|
Hoàng Giác(..1924 - 14.9.2017) | Nhật Tiến(24.8.1936 - 14.9.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
1) Nghĩa của hai chữ "vợ chồng":
- "Chồng" là chồng lên nhau, nằm lên nhau (trích Ngôn Ngữ và Thân Xác của GS. Nguyễn Văn Trung).
- "Vợ" nguyên gốc là chữ "bợ": từ dưới nâng lên, ("Chồng": từ trên úp xuống).
Danh từ "bợ chồng" diễn tả tư thế thân mật giữa hai người nam nữ khi ăn ở với nhau.
Hiện tượng biến âm: phụ âm B biến thành V như Bợ --> Vợ rất phổ biến trong tiếng Việt như:
Bái --> Vái, Bản --> Vốn, Bích --> Vách, Biên --> Viền, Bố --> Vải, Bút --> Viết, Băm --> Vằm, Be --> Ve, Béo --> Véo, Bíu --> Víu v.v...
2) Những từ có vần UT thường diễn tả "sự chuyển động từ không gian này đến không gian khác". Thí dụ: Ðút, Rút, Hút, Mút, Sút, Trút, Tụt, Vút, Cút, v,v...
3) Những từ có vần UN lại ám chỉ việc "dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định". Thí dụ: Ùn, Chùn, Ðùn, Thun, Chun, Cùn, Hùn, Vun, Lún, Lùn v,v....
4) Các từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ "các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn". Thí dụ: Chen, Chẹn, Chèn, Len, Men, Nghẽn, Nghẹn, Nén, v,v...
Nếu chúng ta chịu khó quan sát, tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện những chữ tuy rất quen thuộc chúng ta sử dụng hàng ngày lại ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng nhưng không kém phần thú vị!(Tiếng Việt dễ mà khó, GS. Nguyễn Hưng Quốc, Văn Học 193, tháng 5/2002).
- Thật tình, người đàn ông coi khinh người đàn bà nào tự dâng cho họ. Họ có cái thú tranh đấu, chiến đấu, họ thích chiếm được phái nữ với sức mạnh, và cái kiêu ngạo của họ về sự chiến thắng, hướng họ vào tình cảm bền bỉ của ái tình. (René Boylesve)
- Tình yêu là nguồn vui ngọt ngào nhất và là sự thống khổ man dã nhất. (Balley)
- Nếu được yêu, hãy yêu và tỏ ra đáng yêu. (Franklin)
- Tình yêu sống vì đói và chết vì no đủ. (Alfred De Musset)
- Tình yêu làm cho thời gian qua mau, và thời gian cũng làm cho tình yêu qua mau.(Danh ngôn Ý)
- Lạc thú ái tình trong chốc lát
Phiền muộn đeo đuổi mãi trọn đời. (Scribe & Delavigne)
- Một người bạn tâm giao, ấy là người sẵn sàng làm trái ý mình đến trăm lần hòng để lợi ích cho mình một lần. (Mme Swetchine)
1) A: Hey! wassup?
B: nuttin u? (nothing and you?)
A: same here ... watcha doin? bz? (bz? = busy?)
B: nuttin.
A: oh hey ... u wanna do suttin tamoro?
B: where?? there's nowhere da go ...
A: let's go c a movie ...
B: gtg, c u lata (got to go, see you later)
Mẩu đối thoại trên lấy được từ một "chat" trên internet. Hai cô nói thứ tiếng gì vậy? Ðó là một thứ Anh ngữ mới được rút gọn, thậm chí biến thành ký hiệu để cho kịp "gõ đàm" trên computer! Vì khi chat, các cô cậu gõ lách cách suốt từ giờ này qua giờ khác, nói chuyện một lần với 3, 4, 5 người bạn cùng một lúc, đồng thời có thể đọc truyện trên một website khác nữa!! Ngày nay, những ký hiệu đó đã trở thành một loại "text message" áp dụng cho điện thoại di động và có thể áp dụng rộng rãi hơn trong tương lai ...
2) Nhà xuất bản nổi tiếng Oxford University Press đã phát hành ấn bản mới của tự điển Concise Oxford Dictionary (COD), bổ sung thêm nhiều text messages, bây giờ được chính thức gọi là SMS (short message system). Ðồng thời tự điển mới cũng có những "emoticons" (từ mới, nối hai chữ emotion + icons = xúc ảnh?), tức là những ký hiệu dùng biểu lộ cảm xúc như giận, buồn, vui, suy tư ... thường để vào cuối text message.
Một vài thí dụ về emoticons:
:-) = vui vẻ :-( = buồn :-S = suy tư :-O = ngạc nhiên
3) Hãy xem một vài text messages:
- RUOK? = Are you OK?
- WAN2TLK? = want to talk?
- CUL8R = see you later
- BCNU = be seeing you
(Người ta dựa vào các âm tương tự của các chữ cái hay con số để rút ngắn câu như C = see; R = are; U = you; 2 = two, too, to; 4 = for ...)
4) Giờ mời bạn hãy đoán nghĩa của những chữ sau đây: 1) WER V U BIN? , 2) SIT , 3) GR 8 , 4) JIC , 5) OTO , 6) HAND
1) Where have you been? 2) stay in touch 3) great! 4) Just in case 5) One the other hand 6) Have a nice day!
(Tài liệu tham khảo: Tin Văn - Thế Quân: Văn Học số 185 tháng 9/2001)
- Người ta không thể trừ một thói quen bằng cách tống cổ nó qua cửa sổ, mà phải cho nó xuống từng nấc thang. (Mark Twain)
- Bạn bực tức vì có những kẻ vô ân. Bạn hãy hỏi lương tâm bạn xem, những người làm ơn cho bạn có thấy lòng biết ơn của bạn chưa? (Sénèque)
- Không nên dùng cân tiểu ly để cân hạnh phúc của đời mình, nếu cân bằng cân thường thôi, anh sẽ hài lòng. (Danh ngôn Ðức).
1) Mai Văn Hòa sinh ngày 1 - 6 -1927 tại Hà Nội. Thời thơ ấu ông sống tại Kompong-Cham. Năm 15 tuổi đã giành được 2 chức vô địch đơn và đôi Nam tại Campuchia (1942 & 1943).
Về lại Sài Gòn năm 1947, ông trở thành tuyển thủ bóng bàn Việt Nam và ngay lần tham dự đầu tiên Giải Vô địch bóng bàn châu Á lần II tại Nhật Bản, Mai Văn Hòa cũng đã đoạt chức vô địch đơn nam và đôi nam (cùng với Trần Cảnh Ðược).
2) 5 năm sau, cũng tại thủ đô Tokyo của Nhật, Mai Văn Hòa lại chiến thắng vẻ vang trước đương kim vô địch đơn nam thế giới Tanaka để cùng với Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Ðược, Trần Văn Liễu đoạt huy chương vàng đồng đội nam - tấm HCV đầu tiên trong lịch sử tham dự ASIAD của đoànVN.
Chiến thắng của đoàn thể thao VN làm cho cả nước Nhật buồn bã. Còn Tanaka thì gục đầu vào vai mẹ khóc nức nở. Sau đó, dù còn rất trẻ, anh đã quyết định giải nghệ. (1)
3) Mai Văn Hòa nổi tiếng khắp thế giới với lối chơi cắt bóng và phòng thủ xa bàn, không những đẹp mắt mà còn rất hiệu qủa. "Chiếc máy đỡ bóng của thế giới" là lời ca ngợi của báo chí thế giới dành cho Mai Văn Hòa.
4) Tháng 11/1969, Mai Văn Hòa sang Nhật dự lớp tu nghiệp Huấn luyện viên. Ông Tamasu giám đốc hãng sản xuất vợt bóng bàn nổi tiếng Butterfly, mời các tuyển thủ quốc gia của Nhật như Hasegawa (vô địch đơn nam thế giới 1967), Itoh (vô địch đơn nam thế giới 1969), Takahashi (vô địch đơn nam châu Á 1963) ...đến sắp hàng trước mặt Mai Văn Hòa và hỏi:
- Có biết ai đây không? Tất cả đều thưa:
- Ðây là ông thầy của chúng tôi, và cúi đầu lễ phép chào. Hóa ra các tuyển thủ quốc gia Nhật đã học từ những đoạn phim quay các trận thi đấu của Mai Văn Hòa và Lê Văn Tiết . Ông Tamasu giải thích thêm:
- Chính nhờ các đoạn phim của người thủ và người tấn công vào hạng giỏi nhất thế giới này mà bóng bàn Nhật Bản tìm ra được bài học hữu ích để tiến bộ như ngày nay. Ðoạn ông quay sang Mai Văn Hòa và nói:
- Anh từng đánh bại chúng tôi ngay trên đất Nhật khi chúng tôi đang là đương kim vô địch thế giới nên không có lý do gì chúng tôi lại dạy anh được. Thế là Mai Văn Hòa "không được học" nữa mà trở thành thượng khách của Nhật. Ông được tiếp đãi chu đáo suốt mấy tháng trời, còn Tamasu thì đích thân lái máy bay riêng chở anh Hòa đi tham quan hội chợ quốc tế EXPO 70 tại thành phố Osaka. (2)
5) Tiếc thay, Ông qua đời khi mới 44 tuổi (14-5-1971) vì bị một chiếc xe buýt tung vào chiếc Lambretta của ông. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông còn nói lời tha thứ cho người tài xế gây tai nạn: "Anh yên tâm, gia đình tôi sẽ không kiện cáo gì anh đâu". (1)
Ba tuần sau, Tổng Cuộc Bóng Bàn Miền Nam tổ chức giải mang tên "Ðánh cho Mai Văn Hòa" để lấy tiền giúp đở nhà vô địch. Khán giả đến xem rất đông, tiền vé thu được đến 68.000 đồng (1 lượng vàng lúc đó khoảng 10.000 đồng).
Hai kỷ vật của ông cũng được đem bán đấu giá:
- Chiếc Huy Chương Vàng ASIAD 1958: Nhà thầu khoán Vũ Úc đã mua với giá 420.000 đồng.
- Bức di ảnh của ông (hình trên): 50.000 đồng. (1)
1) Trích "Mai Gia Truyền Kỳ, Nhựt Quang, Thanh Niên Xuân Quý Mùi 2003.
(2) Phỏng theo lời kể của ông Bùi Quốc Dân - nguyên Trưởng Ban Kỹ Thuật Tổng Cuộc Bóng Bàn Miền Nam.
- Trong cảnh nghèo mới biết những ai là bạn ta (Tục ngữ Ý)
- Giàu là điều tốt, mạnh là điều tốt, nhưng được nhiều bạn yêu mến là điều tốt hơn. (Euripides)
- Có một điều người giàu không hề phải làm. Ðó là việc đi tìm kiếm bà con thân thuộc. (Tục ngữ Ý)
- Sự hối hả trả cho xong một ân huệ là một thứ bội bạc. (F. De La Rochefoucauld)
- Ở đời không có cái thái quá nào đẹp hơn cái thái quá về sự tri ân. (La Bruyère)
- Thà là cam chịu sự bội bạc hơn là bỏ rơi những kẻ khốn cùng. (La Bruyère)
1) Bà Dương Nguyệt Ánh sanh năm 1960 tại Việt Nam, ông nội là cụ Dương Lâm, bác là cụ Dương Khuê, cùng làm quan lớn triều Nguyễn, cả hai đều có tên trong văn học sử Việt Nam. Thân phụ bà là ông Dương Tự Giần, từng là Tổng Thư Ký Phủ Tổng Ủy Phát Triển Nông Nghiệp, kiêm Giáo sư Viện Ðại Học Quốc Gia Hành Chánh thời Ðệ Nhất Cộng Hòa.
2) Rời quê hương ngày 30/ 4/1975 và định cư ở Maryland khoảng cuối năm 1975. Với vốn liếng chừng 50 chữ tiếng Anh lúc vừa tròn 15 tuổi, Dương Nguyệt Ánh học rất nhanh và ra trường Trung học với hạng danh dự. Nguyệt Ánh học ở Ðại học Maryland, đậu bằng Kỷ Sư Hóa Học năm 1982 cũng với hạng danh dự. Nguyệt Ánh nhận việc chế tạo thuốc nạp đạn đại bác, sau đó chuyển sang chế tạo nhiên liệu hỏa tiển cho Hải Quân Hoa Kỳ ở Indian Head, Maryland. Bà hiện là trưởng toán nghiên cứu chất nổ ở Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo vũ khí dùng trên mặt biển của Hải Quân (Naval Surface Warfare Center) tại đây.
3) Dương Nguyệt Ánh được khen thưởng đủ 19 lần trong 19 năm làm việc. Bà đã phổ biến trên 30 công trình nghiên cứu về chất nổ và thuyết trình hơn 40 lần ở các hội nghị quốc gia và quốc tế. Bà là chuyên gia nổi tiếng thế giới và là nhân vật chính của mọi chương trình nghiên cứu chất nổ của Hải Quân Hoa Kỳ. Bà đã giúp chế tạo hàng tá hợp chất có sức công phá cao dùng cho đầu đạn nhiều loại vũ khí của Hải Quân, Không Quân, Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Năm 1999, bà được trao tặng giải thưởng Dr. Arthur E Bisson Prize for Achievement in Naval Technology, giải thưởng lớn nhất của Hải Quân Hoa Kỳ dành cho những khoa học gia.
4) Bọn khủng bố tin tưởng những hang động ở vùng núi A Phú Hãn sẽ là nơi an toàn để chúng rút về cố thủ và chống lại quân đội Ðồng minh về lâu dài. Bà và các đồng nghiệp nguyện sẽ chế ra một loại bom mới để biến hang động trở thành nơi không an toàn nữa. Sự chế tạo thành công loại bom nầy rất cấp thiết, bởi nếu thiếu nó quân đội Ðồng Minh sẽ rất khó khăn trong việc truy lùng quân khủng bố, và cuộc chiến có cơ kéo dài như quân đội Liên Xô đã từng sa lầy ở đây.
5) Sau khi chế xong, bà hồi hộp theo dõi cuộc thử nghiệm ở Nevada: trái bom đã làm bật tung tấm song sắt chắn lỗ thông hơi như lật một mảnh giấy. Sức nổ làm rung chuyển sâu trong lòng núi, nhiệt và sức ép vẫn còn tỏa ra rất lâu sau khi bom nổ để len lỏi qua cái hang hình móng ngựa rồi nổ xuyên ra đến ngõ sau mà vẫn đủ sức để xé banh một người ở cách xa 1,100 feet !! Kết quả thật mỹ mãn, trái bom BLU-118/B quả là có sức công phá khủng khiếp!
Bà cho biết: "Ðây là niềm hãnh diện nhất trong các thành công của đời tôi và cũng là cơ hội để trả ơn quốc gia đã cưu mang tôi một cách ân cần. Ðó là lý tưởng của tôi, tôi muốn có cơ hội dấn thân vào cuộc tranh đấu bảo vệ tự do, được góp phần gìn giữ quốc gia đã bảo bọc tôi."
6) Rõ ràng là sau khi xử dụng loại bom này, chiến trường A Phú Hãn đã kết thúc sớm như mong ước, tránh tổn thất về nhân mạng do kéo dài cuộc chiến; người dân A Phú Hãn thoát khỏi một chế độ quá hà khắc; quân khủng bố còn sống sót đành phải bỏ hầm hố dắt díu nhau trốn đi nơi khác!
Do thành quả chế tạo "Bom Áp Nhiệt" này, Dương Nguyệt Ánh đã được trao tặng huy chương cao quý Civilian Meritorious Medal năm 2002. Bà hiện sống ở Maryland với chồng và bốn con.
Tài liệu tham khảo: Văn Lang Xuân Quý Mùi 2003 trích từ "Vẻ Vang Dân Việt, Tuyển tập V".
- Nhờ đoàn kết một quốc gia nhỏ bé trở nên thịnh vượng; vì chia rẽ, một quốc gia lớn nhất cũng bị tiêu diệt. (Sallust)
- Hai khối óc tốt hơn là một. (Homer)
- Bởi núi Thái sơn không từ một cục đất nên mới được cao; sông bể không bỏ một dòng nước nhỏ nên mới được sâu. (Quốc Sách)
- Mỗi dân tộc có một cái tinh thần riêng, cũng như mỗi cây có cỗi rễ ăn sâu xa xuống dưới đất. Hễ cây nào cỗi rễ tốt, hút được nhiều khí chất, thì cành lá rườm rà; cây nào cỗi rễ xấu, hút không đủ khí chất để nuôi các phần thân thể thì tất là cành lá còi cọc đi. (Trần Trọng Kim)
- Số mệnh của một dân tộc tùy thuộc theo cách thức dân tộc ấy sống. (Brillat Savarin)
- Những dân tộc dễ cai trị thường là những dân tộc ít suy tư. (André Siegfried)
- Giá trị của một quốc gia, trên con đường dài, là giá trị của những cá nhân đóng góp nên nó. (John Stuart Mill)
- Ai chỉ nghĩ đến mình khi phú túc thì trong cơn bĩ cực sẽ không có lấy một bạn thâm tình. (Florian)
- Con người thật quá vô tình, mặc dầu những tiếng kêu thương xót, dường như bao thống khổ của kẻ khác đối với họ chẳng ra gì, khi mà sự thống khổ của họ không pha lẫn vào đó! (Roland Dorgelès)
- Hắn nói một cách quá ung dung cái việc mà người ta phải làm; và chạy hộc tốc khi cái việc mà chính hắn phải làm. (J. Racine)
1) Trong cuộc thi "Người Giễu Hài hay nhất nước Mỹ" (Last Comic Standing) do Ðài truyền hình NBC tổ chức, Ðạt Phan phải cam go vượt qua nhiều cao thủ nặng ký trong làng Giễu Hoa Kỳ, cuối cùng anh được hàng trăm triệu khán giả bình chọn là một trong 5 người của cả nước Mỹ vào chung kết ở Las Vegas.
Kể ra được vào chung kết đã là một kỳ công của Ðạt Phan và cũng là niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt; bởi vì chiếm được giải vô địch tại Hoa Kỳ rất khó, lại vô địch trong bộ môn thật hóc búa đòi hỏi người giễu phải có khả năng "tếu" đã đành, mà còn phải lưu loát trong ngôn ngữ và hiểu rõ văn hóa cùng tâm lý khán giả!
2) Cuộc thi toàn quốc bắt đầu từ 10-6-2003. Các danh hài nổi tiếng làm giám khảo tuyển chọn trong số hàng ngàn người để lấy 10 người vào bán kết cho bờ phía Ðông và 10 người cho phía Tây. Vòng bán kết lần hai tuyển lại chỉ còn 10 người. Mười người vào bán kết phải ở chung trong một dinh thự, để vượt qua những thử thách trong cuộc sống chung đụng và bỏ phiếu loại bỏ nhau. Người bị loại sẽ chọn một đối thủ để tranh tài trước khán giả trong hội trường trực tiếp đánh giá. Ai dở hơn sẽ phải ra đi. Ðã 2 lần bị đối thủ chọn loại bỏ nhưng Ðạt Phan đều vượt thắng và được vào danh sách 5 người cuối cùng.
Trong thời gian sống chung với những bạn đối thủ có truyền hình theo dõi, Ðạt Phan đã bị trêu chọc, nói xấu, thậm chí bị phân biệt đối xử ... nhưng cũng không làm nhụt chí quyết thắng của anh mà còn chứng tỏ anh là người có tư cách, vui vẻ, hiền từ, dễ thân thiện và được khán giả yêu mến đặc biệt.
Ðối thủ của anh bị loại dần dần và ngày 5-8-2003 tuyên bố kết qủa, anh đã được chọn là vô địch với tỷ số áp đảo: 35% phiếu so với 28%, 14%, 12% và 7%.
3) Ðạt Phan sinh tại Việt Nam năm 1975. Khi anh được 2 tháng rưỡi tuổi thì gia đình anh phải di tản sang Mỹ tị nạn Cộng Sản. Trải qua thời ấu thơ bất hạnh, nghèo đói đến nổi có lúc phải sống lang thang không nhà ở San Diego; chứng tỏ Ðạt có một nghị lực phi thường để vươn lên. Anh đã từng làm đủ mọi việc để sinh nhai như gác cửa Casino, bỏ thức ăn vào túi xách ở chợ, rửa chén bát tại nhà hàng ...
"Anh khám phá ra khả năng tếu của mình khi phải thuyết trình trước các bạn trong một lớp ở bậc Trung Học, Ðạt đã làm các bạn ôm bụng cười lăn lộn. Từ đó anh mong ước được trở thành một người nói chuyện giễu nổi tiếng để đem niềm vui đến cho mọi người.
Anh chỉ mới tập sự vào nghề, tự huấn luyện mình trong vòng 7 năm nay. Có lần anh thu hết can đảm lên sân khấu trong một quán nói chuyện giễu, sau khi biểu diễn không ai cười cả, Ðạt vẫn không thối chí. Anh trở lại lần khác và thành công hơn một chút xíu: có một người cười duy nhất. Nhưng với tinh thần lạc quan, Ðạt xem đó là một phần thưởng khích lệ và tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình". (1)
Ðạt Phan và mẹ ở Little Sài Gòn. Phía sau là các Hoa Hậu VN từ khắp nơi trên thế giới.
4) Cũng nhờ vào sự để ý và nhắc nhở của các con em, cộng vào lòng quan tâm đến những sinh hoạt cộng đồng, hợp cùng sức mạnh truyền thông mà những tin tức cũng như thủ tục bỏ phiếu (trên điện thoại hoặc Internet) cho thí sinh mang cái tên nguyên thủy Việt Nam là Ðạt Phan, trong cuộc thi "độc diễn hài" chung kết vào tối Thứ Ba 29-7-2003 đã được hàng trăm ngàn người Việt trên toàn nước Mỹ chú ý theo dõi. Qua những mẫu chuyện dí dỏm, dựa vào nỗi buồn vui trong cuộc sống tị nạn, cùng tài nghệ diễn hài duyên dáng, Ðạt Phan đã mau chóng chinh phục được cảm tình của các đồng hương người Việt ở khắp mọi nơi.
Ðạt Phan biết rõ điều này nên ngay sau cuộc thi chung kết dù chưa biết kết quả, anh và gia đình cũng tuyên bố là "kẻ thắng cuộc", vì anh đã nhận được sự yêu thương và hỗ trợ tận tình của những người cùng dòng máu. Thành công của Ðạt Phan chính là kết quả của sự phối hợp tốt đẹp và nhịp nhàng giữa Tài năng cá nhân, Sức mạnh truyền thông và Tình đoàn kết của cộng đồng. (2)
Ðạt Phan và nhân viên đài truyền hình
5) Sau khi NBC công bố Ðạt Phan là: "Người Nói Chuyện Hài Hay Nhất Nước Mỹ Năm 2003", nhiều hợp đồng bạc triệu đã tới tấp được gởi tới. Những chương trình lớn của Holywood đã mời anh tham dự như một người khách đặc biệt. Và niềm mơ ước đầu tiên của Ðạt Phan sau khi đoạt giải chính là: "Mua cho bà mẹ một căn nhà, mà trong đó phòng ngủ của bà sẽ nằm cạnh nhà bếp".
Vì chính nơi căn bếp nghèo nhà anh, những câu chuyện hài hay nhất nước Mỹ đã được hình thành và dĩ nhiên nhân vật chính trong những câu chuyện trên là người mẹ mà anh rất yêu mến.
Anh tâm tình với các bạn trẻ: Hãy thực hiện mơ ước của mình với tất cả lòng hăng say và kiên nhẫn. (3) Hy vọng rằng tiền tài và danh vọng không làm mất đi một con người thật dễ thương: khiêm tốn, bao dung, nhân hậu, hiếu đễ và đầy nghị lực.
(1) Kỳ Tài Việt Nam Thắng Giải "Tếu Nhất" Hoa Kỳ, Trần Diệu Chân.
(2) Ðạt Phan, "Last Comic Standing"; Nam Lộc.
(3) Ðạt Phan, Giễu Nhất Nước Mỹ, Tới Quận Cam Gặp Ðồng Bào; Việt Báo ngày 14-8-2003.
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |