1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Nguyễn Ðình Toàn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-05-2012 | ÂM NHẠC

      Nhạc sĩ Tuấn Khanh

        NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Tuấn Khanh

      Ông tên thật là Trần Trọng Ngọc, khởi nghiệp như một ca sĩ dưới tên Trần Ngọc, cộng tác với các ban nhạc với tư cách nhạc sĩ chơi vĩ cầm và khi sáng tác ông ký bút hiệu Tuấn Khanh.


      Trước 1954, đài phát thanh Hà Nội có tổ chức được mấy cuộc thi tuyển lựa ca sĩ. Duy Trác, Kim Tước, Trần Ngọc, Thanh Hằng, Thanh Hiếu là những thủ khoa của các cuộc thi ấy.


      Mới đậy thôi mà hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua rồi!


      Trần Ngọc có giọng trầm, ấm. Ông có cách hát chừng mực, chính xác, cả ở những nốt cao lẫn thấp. Trình độ kỹ thuật và nhạc lý cao, việc cảm thông các ca khúc đối với ông không phải là việc khó khăn, nên ông hát thoải mái và truyền được sự thoải mái đó cho người nghe. Ðã có một thời tiếng hát của ông rất được thính giả yêu thích. Khi Trần Ngọc đột ngột quyết định không hát nữa, nhiều thính giả đã tỏ ra luyến tiếc.


      Tuấn Khanh thuộc thế hệ các nhạc sĩ bắt đầu sáng tác từ 1954, sau hiệp định Genève và sau khi rời bỏ miền Bắc vào Nam.


      Hình như ca khúc đầu tay của ông là một sáng tác chung với Y Vân, bản Ðò Ngang.


      Dù về sau, cả hai ông đều cộng tác mật thiết với các đài phát thanh ở Sài Gòn, nhưng không thấy ca khúc này được phổ biến lại, nên cũng ít người biết hay nhớ.


      Tuấn Khanh viết không nhiều lắm. Lý do chính có lẽ vì ông rất thận trọng khi sáng tác. Người ta có thể thấy rõ điều ấy trong từng khuôn nhạc, từng chữ ông dùng để viết lời ca. Ca từ không phải là thế mạnh của Tuấn Khanh, nhưng các ca khúc của ông vẫn rất được yêu mến vì giai điệu ngọt ngào, trang trọng và nhất là cá tính mạnh mẽ.


      Chiều về quạnh hiu

      Từ biệt người yêu

      Muốn nói thật nhiều

      Muốn khóc một chiều

      Sao cứ ngại ngùng

      Lệ bỗng rưng rưng

      Tình nỡ xoay lưng

      Trong chiều hấp hối

      Ôm ấp đêm đêm

      Giấc ngủ mồ côi

      (Nhạt Nhòa)


      Tuấn Khanh cũng không viết gì khác ngoài tình ca. Ngay cả chiến tranh, súng đạn một thời, nếu có phản ánh trong nhạc của ông, dường như cũng chỉ là những cái cớ để ông nói chuyện khác:


      Tới trước ngõ cũ nghe kể rằng

      “Giặc tràn qua thôn xóm”

      Gieo bao đau thương bao điêu tàn

      Từ ngày anh vắng xa

      Nay qua đau thương yên bình rồi

      Tình ta lên hương ngát

      Như hương hoa xoan vương bên thềm

      Nhẹ nhàng nhưng ngất say

      (Hoa Xoan Bên Thềm Cũ)


      Các ca khúc của Tuấn Khanh được đông đảo thính giả ái mộ có thể kể:


      Hoa Xoan Bên Thềm Cũ, Quán Nửa Khuya, Dưới Giàn Hoa Cũ, Chiều Biên Khu, Chiếc Lá Cuối Cùng, Nhạt Nhòa, Nỗi Niềm, Mộng Ðêm Xuân


      Tuấn Khanh còn ký vài biệt hiệu khác như: Hoàng Mông Ngân, Mạnh Ðạt, Ngọc Dũng dùng cho các ca khúc ông gọi là “nhạc đại chúng”. Nhưng làm như thế, có phải tự ông, ít nhất, một nửa đã không muốn nhận những ca khúc đó là tác phẩm của mình?


      Quả thật không ai biết đó là những bài nào.

      Tuấn Khanh cũng phổ nhạc một vài bài thơ.

      Nhưng ở địa hạt này ông không mấy thành công.


      Tình ca của Tuấn Khanh không phải chỉ là những lời tỏ tình, cũng không phải chỉ là những điều người tình thường nói với nhau, mà còn là những điều người ta tự nói với lòng mình, tự dỗ dành, mọt hình thúc xưng tụng cuộc tình của mình.


      Từ Ðó Khôn Nguôi


      Mỗi lần em về là gió lộng đường đi

      Anh nhìn em bồi hồi trông theo tà áo

      Nghe gót thắm vào mãi đáy tim tôi

      Từ đó nhớ khôn nguôi

      Và chiều chiều thấy đơn côi


      Lúc gặp nhau lòng định nói rồi lại thôi

      Nhưng hồn tôi tựa trời giông đang nổi gió

      Tình nghệ sĩ là thắm cánh môi tươi

      Là gió cuốn mây trôi

      Là thì thầm nói “Yêu em!”

      Một đời chờ mong em ơi

      Tìm nhau cuối trời

      Gặp nhau cuối đời

      Môi hồng tươi thắm biết đâu “Dành tặng mình anh“


      Có nhiều khi lòng quạnh vắng tựa mùa đông

      Nhưng ngờ đâu mùa đông đang triền tới

      Hồn chới với tình ngỡ đã chia phôi

      Chợt bỗng ngát lên môi

      Và đường đời bước chung đôi


      Nguyễn Ðình Toàn

      May 05, 2007

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

    3. Bài viết về nhạc sĩ Tuấn Khanh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tuấn Khanh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tuấn Khanh, Chiếc Vĩ Cầm Không Có Tuổi (Lê Hữu)

      Tuấn Khanh (Nguyễn Đình Toàn)

      - Tuấn Khanh (Du Tử Lê)

      - Từ một ca khúc của nhạc sĩ Tuấn Khanh tới Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ (Du Tử Lê)

      - Những cánh chim dịu dàng, thơ mộng trong cõi giới âm nhạc Tuấn Khanh (Du Tử Lê)

      - Nỗi niềm Tuấn Khanh (Quỳnh Giao)

      - Tuấn Khanh: Chiếc Lá Cuối Cùng (t-van.net)

      - The Asia Show voi Nhac Si Tuan Khanh (Tâm Đoan)

      - Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Tuấn Khanh (Đông Kha)

      - Gặp Tuấn Khanh "Chiếc lá cuối cùng" ở Mỹ (Nguyễn Thụy Kha)

      - Nhạc sĩ Tuấn Khanh tâm tình về đời sống và âm nhạc (phần 1) (Đức Tuấn)

       

      Nhạc phẩm

       

      - Chiếc Lá Cuối Cùng, Music Box #41

        (Ý Lan, Ngọc Anh, Trần Thái Hòa)

      - Chiếc Lá Cuối Cùng (Tuấn Ngọc)

      - Hoa Soan bên Thềm Cũ (Thanh Lan)

      - Nhạt Nhoà (Sỹ Phú)

      - Một Chiều Đông (Mai Hương )

      - Nhạc Tuấn Khanh (Vmdb.com)

      - Mùa Xuân Đầu Tiên (vietfun.com)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Kỹ thuật ngâm thơ của Hồ Điệp (Nhạc Xưa Blog)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng)

      Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hồ Điệp,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)