|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Phạm Quỳnh
(1892 - 1945)
Nam Phong là một tờ tạp chí ra hàng tháng, xuất bản tại Hà Nội từ tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934, được tất cả 210 số, 18 năm. Đó là tờ tạp chí sống lâu đời nhất và xuất bản liên tiếp nhất trong các tạp chi xuất bản tại Việt Nam từ trước tới nay. Sáng lập viên là ông Martỵ, một quan cai trị có thế lực ở Đông Dương hồi đó, Chủ nhiệm kiêm chủ bút là ông Phạm Quỳnh từ 1917 đến 1931. Từ 1932 trở đi, sau khi ông Phạm Quỳnh về Huế lĩnh chức Ngự tlền văn phòng Đổng lý và Học Bộ Thượng thư, thì tờ báo được giao cho các ông Nguyễn Hữu Tiến, Lê văn Phúc và Nguyễn Tiến Lãng. Cùng viết với ông Phạm Quỳnh có một số nhà văn nhà báo khác như Nguyễn Hữu Tiến, Phan Kế Bính, Hguyễn Đỗ Mục, Nguỵễn Trọng Thuật, Trần Văn Ngoạn, v.v... họp thành một nhóm mà người ta quen gọi là nhóm Nam Phong tạp chí. Tuy nhiên nói là một nhóm là do người sau dặt ra mà thôi, chứ đương thời, những nhà văn đó chỉ là những người viết luôn luôn nhiều nhất cho báo Nam Phong và khôngg bao giờ hề họp thành một nhóm một văn phái có chủ trương nhất định như nhóm Tự Lực Văn Đoàn sau này. Phần lớn các bài trong Nam Phong đều do Phạm Quỳnh viết, ohấí iẳ các bài ịịim đủng chả trương cua Nam Phong, Chỉ cầũ dử bất cử mội số Nam Phong nào ra, nhất là các bài theo đúng chủ trương của Nam Phong.
Chỉ cần dở bất cứ một số Nam Phong nào ra, nhất là trong những năm đầu, chúng ta có một ý niệm rõ ràng về việc này. Chon nên tuy có nhiều nhà văn cùng viết, người quan trọng nhất vẫn là ông Phạm Quỳnh. Do đó trước khi xét đến Nam Phong, chúng ta cần nghiên cứu về ông này trước.
Phạm Quỷah (1) thường gọi ìà Thượng Chi, còn có biệt hiệu là Hồng Vân, sinh năm 1892, quán tại làng Lương ngọc, phủ Bình giang, tỉnh Hải dương (Bắc-Việt Nam). Ông theo học trường Thông ngôn rất sớm và đậu bằng Cao đẳng tiểu học năm 1908, mới có 16 tuổi và đậu thủ khoa. Ngay năm đó, ông được vào làm tại trường Viễn đông bác cổ tại Hà nội.
Cuộc đời của ông từ đây có thể phân làm ba giai đoạn khác nhau.
Thời kỳ làm việc tại trường Viễn Đông Bác cổ 1908-1917. Trường rày là nơi người Pháp lập ra để khảo về cổ học Việt Nam và Viễn Đông. Thời ấy, đó là nơi tương đối có nhiều sách vở nhất, đầy đủ cho việc khảo cứu. Phạm Quỳnh đã lợi dụng tình trạng đầy đủ sách vở này để học hỏi rất chuyên cần và chẳng bao lâu trở nên một người học rộng, giỏi chữ Pháp, giỏi cả chữ Hán. Điều ta cần chú ý là ngoài ông Phạm Quỳnh, trường Viễn Đòng Bác Cổ còn là nơi đào tạo ra một người học rộng nữa là ông Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố.
Thời kỳ làm báo Nam Phong {1917-1932). Năm 1917, ông Marty một quan cai trị có thế lực, có ý kiến ra một tờ báo bằng Việt ngữ và giao cho ông Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Trong thời kỳ này ông đã tỏ ra có kỳ tài về quốc văn và khảo cứu các vấn đề có liên lạc đến văn hóa. Năm 1922, được cử đi Pháp, ở tại Paris 3 tháng đã diễn thuyết tại Viện Hàn lâm và trường Thuộc địa Pháp, rất được hoan nghênh.
Thời kỳ làm quan (1932-1945). Năm 1942, Bảo Đại, sau khi về nước tổ chức lại Nội các và vời Phạm Quỳnh vào Huế cho giữ chức Ngự tiền văn phòng Đổng Lý là một chức tuy không phải là to nhất, nhưng trong thực tế là một chức quan trọng hàng đầu. Sau đó, ông được làm Thượng thư Bộ Lại, rồi Thượng thư Bộ Giáo dục. Năm 1945, Nhựt đảo chính, ông bị mất chức rồi vào khoảng tháng 8-1945 bị bắn chết tại một làng gần Huế. Ông là một trong những người có công vào bậc nhất trong việc xây dựng nền quốc văn này.
Muốn hiểu rõ sự quan trọng của tạp chí Nam Phong chúng ta cần xét lại tình trạng học thuật tư tưởng của nước nhà hồi đó. Có mấy điểm đáng chú ý:
a) Về phương diện hình thức - Sự xuất hiện và phát triển của chữ quốc ngữ.
Lịch sử văn học đã cho ta thấy chữ quốc ngữ tuy xuất hiện từ lâu, nhưng đến đầu thế kỷ XX mới tiến mạnh và luôn luôn phát triển không ngừng. Với Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của, hai nhà văn tiền phong, chữ quốc ngữ đã bắt đầu những bước đi chập chững trong công cuộc diễn tả ý tưởng để thay thế cho chữ Nôm. Sức mạnh của Tây phương đã làm cho các nhà thức giả, cựu học cũng như tân học đồng lòng quan niệm rằng sở dĩ nước nhà kiệt quệ và đi đến chỗ mất nước là do sự sùng mộ quá đáng đối với nền cựu học, đối với chữ Hán. Ông Vũ Bội Liên trong Đông Cổ tùng báo đã viết:
"Chữ Hán quả là một cái hàng rào hiểm chắn ngang đường văn minh, làm cho kẻ đi học phải mỏi lưng, tổn cơm gạo mới dùng được chữ, khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng vì nỗi dùi mài một đời, học cái điều cao xa quá. Chữ thảm, chữ hại, làm cho ai mó đến cũng quên cả việc thường đời nay để học việc đời xưa, đời xưa thực chết rồi, thực xa rồi". (2)
Cho nên mọi người đều hô hào bỏ cái học cũ, chữ cũ, theo học mới Tây phương và học chữ mới là chữ quốc ngữ. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã có công lớn trong công cuộc này. Đến năm 1913 là năm Đông Dương Tạp Chí của ông Nguyễn Văn Vĩnh xuất hiện, chữ quốc ngữ đã bắt đầu làm bá chủ trên văn đàn thay thế một cách vĩnh viễn cho chữ Hán và chữ Nôm. Số người đọc chữ quốc ngữ càng ngày càng nhiều, nhất là trong giới trí thức trung lưu. Một vấn đề mới được đặt ra làm sao cung ứng cho nhu cầu học hỏi càng ngày càng lên cao này. Cho đến năm 1917, năm Nam Phong ra đời, một tờ Đông Dương Tạp Chí chưa đủ giải quyết được vấn đề.
b) Về phương diện nội dung - Nền cựu học bắt đầu phá sản là một sự dĩ nhiên không còn ai chối cãi được. Mấy ngàn năm trau giồi nền văn hóa cũ không đủ ngăn cản sự mất nước. Sức mạnh của Tây phương đã làm cho mọi người tỉnh ngộ, không còn tin tưởng một cách mù quáng vào cái học Khổng Mạnh nữa. Nhưng bỏ cái học cũ đi là một truyện, còn phải thay thế nó bằng một thứ gì? Nền học mới từ Tây phương đem lại, cần được phổ biến là một lẽ dĩ nhiên, nhưng cái học mới này có thể hoàn toàn thay thế cái học cũ không? Phần lớn các nhà thức giả đó tin tưởng rằng chúng ta có thể tự tạo ra một nền tư tưởng học thuật mới bằng cách dung hòa những cái hay của hai nền văn hóa Đông phương và Tây phương. Muốn đạt được mục đích đó họ quan niệm, cần phải, một đằng phổ biến học thuật tư tưởng Tây phương sâu rộng trong xã hội, một đằng khác, tìm cách chấn hưng nền học cũ đương bị lu mờ, lung lay đến tận gốc do trào lưu mới từ Tây phương đem lại. Cho đến năm 1917, năm Nam Phong tạp chí ra đời, chưa có một cuốn sách hay tờ báo nào làm cái công việc phổ biến và chấn hưng đó.
Nam Phong Tạp Chí ra đời đúng lúc để đưa ra một giải pháp cho hai vấn đề nói trên:
1) Cung ứng cho nhu cầu học hỏi của xã hội.
2) Phổ biến nền văn hóa mới và chấn hưng nền văn hóa cũ.
Tôn chỉ của Nam Phong đã được trình bày rất rõ ràng trong bài "Mấy nhời nói đầu" trong số đầu tiên ra ngày 7 tháng 7 năm 1917 và các bài rải rác trong những số báo về sau như nhân dịp kỷ niệm mười năm ra đời, vào lúc thay đổi chủ nhiệm vào năm 1932 cũng như trước khi đình bản tổng kết trong số cuối cùng 210 ngày 16 tháng 12 năm 1934.
Ta thử đọc:
1) Cái mục đích của bản báo là muốn gây lấy một cái học mới để thay vào cái Nho học cũ cùng đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ dân ta. Cái tính cách của sự học vấn mới cùng cái tư trào mới ấy là tổ thuật cái học vấn tư tưởng của Thái Tây mà không quân cái quốc túy trong nước.
2) Bổn báo không chú sự phổ thông mà muốn làm cái cơ quan riêng cho bọn Cao đẳng học giới của nước ta gồm cả những bậc cựu học cùng tân học mà dung hòa làm một.
3) Cái phạm vi của bản báo và gồm những sự học thuật tư tưởng đời xưa, đời nay cùng những vấn đề quan trọng trong thế giới bây giờ nh7ng trong cách diễn thuật bình phẩm những học thuật tư tưởng cùng những vấn đề ấy, vụ theo lấy cái phương tiện giản dị hơn nhất thích hợp với trình độ người nước ta.
(Nam Phong số 1 tháng 7 năm 1917)
Bản báo trước hết đem chữ quốc ngữ mà luyện tập cho thành quốc văn để làm cái lợi cái khí cho văn hóa sau này; dùng quốc văn để truyền bá cái học thuật tư tưởng mới.
(Nam Phong số 119 tháng 7 năm 1932)
Sự nghiệp Nam Phong cống hiến cho quốc dân là bắt đầu làm cho tăng tiến trình độ tiếng Nam... đem phát huy cái chủ nghĩa tôn sùng tiếng Nam mà mấy bậc đàn anh mới đề xướng cho truyền bá ra thành phong trào; hiện ra thực tế... mạnh bạo đem tiếng Nam ra ứng dụng ngay vào những lối văn Cao đẳng như những văn khảo cứu, luận thuyết, phê bình về triết học, chính trị, kinh tế, khoa học lịch sử, xã hội, tôn giáo, và dịch những văn, những sách về những môn loại trên ấy của Đông phương và Tây phương. Vừa làm vừa tìm tiếng ghép dùng dần dần, nghiệm thấy tiếng Nam có đủ tư cách đối phó và diễn tả được những tư tưởng cao thượng có thể bước chiếm dần lên cái ghế trong trường học vấn.
(Nam Phong số 210 tháng 12 năm 1934)
Trang bìa Nam Phong Tạp Chí
Nói tóm lại, tôn chỉ của Nam Phong là:
1) Gây lấy một nền học mới bằng cách dung hòa tư tưởng học thuật của Tây phương với cái học cũ cổ truyền, nhân đó đề xướng một tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ dân nước Việt thời đó.
2) Xây dựng một nền quốc văn mới bằng cách dùng chữ quốc ngữ diễn tả các tư tưởng cùng tình cảm về đủ các phương diện, triết học, khoa học, văn học, tôn giáo v.v... để luyện cho quốc văn càng ngày càng tiến triển hơn lên.
Nội dung Nam Phong. - Để Để đạt các mục tiêu nói trên, trong suốt thời kỳ 18 năm tạp chí Nam Phong:
1) Gồm có 3 phần: một bằng Việt ngữ, một bằng Hán văn và một bằng Pháp văn, mỗi phần ước độ 50, 60 trang. Sự xếp đặt này không ngoài mục đích để cho bất cứ ai cũng có thể đọc được, dù là cựu học, hay tân học, người Việt, người Pháp, người Trung Hoa. Tuy vậy phần quốc văn vẫn được coi là quan trọng hơn cả, cho nên bao giờ cũng nhiều trang, hơn hai phần chữ Pháp và chữ Hán. Các bài trong hai phần sau thường là bài dịch của hai phần trước.
2) Đã phổ biến thuật tư tưởng Tây phương bằng cách dịch thuật các sách triết học, khoa học, văn học ra tiếng Việt, hoặc đem các sách này ra phân tích, bình luận, tóm tắt bằng một lối hành văn dễ hiểu để cho người đọc có thể lĩnh hội được. Các loại dịch thuật này rất linh tinh về đủ mọi phương diện của tư tưởng học thuật Tây phương. Ví dụ về triết học có Triết học là gì? (N.P. số 70), Triết học Âu Châu ngày nay (N.P. số 119), Tâm lý học (N.P. số 88 và tiếp), Luân lý là gì? (N.P. số 91) v.v...
Về Khoa học có Tàu ngầm tàu lặn (N.P. số 1), Sao băng (N.P. số 27), Nói về vi trùng (N.P. số 72) v.v...
Về kinh tế có Khảo về tiền tệ (N.P. số 37), Khảo về ngân hàng (N.P. số 27) v.v...
Về tiểu chuyện danh nhân có Thomas Edison (N.P. số 72), Pasteur (N.P. số 66) v.v... Phân tích các tiểu thuyết hay của Pháp như Nghĩa cái chết (le sens de la mort - Paul Bourget) (N.P. 1) Lỡ dở đường (L'etape), Vua bể (E. Vogue de Melchier) v.v...
3) Đã chấn hưng cổ học Đông phương bằng cách:
- khảo về các vấn đề triết học, khoa học như của Tây phương.
Ví dụ: Phật giáo lược khảo (N.P. 40 và tiếp), Sự tích Khổng Phu Tử (N.P. số 38), Đạo giáo (N.P. số 67), Khảo về luân lý học sử nước Tàu (N.P. 37 và tiếp).
- sưu tầm những tài liệu về các áng văn cũ Nôm hay Hán văn của văn học sử, dịch thuật các sách chữ Hán, những văn thơ cũ như của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế Xương, Hoài Nam ca khúc (N.P. số 73), Truyện Sãi Vãi cùng tiểu truyện tác giả là Nguyễn Cư Trinh (N.P. số 32), Phong dao lịch sử (N.P. số 76, Nam âm thơ văn khảo luận (N.P. 19 và tiếp), Tiểu thuyết cổ Lĩnh Nam Dật Sử. Một bộ sách có giá trị cho quốc sử (N.P. 52) v.v...
3) Đã xây dựng nền quốc văn, nhất là văn xuôi mới bằng cách khảo cứu và bình luận về các văn thơ Việt Nam và của Trung Hoa, ví dụ: Bàn về sự dùng chữ Nôm trong chữ Quốc ngữ (N.P. số 20), Lối tả chân trong văn chương (N.P. số 21), Bàn về tiếng Việt (N.P. số 22), Tâm lý người nhà quê qua câu hát (N.P. số 88), Bàn về truyện Kiều (N.P. số 30, 68, 72, 75, 79, 81, 82, 83, 85, 86, 87, 99, 106 v.v...), Lược sử Nguyễn Công Trứ (N.P. số 93), Cụ Đồ Chiểu (N.P. số 56), Việt Nam ta biết chữ Hán từ hồi nào (N.P. số 29) v.v...
4) Ngoài ra cuối mỗi số thường có một phần tự vựng, dịch các tiếng Pháp ra tiếng Việt, với mục đích làm giàu dựng ngữ.
Để có một ý niệm về cách xếp đặt bài vở trong Nam Phong, chúng ta hãy giở một số ra xem bên trong có những gì? và đây là số đầu:
I.- Luận thuyết: Bàn về văn minh nước Pháp thuật cuốn La civilisation francaise của Victor Giraud.
II.- Văn học bình luận: Thuật cuốn Le sens de la mort của Paul Bourget (nghĩa cái chết).
III.- Triết học bình luận: Dịch bài diễn thuyết của một giáo sư người ý Guglielmo Ferrero về vấn đề tiến bộ (le problème du progrès).
IV.- Khoa học bình luận: Khảo về tàu ngầm tàu lặn.
V.- Văn tuyển: Đăng thơ của Trần Tế Xương, Từ Diễn Đồng v.v...
VI.- Tạp trở: Khảo về hội Hàn Lâm nước Pháp.
VII.- Thời đàm: Bàn về chiến tranh thứ nhất.
VIII.- Tiểu thuyết: Dịch cuốn Grandeurs et servitudes militaires của Alfred de Vigny (Cái vinh cái nhục của nhà quân).
IX.- Tự Vựng: Dịch các tiếng chuyên môn Pháp Việt.
Trong 17 số đầu, Nam Phong tạp chí đã theo cách xếp đặt này một cách khá đúng. Tuy nhiên ai cũng nhận thấy không thể theo mãi được bởi lẽ cách xếp đặt đều đều này sẽ làm cho người đọc chán nản nếu kéo dài mãi, hoặc nhiều khi không đủ tài liệu để viết mãi về mọi vấn đề trong khuôn khổ này, trong khi có những tài liệu khác không thích hợp với một mục nào trong các tiêu đề trên. Do đó từ số 18 trở đi, chúng ta thấy cách xếp đặt đã thay đổi. Người ta bỏ hẳn đầu đề: Văn học hay triết học, bình luận mà in ngay đầu đề của bài báo. Ví dụ như Danh dự luận, Gia tộc luận. Phần chữ Pháp và chữ Nho bao giờ cũng để sau phần chữ Việt. Tuy nhiên chúng ta phải công bình nhận rằng sau khi ông Phạm Quỳnh không còn chủ trương Nam Phong, Nam Phong kém hẳn về mọi phương diện và sống ngắc ngoải được thêm hai năm nữa. Vả lại ngay từ khi Phạm Quỳnh còn chủ trương, bắt đầu từ 1927, 1928 trở đi Nam Phong cũng không còn giữ được cái phong độ của buổi đầu, bài vở nghèo nàn hơn, xếp đặt lung tung hơn và không còn hấp dẫn như trước nữa. Nam Phong có lẽ chỉ có một thời và cái thời toàn thịnh là vào khoảng 1922 đến 1927 nghĩa là sau khi Phạm Quỳnh đi Pháp về. Sau năm 1930 trở đi, văn học Việt nam biến chuyển theo một khuynh hướng khác, dù Phạm Quỳnh có tiếp tục chủ trương tờ Nam Phong nữa chưa chắc tạp chí đó còn có thể tồn tại được nữa, nếu không thay đổi hẳn bộ mặt.
Sau khi đã biết rõ tôn chỉ và nội dung của Nam Phong, vấn đề đặt ra là xét xem Nam Phong có giá trị gì đối với nền văn học nước nhà, và có đạt được mục tiêu đề ra không.
Giá trị vai trò của nam Phong.
a) Những ưu điểm:
1) Trước hết tạp chí Nam Phong ra đời rất đúng lúc, rất hợp thời. Tình trạng sách vở nước nhà hồi đó rất thiếu thốn. Nhu cầu học hỏi càng ngày càng tăng. Những nhà cựu học muốn thấu hiểu học thuật tư tưởng Tây phương không thể hoàn toàn trông mong vào sách Trung hoa. Các nhà tân học nhiều khi, hoặc không có thì giờ, hoặc không đủ năng lực đọc sách chữ Pháp. Cho ra đời một tạp chí như tạp chí Nam Phong tức là đáp lại sự đòi hỏi của số người nói trên. Ngoài ra quốc văn cần được chau dồi. Sự chau dồi đó, mọi người đều đặt tin tưởng vào Nam Phong khi tạp chí này ra đời. Sau cùng ta cần chú ý là ý kiến cho ra một tờ tạp chí thay vì tìm cách phổ biến học thuật tư tưởng bằng các cuốn sách, là một ý kiến rất hay, có lợi cho cả người viết lẫn người đọc. Người viết có thể viết lần lần từng vấn đề một, có thì giờ khảo cứu, suy ngẫm, rút kinh nghiệm vừa làm vừa tập, không phải cố gắng như khi viết một cuốn sách.
Người đọc cũng có thể đọc lần lần không chán, không mất nhiều thì giờ, không mất nhiều tiền để mua. Chính vì thế mà người ta có thể sẵn sàng để viết và để đọc hơn.
2) Giá trị của các bài khảo cứu cùng dịch thuật về học thuật tư tưởng Tây phương là một điều không ai chối cãi được. Về phương diện này Nam Phong rất dồi dào về nội dung cũng như hình thức. Trong phần xét về nội dung Nam Phong ở trên, trong lúc đưa ra các thí dụ về các bài đã viết, chúng ta đã thấy Nam Phong đề cập đến đủ mọi vấn đề triết học, khoa học, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật v.v... nghĩa là không thiếu sót một vấn đề gì, một ngành nào cần thiết cho sự hiểu biết của độc giả. Những bài này ngày nay cũng còn giữ được tính cách hữu ích của nó đối với những người muốn biết về một vấn đề nào một cách đại cương. Ví dụ: Một người học sinh ban Tú tài Triết học có thể đọc một cách hữu ích các bài viết về Triết học như Triết học là gì?, Triết học Âu Châu ngày nay, Tâm lý học, Luân lý là gì? Một học sinh ban Sinh ngữ có thể tìm được trong đó những bài dịch Pháp văn những bài về văn chương, văn học sử Pháp. Tât nhiên là với sự biến chuyển của môn học này, những bài đó không có tính cách thời sự nữa, nhưng nó vẫn có giá trị về phương diện cho chúng ta biết về lịch trình tiến hóa của các môn học đó. Nói tóm lại, những người không thông hiểu Pháp văn một cách thấu đáo để có thể đọc ngay trong sách Pháp ví dụ như các học sinh Tú tài ngày nay - mỗi khi cần có một ý niệm đại cương về một vấn đề nào đó, ngay bây giờ nữa, cũng không thể tìm thấy ở đâu những bài viết đầy đủ như ở Nam Phong. Ngày nay những bài đó còn có ích như thế, hẳn ngày xưa sự ích lợi là một điều không ai có thể phủ nhận được.
3) Những bài về cổ học Đông phương còn có giá trị hơn nữa bởi lẽ cho đến bây giờ chúng ta cũng không tiến gì hơn ông Phạm Quỳnh và các văn hữu của ông. Muốn biết về Phật giáo, nếu không đọc chữ Pháp, hỏi còn có những bài nào có thể thay thế được các bài về Phật giáo lược khảo trong Nam Phong! Về Đạo giáo, về Nho giáo cũng vậy, tuy rằng những bài đó cũng không nhiều gì. Đó là một điều đáng tiếc và cần bổ khuyết.
4) Những thi ca cổ được sưu tầm, tất nhiên là một điều hết sức hữu ích đối với người hồi đó cũng như với người đời nay. Có những bản như Lịch triều hiến chương chỉ được in trên Nam Phong là lần đầu tiên, trước đó chỉ có bản viết tay. Những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cũng thế. Ngày nay chúng ta cỏn giữ lại được môt số các thi văn hồi trước là nhờ công sưu tập của Nam Phong. Bạn muốn khảo cứu về Trần Tế Xương hay Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, bạn khó có thể tìm đâu được đầy đủ các bài thơ như ở trong Nam Phong. Ngay cuốn Văn đàn bảo giám của ông Trần Trung Viên cũng dựa vào các tài liệu trong Nam Phong rất nhiều. Người ta nói rằng Nam Phong là một kho tài liệu quý giá về các văn thở cổ Việt Nam. Đó là một điều có lẽ hơi quá đáng, nhưng trong thực tế, dù muốn hay không, khi bạn muốn có những tài liệu văn chương Việt Nam, bạn không thể nào bỏ qua Nam Phong được.
5) Nhưng công to nhất của Nam Phong là công cuộc xây dựng nền quốc văn. Trong tình trạng phôi thai của quốc văn thời đó, thiếu chữ dùng, cách đặt câu còn mơ hồ, chưa có căn bản gì vững chắc, công việc đem các tư tưởng triết học, khoa học ra diễn tả bằng chữ quốc ngữ quả là một công việc khó khăn và can đảm. Chúng ta có thể nhìn thấy sự khó khăn và can đảm đó khi ta thấy ngay đến năm 1960, chúng ta hãy còn lúng túng trong việc dùng Việt ngữ để giảng dạy tại trường Đại học. Ông Phạm Quỳnh và các văn hữu quả hãy còn là tấm gương sáng cho chúng ta cùng soi. Do sự diễn tả này mà lần lần chúng ta có các danh từ mới, từ trước không hề thấy xuất hiện: ví dụ danh từ cử tri,nghị viện, dân biểu, lãng mạn, trữ kim, niên kim, ngân hàng, ngân khố v.v... Nam Phong có thể coi được là một kho danh từ mới, nhất là về phương diện chính trị và luật học.
Về cách hành văn, cố nhiên là có những sự tiến bộ rất nhiều từ Đông Dương Tạp Chí đến Nam Phong. Tuy nhiên trở lại nhận xét đã ghi ở trên, chúng ta phải nhận rằng vì ông Phạm Quỳnh gần như là người Tây học độc nhất trong nhóm của ông nên chỉ có những bài ông viết là có ghi sự tiến bộ rõ ràng về phương diện hành văn. Còn các nhà cựu học khác, tuy cũng có tiến bộ nhưng viết cũng hãy còn lủng củng so với ông Phạm Quỳnh. Có một điều đáng chú ý, làm cho chúng ta mỉm cười, là khi ông Phạm Quỳnh viết về các bài khảo cứu về các môn khác như Triết học, Khoa học, ông đã viết bằng một lối văn gọn gàng sáng sủa, nhưng khi ông viết về văn học, hay sáng tác, nhiều khi ông lại trở lại lối văn biền ngẫu, đều đều trầm bỗng như các nhà cựu học khác. Kể ra đó cũng là điều khó hiểu. Người ta thấy rõ là cách hành văn của các ông còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của các văn xuôi cổ như phú, chiếu, biểu, văn tế v.v... Phải đợi đến lúc Phong Hóa và Tự Lực Văn Đoàn, văn quốc ngữ mới thoát khỏi cái ám ảnh biền ngẫu đó.
Công cuộc xây dựng nền quốc văn còn được thể hiện ở những bài khảo cứu rất nhiều về văn chương Việt Nam, và tiếng Việt Nam. Ngày nay chúng ta còn thấy vui mừng khi có thể tìm thấy trong Nam Phong những bài như: Văn chương trong lối hát ả đào (N.P. 96), Khảo luận về cuộc hát ả đào (N.P. 70), Quốc văn ta hồi triều Gia Long (N.P. 80), Tiếng dùng trong quốc văn, Xét nguồn gốc chữ Tàu lúc mới phát phát âm (N.P.55), Lược khảo về tuồng hát (N.P. 76) v.v... Tất cả những bài này, cho tới nay còn là những tài liệu quý báu cho các nhà khảo cứu về văn chương và ngữ pháp Việt nam.
6) Ngoài ra, muốn cho đầy đủ, tưởng cũng cần ghi rằng, tờ Nam Phong đã làm một cơ hội cho nhiều người có thể giúp ích được và giới thiệu tài năng của mình. Nếu không có Nam Phong có lẽ chúng ta sẽ biết rất ít đến các ông Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Tiến, v.v... Ngoài ra, có rất nhiều nhà văn nổi tiếng sau này đã bắt đầu bằng những bài viết ở Nam Phong. Ví dụ: Nguyễn Tường Tam, Lưu Trọng Lư, Hoàng Ngọc Phách, Tương Phố, v.v...
b) Khuyết điểm: Họ có những khuyết điểm gì?
1) Ngay thời Nam Phong, tờ tạp chí này tuy được hoan nghênhnhưng cũng bị nhiều người công kích khuyết điểm lớn nhất, có lẽ là cái tính cách quá trưởng giả của nó. Tuy ngay trong số đầu, Nam Phong đã thẳng thắn tuyên bố rằng họ không chủ trương tính cách phổ thông mà thôi, nhưng nhiều người vẫn không tha thứ cho họ tính cách thiếu phổ thông như thế. Chứng cớ là một bài của độc giả vô danh gởi đến công kích, đã được đăng trên Nam Phong, và đã gây ra một cuộc bút chiến khá sôi nổi. Độc giả vô danh đó công kích Nam Phong đã dùng nhiều chữ Hán quá, trong khi danh từ Việt ngữ không thiếu chữ, những bài của Nam Phong cao xa quá, không ai hiểu nổi kể cả những người có học như các tác giả bức thư đó. Nam Phong lại không đề cập đến những vấn đề khẩn thiết của dân chúng mà chỉ nói đến những vấn đề vu vơ không cần thiết. Những lời công kích đó, tuy quá đáng, nhưng cũng đã hiện được phần nào dư luận của một số người rất có lý. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi thấy các cuốn sách như ông Nguyễn Văn Vĩnh trong loại Âu Tây tư tưởng được những người lớp dưới hoan nghênh hơn. Ông Vĩnh đã đề cập đến những vấn đề thiết thực hơn, ví dụ Truyện trẻ con, Những kẻ khốn nạn, Truyện Ba người Ngự Lâm pháo thủ, Những hài kịch của Molière, cung cấp những sách giải trí hợp với trình độ số đông hơn là những bài khảo cứu khô khan của Nam Phong. Lẽ tấy nhiên là đối với những lời công kích này, các nhà văn trong Nam Phong có thể đưa ra nhiều lý do để bào chữa. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận một sự thực là các sách của ông Vĩnh có ích cho nhiều người hơn là báo Nam Phong bởi vì giản dị hơn, dễ hiểu hơn, rẻ tiền hơn, đọc lý thú hơn, và tất nhiên dễ phổ biến hơn. Trong khi đó sự góp phần của ông Vĩnh vào công cuộc xây dựng nền quốc văn không phải là nhỏ.
2) Khuyết điểm thứ hai là cách trình bày khô khan quá, bài vở lúc nào cũng đúng đắn trang nghiêm không có gì làm vui cho bạn đọc. Không ai cấm ông Phạm Quỳnh và các văn hữu xen vào trong các bài khảo cứu một vài tiểu thuyết nổi tiếng khác của Tây phương, vui vẻ, giản dị dễ hiểu, cảm động để làm bớt tính cách trang nghiênm của các bài khác và làm cho người ta ham đọc hơn. Trong khi có các cuốn như David Copperfield của Ch. Dickens, Les Mystères de Paris của Eugène Sue, Les lettres de mon moulin, Tartarin de Tarascon của Alphonse Daudet, người ta không hiểu tại sao ông Phạm Quỳnh lại chỉ cống hiến cho bạn đọc những cuốn như Grandeurs et servitudes militaire, Corinne, Tuyết hồng lệ sử, Chồng tôi, v.v... Sự đòi hỏi của độc giả về phương diện này tưởng không có gì quá sức đối với ông Quỳnh và cũng không làm cho Nam Phong đi sai chủ trương của mình.
3) Khuyết điểm thứ ba - khuyết điểm nặng nhất là ở chỗ một số độc giả thời đó đã xa lánh Nam Phong vì tính cách tuyên truyền, quá rõ ràng cho chính sách của người Pháp và Nam Triều. Họ thấy bực dọc khó chịu khi luôn luôn đọc thấy "Nước Đại Pháp của chúng ta, chúng ta phải biết ơn nước Đại Pháp, Hoàng Thượng khả kính, v.v..." Lẽ tất nhiên, như trên đã nói, trong tình trạng chính trị thời đó, nhiều khi ông Phạm Quỳnh và các văn hữu phải tùy thời lợi dụng cái chánh sách tuyên truyền đó để cho tờ báo có thể sống lâu và phục vụ được cho nền quốc văn. Nhưng những độc giả "khó tính" đó đã thấy họ có lý khi thấy rằng thái độ của ông Phạm Quỳnh sau khi ra làm quan quả là phù hợp với cái chính sách bợ đỡ đã được thể hiện qua tờ báo Nam Phong. Chính vì thế mà chúng ta có bổn phận phải nhắc nhở các bạn đọc - nhất là các bạn đọc - điều đó để họ phân biệt những cái gì đáng yêu và cái gì đáng ghét trong con người ông Phạm Quỳnh, ngõ hầu tránh một vài vụ ngộ nhận có hại sau này.
(1) 1892-1945
(2) Chép lại do Thanh Lãng (Biểu nhất lãm văn học cận đại trg 178).
- Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Nam Phong Tạp Chí Nguyễn Xuân Hiếu Khảo luận
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |