1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Quán Cà Phê Ngoại Thành (Hoàng Ngọc Hiển) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      01-5-2017 | TRUYỆN

      Quán Cà Phê Ngoại Thành

         HOÀNG NGỌC HIỂN
      Share File.php Share File
          

       

      Thay cho cảm nghĩ vở kịch "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" của Lưu Quang Vũ



      1.


      Tôi ngồi quán cà phê "KHÔNG TÊN" được dựng dưới chân đồi Đồng Long, ven quốc lộ 13, nhưng lại ở trên một nền đất khá cao, nên nhìn qua cửa sổ, tôi có thể vẫn thấy một khúc đường khá dài khoảng 300 thước của Quốc lộ đổ lên huyện lỵ Lộc Ninh và một cánh rừng cao su sẫm màu đất đỏ dọc hai bên. Một cơn mưa buổi chiều đổ xuống đã dứt từ lâu. Bây giờ là một màu nắng nhạt đang mênh mang trên đầu cánh rừng cao su ấy. Cái mầu nắng nhạt mỗi lúc mỗi tối dần sẫm lại tựa như một nỗi buồn đặc quánh đọng lại trên cây rừng đá núi. Hình như cảnh chiều này ở đây, trong khoảng hơn một tháng nay, bỗng đã trở nên quen thuộc, tưởng như đã thành một chất keo dinh bám vào hồn tôi, không gỡ ra được nữa.


      Chiều nào tôi cũng lội bộ từ con phố chính trong thanh phố Bình Long, đổ dốc xuống qua ngôi chợ, và tới cái quán cà phê dựng bằng gỗ và lá này. Thoạt đầu, tôi thích cái hẻo lánh của ngôi quán, cái đơn sơ nghèo nàn thanh tĩnh của nó... và rồi sau đó, ở vị trí này, tôi có thể ngắm nhìn Quốc Lộ Mười Ba mù bụi đỏ, cánh rừng cao su chìm dần trong sương chiều... Đời tôi không có gì cần thiết nữa, nên hình như cảnh hoàng hôn buông xuống ở miền rừng núi cao nguyên này, như có vẻ thích hợp với tôi. Phải chăng tôi đã bất chợt tìm thấy ở nơi đây, niềm vui hay đúng hơn là niềm an ủi cuối cùng của đời tôi? Hay la biết đâu chính ông già chủ quán này, sau một đời dọc ngang giang hồ, cuối cùng đã bất ngờ tìm thấy ở dưới chân ngọn đồi này, bên ngoài thành phố, một cái gì đó... để ông quyết định dừng chân cuối đời? Cùng ở với ông có một người con dâu đã luống tuổi và một đứa cháu nội đang ở độ thiều niên. Cha của cậu bé là một sĩ quan của chế độ cũ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bị đưa đi học tập cải tạo ở miền Bắc và đã ngã bệnh sốt rét rừng và mất ở đấy. Ông già không còn cách nào khác là phải bán hết những gì quí giá mà ông có được, hầu làm vốn liếng mở ngôi quán này, sinh sống qua ngày. Thấm thoát mà đã được hơn mười năm trời rồi...


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Tôi đang đốt thuốc, đốt không ngừng, hết điếu này sang điếu khác, có lẽ cũng đã khoảng gần mười điếu, và nhâm nhi ly cà phê đen thơm lừng thật ngon ở đầu lưỡi, người thiếu phụ lại gần tôi nói:

      - Tối nay mời ông khách ở lại nhậu với bố em. Ông đã dặn em nói với ông khách.

      - Thế... ông lão ở đâu... cô? Tôi hỏi.

      - Bố em vội vã đi ra chợ rồi. Chẳng là ổng mới ở rừng về. Bẫy được mấy con thú. Ổng để lại con chúc, còn mấy con kia đem ra chợ bán mua vài xị rượu đế. Vâng, rượu đế loại Gò Đen, Tây Ninh, uống với thịt chúc xào... Bố em làm món thịt chúc ngon lắm. Ổng muốn đãi ông khách một chầu...


      - Thật là quí hóa quá. Xem ra quán này món gì cũng ngon. Cà phê thì tuyệt. Chắc ổng cũng rang cà phê lấy?


      - Vâng, chứ còn ai? Cái gì cũng ổng hết. Em chỉ phụ việc thôi. Vâng, em chỉ là người để ổng sai vặt. May mà còn có ổng không thì mẹ con em chẳng biết dựa dẫm vào đâu! Chẳng biết xoay xở ra sao mà sống? Nhất là trong thời buổi những người chiến thắng ngày ba mươi tháng Tư gọi là đổi đời!!! Để em pha cho ông khách một ly cà phê nữa nhé? Ly đó cửa ông hẳn đã cạn rồi?


      - Vâng, cô cho tôi xin ly khác. Cà phê quán Không Tên này ngon quá. Có lẽ không đâu sánh bằng!!! Tôi vốn ghiền uống cà phê từ khi còn nhỏ, từ thi mười sáu. Càng nhiều tuổi, càng uống nhiều. Quả thực, không cà phê ở đâu ngon bằng ở đây. Về già, tôi mới được thưởng thức cà phê ngon thế này. Cà phê quán này muốn giữ chân tôi lại đây, gợi ý cho tôi sống những ngày cuối đời mình ở vùng đất này.


      Người thiếu phụ có vẻ thắc mắc hỏi:

      - Thế ông khách ở đâu lại đây? Vì sao ông khách lại có mặt ở nơi đây? Đây chỉ là một vùng đất núi cao nguyên cằn cỗi, hẻo lánh, buồn bã và hiu hắt lắm!


      - Vâng tôi biết, đúng thế... Cách đây hơn hai thập niên, tôi đã đến đây, đã ở đây...

      - Thế ra ông khách đã ở đây à? Vì sao ông khách đã ở đây? Câu chuyện cua ông khách chắc là phải... Em tò mò muốn nghe lắm. Ông khách nói đi!


      3.


      -Vâng, tôi đến Bình Long trước Tết Mậu Thân 1968. Tôi vừa mới tốt nghiệp khóa 25 Sĩ Quan Trừ Bị trường Bộ Binh Thủ Đức. Tôi chọn đơn vị địa phương quân, về Tiểu Khu Bình Long, thuộc khu 32, vùng 3 chiến thuật. Vâng, một chiếc máy bay trực thăng của không quân Mỹ đã đổ tôi xuống phi truờng Bình Long, một phi trường quá sức là đơn sơ, tôi không thể nào hình dung được rằng đó lại là một phi trường. Một sân rộng đất và cát, xung quanh là hàng rào dây kẽm gai. Ở góc sân là một mái tôn đứng chơ vơ dưới nắng, gần đó vài thùng phuy xăng rỗng lăn lóc. Chỉ có thế thôi!!! Chiếc trực thăng đổ tôi xuống rồi nó cất cánh ngay. Bụi mù mịt. Lúc ấy khoảng hai giờ chiều, nắng chói chang trên những cánh rừng chung quanh phi trường. Tôi buồn bã khoác ba lô lên vai, ra khỏi phi trường, đi vào tỉnh lỵ, hỏi thăm đường vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Thời chiến mà cô. Vâng tôi đang làm giáo sư tại một trường Trung học ở một tỉnh lỵ nhỏ, bỗng một hôm nhận được lệnh gọi của Bộ Quốc Phòng phải lên đường nhập ngũ. Vâng, thời điểm giữa thập niên 1960, miền Bắc Việt Nam đã đưa cả sư đoàn xâm nhập miền Nam bằng con đường mòn Hồ Chí Minh.


      Ad-22 Ad-22

      Họ đã mở những trận địa chiến. Họ dựng nên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để mở cuộc đấu tranh chính trị, để đáng lừa nhân dân miền Nam, để che mắt nhân dân thế giới. Miền Nam bắt buộc phải tự vệ, phải đương đầu với cuộc xâm lăng đó... Phải, chúng tôi đã thua trận cuối cùng tháng 4 năm 1975 đó vì Đồng Minh Hoa Kỳ đã bỏ chúng tôi. Chúng tôi không có súng đạn và lương thực nữa. Cô ạ, anh hùng khi gấp cũng khoanh tay. Trong khi đó, kẻ địc miền Bắc lại được Nga Tầu viện trợ ồ ạt súng đạn, xe tăng, đại pháo. Chúng tôi, một quân đội tinh nhuệ bỗng nhiên bị bó tay, không còn phương tiện chiến đấu. Và rồi những gì đã xảy ra, cô đã biết rồi đó. Chồng cô và tôi đều ở trong đoàn quân tan vỡ đó, mất hết những gì mình có, kể cả tính mạng của mình như trường hợp chồng cô. Còn tôi? Tôi không chết trong hơn mười năm đi tù mà Cộng sản Việt Nam gọi là "học tập cải tạo", nhưng thật ra linh hồn tôi đã chết, tôi chỉ còn cái xác lây lất, thoi thóp mà thôi. Vâng, tôi đã đến Bình Long ngày ấy như thế đó, và tôi đã ở đây hơn năm năm trời. Tôi đã lặn lội trong những cánh rừng kia, đã nằm nhiều ngày bên Quốc Lộ Mười Ba, đã ngủ đêm ở khu chợ, công viên Tao Phùng... đã nghe tiếng hú của đạn 122 ly của Việt Cộng pháo vào tỉnh lỵ. Cũng như đã nhiều lần chạm súng với chúng ở Tân Hưng, Xa Trạch, Xa Cam... nghe tiếng AK ròn rã của chúng, chúng tôi cũng giáng trả bằng M16, M72. Bây giờ cuộc chiến đã tàn. Tôi trở lại nơi đây, thoạt tiên chỉ có ý nghĩ thăm lại chốn xưa, nơi có nhiều kỉ niệm vui buồn, đau khổ và hạnh phúc, hùng tráng và bi tráng. Nhưng sau gần một tháng về đây, tôi bỗng có ý nghĩ muốn sống những ngày cuối đời của mình ở nơi đây. Nhưng tôi phải sắp xếp chứ không phải muốn là thực hiện được ngay.


      Tôi ngừng nói. Người thiếu phụ ngồi ở quầy gỗ mỉm cười.


      - Cũng chẳng biết thế nào, có khi đến ước vọng cuối một đời người chưa chắc đã thực hiện nổi. Thời đại này đa cho chúng ta thấy đó, mình có làm chủ cuộc đời của mình đâu, nhất là mình đang là kẻ chiến bại. Kẻ chiến thắng trong khoảng gần hai chục năm nay đã ra sức xóa sạch tất cả những cái gì gọi là của chế độ cũ, của Miền Nam Việt Nam. Họ đuổi chúng ta ra khỏi thành phố.


      - Phải, ông khách nói đúng, bố chồng em chỉ có thể dựng ngôi quán bán cà phê ở ngoại thành bên ngoài tỉnh lỵ. Và củng chẳng đặt tên cho ngôi quán nữa. Ông chỉ dùng một cục than đen viết nguệch ngoạc trên cánh cửa mấy chữ... Quán cà phê Không Tên!... Ổng viết mấy chữ đó mà mỉm cười cay đắng. Ổng nói rằng chúng ta đã bị tước đoạt hết, chúng ta đã mất hết không còn gì. Họ đang bỏ tù hết thảy chúng ta. họ cho mỗi người một con số tù. Chúng ta không còn tên tuổi gì nữa. Tên của những thành phố miền Nam cũng đã bị xóa bỏ hết. Thế đấy!


      Tôi mỉm cười:

      - Nhưng cà phê quán Không Tên rất ngon! Thật là cả một nghệ thuật pha chế của ông lão!


      - Cái khó nhất là lúc rang cà phê. Không được để cà phê cháy hay quá lửa. Người nóng nảy không thể rang cà phê ngon được ông khách ạ. Phải để bếp lửa riu riu, phải luôn tay khuấy cho thật đều mẻ cà phê. Ông thường nói rang cà phê là cả một nghệ thuật. Có thể hiểu được cá tính con người qua việc rang cà phê. Trước khi rang thì mẻ cà phê được tẩm bằng bơ Pháp, lòng đỏ hột gà và nước mắm nhỉ Phú Quốc. Khi rang thì phải rang bằng mỏ gà mái. Đơn giản thế thôi nhưng để rang mội mẻ cà phê cho thật thành công không phải là chuyện dễ dàng. Ngọn lủa, vâng, ngọn lửa cho vừa là điều hết sức quan trọng. Em cũng đã từng rang cà phê như thế, nhưng chưa thể đạt được như ổng. Ổng cười nói rằng phải coi việc rang cà phê như một nghệ thuật, nghệ thuật của một người nghệ sĩ.


      - Thảo nào, thảo nào...


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4.


      Và tôi đã ngồi lại quán cà phê Không Tên lâu hơn mọi buổi chiều khác, chờ lão già chủ quán về làm món nhậu thịt chúc... Khi màn đêm bắt đầu buông xuống cánh rừng cao su ven Quốc Lộ, khi đất đỏ sẫm mầu, khi những tia nắng rớt cuối cùng khuất hẳn ở bên kia ngọn đồi Đồng Long, khi mà tỉnh lỵ Bình Long ở trên đỉnh đồi bắt đầu xuất hiện lác đác những ngọn đèn đường tù mù trong hàng cây thì lão quán ra đóng của quán lại, thắp lên ngọn đèn bão. Và bốn người chúng tôi ngồi quanh một cái bàn ở góc quán. Mùi thơm của món thịt rừng pha với mùi thơm của rượu Gò Đen thật hấp dẫn. Tôi ngồi đối diện lão quán, bên cạnh cậu thiếu niên. Dưới ánh đèn, tôi bỗng nhận thấy đôi má ửng hồng và nhất là đôi mắt mơ màng, đôi môi mọng lên của người thiếu phụ. Có lẽ chưa bao giờ tôi cảm nhận được nét đẹp của một người đàn bà nào bằng người đàn bà này. Cái đẹp tự nhiên không một chút son phấn trang điểm sao mà dị kỳ đến thế, làm cho tôi trong một thoáng cảm thấy ngây ngất hơn là uống ly rượu Gò Đen mà lão quán đã rót cho tôi.


      Tôi nâng ly:

      - Nào, xin mời lão quán. Chúc sức khỏe lão quán cũng như chúc cả nhà được vui vẻ, được nồng ấm như ly rượu này.


      Người thiếu phụ cũng uống một ly nhỏ với tôi và ông già. Chỉ có cậu thiếu niên không được phép uống. Cậu uống một ly nước cam, ăn nhanh rồi rút lui. Độ nửa giờ sau, người thiếu phụ cũng buông đũa, chỉ ngồi nhìn hai người chúng tôi uống rượu và nói chuyện. Khi tôi ca ngợi nghệ thuật rang cà phê của lão quán, lão cười khà một tiếng rồi cười nói:


      - Rang cà phê đến một trình độ gọi là nghệ thuật, thiết tưởng không khó. Ngươi rang cà phê mà được gọi là nghệ sĩ, lão nghĩ rằng ông khách quá lời khen chăng. Bởi vì theo lão, người nghệ sĩ như nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia... sống trong chế độ độc tài độc đảng ở Việt Nam hiện nay, mà nói thế nao, viết thế nào... cứ hư hư thực thực... không phải là nói cái đó mà là nói cái đó, không phái viết về cái đó mà là viết về cài đó... nó tài tình đến độ người nghe, người đọc hiểu được cái đó... Nghệ thuật như thế ấy mới la cao chứ? Mới là trình độ chứ? Đó mới là hơn cái nghệ thuật rang cà phê của lão già này! Ông khách ạ, lão đang muốn nói đến vở kịch "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" của Lưu Quang Vũ đã làm cho bọn cầm quyền ở Hà Nội tức thâm gan tím ruột. Và nếu lão không lầm thì chính Hà Nội đã ra lệnh giết tác giả - cả vợ con tác giả - ở cầu Phú Lương năm 1988, chỉ cách đây mấy năm qua một tai nạn xe hơi được dàn dựng tinh vi, như một tai nạn bất ngờ, vô tình. Lão đây vô cùng kính phục cái nghệ thuật tả chân, phải nói là siêu việt của Lưu Quang Vũ. Thiên tài! Lưu Quang vũ là một thiên tài, ông khách ạ. Mỗi câu đối thoại trong vở kịch là một mũi tên bắn thẳng vào thành lũy của bọn đồ tế khát máu, bạo tàn, cực kỳ dã man ở Hà Nội. Thế cho nên bọn họ đã ra lệnh giết cả nhà Lưu Qưang Vũ. Ông khách biết vụ việc này chứ?


      Tôi nhẹ nhàng:

      - Thưa lão quán, tôi quả có biết, nhưng ít lâu nay bận kiếm sống cũng như có nỗi buồn riêng không thoát ra được, nên tôi ít chú ý, không đi sâu vào được câu chuyện, vào vở kịch nổi tiếng ấy. Dẫu rằng tôi được biết từ thoại kịch, đã được chuyển thành một vở ca cải lương và một phim kịch do một công ty điện ảnh đâu ở Hậu Giang sản xuất. Lập tức tuồng cải lương cũng như phim kịch bị chính quyền ngăn cấm sau đó. Tôi có để ý đi tìm mua, xem cho biết rõ, nhưng không chỗ nào dám bán. Chỉ được nghe kể. Giờ đây lão quán biết rõ, xin cho nghe, cho được thỏa lòng mong ước bấy lâu.


      Người thiếu phụ cũng hùa theo tôi:

      - Phải đấy, con cũng chưa được nghe bố kể cho đến tận đầu đuôi xuôi ngược của vở kịch, chỉ mới biết loáng thoáng xin bố kể rõ cho con nghe với. Bố mà không kể thì biết ai kể được đây chứ? Hàng ngày bố ôm cái radio nghe đài BBC, đài VOA... Cuối tuần nào cũng ghé qua nhà sách, mua một vài tờ báo về chong đèn đọc cho đến khuya. Chuyện vở kịch "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" nghe nói đã dược trích diễn ở một trường đại học nào ở tận bên Mỹ. Chuyện tác giả Lưu Quang Vũ bị giết trong một tai nạn mờ ám... Bố không biết rõ thì còn ai biết rõ?


      - Thôi đi, mày nói nhiều quá. Được rồi, để tao kể. Tao cũng không thể hiểu biết hết được. Biết bao nhiêu kể bấy nhiêu...", và ông bắt đầu kể...


      Tôi vội trao cho ông ly rượu:

      ~ Khoan đã, uống ly rượu này đã rồi hẵng kể. Rượu vào lời ra mới hay ông quán ạ."

      Lão quán làm một hơi cạn ly, đặt xuống bàn, khà một tiếng...


      5.


      Ad-22 Ad-22

      "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt, có nội dung như thế này:

      Anh chàng hàng thịt tên Trương Hợi, một hôm đánh chén bí tỉ, hắn uống hết một hũ rượu lớn và ăn hết năm đĩa tiết canh. Bội thực. Vì ăn uống nhiều quá như thế, nên hắn bội thực mà chết. Ai đời nhà ai lại tham ăn tục uống đến như thế, rõ ra là hạng người bán thịt! Giữa lúc anh ta lăn quay ra chết tức tưởi như thế, thì có một anh lái heo và một bà chủ nợ đến nhà đòi tiền hắn. Thế là mấy người này, đã không đòi được tiền cho hắn vay, mà bây giờ lại bỏ tiên của mình ra mua quan tài, lo liệu cho cái chết của hắn. Bỗng nhiên, anh hàng thịt Trương Hợi sống dậy, vợợ anh hăng thịt mừng quýnh, vội nhào tới ôm chầm lấy anh ta. Nhưng anh hàng thịt đẩy mạnh chị vợ ra! Tại sao vạy? Tạí vì Cái xác anh hàng thịt này sống lại bằng cái hồn của ông giáo tên Trương Ba đã ngoài 50 tuổi, mà anh chàng hàng thịt Trương Hợi chỉ mới ba mươi tuổi.


      Vợ của ông giáo Trương Ba đến, thì cái xác anh hàng thịt này tỏ cử chỉ âu yếm như của hai vợ chồng. Vợ anh hang thịt Trương Hợi tức quá, xô đẩy bà giáo Trương Ba ra nhưng cuối cùng thì anh Trương Ba da hàng thịt lại theo người vợ về nhà mình. Ông giáo Truương Ba thì thật ra đã chết từ lâu rồi, nay mượn được xác Trương Hợi mà sống lại cùng vợ như xưa.


      Nhưng chuyện không phải như vậy là yên ổn. Bởi khi về đến nhà thì anh hàng thịt này thấy vợ mình - bà Trương Ba - đã già quá. Hai vợ chồng lên tiếng đối nghịch với nhau. Ông bà giáo Trương Ba có một đứa con trai tên là Vinh, cũng bằng tuổi anh hàng thịt Trương Hợi, bèn can thiệp vào. Vinh nói: "Nếu con mà thay hình đổi dạng được như bố thì con làm giàu. Vì lính lệ ở đây đều biết mặt con là tên buôn lậu khét tiếng ở vùng này!". Ông giáo Trương Ba giận dữ mắng thằng Vinh rằng buôn lậu là bất lương! Vinh trả lời rằng: "Ông bảo là bất lương ư? Nhưng tiền buôn lậu nuôi sống cả nhà này đấy!". Ông bố nổi giận tát thằng Vinh. Thằng Vinh bỏ đi. Nó đi buôn lậu tiếp ...


      Sau đó, cai tuần và Lý trưởng đến nhà bắt tội bà Trương Ba là "lấy chồng của cô hàng thịt Truơng Hợi". Bà Trương Ba cãi rằng: "Đây là ông đồ Trương Ba". Lý trưởng thử đem sách ra cho ông đồ Trương Ba này đọc xem sao, thì quả nhiên ông ta đọc thông hết. Nhưng khi Lý trưởng xem sổ tử thì thấy ghi ông Trương Ba đã chết từ lâu! Đây chính là anh hàng thịt Trương Hợi mà cô hàng thịt kia đã khai báo là anh ta có một cái sẹo ở trên lưng là dấu riêng. Lý trưởng đành phán bà Trương Ba phải trả lại chồng cho cô hàng thịt. Bà Trương Ba phán đối.


      Khi đó, thằng Vinh trở về, nó đưa bạc hối lộ cho Lý trưởng nên Lý trưởng xử như thế này: Ông đồ Trương Ba da hàng thịt phải về ở nhà cô hàng thịt ban ngày, cho đến nửa đêm mới được trở về nhà với bà Trương Ba. Thế là cái tâm hồn của ông giáo Trương Ba phải sống chung với cô hàng thịt kia, một cô gái dân dã bình thường chỉ biết có bán thịt heo, giết heo làm thịt bán.


      Khi đêm ông về, thì bà Trương Ba tức giận, cãi nhau với ông. Ông Trương Ba nói: "Cái nhà này không phải là nhà tôi! Tiếng nói của tôi cũng không còn là của tôi, tôi chỉ dám nói khẽ, không dám nói lớn". Bà nói: "Ông có nói to cũng không ai nghe ông. Vô ích thôi!". Ông lại nói: "Người ta đã cướp mất quyền của tôi mà tôi không hay, không biết! Tôi đã mất hết bè bạn! Bây giờ đến bà là vợ tôi cũng bỏ tôi. Tôi mất hết!". Rồi bà vợ ông bỏ ông mà đi, như thằng Vinh đã bỏ ông.


      Rồi chuyện gì xảy ra nữa? Mấy đứa cháu nội ông xuất hiện trước mặt ông. Ông mừng kêu lớn: "Cháu!Cháu!", nhưng con bé cháu bỗng lùi lại, lắc đầu nói: "Không! Không! Ông không phải là ông nội tôi! Ông nội tôi đã chết rồi! Hồi ông nội tôi còn sống chiều nào ông cháu cũng múc nước tưới vườn". Ông nói: "Thì chính ông đây, ông là ông nội của cháu đây!". Con bé vẫn nhất quyết: "Không, không phải! Tay ông nội cầm bút, ngón nhỏ thon thon, chứ không to sồ như ngón tay ông đây. Bàn tay của ông thô kệch quá, đã làm chết những mầm non và bàn chân ông to xấu đã giẫm nát những luống hoa hồng!..."


      Thế là hàng ngày ông Trương Ba da hàng thịt này, vẫn phải về cửa hàng thịt của bà Trương Hợi thọc huyết heo, làm những công việc của anh hàng thịt trước đó đã làm. Có lần bực bội quá, ông phẫn uất nói: "Thân xác thô kệch của mày đã giam giữ cái tâm hồn cao đẹp của tao!" thì anh hàng thịt trá lời: "Không có thề xác tao, thì hồn của mày trú ở đâu?". Ông nói: "Tao muốn tách hẵn ra!", "Không được đâu, bởi mày sống bằng xác tao, mày thở bằng mũi tao, mày ăn bằng họng tao, mày nhìn bằng mắt tao. Mày biết chứ?! Tao không ăn thì làm sao mày no được hả?". Ông bực quá thét lên: "Tao không cần cái xác thô tục của mày!". Anh hàng thịt cũng phát cáu: "Mày là con heo đã rớt xuống bùn mà còn làm ra vẻ thanh tao cao quí, đừng có mà giả dối nữa! Hỡi linh hồn ngươi! ngươi muốn sống hãy nhập vào cái xác của tao đây!!! Thế có phải là mình tuy hai mà một! Mày phải biết rằng tao thiếu mày tao vẫn sống, nhưng mày thiếu tao mày không sống được!!!". Ông Trương Ba than vãn: "Ôi chao, tao phải sống trong cái thể xác của mày, tao không chịu được! Hỡi thần thánh linh thiên ơi, hãy giúp tôi tách ra khỏi nó đi!". Thì lập tức thần linh hiện ra với ông, nói với ông ta rằng: "Ngươi cũng phải biết trên thiên đình kia cuộc sống cũng không toàn thiện. Ngọc Hoàng Thượng Đế đã giao việc cho cái tên quan ôn, hắn đã xóa tên bừa bãi... Tây Vương Mẫu chỉ biết xào nấu tổ chức hội bàn đào. Thái Thượng Lão Quân chỉ lo nấu thuốc linh đơn, để mặc cho lũ tiểu yêu trốn xuống trần gian tác yêu tác quái, làm nhiều điều bẩn thỉu! Cô em bé tên Cu Tý vừa mới bị giết oan. Vậy nhà ngươi có muốn hồn nhập vào xác Cu Tý đó không? Thì là Hồn Trương Ba Da Cu Tý vậy?!". Nhưng ông Trương Ba chối từ: "Không thể! Ai lại hồn một lão già ngoài 50 tuổi lại nhập vào xác trẻ con lên 10 tuổi ư? Còn gì trái nghịch bằng? Lai nữa Cu Tý là bạn của cháu nội tôi, khó coi lắm, khó coi lắm!"


      Thần linh nói: "Nhưng ông sẽ sống khỏe hơn, bởi ở xã hội này, làm con nít dễ hơn làm ngưòi lớn. Ông cũng nên nhớ rằng trẻ con sau này chính là những người xây dựng đất nước". Ông Trương Ba từ chối. Thần bèn bảo: "Hay là ông nhập vào xác tôi?". Ông Trương Ba cũng từ chối nốt. Thần bảo: "Vậy ông muốn gì mới được chứ? Nhập váo xác anh hàng thịt không chịu, đòi tách ra! Nhập vào xác Cu Tý cũng không chịu, cả vào xác tôi cũng không nốt! Vậy ông muốn gì?". Trương Ba bèn nói: "Tôi chỉ muốn tôi là Trương Ba như tôi đã từng sống trước đây! Tôi đã chết rồi thì hãy để cho tôi được chết! Đừng bắt tôi sống trong các xác anh hàng thịt như tôi đương sống!"


      Thần linh chấp thuận lời thỉnh cầu của ông.


      Trương Ba lên giường nằm. Ông được chết như đã chết.

      Mọi người thân của ông trở về với ông. Vợ, con và cháu nội về bên ông. Mảnh vườn xưa lại mọc đầy cây ăn trái, trẻ con múa hát và hái trái cây chín trong vườn... Hết!"


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      6.


      Người thiếu phụ nở một nụ cười nhìn ông nói:

      - Như thế, Hồn Trương Ba là hồn Dân Tộc? Và cái xác anh hàng thịt tanh tưởi là Hà Nội Xã Hội Chủ Nghĩa?!


      Ông già phá lên cười:

      - Đấy, ông khách thấy đó... Lưu Quang Vũ có tài ở chỗ đó, nghệ thuật trình độ sắc bén ở chỗ đó. Không nói về cái đó, mà đến người đàn bà như con mẹ quê mùa, rừng rú này đây, cũng hiểu là nói về cái đó! Đó mới là trình độ nghệ thuật cao cấp, siêu đẳng của người nghệ sĩ, ông khách ạ! Chứ lão già này, rang cà phê thì có gì gọi là nghệ thuật chứ?


      Ông lại cười, và rót rượu uống tràn...


      Hỡi ơi! Nhân dân ta muốn tách ra, không muốn sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng cứ như hồn ông giáo Trương Ba bị cái xác gã hàng thịt Trương Hợi kia kềm chặt, không thoát ra được! Nhân dân ta bị lệ thuộc vào cái Đảng thô lỗ tanh hôi như của anh hàng thịt! Lưu Quang Vũ thật là một nghệ sĩ tài tình. Kịch tác gia này đã viết mấy chục vở kịch, nhưng không có vở nào độc địa bằng "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" này. Hà Nội xôn xao khi vở này được trình diễn. Chắc chắn bọn cầm quyền ở Bắc Bộ Phủ hận tác giả đến thâm gan tím ruột. Và bọn họ đã hạ độc thủ một cách hèn hạ! Chiếc xe con nhỏ bé của gia đình Lưu Quang Vũ đang đậu ở dưới gốc cầu Phú Lương mà một chiếc molotova hạng nặng từ trên cao lao xuống, đâm thẳng vào, cán giẹp chiếc xe con. Không có dự tính trước à? Vô tình thế nào được? Vô tình mà lao thẳng vào thế à? Chả có chủ đích giết người hay sao?! Ôi chao, khi tên Lý trưởng nhận được tiền đút lót của thằng Vinh, lâp tức tuyên bố "bên trong khác, bên ngoài khác"!!! Đó chẳng là bộ mặt của Xã Hội Chủ Nghĩa khác hẳn với thực chất bên trong. Bên ngoài thì tỏ ra nhân đạo mà bên trong thì thủ sẵn dao găm!!!


      Người thiếu phụ nói:

      - Cảm ơn bố đã kể cho nghe một vở kịch thật hay. Kết cục của vở kịch thật là lý tưởng. Chết thanh thản, chết anh hừng hơn hẳn sống nhục, sống trong cái xác tanh tưởi của anh hàng thịt! Đúng quá đi bố ạ, "Tôi chỉ muốn là Trương Ba như tôi đã từng sống trước đây". Chồng con, trước khi ra khỏi nhà đi "học tập cải tạo" theo lệnh của kẻ chiến thắng, đã nói với con rằng "Những ông tướng Việt Nam Cộng Hòa như Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng... họ vẫn là chính họ, thà chết vinh chứ không sống nhục, không để bị rơi vào tay kẻ thất phu sỉ nhục!!!". Giờ đây, được nghe vở kịch "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt", con càng hiểu thêm về giá trị cái chết của những ông Tướng Việt Nam Cộng Hòa ấy, không chạy trốn, không đầu hàng. Chọn cho mình cái chết mà lưu danh thơm đến mãi ngàn sau! Con kính phục, kính phục!


      Ông già nói như than thở:

      - Lưu Quang Vũ còn trẻ quá, đáng tiếc biết bao. Một ngôi sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam vội tắt. Có phải "chữ tài liền với chữ tai một vẩn" như thi sĩ Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều?

      Tôi cũng lên tiếng cảm ơn lão quán. Và tôi nhìn người thiếu phụ trong ánh đèn bão, nàng hiện ra một nét đẹp dị kỳ. Đôi mắt long lanh, bờ môi nồng thắm màu hồng ướt át. Và tôi cảm ơn nàng. Cả mấy người chúng tôi không ai biết tên ai, không ai tự giới thiệu tên mình. Chúng tôi gặp nhau ở quán Không Tên và bất ngờ có một đêm hội ngộ tưởng như suốt đời của mỗi người chẳng thể ai quên.


      Bỗng lão quán gõ nhẹ vào ly rượu vừa đặt xuống rồi nói:

      - Chút nữa thì lão quên mất. Đọc kịch bản "Hồn Truơng Ba Da Hàng Thịt" của Lưu Quang Vũ, ta thấm cái ý nghĩa của vở kịch, nhưng cần phải xem chuyển thể của nó qua cải lương... Phải, các nhân vật của vở kịch được các nghệ sĩ sân khấu, nhất là các nghệ sĩ của miền Nam Việt Nam trước kia trình diễn. Họ thể hiện được hết cái bản chất của mỗi nhân vật mới là tuyệt chứ! Ông khách ạ... Các nghệ sĩ Minh Phụng, Phi Thoàn, Út Bạch Lan, Tùng Lâm, Kiều Hoa... Ông khách phải đi xem vở cải lương ấy mới được! Tôi nhớ ra rồi, tác giả Nguyễn Quang chuyển thành cải lương. Dĩ nhiên lời lẽ cũng phải chuyển cho thích hợp với sân khấu cải lương, nhưng hoàn toàn nó không làm sai lạc ý nghĩa của vở kịch đâu. Theo tôi, nó còn làm cho khán giả hiểu sâu sắc hơn nữa... Minh Phụng đóng vai anh hàng thịt, đã thể hiện được hết cái thô tục, bợm chặm, tham lam, hèn hạ của anh hàng thịt. Đức Minh trong vai Truơng Ba thì đưa ra được hết những nét thanh tú, cao thượng của một ông đồ già. Bảo Quốc lột tả được rõ nét cái đểu giả của một anh xã trưởng, khi được đút lót là lập tức đổi trắng thay đen. Đúng thật là "Bên ngoài khác, bên trong khác"... Đi coi đi ông khách, thế nào ông khách cũng được một trận cười ai oán về cái vở tuồng cải lương xã hội trào phúng. Ấy, người ta chỉ dám quảng cáo "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" là vở tuồng cải lương xã hội trào phúng thôi, ông khách. À, mà muộn mất rồi ông khách, nghe đâu có lệnh cấm không được trình diễn vở cải lương ấy rồi. Cũng như không được truyền bá vở kịch của Lưu Quang Vũ. Ai mà truyền bá thì coi như là tuyên truyền chống Chủ Nghĩa Xã Hội. Ông khách ạ, vở cải lương đã được chuyển vào DVD bầy bán tại một dạo, bây giờ thì họ cất giấu hết rồi. Nhưng nếu mình quyết tâm đi tìm, ắt cũng có lúc mình gặp được. Ông thử về cái thành phố mang tên "Bác ấy" xem, hỏi ở những chỗ bán băng sách lậu. Tất nhiên là họ chẳng dám bầy ra cho mình thấy. Hãy lân la, hỏi nhỏ họ, ông khách...

      7.


      Trước hôm tôi rời khỏi Bình Long, sau hơn hai tháng trở về chốn binh lửa ngày xưa này, tôi đến quán cà phê Không Tên như những buổi chiều thường lệ trước đây. Trong lúc đang uống cà phê, tôi đứng dậy, tiến đến sát bên quầy, nói với người thiếu phụ:

      - Mai tôi đi rồi, cho tôi gửi lời chào ông lão. Cám ơn cô thật nhiều. Nhờ cô, tôi đã có những ngày trở về chốn cũ... thật hạnh phúc. Có thể đây là những ngày đẹp nhất đời tôi...


      - Ông khách không trở lại? Hay là cần có một thời gian để thu xếp? Người thiếu phụ ngập ngừng hỏi tôi.


      Tiếng nói tôi trầm xuống như chỉ đủ cho hai người nghe:


      Vâng, tôi sẽ không trở lại. Bởi vì tôi muốn giữ lại mãi trong tôi hình ảnh rất đẹp của cô. Dưới ánh đèn bão đêm rồi... Màu tóc không hẳn đen, không hẳn nâu, mầu tóc rất lạ thả xuống bờ vai gầy. Đôi mắt long lanh nhìn tôi, đôi môi hồng lên ướt át... Những hình ảnh ấy sẽ sống mãi, sẽ đi theo tôi mãi, có lẽ suốt đời. Tôi không muốn ở lại nơi này, cũng như trở lại nơi này. Tôi không muốn nhìn sự phai màu của mái tóc, của đôi mắt, cũng như của đôi môi này. Tôi xin phép cô được giử lại hình ảnh tuyệt đẹp này trong một góc trái tim tôi. Và sau cùng, hương vị của những ly cà phê cô pha cho tôi vô cùng đặc biệt. Tôi biết tôi không thế tìm được một ly cà phê nào ngon đặc biệt như thế này ở bất cứ nơi nào khác. Nhưng lòng tôi đã quyết. Tôi sẽ không bao giờ trở lại nơi này, nơi đã có một thời tôi sống trong binh lửa. Mùa hè đỏ lửa 1972, Việt Cộng đã tung vào đây 40 ngàn quân với hy vọng chiếm được Bình Long làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Nhưng họ đã thất bại. Một trận mưa rất lớn đã đổ xuống Bình Long, đã rửa sạch đất này. Đất này đã trở nên đẹp đẽ, tươi tốt... Cô sống ở đây sẽ được bình an, yên ổn...

      Tôi rời khỏi Bình Long... chưa một lần trở lại...


      Hoàng Ngọc Hiển

      Nguồn: Tạp chí Tân Văn số 15, Tháng 10/2008

      Tranh minh họa của Họa sĩ Thái Tuấn: (Sương Sớm / Morning Fog, 1992, Sơn dầu / Oil On Canvas, 1992)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc “Cõi Tạm” và “Vẫn Còn Cõi Tạm” của Ngọc Hoài Phương Hoàng Ngọc Hiển Nhận định

      - Đọc “Nguyễn Trãi” của Trúc Khê Hoàng Ngọc Hiển Nhận định

      - Quán Cà Phê Ngoại Thành Hoàng Ngọc Hiển Truyện ngắn

      - Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư Hoàng Ngọc Hiển Nhận định

      - Huyền Thoại 'Chắc Cà Đao' Hoàng Ngọc Hiển Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)

      Con Thú Tật Nguyền (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)

      Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)

      Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)