|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nói nhiều là dở nhưng đó là cái tật không bỏ được và vì mùa xuân năm này có nhiều chuyện lạ đáng được kể nghe cho vui.
Truyện Tây Du Ký có đoạn về một ông vua ghét thầy chùa. Ông thề sẽ giết cho đúng một ngàn nhả sư. Khi bốn thầy trò Đường tăng đến vương quốc ấy thì vua đã giết được 996 nhà sư rồi. Nghe Thổ Địa (giống như chủ tịch phường bây giờ) cho biết thông tin ấy, Đường Tam Tạng vốn nhát gan, sợ hãi run lập cập bước đi không nổi. Tôn Ngộ Không phải đi ăn cắp một mớ quần áo đem về để bốn thầy trò giả làm thương nhân. Vào lữ quán, Tôn Ngộ Không nói với chủ quán cho ngủ chỗ nào càng kín càng tốt vì chúng tôi sợ gió. Chủ quán nói nếu muốn kín quý khách chịu khó ngủ trong tủ của nhà tôi. Đêm hôm ấy nóng quá, thầy trò bỏ khăn áo ở ngoài chui vào tủ tạm yên thân. Không ngờ nửa khuya có một bọn cướp vào khiêng cái tủ đi. Đang khiêng tủ, bọn cướp bị một ông quan công an khu vực bắt được và lệnh cho bọn chúng khiêng tủ về dinh để mai trình cho vua biết.
Bốn thầy trò đều nghĩ phen này chắc chết. Nhưng Tôn Ngộ Không không chịu thua. Đêm đó, Tôn Ngộ Không hóa thành con bồ hóng chui ra khỏi tủ. Bay vào cung vua, Lão Tôn rùng mình bứt một nắm lông thổi cái phù. Mỗi sợi lông hóa thành một con khỉ nhỏ. Thổi thêm cái phù, mỗi con khỉ có trong tay một con dao cạo. Và theo lệnh Tôn Ngộ Không, các con khỉ nhỏ xâm nhập vào phòng ngủ, cạo trọc đầu vua, hoàng hậu, công chúa, tất cả tỳ nữ, rồi sau đó tấn công sang dinh của các quan. Sáng hôm sau cả hoàng cung kinh hoàng vì không hiểu sao mọi người đều bị trọc đầu. Nhà vua vô cùng sợ hãi biết Trời đã phạt mình vì tội sát hại thầy chùa nên quỳ xuống khẩn cầu Trời Phật tha tội và hứa tư nay sẽ không tái phạm.
Kẻ độc quyền dễ sa vào cái ác.
Sử ký Tư Mã Thiên có ghi lại chuyện để dập tắt tự do ngôn luận, thống nhất các chính kiến và tư tưởng, Tần Thủy Hoàng đã chôn sống 460 nho sinh ở Hàm Dương và đốt rụi sách trong kho, trong nhà dân.
Tưởng chỉ có trong truyện hoang đường, truyện xưa bên Tàu chư tăng và nho sinh mới bị kẻ có quyền lực giết chết, kinh kệ sách vở bị thiêu hủy. Nào ngờ, ở thế kỷ 20, giới trí thức, nhà văn, nhà thơ chân chính ở nước tôi cũng bị đày đọa, cấm phổ biến tác phẩm, cấm sáng tác.
Sau 1975 tất cả các "Văn hóa phẩm" miền Nam cũng bị đốt sạch.
Nhà văn, nhà thơ còn lại muốn tiếp tục cầm bút cũng phải có hàng ngũ, có thủ trưởng, phải học tập đường lối chính sách. Bù lại, Ban chấp hành Hội Nhà Văn đóng ở Hà Nội được nhà nước cấp cho ngân sách hậu hĩ để duy trì sinh hoạt hội.
Một thế hệ người Việt lớn lên đã nhâm lẫn Tự Lực Văn Đoàn là tên một đoàn cải lương. Họ không biết các ông Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Chu trinh, Phan Khôi... là ai, họ không quan tâm tại sao các nhạc sĩ Văn Cao, Đoàn Chuẩn sau 1955 không còn sáng tác ca khúc.
Thơ của Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Hồ Dzếnh, Quang Dũng, Hữu Loan... bị cho là đồ rác rưởi tiểu tư sản cấm phổ biến.
Chuyện lạ là nhân dịp tết Đinh Dậu vừa qua, Hội Nhà Văn muốn mời vong hồn của những nhà thơ mà họ từng bạc đãi, trở về tham dự một lễ hội có tên rất mỹ miều là ngày Thơ Việt Nam
Panô in hai câu thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử nhưng lại sử dụng hình ảnh thi sĩ Yến Lan. Ảnh: Kiều Mai Sơn.
Thật tội nghiệp cho các đấng tiền nhân. Khi muốn phục dựng "Con Đường Thi Nhân" dọc theo cổng vào Văn Miếu để trang trí cho lễ hội, họ đã nhầm lẫn đưa ảnh Yến Lan vào pano có thơ Hàn Mặc Tử, ảnh Phan Thanh Giản ghi tên Nguyễn Khuyến, ảnh Chu Văn An thành Cao Bá Quát...
Với tôi, chuyện nhầm như thế này là chuyện nhỏ vì từ lâu lắm rồi có ai côn nhớ mặt các vị. Tôi chỉ ngờ rằng các văn nhân thi sĩ chỉ được mượn danh để tạo khí thế cho lễ hội nhằm có chuyện báo cáo thành tích để tôn uy tín cho Hội Nhà Văn đang có nguy cơ bị giảm ngân sách.
Ôi chao! Lâm sao mà các văn nhân thi sĩ, giới trí thức của một dân tộc từng trọng kẻ sĩ bây giò lại lâm vào cảnh:
"Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao"
(Nguyễn Du)
Thấy thương tiếc vô cùng 20 năm văn nghệ miền Nam Việt Nam.
Hai mươi năm, như một hạt cát trong sa mạc thời gian nhưng là dòng suối trong tưới mát cánh đồng văn nghệ tự do.
Từ đó, chúng ta có nhiều tác phẩm đáng đọc, có nhiều ca khúc là kỷ niệm một đời người và những thi nhân bay lượn, gieo rắc những vần thơ diễm lệ.
Thuở ấy, chính quyền miền Nam không nuôi giới văn nghệ sĩ nhưng họ được tự do sống theo kiểu của họ.
Nhà thơ bay lượn nhiều nhất là Bùi Giáng.
Bùi Giáng chọn cách sống coi đời là chốn viễn mơ.
"Hỏi rằng đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau" (1)
Là tôi nghĩ như vậy chứ ông sống hồn nhiên như cỏ cây chứ ông nào có ngồi đó mà đắn đo chọn lựa.
Nhưng liệu ông có được:
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ xin bất tuyệt xin làm cỏ cây" (1)
Nếu ông sống ở miền Bắc và viết câu thơ mang tính ám chỉ rằng:
"Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen" (2)
Viết về "màu đỏ" một cách đáng ngờ như thế chắc chắn ông không được tự do lang thang dù là lang thang đi chăn dê, chăn bò.
Bùi Giáng suốt đời không ngợi ca lãnh tụ. Vậy ông ngợi ca ai?
"Thơ điên tái điệp ra đời
Mẫu thân Phùng Khánh tuyệt vòi ni cô
Ấy Marilyn Monroe
Ấy Brigitte ấy Bardo ấy là" (3)
Dù lang thang như một cuồng sĩ, dù là kẻ vô gia cư áo quần rách rưới, cuộc sống nơi trần gian này đối với Bùi Giáng là một mùa Xuân bất tuyệt.
Thi nhân thường say đắm với mùa thu. Lạ thay Bùi Giáng luôn hân hoan, ngây ngất với mùa xuân.
Những Đường Xuân, Bờ Xuân, Lời Xuân, Xuân Xanh Và Màu Xuân Đó, Xuân Thu Trang Phượng...(4) lung linh ngập tràn ánh sáng của mùa xuân thiên đường:
"Màu trời đó bữa nay về trở lại
Một mùa xưa ngồi nhớ chín năm xưa
Người chạm mắt dưới mùa xuân man dại
Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa."
(Bùi Giang)
Miền Nam không tô vẽ "Con Đường Thi Nhân" để tập họp, xếp hàng, bắt thi nhân đống phục trong những tấm pano có cùng kích cỡ.
Ở miền Nam, thi nhân được tự do sống, tự do yêu, tự do ghét và tự do rơi xuống lặng lẽ như những chiếc lá vàng khô. Bởi vì:
"Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu nguyên xuân" (1)
Một đất nước không có tự do thì văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ cũng chỉ là những hình nộm vô hồn.
Tháng Giêng Xuân Đinh Dậu 2017
(l) Chào Nguyên Xuân ~ Bùi Giáng
(2) Chiếc Quần Đen - Bùi Giáng
(3) Thơ Điên Tái Điệp - Bùi Giáng
(4) Tựa các bài thơ của Bùi Giáng
- Đêm Sài Gòn Xưa Huyền Chiêu Tản mạn
- Ở đây đêm vắng thưa người, còn ta với trời Huyền Chiêu Tạp luận
- Nỗi buồn trong thơ Trần Tế Xương Huyền Chiêu Tạp luận
- Làm Sao Để Bắt Được Một Nhà Thơ Huyền Chiêu Tạp luận
- Anh cho em mùa Xuân Huyền Chiêu Nhận định
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |