|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu
(1953)
Bạn đọc chắc cũng đồng ý là mỗi câu chuyện tình là một nỗi niềm, do đó mỗi bài nhạc tình mang một sắc thái riêng.
Nhưng lạ thay, 90% các bài ca viết về yêu đương thường nhuộm nét buồn, tả cảnh lỡ làng, chia ly hay sầu buồn vì tan vỡ.
Vì mang nội dung như vậy, nên nhạc điệu thường thường lâm ly, ảo não đi kèm với lời ca ai oán, sầu lụy.
Tác giả của "Em Tôi" đã làm mới nội dung, bằng cách diễn tả lời thì thầm nhắn gửi đến một đối tượng còn thơ ngây, trinh trắng. Nghe bài nhạc, chúng ta được ru vào một khung cảnh của tâm tình đầm ấm, dễ thương, không vướng chút bi lụy.
Bởi đây là tâm trạng của một người cảm thấy yêu nhẹ nhàng mà không muốn nói ra.
Thoạt đầu là những câu rất ngắn và cân đối nhưng giai điệu khá quyến rũ.
Ta ngỡ như đâu đây hiện ra hình ảnh của một cô hàng xóm hay cô em của một người bạn, gia dĩ một người tình thơ ngây bé bỏng.
Đi vào thân bài, nhạc điệu tuy có hơi khác với những câu dài hơn nhưng vẫn là lời thủ thỉ nhẹ nhàng dìu dịu - Nét nhạc mô tả được tâm trạng này, nhờ ở sự sử dụng khéo léo những liên ba từng cặp đặt cạnh nhau.
Cũng là nhạc tình mà ý nhạc nghe thiết tha, trầm ấm khiến ta có cảm giác tình yêu của tác giả, vừa êm đềm thơ mộng, vừa đầy hẹn ước.
Đoạn điệp khúc, tôi nghĩ là đoạn hay nhất. Nét nhạc được ngắt, hai nốt một, đi từ thấp lên cao dần, rất độc đáo, để rồi lơ lửng như lời hẹn ước bâng khuâng.
Điểm đặc sắc của "Em Tôi" nằm trong sự giản dị đầy nghệ thuật. Lời ca cũng vậy, Lê Trạch Lựu viết những điều rất thật của lòng mình. Vì thế, nó gần gũi và làm chúng ta dễ dàng rung cảm.
"Bao giờ tôi về gần em? Cùng đếm, này trăng - này sao - chia nhé em!
Trăng sao muôn ý thơ - mây bay khắp trời".
Tất cả ý tình đều rất hồn nhiên, thơ mộng. Ngay cả đến nỗi buồn vì xa nhau, không được ở gần đề cùng ngắm vòm tinh tú, cũng đã được tác giả viết rất nhẹ, rất kín đáo: "Ngày về xa quá người ơi".
Mặc dù không gian cách trở, những ước mơ, những nhung nhớ vẫn làm vương vấn lòng người bởi mối tình quá đẹp - yêu mà không hẳn là yêu. Lời tình tự ở đây cũng nhẹ nhàng, duyên dáng, không đẩy mạnh đến chỗ bi lụy sầu thương - cho nên hầu hết các bạn trẻ mới lớn lên đều thích "Em Tôi" của Lê Thạch Lựu - nó làm dịu ấm tâm hồn những người chưa từng nếm mùi đắng chát, chua cay của tình yêu.
Về nhạc pháp, Lê Trạch Lựu viết đúng quy cách nhưng nét nhạc của ông trẻ trung, truyền cảm, nhất là trong cấu trúc giai điệu.
(Thế nào là Nhạc Hay - Thời Điểm xb - Orange, California 1999)
BBT/VĂN HÓA VIỆT NAM: Mở đầu thư tay ngày 2 tháng 7 năm 1999, nhà thơ Huy Trâm có viết: "Xin gửi tặng Anh cuốn sách mới in, nội dung gồm những bài tôi nhận định về tân nhạc, đã phát thanh trên Radio Little Sài Gòn ở đây"...
Sách xuất bản đã trên 8 năm rồi mà những bài viết trong tập "Thế Nào Là Nhạc Hay" của nhà thơ Huy Trâm với những phân tích, nhận định đầy tâm huyết và sắc bén qua cái nhìn của một người từng phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài truyền hình SàiGòn trước năm 1975 rất cần thiết trong đời sống chúng ta.
Huy Trâm sinh năm 1937 tại miền Bắc Việt Nam. Cựu học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Hà Nội và Khải Định, Huế (1949-1955). Khởi viết từ năm 1954 trên tạp chí Đời Mới (Sài Gòn). Giải thưởng văn chương toàn quốc 1969. Sáng lập và nhạc trưởng chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài Truyền Hình Việt Nam (1971- 1973). Thẩm phán công tố. Sau ngày 30-4-1975, đi tù tập trung cải tạo 7 năm, trở về bị giam giữ gần 3 năm vì lý do chính trị. Đến Hoa Kỳ cuối năm 1991 và hiện định cư tại Quận Cam, Nam California, USA.
Sách đã in của Huy Trâm: CHIỀU QUÊ HƯƠNG (truyện ngắn, Thế Giới 1963), LÒNG CHƯA DÂU BIỂN (Thơ, Văn Học 1967), NHỮNG HÀNG CHÂU NGỌC TRONG THI CA HIỆN ĐẠI (biên khảo, Sáng 1999), NHƯ NHỮNG BỂ MÂY (Thơ, Huyền Trân 1971), TRỜI YÊN BỂ LẶNG (Truyện ngắn, Huyền Trân 1971), SƯƠNG KHÓI CHIỀU HÔM (Thơ, Văn Học 1973), ĐÒ NGANG TRONG THÀNH PHỐ (Truyện ngắn, Văn Học 1973), SẦU CỎ ÚA (Thơ, Minh Đức 1974), DÒNG LỆ THƠ NGÂY (Thơ, Orange 1992), ĐỒNG XANH (Orange 1993), NGÕ HẸP QUANH CO (Tập truyện, Thời Điểm - Orange, 1994), VIỆT NAM VÀ TÂM THÚC DÂN TỘC (Tiểu luận viết chung với Nguyễn Hữu Tấn, Orange, 1995, THẾ NÀO LÀ NHẠC HAY (phân tích 15 bài Tân nhạc Việt Nam đặc sắc, Thời Điểm - Orange, 1999). Sẽ xuất bản: CON ĐƯỜNG VÔ ĐỊNH (Truyện dài thời đại), NHỮNG KẺ ĂN THEO (Truyện dài), THƯƠNG NHIỀƯ NHỚ NHIỀƯ (Truyện ngắn), BÊN PHÍM NGÀ (Tuyển tập nhạc cùng Lâm Tuyền, Hoàng Bửu).
Kể từ số VHVN 39, tạp chí VHVN sẽ trích giới thiệu một số bài viết trong tập sách này để cống hiến bạn đọc yêu thích nhạc và cũng để chia sẻ cùng tác giả khi bàn về âm nhạc Việt Nam. Do thất lạc tài liệu, mục này bị gián đoạn mấy kỳ liên tiếp. Thành thật xin lỗi tác giả Nhà thơ Huy Trâm và quý bạn đọc đang theo dõi mục này trên tạp chí của chúng ta.
Tạp chí VĂN HÓA VIỆT NAM
- Em Tôi của Lê Trạch Lựu Huy Trâm Nhận định
- Những Điều Chúa Thương Huy Trâm Truyện ngắn
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
• Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)
• Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)
• Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |