|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Cách đây ít lâu, sau khi đọc một đoạn giảng về kỹ thuật bố trí khung cảnh của Nguyễn Khuyến trong bài Thu điếu: nào là kỹ thuật lũy tiến, kỹ thuật tiệm tiến, kỹ thuật xếp lớp, kỹ thuật dùng đối tượng v.v..., một học sinh ở lớp Đệ Nhị có tới gặp tôi và đề ra một thắc mắc: Phải chăng đó là dụng ý của tác giả hay chỉ là kết do sự phân tích của nhà phê bình thích "chẻ sợi tóc ra làm tư"?
Tủ sách Di Sản văn chương miền Nam, Thư Ấn Quán (Trần Hoài Thư) sưu tập và in lại
Ngay về phần riêng tôi, khi bàn về kỹ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong hai câu:
Triều cao non bạc trùng trùng,
Vời trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo.Tôi cũng được một vài bạn học sinh ở lớp Đệ Nhị sinh ngữ đề ra thắc mắc tương tự như trên nghĩa là rất hoài nghi không chắc đó có phải là dụng ý thực của cụ Tiên Điền không. Sự thắc mắc trên đây không phải chỉ nhóm khởi trong giới học sinh mà còn lan rộng ra cả trong phạm vi của một số trí thức nữa.
Mà thực vậy, một hôm nhân khi bàn tới một cuốn sách nghiên cứu khá công phu về truyện Kiều mới xuất bản, một ông bạn nhà văn có nói với tôi một câu nửa đùa, nửa thực: "Giá cụ Tiên Điền mà sống lại, đọc những tác phẩm của những kẻ hậu sinh phân tích về tư tưởng, tâm sự, nghệ thuật văn chương mình, có lẽ cụ ngạc nhiên, hoảng hốt và rồi sẽ chết luôn để không bao giờ dám xin sống lại nữa".
Câu nói mỉa mai của nhà văn nọ quả ứng nghiệm, nhưng lần này không phải là cụ Tiên Điền sống lại, mà là một nhà văn trứ danh hiện còn sống và cũng rất quen biết của chúng ta, một hôm nhân nói về một tác phẩm mới xuất bản có mục đích phân tích nghệ thuật văn chương của mình, đã mỉm cười ngõ ý kiến với tôi: "Đọc những đoạn phân tích về nghệ thuật tả cảnh, tôi không khỏi ngạc nhiên vì tác giả đã áp dụng nào là luật cận, viễn, nào là phép xếp đặt các lớp lang, phép pha trộn màu sắc và ánh sáng, phép biến nét v.v... để 'mổ xẻ' từng đoạn văn của tôi - Những điều đó quả thực tôi không hề nghĩ tới bao giờ hết. Tôi viết một cách giản dị, hồn nhiên chứ đâu có thời giờ để mà xếp đặt với dụng ý này hay dụng ý nọ như điều mà tác giả đã gán ghép".
Câu nói trên đây của nhà văn trứ danh nọ làm cho tôi chợt nhớ tới câu nói của thi sĩ Paul Valéry: sau khi ngồi nghe hàng giờ một học giả diễn thuyết về cái hay trong một bài thơ của mình, thi sĩ Paul Valéry, đợi cuộc diễn thuyết bế mạc, đã tìm tới bắt tay diễn giả và nói: "Nhờ có ngài mà tôi mới có thể hiểu nổi được thơ của tôi".
Câu nói đó, mới nghe, tưởng là có tình cách mỉa mai khéo léo, nhưng nếu xét cho kỹ thì cũng có thể là câu nói rất thành thực nữa. Tới đây hẳn có người mỉm cười ngờ vực: "Nhất định là mỉa mai, chứ thành thực thế nào! Chẳng lẽ một tác giả lại không hiểu thơ mình mà phải cần một người khác giảng giúp ư"?
Trường hợp giảng hộ này, nếu tôi không lầm, đã nhiều lần xẩy ra. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là trường hợp của nhà đại danh họa Picasso... Sau khi đã chán các trường họa, Picasso liền "phát minh" ra lối tranh lập thể. Nhưng lúc đầu, những tranh lập thể của Picasso chưa được công chúng có cảm tình chỉ vi ông chưa giải thích được sự phát minh của mình một cách hợp lý - hay nói một cách khác - chưa làm cho quần chúng cảm thông được cái "đẹp mới" của trường lập thể - chưa làm cho quần chúng cảm thông được như vậy chính là vi ông chưa thấu triệt được mọi cạnh góc của cái đẹp do ông xướng xuất ra. Nhưng sau phải nhờ có Apollinaire một nhà phê bình văn nghệ hơn là một họa sĩ, đã lần lượt đem những tác phẩm lập thể của Picasso ra để phân tích từng điểm, nêu lên những sự tìm tòi mới lạ, từ đó quần chúng mới cảm thông được cái đẹp, xô vào hoan nghênh nhiệt liệt Picasso - Và trường họa lập thể từ đó mới trở nên một trường họa có lý thuyết vững vàng, mang trong mình nó một triết lý của thời đại.
Như vậy không phải là dám nói các văn nhân, nghệ sĩ đã không ý thức nổi về cái "đẹp" do mình tạo ra mà chỉ là để nêu lên một sự thực mà chúng ta cần hiểu nguyên do.
Các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh đều là những thiên tài - điều đó là một sự hiển nhiên không ai có thể chối cãi. Ở họ là nơi tập trung những nỗi vui, buồn, đau khổ của thời đại cũng như tinh hoa của cái đẹp muôn đời. Tất cả đều thấm nhập vào tâm hồn họ, dù là hình ảnh thoáng qua của một chiếc lá lìa cành, dù là tiếng tách rạn của một chiếc vỏ cây căng nhựa trong một ngày nắng mới, dù là cái màu sắc chập chờn của một hồn hoa đương rã cánh trong đêm sương tịch mịch, dù là cái chớp mắt rất nhẹ của một người đẹp thoáng qua không hò hẹn v.v... Tất cả đều đảo lộn, xoay chiều để rồi nằm lắng sâu trong cõi u minh của tiềm thức: đó chính là cái vốn rung cảm phong phú của con người nghệ sĩ vậy.
Rồi tới khi hạ bút xuống mặt giấy hay lên khung vải để sáng tác, người nghệ sĩ diễn tả một cách hồn nhiên, thoảí mái, nhưng có biết đâu những tình cảm dào dạt, xen lẫn với những hình ảnh mong manh chìm lặn trong cõi tiềm thức vụt theo nhau "bật" lên, quyến vào lời thơ, vào nét họa, vào dấu nhạc một cách vô thức (inconsciemment) mà chính người nghệ sĩ không mấy khi ngờ tới. Sau khi đã sáng tác, người nghệ sĩ thỏa mãn, cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm thênh thang, và như thế đã là đủ rồi. Cho nên người nghệ sĩ là con người diễn tả cái đẹp chứ không phải là con người phân tích cái đẹp, diễn tả tư tưởng chứ không phải phân tích, giải phẩu tư tưởng. Do đó, họ thỏa mãn mà không cần phải tìm hiểu tại sao mình thỏa mãn; họ nhìn thấy cái đẹp của tác phẩm mình nhưng không cần phải phân tích cái đẹp một cách tỉ mỉ, đặt nó vào hệ thống chặt chẽ.
Sống trong thế giới huyền diệu của lý tưởng, thoát ly mọi ràng buộc của cuộc sống, nên họ không khỏi ngạc nhiên khi thấy các nhà phê bình đem tác phẩm của họ ra mà phanh phui, mỏ xẻ, đưa lưỡi dao sắc bén để len lỏi vào tận cõi tiềm thức của họ, khai quật lên những tư tưởng, những tình cảm, những hình ảnh cũng như những màu sắc hỗn loạn. Họ ngạc nhiên, họ hoảng hốt cho rằng đó chỉ là những chuyện vẽ vời, "họa xà thêm túc" của những nhà phê bình muốn hệ thống hóa tất cả, và lôi họ từ thế giới tự do, phóng khoáng vào một thế giới "nhân công" tầm thường.
Nhưng nếu tĩnh tâm để suy tưởng thì họ không khỏi nhận rằng những điều mà các nhà phê bình nêu lên là những điều mà đa số có thực. Chỉ vì nó nằm lùi sâu trong tiềm thức và vụt hiện ra dưới dòng chữ, dưới nét họa một cách tự nhiên, vô thức, nện người nghệ sĩ không kịp nhận thấy cái hệ thống liên tục, có lý do gián tiếp đó thôi. Một chứng cớ là tại sao cũng một câu thơ, cũng một đoạn văn, cũng một bản nhạc, cũng một bức hoa, nghĩa là cũng từng ấy tiếng, từng áy câu, từng ấy dấu, từng ấy nét, từng ấy mầu sắc mà dưới bàn tay của một người bình thường, nhà phê bình, dù cố gắng đến đâu, cũng chẳng tìm thấy gì xứng đáng để mà phân tích, ấy thế mà dưới bàn tay của một thiên tài, nhà phê bình tìm thấy không biết bao thứ để mà bàn bạc, phân tích, cảm thông. Họ có thế lần lượt khám phá được mãi - và không bao giờ cạn nguồn cảm hứng - những vẻ đẹp kỳ diệu, mênh mang, sâu sắc ẩn náu dưới mỗi hàng chữ, ở mỗi nét họa, ở mỗi điệu nhạc.
Từ trước đến giờ đã có biết bao nhiêu cuốn sách bàn về cái hay, cái đẹp của truyện Kiều, và sau này sẽ còn có bao nhiêu cuốn sách bàn về cái hay, cái đẹp của truyện Kiều nữa. Người thì nhìn nó dưới cạnh góc này, kẻ thì nhìn nó dưới cạnh góc khác. Và có thể nói: có bao nhiêu nhà phê bình thì có từng áy cạnh góc nhận xét. Đúng như câu nhà văn nào đó đã nói ở trên: "Nếu cụ Tiên Điền mà sống lại, đọc những tác phần của những kẻ hậu sinh nghiên cứu về tư tưởng, tâm sự và nghệ thuật văn chương mình, có lẽ cụ ngạc nhiên..." Nhưng bảo là: "cụ sẽ chết luôn để không bao giờ xin sống lại nữa" thì e không đúng. Cụ có thể ngạc nhiên trong lúc đầu, nhưng chỉ trong một thời gian suy tưởng, cư sẽ không khỏi nhận thấy sự khám phá của những kẻ hậu sinh quả có nhiều lý do tồn tại. Nó đã bắt gặp những điều mong manh nằm sâu trong cõi u minh của tâm hồn cụ, mà từ trước đến giờ, những màu sắc xôn xao, những nhạc điệu nao nức của cuộc sống đã làm cho nó bị lấn át. Và tôi tin rằng, cụ sẽ không muốn chết, mà còn muốn sống mãi mãi, sống bất diệt, sống vĩnh viễn để có thời gian mà "bắt gặp mình" nghĩa là để "hiểu mình", "thương mình", "yêu mình" qua những tác phẩm phân tích nghệ thuật văn chương truyện Kiều vậy.
Trình bày những điểm như trên, chúng tôi không có mục đích gì khác là để nhấn mạnh rằng: Phân tích nghệ thuật là một công việc khám phá cái đẹp - không phải cái đẹp vẽ vời, bịa đặt - mà là cái đẹp đã sẵn có từ muôn thuở trong bản thân tác phẩm cũng như trong cõi u minh cửa tâm hồn con người nghệ sĩ.
- Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Phong Hóa và Ngày Nay Nguyễn Duy Diễn Khảo luận
- Phân Tích Nghệ Thuật Nguyễn Duy Diễn Nhận định
- Giai Đoạn Khai Mạc của Tân Nhạc Việt Nam Nguyễn Duy Diễn Tạp bút
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
• Vùng Hoa Thịnh Đốn: Ra Mắt Sách Ngô Minh Hằng (Huỳnh Mai Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |