mẫu. Mặc dầu vậy, vẫn độ lượng, thành tâm, cởi mở, và tôn trọng những mô thức và ý kiến dị biệt theo truyền thống phóng khoáng của người trí thức.


      Trên đây là chỉ mới nói về phương dịên đào tạo trí thức thuần túy thôi.


      Điều mà nền giáo dục Việt nam thiếu sót trầm trọng là sự đào tạo tính khí (caractère). Ngay ở Âu châu, sự khác bict đã rõ ràng giũa Anh quốc và Pháp quốc chẳng hạn. Đảo quốc thiên nhiều về luyện tính khí, ngay từ những lớp tiểu học, trong khi quê hương Descartes đặt sự đào tạo trí thức lên hàng đầu. Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp nền giáo dục Pháp quốc, cũng mang trong mình sở đoản đó. Với tính khí mạnh, người thanh niên vào đời sẽ sẵn sàng đối phó với mọi chông gai, thử thách. Can đảm, kiên trì, trầm tĩnh, đầy nghị lực, tự tin, tháo vát, quyết đoán, có tài lãnh đạo và biết giải quyết nhanh chóng các vấn đề... đó là đặc tính của người có tính khí mạnh (strong character). Ngược lại, nền giáo dục của chúng ta, quá thiên về trí dục, nhiều lúc đã gửi xuống đời những thanh niên có chuyên môn và trí thức cao, nhưng thiếu tính khí mạnh. Không phải là mẫu người tự tin, biết tìm đáp số cho mọi vấn đề gai góc, nhiều lúc họ bơ vơ như lạc lõng giữa đường đời với cả một khối kiến thức đồ sộ! Do đó, bất cứ chương trình giáo dục mới nào ở Đại Học Việt Nam cũng phải nhấn mạnh việc bồi đắp tính khí cho sinh viên.


      Cuối cùng, vẫn phải nhắc lại những giá trị đạo đức, nền móng từ đó chúng ta xây dựng trí thức và tính khí cho người trẻ tuổi. Điều này vô cùng cần thiết, vì giữa một xã hội đảo điên, duy vật quá mức, đó là những bức tường ngăn để khỏi sa ngã hay lạc hướng.

       

      Đào luyện, hun đúc lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc như các Đại Học Đức sau cuộc thất trận trước đoàn quân viễn chinh Napoléon, như các Đại Học Trung Hoa của Khang, Lương, Trần, Hồ thời Thanh mạt rồi cách mạng Tân Hợi, trước áp lực ngạo mạn của liệt cường. Sống với lòng hăng say phục vụ và tinh thần trách nhiệm cao trong đời sống hằng ngày, là đóng góp vào việc xây dựng đất nước. Tôn trọng chữ Lễ, chữ Tín, đối xử công bằng và tình nghĩa với đồng loại.


      Luôn luôn trở về với gốc rễ của tâm hồn Việt Nam là cái Thiện, cái Đức, vun trồng bồi đắp chúng giữa cơn phong ba thời đại lúc nào cũng rình rập đưa con người trở lại đời sống hồng hoang...


      Tôi có đang giảng đạo, đọc kinh không? Không biết nữa. Thực ra, tôi chỉ cố hình dung lại khuôn mặt người sinh viên Việt Nam lý tưởng, sau nhiều năm mài miệt trong giảng đường Đại Học, thấm nhuần lý tưởng quốc học đã nói ở trên và sắp sửa hạ sơn lao mình vào cuộc sống.


      Những người thầy, thường được ưu ái gọi là "kỹ sư tâm hồn", luôn luôn run sợ trước sứ mệnh quá lớn lao. Còn gì đẹp hằng tâm hồn tuổi trẻ mà gia đình và xã hội đã tin tưởng giao phó cho họ. Chất vàng ngọc đó phải được chăm sóc, nâng niu, mài dũa thành những công trình nghệ thuật cho đất nước. Trách nhiệm quá lớn! Chẳng biết có thực hiện được gì trong muôn một không. Chỉ biết tâm niệm là luôn luôn cố gắng và làm việc với cả một tấm lòng!


      * Ghi chú:

      Bài này là một phần bài phỏng vấn do tạp chí "Hương Văn" thực hiện, trong số 3, tháng 9, năm 1998.


      Trần Hồng Châu

      Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật
      (Nxb Văn Nghệ, 2001)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Về một người "phải lòng" tiếng Việt Trần Hồng Châu Nhận định

      - Con Người Yêu Chân, Thiện, Mỹ Quay Đầu Nhìn về Quê Hương Khổ Đau Trần Hồng Châu Nhận định

      - Bụi và Rác của Nguyễn Xuân Hoàng Trần Hồng Châu Khảo luận

      - Đi Vào Mê Hồn Trận Của Thi Ca Và Tiếng Nói Trần Hồng Châu Khảo luận

      - Nền Quốc Học Việt Nam và Vai Trò Đại Học Trong Tương Lai Trần Hồng Châu Tiểu luận

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tiểu Luận

        Cùng Mục (Link)

      Lịch Sử Đạo Hồi (PHS News)

      Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)

      Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam (Inrasara)

      Năm Dần Nói Chuyện Cọp (Thái Văn Kiểm)

      Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết (Nguyễn Thiếu Dũng)

      “Vân Đài Loại Ngữ" Bộ Sách Bách Khoa Toàn Thư Đầu Tiên Của Việt Nam (Nguyễn Huy Côn)

      Văn Chương Có Biên Giới Không? (Nguyễn Vy Khanh)

      Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa (Nguyễn Sỹ Tế)

      Việt Nam Cộng Hòa lừng lững đi vào lòng đất nước (Trần Doãn Nho)

      Tính “văn học” trong văn học miền Nam (Trần Doãn Nho)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)