1. Head_

    Trần Thiện Thanh

    (12.6.1942 - 13.5.2005)

    Từ Thế Mộng

    (.0.1937 - 13.5.2007)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ca Trù Hồi Sinh (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-8-2007 | GIẢI TRÍ

      Ca Trù Hồi Sinh

        T. V. PHÊ
      Share File.php Share File
          

       


            Nghệ nhân Ca trù

      1) "Hát ả đào là một lối hát mà ca nữ gọi là đào nương hay ả đào hay cô đầu vừa hát vừa gõ bằng hai que gỗ gọi là phách lên một cái sênh cũng bằng gỗ để làm nhịp, bên cạnh một người kép gẩy đàn theo, và trước mặt một ông quan viên đánh những tiếng trống nhỏ để điểm vào.  Tiếng hát tiếng phách tiếng đàn và tiếng trống cầm chầu phải ăn nhịp với nhau theo những luật tắc riêng về tiết điệu". (1)


      Theo giáo sư Phạm Thế Ngũ thì đời nhà Trần đã có lối hát tuồng và trong cung vua và các vương hầu thường có những đội nữ nhạc múa hát hiến vui. Ðến đời Lê, phát triển rất mạnh. Khi nhà Lê mất ngôi, đất nước loạn lạc, lễ nghi nghệ thuật cũng mai một.


      Mãi đến thời họ Trịnh đứng vững ở miền Bắc, suy tôn nhà Lê lên ngôi Trung hưng mới phục hưng lại. Trong cung vua Lê, phủ chúa Trịnh đều có đội nữ nhạc tinh luyện. Chúa Trịnh Giang, Trịnh Sâm cưới cả ca nhi phong làm vương phi. Trong những dịp trình diễn, có vua chúa hoặc đại diện đánh trống chầu để ban thưởng thì người ta bỏ một cái thẻ - chữ hán là trù - để ghi lại, do đó có danh từ ca trù.


      2) Về sau được bình dân hóa và giản dị hóa để truyền xuống tận làng xã rồi tư gia, thậm chí chỉ cần một đào vừa hát vừa gõ phách, một kép gẫy đàn cũng đủ. Ðến đời Nguyễn sơ thì hát ả đào trở thành phổ biến đến khắp thôn quê. Ðó là cái thú tao nhã không chỉ của giới quyền quí (nhà Tham tụng Nguyễn Khản - anh thi hào Nguyễn Du - không lúc nào vắng tiếng hát đào nương), mà còn làm say mê cả những cậu thư sinh "hàn nho" như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ... 



          Nghệ nhân Phan Thị Mùi

      Ðến cuối thế kỷ 19, thú vui ấy đã biến tướng không còn được tao nhã nữa mà trở thành ô trọc nơi chốn cao lâu, tửu quán! Ðiển hình là ở Hà Nội xuất hiện nhiều tửu điếm hát ả đào trên phố Khâm Thiên, người ta thuê các cô gái thôn quê lỡ làng, dạy cho vài bài hát phục vụ trong chốn lầu xanh. Cụ Phạm Thị Mùi - nghệ nhân ca trù nổi tiếng ở làng Lỗ Khê (Ðông Anh, Hà Nội) lắc đầu than phiền: "Cái chuyện hát cô đầu ở Khâm Thiên làm giáo phường hát ca trù chúng tôi mang tiếng lắm". (2)


      3) Từ năm 1945 trở về sau ca trù hầu như bị quên lãng, một phần vì các giới chức thẩm quyền còn nặng thành kiến và chưa "cảm" được nghệ thuật cổ truyền tinh tế thâm trầm này, một phần vì dư luận xã hôi quá khắc khe do tâm não luôn có ấn tượng xấu với giới "xướng ca"; do vậy gây nhiều mặc cảm cho các nghệ nhân chân chính trong bộ môn đặc sắc này khiến họ phải bỏ nghề.


      Cụ Phan Thị Mơn - một nghệ nhân ca trù làng Cổ Ðạm cho biết:"Tôi về làng làm ruộng ... đập đàn, chẻ phách, giấu nhẹm giọng ca, tất cả đào kép ca trù đều vậy cả!". (3) Còn cụ Nguyễn Thị Sính ở phố Khâm Thiên thì "vội lấy khăn bọc bộ phách vì sợ hàng xóm nghe tiếng lách cách" (2). Các nghệ nhân khác chuyển nghề và mai danh ẩn tích.


      Nói chung, bộ môn ca trù đã một thời bị mai một, không có ai hoặc tổ chức nào khuyến khích, giúp đở để phục hồi. Ðến nổi người nước ngoài như ông Barlay, nhà nghiên cứu âm nhạc Anh, phải tiếc rẻ và lên tiếng cảnh báo:"Người Việt Nam bây giờ chưa trân trọng, để nó bị lãng quên. Rồi một ngày nào đó, có khi các bạn phải sang tận nước chúng tôi để tìm tài liệu học ca trù đấy". (3)


      4) Có lẻ cụ Trần Văn Khê - Giáo sư Tiến sĩ Âm nhạc - đã bỏ công sức đến tận nơi khuyến khích các nghệ nhân, đồng thời thuyết phục các giới chức hữu trách tạo mọi điều kiện thuận lợi để hồi phục ca trù.


      Ðầu năm 1990, chị Bạch Vân tìm đến các nghệ nhân nổi tiếng như Chu Văn Du, Kim Ðức, Phạm Thị Mùi ... để học nghề rồi thành lập CLB Ca trù Hà Nội. Chị thuyết phục các nghệ nhân đến với CLB. Hiện CLB có trên 200 hội viên ở nhiều lứa tuổi, thành phần ... (2)


          Nghệ nhân Quách Thị Hồ

      Bà Quách Thị Hồ, nghệ sĩ ca trù hàng đầu của Việt Nam sợ ca trù mai một cũng đã từng "năn nỉ" học trò để truyền nghề. Bà dạy: "Ca trù là khi hát phải tròn vành, rõ chữ. Ca trù ngân nga là âm ư chứ không i ơ, khi hát phải nghiêm túc, mắt nhìn thẳng, song khuôn mặt phải tươi ... Tiếng phách nghe lúc ròn tan, lúc như tiếng suối reo, lúc lại hiền hòa êm ả, phải quyện với tiếng đàn, câu hát. Một tiếng đàn, một tiếng phách, một câu hát phải hòa quyện chặt chẽ với nhau". (4)


      5) Ngày nay người ta đã quan niệm đúng đắn về ca trù, đó là: "một nghệ thuật biểu diễn thính phòng thân mật, đậm đà, có thể diễn ra trên một chiếc chiếu hoa. Ðào nương hát ngồi ngay trước mặt, người nghe ngồi thật gần ... Một nghệ thuật thân mật đẫm đầy tình trao đổi không lời. Ðào nương, người đánh trống chầu phụ họa, người gảy đàn đáy - đó là bộ ba linh hồn của ca trù". (5)


      Giáo sư Trần Văn Khê bình luận: "Tuy chỉ có ba người mà tạo nên một bầu không khí diệu kỳ gây cảm xúc mãnh liệt". Các nhạc sĩ thời nay cũng đã cố gắng sáng tác những bản nhạc phảng phất hơi hướng ca trù như Chiều Phủ Tây Hồ của Phú Quang, Không Thể Và Có Thể của Phó Ðức Phương để phổ biến sâu rộng hơn trong quần chúng. Hy vọng bộ môn nghệ thuật đặc sắc này của dân tộc không chỉ đứng vững mà còn phát triển.


      6) Cụ Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) là một vị quan văn võ song toàn, có tài kinh bang tế thế, một nhà thơ lẫy lừng; thời trẻ lại là "tay chơi khét tiếng"! Ông có đến 14 vợ, 73 tuổi vẫn còn cưới một nàng hầu! Ông đam mê hát ả đào ngay từ thuở niên thiếu.Trong thi nghiệp của ông có để lại nhiều bài hát nói làm ra để ả đào hát trong những cuộc trình diễn ca trù. Ông rất mê cô đầu, thích đi hát cho nên càng thích sáng tác hát nói. Còn gì thú bằng thưởng thức giọng hát hay của cô đào mình mê trình bày sáng tác của mình lại do chính mình tham dự đánh trống chầu! Làng Uy Viễn (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) của Nguyễn Công Trứ cách làng Cổ Ðạm (làng ca trù nổi tiếng) chỉ mươi cây số, nơi ông hay qua hát xướng nên có một giai thoại như sau:


      Một hôm, ông cùng cô đào Hiệu Thư và một anh kép khác đi hát ở làng bên. Vì cảm cô đào, đến giữa đồng ông tìm kế vờ bảo bỏ quên dụng cụ quan trọng để nhờ anh kép quay về lấy. Thế là ông được tự do "tấn công" người đẹp ...


      Thời gian lâu về sau khi đã đổ đạt và ra làm quan, ông cho đón một phường hát về nhà, có cô đào luống tuổi nhận quen. Trong khi ông còn ngơ ngác thì cô cất tiếng "mưỡu" (ngâm mở đầu bài hát nói) một câu lục bát để nhắc nhở:


      "Giang sơn một gánh giữa đồng

      Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng?! ...".


      (1) Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên II, Phạm Thế Ngũ, NXB Ðại Nam, trang 422.

      (2) Nghệ Thuật Ca Trù - "Cô Gái Ðẹp" đa đoan, Thu Hồng, Thanh Niên Xuân 2000, trang 31.

      (3) Những Ðào Nương Cuối Cùng Của Ðất Ca Trù, Hoàng Phổ Quang, Phụ Nữ Xuân 2002, trang 49.

      (4) Ca Trù Vẫn Sống, Nguyễn Thúy Hòa, Thế Giới Mới số 225, 1997, trang 8.

      (5) Hồn Vía Ca Trù, Nguyễn Thị Minh Thái, SGGP Xuân 2001, trang 41.

      Nhạc đệm do Nữ nghệ sĩ Bạch Vân trình bày bản Vịnh Tỳ Bà của Nguyễn Công Trứ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Biểu Diễn Ca Trù:



      DANH NGÔN:


      - Lập gia đình là dịch bài thơ Ái tình ra văn xuôi. (Bougeart)


      - Dù là vua hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự yên ổn dưới mái gia đình là kẻ sung sướng nhất. (Goethe)


      - Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng chẳng có nơi nào có thể sánh với gia đình. (J.H. Payne)


      - Dẫu phải ăn gạo xấu, uống nước lã mà làm cho cha mẹ được trọn cái vui, ấy gọi là hiếu. (Sách Lễ Ký)


      - Hiếu ngày nay gọi là có thể nuôi được cha mẹ, đến như giống chó ngựa đều có người nuôi; nuôi mà không kính thì lấy gì mà phân biệt. (Khổng Tử)


      - Cái con mắt mà chế nhạo cha, coi thường mẹ; quạ đồng sẽ mổ nó ra và ó dữ sẽ ăn lấy nó. (Tục ngữ Anh)


      T. V. Phê biên soạn


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Giải Trí (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Giải Trí

       

      Du Ký & Tạp Luận

        Cùng Mục (Link)

      Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)

      Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)

      Đi Tây (Phạm Xuân Đài)

      Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)

      Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)

       

      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)