1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Huyền Thoại "Chắc Cà Đao" (Hoàng Ngọc Hiển) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      09-09-2012 | TRUYỆN

      Huyền Thoại 'Chắc Cà Đao'

        HOÀNG NGỌC HIỂN
      Share File.php Share File
          

       

      "... Chắc thầy không biết địa danh 'Chắc cà Đao' đã trở thành nổi tiếng?"

      Chắc cà Đao?

      Phải thưa thầy, Chắc Cà Đao.

      Tướng Ba Cụt đã bị bắt ở đấy. Mời thầy ghé thăm Chắc Cà Đao một lần cho biết.

      Nhà tôi ở đấy."


      LTS: Bài viết dưới đây tuy có nhắc đến một vài sự kiện lịch sử hiện đại, nhưng là một truyện với các nhân vật danh tính hư cấu, nếu có trùng hợp nào là ngoài ý muốn của tác giả, và tờ báo.

      1.


      Năm 1963, tôi không biết mình phải làm gì, sau khi đã thi rớt tất cả vào các trường chuyên môn. Học văn khoa một năm, rồi học luật khoa một năm, cuối năm cũng thi rớt luôn. Quả thật, tôi không biết phải làm gì trong tình thế này. Không thể tiếp tục cơm cha áo mẹ được nữa. Tôi đã nhìn thấy cái nhìn thất vọng về tôi của người cha. Tôi đã nghe thấy tiếng thở dài của mẹ tôi Đã nhiều đêm thao thức, không thể ngủ được.


      Một chiều kia, ngồi uống cà phê ở một quán cóc, tình cờ gặp một người bạn cũ. Anh cho biết trường anh dạy đang cần một giáo sư, nếu tôi muốn chỗ ấy, anh sẽ giới thiệu. Như người sắp chết đuối, chợt vớt được cái phao, hai hôm sau, tôi xách va ly ra bến xe miền Tây, đi theo anh. Quả thật, tôi còn quá trẻ, và chẳng có kinh nghiệm gì cả, nhưng cũng đang dấn bước trên đường dài, gọi là kiếm tiền nuôi sống bản thân mình.


      Tôi vào dạy một trường Trung học ở tỉnh lỵ, có từ lớp đệ thất đến lớp đệ tam. Tháng đầu đã có một vài sai lầm, tuy không nặng nề lắm, được Giám học và học sinh thông cảm. Có một nữ sinh hỏi tôi: "Thưa thầy, sao thầy đi dạy sớm vậy? Thầy còn trẻ mà?" Tôi nhìn em trả lời: "Nhưng phải đi dạy để kiếm tiền nuôi thân chứ? Đúng vậy, tôi còn muốn đi học ở Đại học, nhưng không có đủ điều kiện." Cô bé nhìn tôi lặng lẽ. Một cái nhìn thông cảm mà suốt đời tôi không bao giờ quên được. Thế rồi, mọi sự cũng qua đi. Mà quả thật, không có gì quan trọng.


      Một ngày kìa, tan trường, tôi chậm bước ra khỏi cổng trường. Tôi thường là một trong số những giao sư và học sinh rời trường sau cùng. Bỗng có một người đàn bà đứng tuổi, ăn mặc lịch sự, son phấn đẹp đẽ, chận tôi lại.

      "Chào thầy, tôi là mẹ của học sinh Vỹ, lớp đệ ngũ B1."

      Tôi khựng lại một chút:

      "Chào bà. Tôi biết em Vỹ. Tôi có dạy ở lớp Đệ ngũ B1."

      "Thưa thầy, cháu Vỹ không được thông minh lắm. Tôi xin được nhờ thầy quan tâm đến cháu."

      "Thưa bà yên tâm, đó là trách nhiệm của những người dạy học, phải quan tâm đến tất cả học sinh của mình."

      "Cám ơn thầy. Chẳng là cháu Vỹ không có cha. Tôi là mẹ, không biết dạy cháu. Nên mới nhờ thầy."

      "Thưa bà, tôi sẽ đặc biệt quan tâm đến trò Vỹ."

      Bà nở một nụ cười:

      "Cảm ơn thầy. Chủ nhật tới đây, tôi đón thầy về nhà tôi, dùng một bữa cơm thân mật, thưa có được không ạ? Mong rằng thầy không từ chối."

      Tôi hết sức lúng túng. Bị phụ huynh học sinh chậu lại trên đường về nhà trọ, không biết có chuyện gì, sau lại có lời mời đến nhà dùng cơm một cách quá bất ngờ. Tôi chưa biết trả lời sao, bà đã nói tiếp:

      "Tôi đã biết chỗ thầy ở trọ rồi. Sáng chủ nhật tới, khoảng mười giờ, tôi sẽ đến đón thầy. Nhà tôi ở ven tỉnh lỵ; chỗ có con lạch, ruộng đồng thôn xóm vườn cây mát mẻ lắm, đẹp lắm, mời thầy ghé thăm lớp một chuyến. Chắc thầy không biết địa danh "Chắc Cà Đao" đã trở thành nổi tiếng?"

      "Chắc Cà Đao?"

      "Phải thưa thầy, Chắc Cà Đao. Tướng Ba Cụt đã bị bắt ở đấy. Mời thầy ghé thăm Chắc Cà Đao một lần cho biết. Nhà tôi ở đấy."

      Tôi nhận lời ngay. Bà vui vẻ:

      "Cảm ơn thầy. Tôi là bà Hoa".

      "Cảm ơn Bà Hoa. Đây là một vinh dự cho tôi. Rất cảm ơn Bà."


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Nhà bà Hoa là một ngôi nhà xây nhỏ, nhưng vườn khá rộng. Trong vườn có xưởng cưa. Chủ nhật, xưởng cưa đóng cửa, không có ai làm việc. Bà Hoa đặt bàn ghế ở ngoài vườn tiếp tôi:

      "Thưa thầy, hôm nay, tôi cho cháu Vỹ về chơi bên ông bà ngoại cháu rồi. Chỉ có một cô bé giúp việc nhà làm thức ăn cho thầy và tôi thôi. Mời thầy dùng bữa bánh xèo đơn giản. Uống bia. Bia 33 thày nhé?"

      "Bà cho ăn gì, uống gì, tôi đều nhận hết. Xin tùy ý bà... Có lẽ điều tôi quan tâm hơn ăn uống là ... địa danh Chắc Cà Đao này. Tướng Ba Cụt bị bắt ở đâu? Rồi sao nữa bà, hẳn bà biết rõ câu chuyện này, xin bà cho nghe?"


      Bà Hoa bày biện đồ ăn thức uống ra bàn với sự phụ giúp của một cô bé cỡ mười sáu tuổi. Bà Hoa chưa vội vào đề, bà hỏi ngược lại tôi:

      "Thưa thầy, thầy dạy môn sử địa?"

      Tôi trả lời:

      Vâng thưa bà, tôi dạy sử địa, nhưng chỉ được phép dạy sử của quá khứ thôi, chứ không được phép đụng tới sử của thời hiện đại. Vả lại, môn sử ở bậc trung học đệ nhất cấp hầu hết chỉ có tính cách trình bày lại các sự kiện lịch sử, nhất là những điểm chính, chưa có đi sâu vào sự kiện, chi tiết và phê bình. Cho nên những sự kiện lịch sử của thời hiện đại... có nhiều lớp mây mù bao phủ lắm... tôi đang cố gắng vén lớp màn mây phủ ấy. Mọi nguồn tin, tôi đều trân trọng muốn biết lắm. Vụ án Ba Cụt, hình như vẫn còn là một nghi vấn lịch sử?"

      Phút đầu dè dặt, sau tôi bạo dạn hơn, giúp bà Hoa mở bia, rót bia ra ly. Bà nói:

      "Nào mời thầy nâng ly. Chúc sức khỏe đã, ăn đa, rồi nói gì thì nói sau, thưa thầy."

      Thế là chung tôi nhập tiệc, ăn uống và cứ thế câu chuyện diễn tiến tự nhiên.


      3.



          Thiếu tướng QĐ Hòa Hảo
       Lê Quang Vinh tức Ba Cụt
      (1923 - 13.7.1956)
      Nguồn: Tạp chí Khởi Hành

      Ba Cụt, tên thật là Lê Quang Vinh, sinh năm 1924 ở quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Năm 16 tuổi, gia nhập Phật Giáo Hòa Hảo của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Phật giáo Hòa Hảo không chủ trương cất chùa, đúc tượng Phật, không dùng chuông, không dùng mõ. Chỉ cần một bàn ngoài trời, gọi là thờ Thiên, một bàn thờ Phật và một bàn thờ ông bà tổ tiên. Bàn thờ Phật, nhưng không có tượng Phật, chỉ cúng nước sạch, bông hoa, đèn hương mà thôi.


      Ba Cụt thích cách thờ phượng này, giản dị, không cầu kỳ, thông thoáng. Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy rằng: "Nên dùng tiền cứu người nghèo khổ, thay vì cất chùa to, đúc tượng lớn." Nếu không gặp thời buổi loạn lạc, ắt Lê Quang Vinh đã theo chân Đức Thầy trên vạn nẻo đường thuyết pháp. Nhưng gặp lúc nước nhà vận bĩ vừa phải đánh Pháp, vừa phải đánh Việt Minh, nên Lê Quang Vinh đã trở thành Tướng Ba Cụt trong đạo quân của Quân Lực Dân Xã Việt Nam. Có thể nói đó là cấp bậc tự phong cũng được vậy. Nhưng sau khi về quy thuận quân đội Quốc Gia của Vua Bảo Đại hồi tháng 11 năm 1953, Trung Tướng Nguyễn Văn Hình đã phong Ba Cụt cấp bậc Đại Tá bằng sắc lịnh số 7/QP ngày 14 tháng 7 năm 1954. Rồi thời cuộc đổi thay, ông Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn, tổ chức biểu tình đưa đến sự truất phế Vua Bảo Đại, lên làm tổng thống của nước Việt Nam Cộng Hòa, đã có chủ trương tiêu diệt hết các nhóm đối lập hoặc bất đồng, để thâu tóm trọn quyền hành. Người ta đã cử Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ thương thuyết với Ba Cụt, để Ba Cụt trở về Saigon hợp tác với chính phủ. Ba Cụt trên đường về thì bị bắt tại Chắc Cà Đao ngày 12 tháng 4 năm 1956.


      Ông đi trình diện theo thương thuyết, nhưng rồi bị bắt, bị chận bắt, để rồi bị đưa ra tòa xử với bản án tử hình! Ông Nguyễn Ngọc Thơ, đã có thời làm bí thư cho viên toàn quyền Pháp Decoux. Ông Thơ quê quán Long Xuyên, đã giao thiệp với ông giáo Huỳnh Kim Hoành, cậu ruột của Ba Cụt. Ông Thơ nhờ ông giáo Hoành làm trung gian gặp Ba Cụt...

      Ông Giáo nghĩ sao?"


      Đột nhiên, tôi cảm thấy mình trở nên quan trọng, khi bà Hoa chợt gọi tôi là "Ông Giáo." Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là "Ông Giáo" cả. Tôi còn quá trẻ đúng hơn là còn non nớt, chưa thể là "Ông Giáo" được, nhưng tôi phải đối diện với thực tế ấy.

      "Thưa Bà, tôi biết rằng có người đã cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đập tan tổ chức Hòa Hảo, mang tiếng thất tín với nhân dân miền Nam khi lừa giết ông Lê Quang Vinh tức Ba Cụt."

      Bà Hoa đặt ly bia đang cầm nơi tay xuống bàn:

      "Ứớc chi lời nói ấy, của người nào ấy, rồi đây được viết vào sách sử cho hậu thế được rõ!"

      "Tôi tin rằng một ngày nào đó, điều này sẽ xảy ra. Tòa án lịch sử sẽ trả lại sự thật cho lịch sử. Tòa án ấy cũng sẽ vạch mặt những kẻ xuyên tạc, hoặc bôi xóa, hoặc lừa dối!"


      "Cảm ơn thầy, bây giờ đã bước sang năm 1964 rồi, nhà Ngô đã sụp đổ. Kẻ giết người đã bị người khác giết lại. Thưa thầy, có phải rằng mình đối xứ với người như thế nào thì người sẽ đối xử với mình như thế ấy? Ôi, người ta đã vì danh lợi, quyền lực, hay vì một cái gì khác mà tôi không thể hiểu nổi, nguời ta đã nhân danh những thứ ấy, cái ấy, mà giết một người có lòng với đạo pháp, có tình với dân tộc, có nghĩa với đồng bào. Người bị giết ấy là Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt.


      Thầy ạ, đứng trước vành móng ngựa, Ba Cụt đã nói rằng:

      "Thưa quý toà, không phải nghe ông chưởng lý kêu án tử hình tôi mà tôi sợ rồi kiếm điều này lẽ nọ bào chữa cho nhẹ mình, nhẹ tội. Đã làm chiến sỹ, tôi không sợ chết đâu! Cái điều mà người ta nói tôi chỉ biết giết người cướp của nên tôi phải trả lời. Chắc quý tòa cũng như ai nấy đều biết đời tư của tôi. Cho đến ngày nay, tôi không có nhà lầu, xe hơi, không có ruộng đất, không có tiền gửi ở nhà băng. Nói tôi giết người cướp của thì xin quý tòa nhớ giùm dưới tay tôi luôn luôn có hai nghìn đến ba nghìn người võ trang. Tôi có đủ loại súng ống và đạn dược, tôi có cả cà nông 75mm, có cả đại bác không giật nữa. Với lực lượng đó, và với ba ngàn mấy trăm khẩu súng đủ loại, nếu đúng tôi là kẻ cướp chắc chắn tôi phải có nhiều tiền bạc, không biết để đâu cho hết. Nhưng từ ngày tôi bỏ gia đình, đem thân ra chiến đấu cho đến ngày tôi thất thế bị xử hôm nay, tôi đã có được những gì? Xin quý tòa hãy cho thấy một cái nhà của Ba Cụt, một chiếc xe hơi của Ba Cụt hay ruộng đất tiền bạc của thằng Lê Quang Vinh này! Hay cho đến ngày thất thế, nhà cửa của tôi là bưng biền, sự nghiệp tôi chỉ là một chiếc nóp mà thôi!"...

      Thầy giáo ạ, đúng thế đó, nhà của Ba Cụt là bưng biền, sự nghiệp của Ba Cụt là cái nóp mà thôi!"


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4.


      Bà Hoa ngừng nói, rót bia đầy ly cho bà và tôi.

      "Uống nữa đi thầy! Có say thì ngủ. Đến chiều, tôi sẽ gọi xe đưa thầy về nhà trọ. Thầy hãy uống với tôi một bữa! Xin lỗi thầy, tôi là đàn bà, nhưng uống rượu như đàn ông. Đó là cá tính của tôi, xin thầy thông cảm cho."

      Tôi cười vui với bà:

      "Bà cứ uống, tôi lại hâm mộ đàn bà uống rượu, và hút thuốc nữa, bà ạ."

      Nói rồi tôi móc trong túi áo khoác ra gói thuốc Bastos Đỏ và cái bật lửa Zippo. Tôi mời bà Hoa. Bà nhận lời, lấy một điếu. Tôi châm lửa cho bà.

      Cảm ơn thầy."

      "Chắc đây là lần đầu, bà hút thuốc."

      "Có lẽ đây là lần thư ba, thứ tư gì đó. Nhưng có lẽ, kể từ hôm nay, tôi sẽ hút thuốc. Tôi cũng sẽ hút Bastos Đỏ như thầy."

      Tôi vội can bà:

      "Không nên như thế đâu, bà ạ, thuốc lá vốn được xem là một kẻ giết người giấu mặt. Nhiều bác sỹ khuyên người ta nên bỏ hút thuốc."

      Bà Hoa cười:

      "Ấy vậy mà tôi lại được nghe nhiều người nói rằng cứ hút thuốc dầu chết sớm cũng được. Hút thuốc là một cái thú. Tôi đã nhiều lần muốn thử xem sao. Bây giờ, quyết định thử!"


      Xem ra, bà Hoa đã từng hút thuốc. Trông bà hút rất thành thạo, rất quen thuộc, tôi nghĩ bà đã hút thuốc nhiều lần rồi, lâu rồi.

      Tôi nhìn con lạch nhỏ - một nhánh của dòng sông Long Xuyên - ở bên kia một vườn cây, thấy một đợt nắng vàng lung linh. Một con thuyền nào đó hiện ra, vào giờ này, làm con lạch nổi sóng. Hình như trong lòng bà Hoa cũng đang nổi sóng? Tại sao? Bà Hoa là ai, mà nặng lòng quan tâm đến vụ án Ba Cụt như vậy? Phải chăng, Bà Hoa đang ở đây, đã chứng kiến vụ bắt Ba Cụt? Đã biết có sự trả giá nào đó? Đã biết một sự thật, một bí ẩn? Bà đã giới thiệu với tôi rằng Bà là một đệ tử của Phật giáo Hòa Hảo. Lê Quang Vinh là một nhân vật quan trọng của Phật Giáo Hòa Hảo. Bà Hoa có thiên vị chăng? Có cảm tình chăng?


      Bà nói tiếp:

      Người ta giết lãnh tụ của Quân Lực Dân Xã Việt Nam, để đập tan quân lực ấy. Trong số những người bị giết, có chồng tôi. Tôi trở thành góa phụ. Nếu như người ta có thiện tâm một chút, chỉ cần một chút thôi, ắt không giết người, mà đưa ra một chính sách đồng hóa. Quân Lực Dân Xã Việt Nam trở thành một sư đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Với tinh thần, kinh nghiệm chiến đấu có từ thời chống Pháp và chống Việt Minh, sư đoàn này ắt trở thành một sư đoàn thiện chiến. Nhưng người ta thiếu cái tâm ông ạ. Người ta tưởng rằng đứng ở vị trí nguyên thủ quốc gia rồi, muốn làm gì thì làm theo ý mình, đứng trên cả luật pháp! Người ta thiết lập tòa Thượng Thẩm Đại Hình này là bất hợp pháp! Họ kết tội Ba Cụt là mưu phản, dùng vũ khí chống lại quân đội Cộng Hòa!

      Thưa thầy, Ba Cụt đã đi theo Quân Đội Cộng Hòa đâu, mà bảo là "mưu phản?" Hãy còn ở trong thời kỳ thương thuyết mà! Nhưng họ đã phản bội lời nói của họ! Ba Cụt chưa hề chống lại Quân Đội Cộng Hòa! Thầy ạ, họ đã quyết giết Ba Cụt hầu phá tan Quân Lực Dân Xã nên sau hết, đã tuyên án tử hình, bác đơn ân xá. Đến thi hài, sau khi thọ án đã không được trả lại cho gia đình, mà chôn giấu ở đâu cũng không ai biết! Việc thủ tiêu xác chết là một điều vô nhân đạo!


      Thôi bây giờ, người chết thì cũng đã chết rồi! Cái gì còn lại? Phải chăng đó là con người điển hình của Phật Giáo Hòa Hảo? Nhà cửa là bưng biề,n sự nghiệp là chiếc nóp... Đó là cách sống, cách chiến đấu, cách giữ đạo cho đẹp hầu làm đẹp cho đời, theo đúng cách chỉ dạy của Huỳnh Giáo Chủ, mà Ba Cụt đã biến lời dạy thành hành động thực tế. Mà kẻ đã ra tay giết Ba Cụt đã chắc gì thực hiện được? Kẻ giết Ba Cụt là kẻ đã chia rẽ dân tộc, đã làm suy yếu tiềm lực quốc gia. Người đàn bà quê mùa miệt vườn này chỉ có một vài lời phát biểu chân thật này thôi! Thầy là giáo sư dạy sử. Tôi chọn một giáo sư dạy sử để nói lời tâm huyết, đó là lý do mà tôi mời thầy cho bằng được tới đây hôm nay để nghe chuyện này. Cám ơn Thầy."


      "Thật vinh hạnh cho tôi, thành thật cám ơn bà và gia đình."

      Bà Hoa cười nhỏ:

      "Tôi cũng cám ơn thầy đã nhận lời đến đây, bỏ thì giờ quý báu nghe câu chuyện đời gian trá này.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      5.


      Thôi câu chuyện tôi kể đã xong rồi... bây giờ mời thầy tiếp tục ăn uống, và nghe nhạc cho thư giãn một chút."

      Nói rồi bà Hoa mở đĩa nhạc.

      Một giọng ca nữ nổi lên nhẹ nhàng:


      "... Dòng An Giang sông sâu nước biếc

      Dòng An Giang cây xanh lá thắm

      Lả lướt về qua Thất Sơn

      Châu Đốc dòng sông uốn quanh

      Soi bóng Tiền Giang Cửu Long..."


      Khi bản nhạc vừa dứt, Bà Hoa nói:

      "Tôi thích nghe bản nhạc này lắm, nghe hoài không biết chán, nghe càng thấy hay.,. Đó là bản "Dòng An Giang" của nhạc sỹ Anh Việt Thu. Có lẽ tác giả cũng đã có một thời gian nào đó sống ở miền đất này, hoặc đã đi qua đây, cảm nhận được nét đẹp của dòng sông mà viết ra bản nhạc bất hủ này.

      Tôi sinh ra và lớn lên ở đây, tôi đã về đi học ở Saigon, nhưng lạ thay tôi chỉ thích sống ở nơi này. Tôi cảm thấy bình an ở đây. Tôi đã đứng trên bờ An Giang nhìn một đám lục bình trôi hoặc nhìn một con thuyền nhỏ đi qua, con người có khác gì đám lục bình kia? Có khác gì con thuyền đó? Thầy có nghĩ như tôi không? Tôi là con thuyền nhỏ đã cắm sào, đậu lại ở Chắc Cà Đao...!"


      Cuộc sống của một nhà giáo tỉnh lỵ như tôi, có gì gọi là bền vững đâu. Nay ở trường này, mai ở trường khác. Nay ở tỉnh lỵ này, mốt ở tỉnh lỵ khác. Cuộc di chuyển thường xảy ra bất ngờ và nhanh chóng. Nhất là trong tình thế lúc ấy, có lệnh tổng động viên của Bộ Quốc Phòng. Khi nhận lệnh nhập ngũ trường võ bị Thủ Đức, là lập tức phải rời nhiệm sở, lên đường.

      Trường hợp tôi, ít tháng sau đó, là chấm dứt niên học, tôi rời khỏi tỉnh lỵ Long Xuyên. Cho đến bây giờ, hơn nửa thế kỷ sau, tôi vẫn chưa có cơ hội về thăm tỉnh lỵ Long Xuyên. Tôi cũng không có tin tức gì về người đàn bà ở Chắc Cà Đao kia, nhưng câu chuyện kể về một người mà "nhà là bưng biền, sự nghiệp là cái nóp" thôi vẫn còn ám ảnh tôi. Ba Cụt, đối với người đàn bà kia, vẫn còn đứng ở một khúc quanh của lịch sử.


      Hoàng Ngọc Hiển

      (Khởi hành số 191, tháng 9.2012)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc “Cõi Tạm” và “Vẫn Còn Cõi Tạm” của Ngọc Hoài Phương Hoàng Ngọc Hiển Nhận định

      - Đọc “Nguyễn Trãi” của Trúc Khê Hoàng Ngọc Hiển Nhận định

      - Quán Cà Phê Ngoại Thành Hoàng Ngọc Hiển Truyện ngắn

      - Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư Hoàng Ngọc Hiển Nhận định

      - Huyền Thoại 'Chắc Cà Đao' Hoàng Ngọc Hiển Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)

      Con Thú Tật Nguyền (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)

      Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)

      Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)