1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Y Vân, Áng Mây Hồng Của Nhạc Việt (Quỳnh Giao) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-09-2012 | ÂM NHẠC

      Y Vân, Áng Mây Hồng Của Nhạc Việt

        QUỲNH GIAO
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Y Vân

      Y Vân là nhạc sĩ di cư tử Bắc vào Nam sau Hiệp Ðịnh Genève. Cũng từ sau 1954 ông mới được biết đến tên tuổi qua tác phẩm “Lòng Mẹ”, một ca khúc viết về Mẹ được hát nhiều nhất.


      Theo lời kể chuyện của nhà văn Duyên Anh, thì Y Vân là người con chí hiếu. Lúc di cư, hai người đi cùng chuyến tầu. Y Vân đi cùng bà mẹ và em trong chuyến vượt tuyến. Hàng ngày Y Vân hầu hạ mẫu thân rất mực hiếu đễ, mà bà mẹ lại rất khó tính, tối ngày la mắng ông, nhưng không bao giờ ông cãi lại hoặc tỏ ý buồn lòng, khó chịu.


      Nét hiếu đễ ấy, ít người biết tới khi chỉ nghe ca khúc “Lòng Mẹ” một cách trừu tượng và không chú ý đến tác giả. Riêng với người viết, nhờ được biết ông từ ngày còn bé, Quỳnh Giao nghĩ rằng ông không chỉ hiếu thảo với mẹ mà còn đối xử tử tế, đôn hậu cùng mọi người. Với vóc dáng bé nhỏ nhưng rắn rỏi, nụ cười luôn nở trên môi và nhất là lối nói chuyện rất có duyên, Y Vân làm ai ai cũng quý mến. Ðấy là về con người mà là một con người rất khiêm cung, hiền hòa.


      Về nghệ thuật thì thật khó phân biệt và liệt kê thể loại sáng tác tân nhạc của Y Vân. Ông là nhạc sĩ đa tài, viết đủ loại, từ nhạc tình, nhạc quê hương, đến nhạc Blues và nhạc kích động, và còn có tài phổ nhạc vào thơ...


      Nói đến tình ca thì điều quan trọng là lời từ. Y Vân là một trong những người viết lời hay nhất của chúng ta. Quỳnh Giao xin đan cử một vài thí dụ.


      Hai ca khúc “Ảo Ảnh”“Ngăn Cách” đều có lời ca tình tứ, thấm thía và sâu sắc như:


      “Yêu cho biết bao đêm dài,

      Cho quen với nồng cay

      Yêu cho thấy bao lâu đài,

      Chỉ còn vài trang giấy...


      Yêu nhau trong cuộc đời,

      mơ duyên tình dài,

      gắn bó đôi lời.

      Ta quen nhau một ngày,

      thương nhau trọn đời,

      giữ cho lâu dài.

      Nhưng không ai nào ngờ,

      duyên đang mặn mà bỗng đã chia lìa.

      Ðêm chia ly lạnh lùng,

      đưa tay một lần,

      đến mai không còn...”


      Và đây là lời ca bài “Ðừng Lừa Dối Nhau”, ông đề tặng những mối tình dang dở:


      Ðừng lừa dối nhau, đừng nói “yêu” khi ta gần nhau.

      Ðừng lừa dối nhau, vì biết đâu tin nơi “tình yêu”.

      Có những phút mộng mơ, đừng cho ước mơ gợi lòng say sưa.

      Thấy khi đôi vai kề, chắc đâu duyên thề, mà mơ...


      Bài “Ngăn Cách” được coi là bài tủ của Minh Hiếu, và bài “Ðừng Lừa Dối Nhau” thì khó có ai hát hơn Duy Trác. Trên đây là lời từ về những mối tình đau khổ, bi đát. Nhưng Y Vân cũng sáng tác những bài tình ca hạnh phúc với lời ca trau chuốt, óng ả và thăng hoa hạnh phúc như bài “Tôi Sẽ Ðưa Em Về”:


      Tôi sẽ đưa em về,

      về miến đất thân yêu

      Về kiếp sống cô liêu,

      tình thương không còn thiếu.

      Tôi sẽ đưa em về,

      miền hoa thơm cỏ biếc,

      chiều hôn trên làn tóc,

      Mùa Thu in mầu mắt.

      Tôi sẽ đưa em về, tôi sẽ đưa em về,

      Mà không lo thiếu “Tình Yêu”...


      Hay bài “Người Vợ Hiền” sau đây:


      Lòng vợ hiền như dòng suối mát

      Tình vợ hiền muôn đời thơm ngát

      Ðôi mắt huyền như ánh sao đêm,

      những khi chờ mong

      Người chồng xa vắng...


      Ngày nay, đôi khi ta nên đọc lại lời ca thời ấy và so sánh với thời nay thì mới thấy được sự khác biệt của trình độ.


      Loại nhạc tình tự quê hương của Y Vân rất dễ hát hay và dĩ nhiên cũng dễ chinh phục cảm tình của người nghe. Những bài “Non Nước Chung Tình”, “Bóng Người Cùng Thôn”, “Ðôi Mái Chèo Trăng”, “Thương Về Năm Cửa Ô Xưa”, “Tình Chàng Ý Thiếp”, “U Hoài”, “Xa Vắng”, v.v. đã trở thành loại ca khúc thành công của cặp song ca Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết (“Ðôi Mái Chèo Trăng”), của Thái Thanh (“Thương Về Năm Cửa Ô Xưa”), của Hoàng Oanh (“Tình Chàng Ý Thiếp”) và Thanh Thúy (“U Hoài”) hoặc Thanh Tuyền (“Xa Vắng”)...


      Thể điệu Blues rất khó viết ra hồn và cũng khó diễn tả, nhưng các sáng tác loại này của Y Vân đều hát dễ, hay và rất thịnh hành vào thời đó. Ðó là “Ðồi Thông” (“ngồi trên đồi vắng, bên gốc cây thông già...”) được ban Thăng Long trình bày rất đẹp. Hoặc “Ngoại Ô Ðèn Vàng” được Thái Châu thâu vào đĩa và bán rất chạy...


      Có một ca khúc cùng loại rất hay với lời ca tân kỳ, mà ít được phổ biến là “Dung Nhan Mùa Hạ”:


      Khi em tắm nắng,

      cho tôi xin hai thước mặt trời,

      Vẻ dung nhan thần vệ nữ, ngàn đời...


      Y Vân viết vào thập niên 60 bài Chacha đầu tiên để ngợi ca thủ đô miền Nam. Bài “Sài Gòn” này nổi tiếng đến độ khi được hỏi có biết hát nhạc Việt hay nói tiếng Việt không thì lính Mỹ đều hãnh diện xì xồ “Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, Saigon ơi!”


      Khi cặp song ca kích động nhạc Hùng Cường và Mai Lệ Huyền trình diễn chung, ít ai để ý là họ hát toàn ca khúc Y Vân viết riêng cho họ. Kể ra thì có rất nhiều, tiêu biểu là những bài “60 Năm Cuộc Ðời”, “Cái Trâm Em Cài”, “Túp Lều Lý Tưởng”, “Tình Yêu Thủy Thủ”, “Lính Ða Tình”, “Một Trăm Phần Trăm” hay “Năm Anh Hai Mươi”... Giờ này còn mấy ai nghe lại để thương người lính và những mối tình lãng mạn thời chinh chiến?


      Ðặc biệt Y Vân là người cầu kỳ trong loại thơ phổ nhạc. Ông thường dùng nguyên bài thơ, láy đi láy lại lời thơ làm phần nhạc thêm phong phú. Ðó là những bài “Người Em Sầu Mộng”, phổ thơ Lưu Trọng Lư:


      Ai bảo em là giai nhân

      Cho đời anh đau buồn.

      Ai bảo em ngồi bên song

      Cho vương nợ thi nhân.


      Ai bảo em là giai nhân

      Cho lệ đêm xuân tràn.

      Cho tình giăng đầy trước ngõ,

      Cho mộng tràn gối chăn...


      Quỳnh Giao thì yêu thích nhất bài “Thề Non Nước” do Y Vân phổ thơ Tản Ðà theo nhịp Habanera, nhưng với âm điệu ngũ cung của đất Bắc và lối luyến láy dịu dàng mà giờ này không còn ai hát, nên có thể sẽ tuyệt tích. Thật tiếc lắm thay...!


      Nhạc sĩ Y Vân là một tài năng đa dạng, có nét độc đáo riêng. Dù sáng tác trên âm giai Tây phương, nhạc ông vẫn man mác nét buồn cổ kính Ðông phương. Và rất Việt Nam chứ không có hơi hướng Trung Hoa hay Nhật Bản như một số ca khúc viết trên giai điệu Á Ðông.


      Ngoài tài sáng tác, Y Vân là một người soạn hòa âm rất chuẩn, và ban nhạc của ông được các đài phát thanh và các hãng sản xuất dĩa nhạc ưu ái mời công tác. Ông cũng có riêng một trung tâm băng nhạc mang tên “Mây Hồng”.


      Trước 1975, ông được coi như một trong những nhạc sĩ có đời sống sung túc. Nhưng với bản tính hiền hòa đôn hậu, ông sống bình dị, khiêm tốn. Có lẽ vì thế mà ít người biết đến thực tài của ông...


      Vì sao chưa có chương trình riêng về Y Vân để đời nay biết nét tài hoa đa diện của ông ?


      Quỳnh Giao

      Nguồn: motgoctroi.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản Quỳnh Giao Nhận định

      - Lâm Tuyền và Giấc Mơ Sông Hồ Quỳnh Giao Tạp Ghi

      - Canh Thân với Túi Ðàn Quỳnh Giao Nhận định

      - Vũ Thành, người nhạc sĩ khí khái và ngạo nghễ Quỳnh Giao Tạp luận

      - Chiều Vàng với Tôn Thất Niệm Quỳnh Giao Tạp luận

      - Từ Trần Trịnh đến Trịnh Lâm Ngân Quỳnh Giao Tạp ghi

      - Y Vân, Áng Mây Hồng Của Nhạc Việt Quỳnh Giao Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Y Vân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Y Vân

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Những bóng hồng trong thơ nhạc: "Thúy đã đi rồi" (Hà Đình Nguyên)

      Y Vân, Áng Mây Hồng Của Nhạc Việt (Quỳnh Giao)

      Y Vân và ảo ảnh cuộc đời (Lê Hữu)

      Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca "Tôi đưa em sang sông"

      (Trịnh Hưng)

      “Sài Gòn đẹp lắm”, Nhạc sĩ Y Vân (Nguyễn Việt)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm

       

      DÂN CA 3 MIỀN - Sưu tầm, Biên soạn: Y Vân - Thực hiện: Nguyễn Văn Đông (cothommagazine.com)

      Khi Em Nhìn Anh (Nhật Trường)

      Hai Mươi Bốn Mươi (Phương Tâm)

      Cánh Hoa Thời Loạn (Hà Thanh)

      Sài Gòn (Yến Vi)

      Tình Yêu Thủy Thủ (Hồng Phúc)

      Lòng Mẹ (Lệ Thanh)

      Thúy Đã Đi Rồi (Hùng Cường)

      Đêm Giã Từ (Thanh Thúy)

      Tình Ca Y Vân (taberd1975.com)

      Nhạc Phẩm Y Vân (lyric.com)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)