1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc Sĩ Xuân Lôi (Huỳnh Ái Tông) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-7-2018 | ÂM NHẠC

      Nhạc Sĩ Xuân Lôi

        HUỲNH ÁI TÔNG
      Share File.php Share File
          

       


          Nhạc sĩ Xuân Lôi
          (1917 - 29.8.2006)

      Nhạc sĩ Xuân Lôi, tên thật là Phạm Xuân Lôi, sinh ngày 17 tháng 10, 1917 tại Hà Nội. Thân phụ ông là Phạm Xuân Trang, cũng là nhạc-sĩ, từng theo học nhạc cổ Trung Quốc với các ban nhạc Tàu và cũng có lập ban nhạc đi trình diễn. Trong nhà có tấ cả là 6 anh em : Xuân Thư, Xuân Oai, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Xuân Khuê và Xuân Tuấn.


      Khi còn nhỏ, Xuân Lôi đã nắm vững kỹ thuật nhạc khí Tàu và thông thuộc bài bản Tàu, đã cùng người em là Xuân Tiên đi đàn cho gánh hát chèo Lương Tố Như (1942-43). Ông đàn rất nhiều nhạc khí nhưng chuyên về saxo. Đã cộng tác với các vũ trường ở Hà Nội như Lucky Star, Moulin Rouge, Victory, Hotel Splendide (1945-46), Văn Hoa (1951), và Le Coq d'Or (1952).


      Sau khi vào Saigon, từ 1953 tới 1975, nhạc sĩ Xuân Lôi đã đàn cho các vũ trường Kim Sơn, Hòa Bình, Bồng Lai, Văn Cảnh, Mỹ Phụng, Maxim's.


       

      Ban Nhạc 5 anh em chụp ở Ðống Nam.
      Xuân Khuê, Xuân Thư, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Xuân Oai

      Từ 1957 tới 1975, ông đã làm nhạc trưởng ban nhạc Xuân Lôi cho đài phát thanh Saigon và làm nhạc trưởng ban nhạc Hương Xa của đài phát thanh Quân Đội.


      Từ năm 1976 tới 1985 ông đàn tại vũ trường Rex ở Saigon.


      Nhạc sĩ Xuân Lôi chiếm hai giải thưởng: Năm 1958: giải nhất cho bản nhạc Tiếng Hát Quê Hương do bộ Thông Tin tổ chức.


      Năm 1961: giải nhất cho bản nhạc Bài Hát Cho Người Tự Do do đài phát thanh Quân Đội Saigon tổ chức.


      Ngoài tài đàn và sáng tác nhạc, ông còn sáng chế nhạc khí. Năm 1950, ông đã cùng người em là nhạc sĩ Xuân Tiên sáng chế ra cấy sáo tre 10 lỗ và 13 lỗ.


      Năm 1976, ông trình bày lần đầu tiên ở Saigon cây đàn XuânLôiphone gồm 39 lon bia bằng thiếc (một loại đàn gõ) với ba bát độ.


      Năm 1987, nhạc sĩ Xuân Lôi tới định cư tại Pháp. Ông tiếp tục đàn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Pháp.


      Ông làm xong cây đàn XuânLôiphone thứ nhì tại Pháp vào ngày 30 tháng 12, 1991 và trình diễn lần đầu cây đàn này tại Paris vào dịp ra mắt hai quyển sách Dạy Đàn Tranh, và Tuyển Tập Ca Khúc Xuân Lôi vào tháng 4, 1996 với sự có mặt của hầu hết ca nhạc sĩ Việt Nam tại Pháp.


      Ông đã sáng tác 180 bản nhạc hoặc một mình hoặc với sự cộng tác của Xuân Tiên, Y Vân, Nhật Bằng, Dương Thiệu Tước hay Lữ Liên.


      Nhạc sĩ Xuân Lôi cư ngụ tại thành phố Clichy ngoại ô Paris, thỉnh thoảng tham gia vào các chương trình sinh hoạt văn nghệ trong cộng đồng người Việt ở Paris.


       

      Bìa nhạc phẩm, bản ký âm và tiếng hát Hoàng Khai Nhan

      Trong bài Xuân Lôi: một nhạc sĩ vẹn toàn, một cuộc đời trong hai thế kỷ... Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã viết:

      Xuân Lôi là một nhân vật phong thái, được trời phú cho nhiều tài năng, một người yêu nhạc đã bắt đầu học hỏi ngay từ lúc 6 tuổi (1923) trong không khí gia đình thấm nhuần văn học nghệ thuật vì thân phụ Phạm Xuân Trang là một nhạc sư biết nhiều nhạc và nhạc khí Trung Hoa tân và cổ điển. Theo tôi, Xuân Lôi trước hết là một nhà soạn nhạc lẫy lừng, tác giả 126 ca khúc trong đó “Nhạt Nắng” vang bóng một thời và "Tiếng Hát Quê Hương", Giải Nhất năm 1958 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa VN, được Bộ trưởng Thông tin Văn hóa Trần Chánh Thành long trọng trao phần thưởng. Ba năm sau (1961), tác phẩm “Bài Hát Của Người Tự Do” của ông cũng đoạt Giải Nhất trong cuộc thi sáng tác do Đài "Tiếng Nói Quân Đội" tổ chức.

      Nhạc sĩ Xuân Lôi tạ thế lúc 8 giờ ngày 29 tháng 8 năm 2006 tại Paris. Hưởng thọ 89 tuổi.


      Nhạc phẩm:

      - Ánh sáng miền Nam (Nhật Bằng-Xuân Lôi)

      - Bài hát của người tự do (Y Vân - Xuân Lôi)

      - Nhạt nắng (Y Vân - Xuân Lôi)

      - Tiếng hát quê hương (Y Vân - Xuân Lôi)

      - Về Làng cũ (Nhật Bằng-Xuân Lôi)


      Tác phẩm:

      - Dạy Đàn Tranh

      - Tuyển Tập Ca Khúc Xuân Lôi

      - Hồi ký


      Tài liệu tham khảo:

      - Trần Quang Hải Cuộc đời nhạc sĩ Xuân Lôi Web: dactrung.com


      Huỳnh Ái Tông

      huynhaitong.blogspot.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhạc sĩ Anh Linh Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

      - Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

      - Nhạc Sĩ Xuân Lôi Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

      - Nhạc sĩ Võ Đức Thu Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

    3. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

      Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản (Quỳnh Giao)

      Phỏng vấn nhạc sĩ Châu Đình An và ca khúc sáng tác trong mùa đại dịch (Hạ Vân)

      Ông Giao Tiên đưa cô Thắm về làng (Tuấn Khanh)

      Đêm Nhạc Trần Chí Phúc Mùa Quốc Hận Đầy Cảm Xúc (Huỳnh Phú Thứ)

      Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát (Song Thao)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)