|
Trầm Tử Thiêng(1.10.1937 - 25.1.2000) | Trần Dzạ Lữ(..1949 - 25.1.2024) | Tuệ Mai(..1928 - 25.1.1982) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Cuối năm học lớp đệ tứ, thầy giáo dạy Việt văn tổ chức một buổi tổng kết về các tác giả. Thầy đặt câu hỏi cho cả lớp “Trong chương trình Việt văn chúng ta vừa học, em thích nhà thơ nào nhất?” Câu trả của đa số là Nguyễn Du với Truyện Kiều. Một vài bạn nói thích Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Chỉ mình tôi trả lời là Trần Tế Xương. Tôi chọn Trần Tế Xương không phải vì hiểu thơ của ông mà vì tôi thương ông ấy. Trần Tế Xương gợi tôi nhớ đến hình ảnh người cậu quá cố của tôi.
Cậu tôi biết chữ nho, lúc nào cũng vui vẻ hài hước và lúc nào cũng nghèo. Mẹ tôi nói “người vợ đầu bỏ ổng vì ổng …lười biếng.” Người vợ thứ hai chán ngán cảnh nghèo túng, bỏ đi làm ăn xa, cậu tôi sống một mình trong ngôi nhà bà ngoại tôi để lại. Cậu tôi chẳng có nghề nghiệp gì. Ông lại vụng về, không sửa được cái hàng rào, không lợp được cái mái nhà, không cầm được cái cuốc. Lạ thay, những ngón tay vụng về của ông lại thoăn thoắt trên phiếm cây đàn nguyệt, nhấn nhá uyển chuyển trên cây đàn cò. Mọi người trong xóm thương ông, đến chơi với ông để đánh cờ, nghe ông đàn và nghe ông kể chuyện tiếu lâm. Cậu tôi thỉnh thoảng kiếm được vài đồng nhờ xem ngày, giờ cho người ta dựng nhà hay chôn cất. Lâu lâu ông đi thổi kèn đám ma.
Mặc cho lời than phiền của mẹ, tôi rất thương cậu tôi. Đôi lúc tôi thấy ông ngồi yên lặng, mắt nhìn xa xăm tôi biết ông đang… đói và tôi không ngần ngại xúc trộm vài lon gạo của mẹ mang sang cho ông.
Nhà thơ Trần Tế Xương cũng nghèo và hài hước. Trẻ con rất thích những người hài hước. Chẳng phải đi xem hát chúng thích nhất là vai anh hề.
Hãy nghe Trần Tế Xương mô tả chân dung của chính ông:
“Ở phố Hàng Nâu có phổng sành
Mặt thì lơ láo mắt thì nhanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắt mắt khinh đời cái bộ anh”
(Phổng Sành)
Ông tú ấy sống trong một thời đại nho học đã suy vi:
“Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Mười người đi học chín người thôi”
(Cái Học Ngày Nay)
Chung quanh ông xã hội đường như không còn nề nếp:
Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”
(Đất Vị Hoàng)
Đó là thời mà các giá trị văn hóa Nho giáo đang tan rã, triều đình ươn hèn, người dân đang bị khép lại trong kiếp sống của một đất nước bị trị bởi ngoại bang.
Còn ông tú tài Trần Tế xương thì biến thành một người đàn ông vô dụng, ăn chơi, trụy lạc:
“Thua bạc đi ra với mẹ nhà
Bệnh gì không bệnh, bệnh tiêm la
Vui quá đến nỗi ra người dại
Lỡ bước cho nên nhắm mắt qua”
(Bệnh)
Có quá nhiều bài viết mô tả Trần Tế Xương dựa theo những câu thơ ông tự trào.
Nào ông là kẻ trác táng:
“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ đó
Có chăng chừa rượu với chừa trà”
(Ba Cái Lăng Nhăng)
Rồi ông chỉ là một kẻ vô dụng, vô tình trút hết gánh nặng gia đình cho vợ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi được năm con với một chồng”
(Thương Vợ)
Còn có loại người nào xấu xa hơn ông:
“Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường”
(Tự Vịnh)
Nhưng tôi không tin những điều ông nói. Ông là người khôn khéo, trước khi cười người ông tự phê phán mình. Hãy nghe một người bạn học, ông Lương Ngọc Tùng vẽ lại chân dung Trần Tế Xương:
Cùng làng, cùng phố, học cùng trường
Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,
Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,
Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.
Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,
Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.
Mấy chục năm trời đà vắng bóng,
Nghìn năm còn rạng dấu thư hương
Với tôi, Trần Tế Xương không chỉ là nhà thơ tiêu biểu cho nền văn thơ trào phúng, làm sư tổ một văn đàn có những môn sinh như Tú Mỡ, Tú Sụn, Tú Kếu, Cử Nạc, Tú Poanh, Đồ Phồn, Đồ Bì… Hơn thế nữa, ông là một nhà thơ với những nỗi lòng bi ai, trằn trọc cho số phận của đất nước đang suy tàn, cho thân phận vô dụng của một kẻ sĩ trước thời cuộc quá gay go. Và khi trở về với tâm trạng này, giọng văn của ông vô cùng cảm động:
“Trời không chớp bể với mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”
(Đêm Buồn)
Nằm nghe tiếng ếch kêu, ông nhớ tiếc một thời đất nước còn có tam cương ngũ thường, Người dân biết trọng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, kẻ biết chữ Nho còn được trọng vọng:
“Sông kia rày đã lên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trống ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”
(Sông Lấp)
Khác hẳn với những giọng thơ bông phèn một cách thô lỗ, Trong sâu thẳm tâm hồn, Trần Tế Xương là một người rất thanh cao, dịu dàng và trân trọng tình bạn:
Ai ơi có nhớ ai không?
Trời mưa, một mảnh áo bông che đầu.
Nào ai có tiếc ai đâu?
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình
Non non, nước nước, tình tình
Vì ai lận đận cho mình ngẩn ngơ.
(Áo Bông Che Bạn)
Một người đàn ông nhớ một người đàn ông ít ai viết được những câu “âu yếm” như thế này:
“Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm nhớ ta không”
(Nhớ Bạn Phương Trời)
Nói về tình cảm của Trần Tế Xương dành cho vợ, nhiều người nhắc đến bài “Thương Vợ”. Tôi thích bài “Văn Tế Sống Vợ” hơn. Bài phú có những ý tưởng rất mới, câu văn đáng yêu còn hơn bài thơ mới “Tình Già” của Phan Khôi.
“Thế mà
Mình bỏ mình đi không than không thở
Hay mình thấy tớ nay hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai mà lòng mình sợ?
Thôi thì
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
…”
Trần Tế Xương là một nho sinh lận đận, thi mãi không đậu cử nhân. Cùng thời, khoa thi năm Canh Tí 1900 Phan Bội Châu đậu thủ khoa trường Nghệ, Phan Chu Trinh đậu cử nhân thứ ba trường Thừa Thiên, Huỳnh Thúc Kháng đậu giải nguyên trường Quảng Nam. Sau đó Phan Bội Châu đi Nhật tìm đường cứu nước, Phan Chu Trinh sang Pháp tìm cơ hội mở mang dân trí, Huýnh Thúc Kháng trong nước là nhà cải cách văn hóa tích cực.
Còn Tú Xương? Hãy nghe tâm sự buồn bã của ông:
“Một mình đứng giửa quãng chơ vơ
Có gặp ai không để đợi chờ
Nước biếc non xanh trông vắng vẻ
Kẻ đi người lại dáng bơ bơ
Hỏi trời chỉ thấy mây xanh biếc
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ
Đường đất xa khơi ai mách bảo
Biết đâu mà ngóng đến bao giờ?”
(Lạc Đường)
Đối với riêng tôi, trong cảnh đất nước tan tành, dân tộc lầm than, một người được gọi là kẻ sĩ, dù không làm được gì cũng còn biết ngồi buồn hỏi trời, hỏi đất, khóc vì ngóng chờ một tương lai mù mịt là đáng quý lắm rồi.
Tháng 7-2017
- Đêm Sài Gòn Xưa Huyền Chiêu Tản mạn
- Ở đây đêm vắng thưa người, còn ta với trời Huyền Chiêu Tạp luận
- Nỗi buồn trong thơ Trần Tế Xương Huyền Chiêu Tạp luận
- Làm Sao Để Bắt Được Một Nhà Thơ Huyền Chiêu Tạp luận
- Anh cho em mùa Xuân Huyền Chiêu Nhận định
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |