1. Head_

    Trần Thiện Thanh

    (12.6.1942 - 13.5.2005)

    Từ Thế Mộng

    (.0.1937 - 13.5.2007)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-11-2023 | ÂM NHẠC

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh

        TRỊNH HƯNG
      Share File.php Share File
          

       

      Bài liên quan:

      Mưa Đêm và dòng nhạc của nhạc sĩ Huyền Linh (Phan Anh Dũng)



          Nhạc sĩ Huyền Linh

      Tôi được biết và quen với nhạc sĩ Huyền Linh vào năm 1954 sau khi hiệp định Genève chia đôi đất nước được ký kết và cuộc di cư vĩ đại bắt đầu.


      Nhạc sĩ Huyền Linh quê ở Hải Phòng, đã theo đoàn người di cư vào miền Nam tự do để sinh sống. Do duyên văn nghệ và cùng một ngành trong nền văn nghệ Việt Nam cho nên tôi gặp nhạc sĩ Huyền Linh. Sau vài giờ nói chuyện và làm quen với nhau, chúng tôi thấy mến nhau và dần dần trở nên đôi bạn thân thiết. Sau đó chúng tôi thành lập một ban nhạc lấy tên là ban Lửa Hồng có giờ phát thanh hàng tuần trên Đài Phát thanh Saigon.


      Sau biến cố tháng tư năm 1975, cuộc sống đưa đẩy mỗi người mỗi ngả, tôi sang Pháp, Huyền Linh kẹt lại và tôi được biết anh vẫn còn ở Saigon cho nên năm rồi nhân dịp về thăm nhà tôi có ghé thăm anh Huyền Linh. Anh vẫn ở căn nhà cũ trên đường Trần Quang Diệu nối dài cho nên tôi tìm đến nhà anh không khó khăn gì cả. Cuộc gặp gỡ thật bất ngờ, anh Huyền Linh quá vui mừng, reo lên và sau đó anh mời tôi vào nhà để tâm sự. Tôi kể cho anh nghe những mẩu chuyện nước ngoài, còn anh kể cho tôi nghe cuộc sống riêng tư của anh cũng như của các anh em nhạc sĩ còn kẹt lại quê nhà.


      Để độc giả thân mến hiểu rõ về cuộc sống cũng như tiểu sử của anh, tôi xin thuật lại chuyến viếng thăm này để quý vị hiểu biết hơn về con người nhạc sĩ lão thành tài hoa này.


      *


      Nhạc sĩ Huyền Linh tên thật là Nguyễn Xuân Cần, năm nay 73 tuổi, một người rất say mê âm nhạc và hoạt động âm nhạc ngay từ lúc còn trẻ. Anh sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, thân phụ anh là một nhà kinh doanh trí thức, thường hay xuất ngoại sang Pháp và các nuớc khác. Nhưng Huyền Linh không được may mắn, mồ côi mẹ từ năm anh 11 tuổi cho nên anh gặp phải hoàn cảnh éo le như trong truyện "Phạm Công Cúc Hoa". Cha anh tục huyền và anh thường hay cắn đắng với bà kế mẫu để rồi trong một lúc quá phẫn uất, anh phải cỏng cô em gái 2 tuổi trên vai, bỏ nhà ra đi. Sau đó, anh được nhận vào làm trợ giáo để có tiền nuôi em và phần anh, cũng có thể tiếp tục học thêm.


      Chính những thăng trầm của cuộc sống, những bão táp của cuộc đời đã đẩy đưa Huyền Linh vào thế giới âm thanh, một thế giới mà cậu bé Huyền Linh đã thích ngay từ lúc còn bé và anh bèn tầm sư học đạo.


      Được ông nhạc trưởng Lai Ngọc Châu thương yêu và tận tình dìu dắt, năm 16 tuổi Huyền Linh được giao cho giữ chân thổi kèn trompette trong ban nhạc và được học thêm vài loại nhạc khí khác như Guitare, trống và Mandoline. Anh học hòa âm và sáng tác với nhạc sĩ Phạm Ngữ, sau học thêm đàn hạ uy cầm với nhạc sĩ William Chấn. Anh bắt đầu sáng tác từ năm 18 tuổi, tức năm 1945, nhưng mãi đến năm 1954, khi di cư vào Nam, những nhạc phẩm của anh mới được toàn bích và bấy giờ dân chúng mới biết đến tên tuổi của anh.



         Thái Thanh hát 

      Nhạc phẩm "Cung Đàn Lữ Thứ" đánh dấu cuộc đời lênh đênh của Huyền Linh qua nhiều đoàn ca vũ nhạc kịch với trên 10 năm lưu diễn trên các sân khấu nghệ thuật khắp hầu hết Đông Dương. Bản nhạc "Mưa Đêm" là một bài tâm ca đắc ý nhất của Huyền Linh, xuất bản tại Saigon năm 1956, đã được thu băng nhiều ở hải ngoại như Hoa Kỳ và ở Pháp.


      Tiếp theo, nhạc sĩ Huyền Linh hợp tác với nhạc sĩ Hoài An soạn chung những ca khúc nói về đồng quê, với lời ca trữ tình của Huyền Linh, như bài "Trăng Về Thôn Dã", rất nổi tiếng từ ngày ra đời cho đến bây giờ mà một số lớn các nhà sản xuất và phát hành đều có thu băng.


      Huyền Linh viết khá nhiều nhạc phẩm trong số này có trường ca "Hồn Lam Sơn" đoạt giải văn hóa nghệ thuật năm 1969 và nhạc cảnh "Tình Người Ngư Phủ" đã trình diễn ở Saigon năm 1957 và năm 1962 anh đã đạo diễn và đóng vai chính với nữ nghệ sĩ Linh Sơn. Trong suốt những năm từ năm 1954 đến năm 1975, anh đã đào tạo được một số ca sĩ trong đó có nhiều người rất nổi tiếng. Vở nhạc kịch "Nát Ngọc Tìm Châu" cùng các tình khúc của anh là kết quả của tim óc miệt mài và một tâm hồn yêu văn nghệ, anh đã gói ghém và gửi vào đó những tình cảm của một đời nghệ sĩ hạnh phúc cũng nhiều mà đau thương cũng không ít. Tôi còn nhớ năm 1955, tôi và anh thành lập ban Lửa Hồng trong đó có nhạc sĩ Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Phạm Nghệ và các các ca sĩ nổi danh do Huyền Linh đào tạo như danh ca Ánh Tuyết mà mọi người đều biết tiếng với bài "Trăng Sáng Vườn Chè" của Văn Phụng và Nguyễn Bính, và bài "Giấc Mơ Hồi Hương" của Vũ Thành, ca sĩ kiêm kịch sĩ Thùy Dương và em bé thần đồng Kim Chi, 8 tuổi.


      Tôi mến Huyền Linh vì anh là người có tâm hồn nghệ sĩ, hiền hòa và là một người bạn tốt cho nên tôi thích tìm hiểu về anh và hiểu thật rõ ràng hơn về anh, một nghệ sĩ tài ba.


      Huyền Linh cho biết năm 1942 anh theo học nghề cải lương với đoàn cải lương nổi tiếng Hiệp Thành. Chính tại đây anh được nhạc trưởng Lai Ngọc Châu thâu nhận và chỉ dạy về trống, trompette, clarinette và saxophone. Sau đó Huyền Linh theo nhạc trưởng Lai Ngọc Châu làm nhạc công cho một số đoàn ca kịch tân cổ lớn. Với lòng yêu nghệ thuật sân khấu, anh say mê tập luyện để trở thành một diễn viên cải lương kiêm nhạc công và ca sĩ cải cách. Anh chịu khó nghiên cứu và tìm hiểu, nghiền ngẫm kỹ càng từ ca đến diễn của các đại nghệ sĩ như Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há, Bích Thuận v.v... và các opérette của Tư Chơi trong đoàn Kim Thoa rồi đúc kết lại các lối diễn xuất khác nhau của từng người để làm kinh nghiệm cho chính mình.


      Đến năm 1945, anh được người bạn thân là anh Vũ Mai, một võ sĩ quyền Anh, tặng anh trên bến đò sông Hương một số tiền khá lớn đủ mua được vài trăm lượng vàng. Sẵn tiền và bầu nhiệt huyết nghệ thuật quá mạnh ở anh, Huyền Linh dùng số tiền đó thành lập đoàn Ca kịch Tự Do ở Đà Nẵng và nhường quyền bán vé cùng thủ quỹ cho võ sư Vũ Mai. Trong đoàn Ca kịch Tự Do, anh và nhạc sĩ Châu Kỳ là đôi diễn viên sáng chói nhất khi cả hai mới 18-20 tuổi đóng chung với các nghệ sĩ nổi tiếng khác của miền sông Hương núi Ngự.


      Trước khi trở về Pháp, tôi có đến thăm anh lần chót và ở chơi với anh gần trọn ngày. Anh bùi ngùi nói với tôi:

      Anh Hưng ơi, tôi quá cảm động và không bao giờ quên được món tiền của các bạn nghệ sĩ hải ngoại ở Hoa Kỳ do anh Trần Quốc Bảo đem về Việt nam trao tận tay cho các nghệ sĩ cao tuổi nổi tiếng trước 1975. Tôi vô cùng xúc động khi xem tờ "Thế Giới Nghệ Sĩ" của anh Trần Quốc Bảo có các bài viết về các nghệ sĩ còn ở quê nhà trong đó có tên tôi, và lần sau, nhạc sĩ Nhật Ngân, đại diện cho Hội Suma Ching Hai cũng đem về cho tôi một số tiền để ăn Tết đúng ngày 30 Tết. Tôi nhờ anh chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của tôi đến các văn nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại. Tôi không bao giờ quên được Thái Thanh, Ánh Tuyết, Nguyễn Hưng, Thanh Thúy, Khánh Ly, Lệ Thu, Minh Hiếu, Bích Nga, Duy Khánh, Lệ Thanh... tuy có nhiều người giải nghệ rồi vì tuổi tác đã cao và tôi cũng luôn luôn nhớ hình ảnh của các nhạc sĩ sáng tác cùng thời với tôi đang ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại như Lê Dinh, Anh Bằng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng và anh nữa. Thôi tôi chúc anh lên đường bình an và nếu có dịp nào trở về thăm anh em lần nữa".

      Nhìn anh mà tôi ái ngại cho anh, khả năng sư phạm về Anh và Pháp ngữ cũng như sở trường đào tạo các mầm non văn nghệ, đào tạo ca sĩ của anh vẫn còn mãnh liệt, nhưng tiếc thay đôi mắt của anh không còn cho phép anh làm gì được nữa. Tôi quá ái ngại và thương một người nghệ sĩ về già, bệnh tật, cuộc sống nghèo khổ vất vưởng nơi quê nhà nên tôi đau lòng lắm.


      Tôi là một nhạc sĩ mới qua Pháp tị nạn 10 năm nay và tuổi tác cũng quá cao, cũng cổ lai hi rồi nhưng cuộc sống của tôi thì khá ổn định hơn anh Huyền Linh vì tôi tuy tuổi cao không còn làm gì được nhưng nhờ có chính phủ Pháp trợ cấp nên đời sống không đến nỗi quá vất vả như anh Huyền Linh. Trông anh tôi quá đỗi thương anh, muốn giúp anh nhưng hoàn cảnh không cho phép, chỉ giúp một chút... gọi là tình bạn thôi. Tôi xin mạn phép nêu ra một ý kiến là kêu gọi lòng từ tâm của tất cả anh em văn nghệ sĩ ở hải ngoại, quý anh em có lòng, tùy hảo tâm và hoàn cảnh của mỗi người, bớt ra chút ít gửi về giúp nhạc sĩ Huyền Linh, một nhạc sĩ già bất hạnh, tàn tật, đang sống khổ sở nơi quê nhà.


      Địa chỉ của nhạc sĩ Huyền Linh: M. Nguyễn Xuân Cần (Huyền Linh) 91/4, Trần Quang Diệu (nối dài) / Phường 12, Quận 3, T.p. HCM - Việt Nam


      Trịnh Hưng (Paris)

      Trịnh Hưng

      Nguồn: cothommagazine.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh Trịnh Hưng Hồi ức

      - Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca “Tôi đưa em sang sông” Trịnh Hưng Hồi ức

    3. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Đêm Nhạc Trần Chí Phúc Mùa Quốc Hận Đầy Cảm Xúc (Huỳnh Phú Thứ)

      Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát (Song Thao)

      Kỹ thuật ngâm thơ của Hồ Điệp (Nhạc Xưa Blog)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hồ Điệp,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)