1. Head_

    Phan Lạc Phúc

    (.0.1928 - 28.4.2016)

    Trần Tấn Quốc

    (..1914 - 28.4.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-12-2015 | VĂN HỌC

      Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí

        Lưu Trung Khảo
      Share File.php Share File
          

       

      Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam:

       

            ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ (Lưu Trung Khảo)
            NAM PHONG TẠP CHÍ (Nguyễn Xuân Hiếu)
            PHONG HÓA và NGÀY NAY (Nguyễn Duy Diễn)
            TRI TÂN, THANH NGHỊ (Nguyễn Thức)

      Sự có mặt cùa những tạp chí và tuần báo văn nghệ hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Những cơ quan văn bọc sinh hoạt liên tục ấy hoặc được dùng làm diễn đàn phổ biến một quan niệm nghệ thuật mới hoặc chiếm giữ vai trò tấm gương phản chiếu những khía cạnh khác nhau của cuộc đời văn nghệ sống động.


      Do đó, nhận định về những người đi lớp trước, tìm hiểu vai trò của những tạp chí tuần báo văn nghệ đã có mặt trong dĩ vãng với chúng tôi, là một việc làm cần thiết để có thể hy vọng tìm được phương hướng phải tiến tới.


      Những tạp chí và tuần báo đã có mặt trong cuộc phát huy văn chương nước ta những năm tháng vừa qua không phải chỉ có Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Phong Hóa, Ngày Nay, Tri Tân, Thanh Nghị. Chúng tôi nghĩ rằng vai trò cùa những tờ báo An Nam tạp chí, Hữu Thanh, Tiếng Dân, Trung Bắc tân văn, Nam Kỳ tuần báo, Nông cổ mín đàm, Phụ nữ Tân văn không phải là không đáng kể. Nhưng vấn đề tài liệu thiếu sót, khuôn khổ hạnn định của H. Đ. chỉ cho phép chúng tôi trình bày trong số này vai trò của Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Phong Hóa Ngày Nay, Tri Tân, Thanh Nghị. (H.Đ.)

      ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ



           Nguyễn Văn Vĩnh
           (1882 - 1936)

      Tháng 7 năm 1858, 14 chiếc tàu chiến chở hơn 3000 lính Pháp và Tây-ban-nha nổ súng bắn phá hai thành An-hải và Tôn-hải ở Đà-nẵng mở màn cho cuộc chiến-tranh chiếm đất ở Việt-Nam. Tháng 1 năm 1859, liên quân Pháp - Tây kéo vào Gia-Định bắn phá và chiếm được thàng Gia-định. Các tỉnh Định Tường, Biên-hòa, Vĩnh-long lần lượt lọt vào tay người Pháp. Ngày 9-5-1862 Pháp và Việt-nam ký một tờ hòa ước gồm 12 khoản, Theo hòa-ước Pháp được triều-đìnhnh Việt nam nhường đứt cho ba tỉnh Biêo-hòa, Gia-định và Định-tường. Hòa ước 1862 vừa ráo mực, người Pháp sau khi binh trị xong ba tỉnh đó, tiến quân chiếm luôn ba tỉnh miền Tày Nam kỳ: Vĩnb-long, An giang, và Hà tiên (1887). Chính-quyền của vua Tự Đức một sớm một chiều tan rã.


      Việc học hành thi cử theo chế-độ cũ bị bãi bỏ để thaỵ-thế bằng một nền học mới. Chữ quổc-ngữ ban đầu chỉ dùng để in những sách truyền giáo trong nhà chung, tuy cũng có những dịch phẩm, sáng-tác, nghiên-cứu song không được phổ biến lắm- giờ đây đã vượt khỏi ngưỡng cửa nhà thờ. Gia định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta xuất hiện năm 1867. Không cần thông minh lắm, ai cũng có thể suy đoán mà không sợ sai lầm rằng tờ báo đó còn ấu trĩ lắm. Cách trình bày đã vụng về, nội dung lại nghèo nàn và văn từ dĩ nhiên còn lôi thôi lắm. Ta hãy xem bài của Paulus Huỳnh Tịnh Của viết trong Gia định báo (số 4, ngày 15-4-1867) để mừng Đốc phủ Ba Tường, khi ông này khánh thành nhà mới:

      "... Người ta thấy người ấy (Tôn Thọ Tường) làm việc quan đã lâu, tưởng theo như kẻ khác thì đã có nhà cửa nghênh ngang, mà bấy lâu chịu cực ở đạm bạc, nay chỗ này, mai chỗ kia, lượt này mới được một cái nhà riêng sạch sẽ thì người ta mừng cho người ấy, cũng lấy làm phước đức lắm.


      Có kẻ hỏi người ấy sao không làm theo nhà Tây mà ở, người ấy nói phải, cách nhà An nam xấu thì có khi cũng nên bỏ đi mà đi theo cách nhà Tây, song le người ấy cũng muốn làm gương cho người ta biết không can gì bỏ dấu tích An nam.


      Người ấy xét lại có nhiều người giàu có, ước sức cất nổi nhiều cái nhà tốt hơn nữa, mà những người ấy ăn ở sơ sài, nhà cửa tranh lá, cũng có kẻ bán nhà tốt đi, cất lại nhà xấu mà ở, làm ra việc xáp (?) thì quá mọt (?) thì chẳng những là trái ý người lớp trước, mà lại nghịch cùng người ấy nữa."


      Sau Gia định báo, những báo chí về sau cũng không hơn gì. Hoặc chỉ đăng thông cáo của chính quyền, hoặc tin vặt, hoặc những bài diễn thuyết của những nhân vật quan trọng trong chính giới đương thời, những tờ báo đó - Đại nam đăng cổ tùng báo, Đại Việt tân báo, Nông cổ Mín đàm - chỉ có giá trị về phương diện tài liệu. Ta hãy đọc một đoạn trong bài Đại Pháp văn chương:

      "Bài ngụ ngôn của ông La Fontaine ở bên Tây có một quyển sách mà lớn bé già trẻ ai cũng thích, không bao giờ chán là quyển thơ nhỏ mà ông Tây thông thái đã làm ra khi ông ấy đi dạo chơi sơn thủy. Những người nói ở trong truyện là mượn những thú vật, song người ta cũng đoán được rằng giống ấy cũng như người đời bây giờ.

      Người làm sách giỏi lắm vì nói được sự hay dở người ta mà không phạm đến ai..."

      (Đại Việt tân báo số 7 ngày 18 Juin 1905)

      Báo chí hồi đó của nước ta hãy còn thấp kém như vậy, cho nên kể đến vai trò báo chí của nước nhà, chúng ta không thể không kể đến viên gạch xây nền đắp móng: Đông Dương tạp chí


      Đông Dương tạp chí là một tờ tạp chí xuất hàng tuần vào mỗi ngày thứ năm. Số đầu tiên ra ngày 15 Mai 1913. Người chủ trương Đông Dương tạp chí là Nguyễn Văn Vĩnh. (1)


      Đông Dương tạp chí đã quy tụ được nhiều cây bút đứng đắn, có thực học, thiện chí muốn phổ thông phát triển quốc văn để xây dựng một nền quốc học. Về phía tân học, những người xuất sắc nhất là: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn. Bốn nhà văn này được coi như tứ trụ của ngôi nhà văn học và thời đó câu "Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn" được truyền tụng không kém gì câu "Tùng, Tuy, Siêu, Quát" đời Tự Đức. Bên phía cựu học phải kể Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục.



           Trang bìa của Đông Dương Tạp Chí

      Xuất hiện vào giữa lúc mới cũ chưa phân, Đông Dương tạp chí đã phản ảnh được sự giao động của nền văn học Việt Nam thời đó. Lúc đó người Việt Nam vẫn còn dùng chữ Hán và chữ Nôm nhiều hơn chữ Quốc ngữ. Chẳng những các chiếu biểu làm bằng chữ Hán cho đến những thư từ giao dịch hàng ngày cũng đều viết bằng Hán văn cả. Kỳ thi Hương cuối cùng được bãi bỏ vào năm 1915 (Bắc kỳ) và 1918 (Trung kỳ), chữ Hán và chữ Nôm đã bước sang thời kỳ tàn lụi để nhường vai trò lãnh đạo cho chữ Quốc ngữ. Nhưng chữ quốc ngữ là một thứ chữ mới, nhiều nhà cựu học bảo thủ chê là "thứ chữ rồng rắn không thể dùng để viết văn được". Gia dĩ thứ chữ này không có thành tích về quá khứ như chữ Hán, chữ Nôm mặc dù có những áng văn chương trác tuyệt như vậy vẫn còn bị các nhà nho chế riễu "nôm na là cha mách qué" nên các cụ không tin tưởng vào nó. Ở những gia đình khoa giáp, người ta vẫn cho con em học chữ Hán như thường. Những nhà tân học thì lại cho con em học Pháp ngữ. Thành ra phần đông bên cựu học cũng như bên tân học đều nhìn chữ Quốc ngữ bằng cặp mắt khinh thị. Riêng Nguyễn Văn Vĩnh và những nhà văn biên tập Đông Dương tạp chí không quan niệm như vậy. Nguyễn Văn Vĩnh trong bài tựa bản dịch Tam quốc chí của Phan kế Bính đã viết một câu bất hủ: "Nước Nam ta sau này hay dở cũng là nhờ ở chữ Quốc ngữ". Ý thức được vai trò của tờ tạp chí này trong lúc giao thời, Nguyễn Văn Vĩnh đã chú trọng đặc biệt về việc giúp độc giả tìm hiểu văn học chữ Hán và văn học Pháp. Chính vì vậy mà Đông Dương tạp chí chú trọng đặc biệt tới phần dịch thuật, phần khảo luận, phần phiên âm của tác phẩm bằng chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ và phần phê bình các sách viết bằng chữ Quốc ngữ mới xuất bản.


      Các dịch giả bên phía Pháp văn có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Tố. Họ dịch theo lối đối chiếu: một bên là nguyên tác bằng Pháp văn, một bên là bản văn dịch bằng chữ Quốc ngữ. Những dịch phẩm này vừa giúp độc giả thưởng thức những tinh hoa của nền văn học Pháp lại vừa giúp độc giả trau giồi thêm kiến thức về Pháp ngữ. Họ chọn những tác phẩm có giá trị của các tác giả hữu danh trong văn học sử Pháp: La Fontaine, Anatole France, Molière, Chateaubriand. Nguyễn Văn Vĩnh còn dịch thơ nôm ra Pháp văn - Kim Văn Kiều - Hán văn ra Pháp văn - Phú Tiền xích bích của Tô Đông Pha.


      Bên phía Hán học, Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục đã dịch những áng danh văn của Trang Tử, Liệt Tử, Âu Dương Tu, Tô Đông Pha, Đào Tiềm, ra Quốc văn. Tuy mới làm quen với Quốc văn, nhưng những dịch phẩm đó đủ xứng đáng với lòng tin cậy và kỳ vọng ở mọi người. Ta hãy xem bài văn dịch sau này của Phan Kế Bính:

      Ngồi rồi là thuốc độc (Đông lai tử)


      Trong đời chết về thuốc độc, một vạn người họa là mới có một người; chứ chết vì ăn không ngồi rồi thì nhiều lắm. Cái độc ăn không ngồi rồi, rất thảm rất ác, không có sự gì nói thí dụ cho được, nhưng hãy tạm đem những sự đáng sợ hãi mà thí dụ như sau này: Xe đi trên mặt đất không chỗ nào nguy hiểm cho bằng những mặt đất phẳng phiu; thuyền đi dưới nước, không chỗ nào yên ổn cho bằng đường khuất khúc. Sao vậy? Nghĩa là khó khăn biết giữ gìn thì hóa yên, nơi dễ dàng coi thường thì có khi nên vạ. Người trong đời thường sống vì những khi lo lắng cần khổ, mà chết về những lúc sung sướng thanh nhàn, lẽ ấy rất rõ, mà người không biết sợ là bởi không biết nghĩ đó thôi. Những lúc ngồi không, thử nghĩ mà coi: Để cho chí khí ta sinh ra suy nhược là bởi đâu? Để cho công việc ta sinh ra lười nhác là bởi đâu? Để cho ngày tháng ta bỏ qua là bởi đâu? Để cho ta mai sau này cùng nát với cỏ cây là bởi đâu? Để cho ta sinh cái lòng muốn của ta, không biết quay đầu lại, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu là bởi đâu? Để cho ta nhác sự phòng bị, quên sự lo lường, rồi đến nỗi mắc vào tội vạ là bởi đâu?

      Ấy đó là những cành lá bởi gốc mà ra, nghĩa là tự sự ăn không ngồi rồi gây nên cả.

      Phan kế Bính diễn nôm.

      (Đông Dương tạp chí bộ mới số 61 trang 421 phần văn chương)

      Phần Khảo luận do Đoàn Tình Canh, Phạm Duy Tốn, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Tố đảm nhiệm. Những bài khảo luận này bàn về những vấn đề xã hội, triết học, văn học, giáo dục...

      Đọc những bài khảo luận này, người đọc dù bi quan đến đâu cũng phải công nhận rằng tiếng nước ta có đủ chữ dùng để bàn về những vấn đề trừu tượng và cao xa. Những bài Gốc tích về sự tư tưởng của loài người (Phạm Duy Tốn, ĐDTC số 27 và 28), Lòng ước muốn của loài người (Phan Kế Bính, ĐDTC số 150), Tự do bình đẳng là thế nào? (Nguyễn Văn Ngoạn, ĐDTC số 42), Cái tư tưởng của ta (Đoàn Tình Canh, ĐDTC số 106 và 107), Phạm tòng (Đoàn Tình Canh, ĐDTC số 120) là những thí dụ hùng hồn chứng tỏ khả năng của tiếng Việt. Cho đến nay thiên Việt Hán văn khảo của Phan kế Bính vẫn còn là một tập tài liệu quý báu cho những ai muốn tìm hiểu và tham khảo về văn chương Trung quốc và Việt Nam. Khi một người không có một sở học vững chắc tất không sao viết nổi. Đem so sánh đoạn văn sau đây của Nguyễn Văn Vĩnh nói về La Fontaine với đoạn văn đăng trong Đại Việt tân báo, ta có thể tìm thấy sự rõ rệt:

      La Fontaine - Ông Jean de la Fontaine sinh tại Château Thierr năm 1621, chết tại Paris năm 1695. Ông thân sinh ra ngài vốn làm kiểm lâm, trước định cho ngài đi học để làm nhà thầy, song ngài không có đủ tư cách theo đạo tu hành, cho nên lại bỏ trường nhà giáo mà học hình luật. Cha thấy tính bông lông bèn lấy vợ cho và nhường chức kiểm lâm cho, nhưng ông La Fontaine không phải là một ông quan tốt mà cũng chẳng phải là một người giữ được gia đạo. Sau bỏ cả chức và quên cả vợ. Nguyên ông La Fontaine có ba tật, khiến nên người tộc trưởng rất xấu: một là mê gái, hai là lười biếng, ba là tật hay làm thơ.


      Thích làm thơ từ thuở 22 tuổi. Về sau gặp được quan hộ bộ Fouquet hay chữ và có tài, mới cấp cho ông La Fontaine mỗi năm 1000 livres. Cứ ba tháng một kỳ lĩnh tiền bắt phải làm một bài thơ làm biên lai.


      Từ lúc ông La Fontaine yên được nơi ăn chốn ở mới làm ra những thơ này, dị thường như trò đùa bỡn, mà xem ra nghĩa lý sâu sắc vô cùng, ngày nay ở bên đại Pháp lấy làm sách học, ai ai đều biết thuộc lòng.

      (Đông Dương tạp chí, phần văn chương, số 1 trang 4 và 5)

      Đông Dương tạp chí lại sưu tầm để đăng những áng thơ nôm cổ như thơ của Nguyễn Khuyến, Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự v.v...

      Phần này không được săn sóc chu đáo cho lắm nên số có số không, nhiều bài lại chép sai lầm về tiểu sử tác giả cũng như văn thơ nữa. Thí dụ như bài nói về Nguyễn Khuyến sau đây:

      Tam nguyên Nguyễn Tất Thắng, người làng Yên đổ, huyện Nam sang, tỉnh Thái bình hay chữ có tiếng ở Bắc kỳ, đỗ Tam nguyên, không xuất chính, chỉ ngồi nhà dạy học. Thơ nôm hay lắm, nhưng tài Nôm nước Nam ngày xưa không biết trọng mà chỉ lẩy làm nghề chơi, cho nên không in thành sách. Trong các nhà hay thơ Nôm họa có cụ này, là có thể cứu dần được nguyên văn, mà in thành một tập".

      Ngay ở câu đầu, chúng ta có thể tìm thấy ba lỗi:

      1. Nguyễn Văn Thắng (sau đổi là Nguyễn Khuyến) chứ không phảí Nguyễn Tất Thắng.

      2. Nguyễn Khuyến người làng Yên đỗ, huyện Bình lục, tỉnh Hà nam chứ không phải huyện Nam sang, tỉnh Thái bình.

      3. Nguyễn Khuyến có xuất chính: đã tửng lĩnh chức Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc.


      Dầu vậy ta phải nhận rằng mấy chục bài thơ Nôm cổ về Cung oán, truyện Hoa tiên (bản chú thích của Đặng Trần Tiến), Tự tình Khúc là những tài liều văn nôm rất quí báu và có giá trị.


      Thỉnh thoảng ở cuối mỗi số Đông Dương tạp chí lại có mục Bình phẩm sách mới (Notes bibliographiques). Đọc trong mục này, ta thấy các tác phẩm hồi đó mới nghèo nàn làm sao! Có khi hàng tháng mục này vắng bóng. Có một cuốn sách mới xuất bản thì có bốn năm bài phê binh khác nhau (mỗi kỳ một bài). Phương pháp phê bình hãy còn thô sơ và vụng về lắm, Thí đụ như bài phê bình sau đây:

      "Phép nuôi con (2)... Nói về những cách người mẹ phải giữ gìn từ lúc có thai, cho đến lúc đẻ con ra, và nuôi con là thế nào.


      Sách này bán tại nhà in Taupin, giá bán mỗi quyển chỉ có một hào (0$10) mà nói đủ những cách thiết yếu và giản dị về việc nuôi con, ai cũng có thể theo được. Vậy thì các bà An-nam ta cùng các cô con gái sắp về nhà chồng nên cần xem quyển sách này lắm, dù chưa biểt đọc chữ quốc ngữ cũng mượn người đọc lên mà nghe.


      Đó thật là một quyển sách quí báu để khiến cho giống nòi con rồng cháu tiên của người An nam ta tránh khỏi những sự khổ sở toét mắt, chốc đầu, xúi da trâu, phình bụng cóc như những đứa trẻ mà mắt ta vẫn thường trông thấy.


      Ngu này thiết tưởng thời buổi ngày nay, hai chữ thể dực là cần hơn cả thì việc nuôi con này chính là một việc cải lương trước nhất của nước ta bây giờ.


      Chẳng những các bà cùng các cô sắp về nhà chồng nên xem sách này mà thôi. Nếu các ông đã xem qua sách này thì có khi cũng không cần phải nghị luận đến câu: "Vợ là vật gì?" mà ông nào cũng biết quí những người đàn bà đáng quí.

      (Nguyễn Đỗ Mục, Đ.D.T.C. số 86 trang 696)

      Riêng về phần sáng tác - tôi muốn nói tới những tác phẩm thiên về trí tưởng tượng và tình cảm - Đông Dương tạp chí hầu như không có lấy một bài nào đọc được. Ta có thể giải thích sự kiện này không khó khăn lắm. Đó là tờ tạp chí xuất hiện lúc ban đầu nhằm mục đích đặt viên gạch đắp móng cho tòa lâu đài quốc văn nên phần dịch thuật, khảo luận, phê binh được coi là quan trọng hơn. Nam phong tạp chí (số đầu xuất hiện vào tháng Juillet 1917) trong những năm đầu cũng không hơn Đông Dương tạp chí nhiều lắm. Ấy là Phạm Quỳnh đã thừa hưởng biết bao kinh nghiệm của Nguyễn Văn Vĩnh! Mãi sau này, Nam Phong tạp chí mới đăng thơ sáng tác của độc giả bốn phương - dĩ nhiên là thơ luật - truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. Những sáng tác này hãy còn mắc phải khá nhiều khuyết điểm, nhưng bước đầu tiên được thế cũng là khá lắm rồi.


      Trên đường xây dựng tòa lâu đài quốc văn, Đông Dương tạp chí đã góp vào một số lớn vật liệu. Mặc dù tờ tạp chí đó hãy còn mắc phải nhìều khiếm khuyết nhưng không aì có thể phủ nhận được vai trò lãnh đạo tiên phong của nó., Nếu người ta có vì nhữog tức khí nhất thời mà chê Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà buôn, một tay sai của Pháp, một học phiệt, thì chúng ta đứng trên bình diện văn học, vô tư và khách quan hơn có thể nói: Nguyễn Văn Vĩnh là tên lính tiền phong trong đội quân báo chí; Đông Dương tạp chí chính là viên gạch xây nền đắp móng cho tòa lâu đài quốc học Việt Nam.


      Lưu Trung Khảo

      Trích: Hiện Đại tập 6 (Tháng 9-1960)
      TQBT số 66, Tháng 10-2015

      (1) Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30-4-1882, quán làng Phượng dực, tổng Phượng dực, phủ Thường tín, tỉnh Hà đông. Năm 14 tuổi đậu tốt nghiệp trường thông ngôn (Collège des Interprètes). Ban đầu ông giữ chức Thư ký tòa sứ ở các tỉnh Lao kay, Kiến an, Bắc Ninh và Hà nội, rồi được cử đi dự cuộc đấu xảo ở Marseille (1906). Trở về ông xin từ chức và chuyên lo về đường doanh nghiệp, cùng Dufour, mở nhà in thứ nhất ở ngoài Bắc và cho in bản dịch Tam quốc chí cùng Kim vân kiều.


      Năm 1907, làm chủ bút Đăng cổ tùng báo. Năm 1908 mở tờ báo chữ Pháp: Notre Journal. Năm 1909 làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo chữ Pháp thứ hai: Notre Revue. Năm 1910, vào nam làm chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn. Năm 1913 ông đứng chủ trương Đông Dương tạp chí. Năm 1919 thay F.H. Schneider làm chủ nhiệm tờ báo hàng ngày đấu tiên ở Bắc: Trung bắc tân văn. Năm 1931 ông cùng mấy người bạn mở tờ báo Annam Nouveau.


      Về chính trị, Nguyễn Văn Vĩnh đã bước chân vào trường hoạt động từ năm 25 tuổi. Ông từng làm Hội viên Hội đồng thành phố Hà nội, phòng Tư vấn Bắc kỳ và Đông dương Đại hội nghị. Theo lời Nguyễn Quyền, một yếu nhân trong Đông kinh nghĩa thục thì Nguyễn Văn Vĩnh đã giúp nghĩa thục rất nhiều trong việc diễn thuyết và giảng dạy Pháp văn. Nhiều người ngờ ông tham gia vào tổ chức để làm mật thám cho Pháp nhưng Nguyễn Quyền cho là không đúng.

      Ông mất ngày 2-5-1936 ở Tchépone, Ai lao trong khi đi tìm vàngcùng với một người Pháp.


      (2) Đó là tên một loạt bài diễn thuyết bằng chữ Pháp của bác sĩ R. Tardieu thâu góp lại và dịch thành sách.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí Lưu Trung Khảo Khảo luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hồi tưởng lại 32 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân (Phạm Ngọc Lũy)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời (Trần Mộng Tú)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây (Mang Viên Long)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)