1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Những trang hy vọng mãi còn (Anh Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-8-2023 | ÂM NHẠC

      Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Những trang hy vọng mãi còn

        ANH THƯ
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Tuấn Khanh

      (NCTG) May mắn đất nước chúng ta vẫn còn những người như nhạc sĩ (NS.) Tuấn Khanh, để kể với mọi người rằng giai điệu đến từ trái tim sẽ đập tan những ác niệm, góp phần tô màu tương lai tươi đẹp cho chốn hoang tàn, vẽ nên bức tranh chim họa mi hót lanh lảnh trên cành dù ánh bình minh hãy chưa đến giờ ló dạng…

      Tôi nghĩ rằng, nếu có bầu chọn NS. Tuấn Khanh là ngòi bút đặc biệt nhất trong làng báo giới năm qua, ắt nhiều người đồng tình.


      Được mọi người biết đến với tư cách là một nhạc sĩ, độc đáo thay, cái tên Tuấn Khanh trở thành hiện tượng của đời sống mạng chông chênh trong lúc gương mặt nước nhà ngày càng xa rời những giá trị tinh thần trân quý.


      Đã từ lâu, đồng hành với vai trò sáng tác, NS. Tuấn Khanh còn là cây bút phê bình văn nghệ hàng đầu, bài viết của anh được săn đón và tên anh là con dấu đảm bảo chất lượng. Như thế vẫn chưa đủ, phải đến vai trò làm ngòi bút phản biện với những bài viết xuất sắc, thế mạnh của NS. Tuấn Khanh mới được chắp cánh qua mạng xã hội.


      Nhà văn Nguyễn Quang Lập từng nhận xét: “Anh là người viết văn hay nhất Việt Nam hiện nay”. Còn nhà báo lão làng Mạnh Kim nói đơn giản, NS. Tuấn Khanh là “hàng độc” trong giai đoạn mà làng báo và làng văn Việt Nam đầy những vết đen.


      Tự bao giờ, nhiều người chơi FB không hẹn mà gặp, lại đồng lòng chia sẻ những bài viết của NS. Tuấn Khanh vô cùng rầm rộ như hiện nay. Trái với hiện tượng câu LIKE khi chia sẻ những bài viết gây sốc đầy rẫy trên mạng, những người truyền nhau bài viết của NS. Tuấn Khanh không chỉ vì nó quá hay, mà còn để góp phần thắp lên thông điệp cuộc sống, cho chúng ta một nguồn hi vọng trước cảnh phát triển “hoang tàn” của đất nước.


      Những bài viết của Tuấn Khanh có khi là vết cắt thấm thía cuộc sống bộn bề, có khi thấm đẫm tình người cao đẹp, có khi tát thẳng vào mặt những kẻ trơ tráo xảo biện… Phải là người hiểu và yêu nước Việt lắm mới tô điểm được những bài viết đậm chất nhân văn và đi vào lòng người dễ dàng đến thế.


      Đọc bài của NS.Tuấn Khanh là một trong những cách học văn bổ ích và giá trị hơn tấn trò tác phẩm trong sách giáo khoa giáo điều lạc hậu. Hầu như bài viết nào của anh cũng có thể đưa vào sách giáo khoa báo chí, giáo dục, đời sống xã hội, và lý luận âm nhạc.


      Đối với “một bộ phận dân văn chương”, tôi biết họ còn tỏ vẻ xem thường, hoặc đố kỵ; nhưng thái độ, tình cảm yêu mến của số đông đối với những bài viết của NS. Tuấn Khanh là bằng chứng hùng hồn và sống động nhất mà chưa có ngòi bút phản biện xã hội nào sánh ngang hàng một cách vừa vặn.


      Mỗi lần đọc bài của anh, thiết nghĩ không chỉ riêng bản thân tôi mà còn rất nhiều người khác nữa, cảm thấy giọng văn “thay lời muốn nói” một cách đầy lương tâm và trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước.


      Nhan nhản trên báo, chúng ta chứng kiến không hiếm Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, ngay cả người đi du học trường danh tiếng nước ngoài, về quê nhà vẫn viết những bài báo mụ mị sắc quyền. Những kẻ có thể kể mọi chuyện, viết mọi điều “theo đường lối” chỉ là những quân cờ vô tri không kém phần vị nể. Một nhân vật biết cách lên tiếng trung thực giữa “bầu trời Tiến sĩ Việt”, biết đớn đau, sẻ chia với đồng bào, mới là con người chân chính như tạo hóa vốn dĩ sinh thành.


      Người viết văn hay nhất Việt Nam hiện nay, theo nhà văn Nguyễn Quang Lập

      NS. Tuấn Khanh đã son màu, nói hộ tâm tư của những người dân ít chữ lương thiện, tiếng nói của anh vô tình đại diện cho nhiều giai tầng dù không ai nhờ vả. Qua mỗi bài viết, NS. Tuấn Khanh lần lượt bóc trần những kẻ uy quyền vô sỉ, lý lẽ của anh làm lặng thinh bọn học vấn khinh tài bạc nhược. Những câu văn tựa suối nguồn gió mát bên tai lại là bản án nghìn thu dành cho những kẻ trơ tráo, những kẻ ăn nằm phủ quét máu xương dân tộc mình.


      Không biết bao nhiêu lần, tôi và bạn bè ngồi nói chuyện với nhau, lo lắng một ngày nào đó NS. Tuấn Khanh với những bài viết ấy, tuy chưa đến mức “phản động”, nhưng lại là lưỡi dao vô hình kề trước họng cường quyền, sẽ gánh phải những bất công lương tri mà nhiều người đã sa lưới.


      Văn phong là thế mạnh lớn, phân biệt NS. Tuấn Khanh với những cây bút khác. Với lối viết nhẹ nhàng, rành mạch, ngữ nghĩa thâm thúy, tác phẩm báo chí của anh chẳng khác tác phẩm văn học; mượn cuộc sống con người và đắng cay xã hội để kể về những giai đoạn đáng yêu, đáng nhớ, và đáng hận, đáng quên trong lịch sử đã và đang tiếp diễn. Người ta thích đọc cũng vì ngôn ngữ Tuấn Khanh không rườm rà, giản đơn mà đầy thuyết phục.


      NS. Tuấn Khanh là ví dụ về lẽ sống ở một con người cụ thể, minh chứng những lớp vẻ bóng bẩy trên bộ mặt ai nấy đê hèn không thể đánh ngã được sự thật, nơi những con người đấu tranh vì công lý luôn ngẩng cao đầu hoan ca trước lẽ thường xã hội.


      Kỹ năng viết báo đạt đến tầm nghệ thuật, đó chính là Tuấn Khanh, một nhạc sĩ!


      Vẫn biết, một vài câu chữ không thể phát họa hết tính cách, con người, và sức ảnh hưởng của NS. Tuấn Khanh trong đời sống cộng đồng. Bài viết này thay cho lời cảm ơn của tôi dành cho anh, cho những gì anh đã nói, đã viết, và đã đem đến cho nhiều người, trong đó có tôi, những trang hy vọng mãi còn.


      Anh Thư, từ Sài Gòn


      Anh Thư

      Nguồn: nhipcauthegioi.hu

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Những trang hy vọng mãi còn Anh Thư Nhận định

      - Lê Thị Ý – Người Tình Muôn Thuở của Lính Anh Thư Tường thuật

    3. Bài viết về Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tuấn Khanh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Những trang hy vọng mãi còn (Anh Thư)

      - Câu chuyện về nhạc sĩ Tuấn Khanh và “Bụi đường ca” (Thy Nga/RFA)

      - Một Chút Về Tuấn Khanh - Người Sở Hữu Linh Hồn Âm Nhạc Rực Lửa (Nguyễn Đăng Khoa)

       

      Tác phẩm của Tuấn Khanh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Ông Giao Tiên đưa cô Thắm về làng (Tuấn Khanh)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Di sản VNCH đã gìn giữ một nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sao? (Tuấn Khanh)

      Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương (Tuấn Khanh)

      Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ (Tuấn Khanh)

      - Trả nợ tình xa (Elvis Phương)

      - Chiếc Lá Đầu Tiên

         (Trình bày Minh Nguyệt & Triệu Vinh)

      - Thị trấn mùa đông (B.0.7)

      - Nghệ sĩ Tùng Lâm: Danh hài cuối cùng của miền Nam yêu dấu

      - Chuyện không có điện cho một tiếng hát

      - Những Gì Còn Lại

      - Tuấn Khanh Phỏng Vấn Phạm Duy năm 1996

      - Từng thiên-niên kỷ, khâu vá lại mình

      - Nhạc sĩ Tuấn Khanh: “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”

      - Trang nhà

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)