Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
13-12-2013 | VĂN HỌC
Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư
HOÀNG NGỌC HIỂN
Nhà văn Trần Hoài Thư
Đọc xong "Truyện từ Bách Khoa" của Trần Hoài
Thư, chúng tôi đọc tiếp "TRUYỆN TỪ VĂN" của anh.
Cuốn sách đề tặng tôi vào "cuối năm 2012," được trân
trọng lấy ra từ tủ sách vào một trong những ngày cuối năm
2012. Thật tình cờ, truyện đầu của cuốn sách "Bệnh xá
cuối năm" là một cuối năm nào đó của Trần Hoài Thư!
Cuối năm? Sao lại cuối năm? Những ngày của năm tàn
tháng tận bỗng gợi cho tôi một nỗi buồn nào, tĩnh lặng, u
hoài. Tôi đọc "Truyện từ VĂN" trong cái tâm trạng từa tựa
như hồi còn ở mặt trận, một chiều cuối năm, ngồi trên một
mô đất trong tiền đồn, châm một điếu thuốc, nhớ nhà. Đọc
vào truyện, mới hay tác giả đã trở lại bệnh xá này lần thứ
hai trong đời lính của mình:
"Đây là lần thứ hai, tôi được sống những ngày
tuyệt vời nhất của tuổi trẻ. Bom đạn, hận thù, lệnh lạc tôi
đã bỏ lại ở ngoài hàng rào dây kẽm. Bây giờ, thế giới của
tôi, tôi đang thu nhỏ lại trong nỗi cô đơn. Tôi và cái
giường sắt quen thuộc. Tôi và tấm chăn ấp ủ suốt ngày.
Tôi và những ngày trôi qua, với những nỗi quên lãng..."
(Truyện Từ Văn, Trần Hoài Thư, Thư Ấn Quán 2012, Tủ
sách Di sản Văn Chương Miền Nam, trang 10).
Tôi biết nhà văn Trần Hoài Thư. Anh thuộc khóa
24 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Tôi thuộc khóa 25. Ra
trường, Trần Hoài Thư đi Bình Định giữ chức Trung Đội
Trưởng thuộc Đại Đội 405 Thám Kích Sư Đoàn 22 Bộ
Binh. Anh bị thương trận ba lần. Tôi tự hỏi vậy lần anh trở
lại bệnh xá trong bài "Bệnh Xá Cuối Năm" là lần bị
thương trận thứ mấy? Còn tôi, ra trường, giữ chức Trung
Đội Trưởng, thuộc Đại Đội 399 Tiểu Khu Bình Long, làm
lính tác chiến ở một miền cao nguyên biên giới thuộc
Vùng 3 Chiến Thuật. Tôi may mắn, không bị thương trận
lần nào. Nhưng tôi biết bệnh xá của Tiểu khu Bình Long,
bởi có nhiều đêm tôi đã dẫn trung đội của tôi nằm gần
bệnh xá. Từ hồi chiều, trung đội tôi đã lảng vảng gần đó.
Nó có vẻ gần giống với bệnh xá của Trần Hoài Thư, bởi nó
cũng là một bệnh xá miền núi:
"Bây giờ là buổi chiều. Một buổi chiều cuối năm,
một buổi chiều như trăm ngàn buổi chiều khác. Vẫn một
bầu trời thiêm thiếp, mà màu xanh đã thấy bàng bạc một
màu ráng đỏ, với những cụm mây trắng lười biếng trôi qua
như đàn cừu trở về chuồng. Những thân cây cổ thụ đã th
hình trong nỗi buồn tịch liêu của một bệnh xá miền núi.
Giờ đây, ngày cũng sắp lặn và gương mặt của mỗi thằng
thương binh đã trở nên gầy hao hơn dưới ánh hoàng hôn
nhá nhem, và những bóng áo nhà thương màu xanh dương
đang lướt qua, chậm rãi, mỏi mệt đã trở thành những bóng
ma của trần gian..."(Sách đã dẫn, trang 18)
Tôi đã buông cuốn sách xuống. Dừng lại thật lâu ở
trang sách này, rồi nhìn ra đường phố nơi ngụ cư, buổi
chiều đang xuống rát nhanh trên đầu những ngọn cây. Tôi
chợt nhớ lại buổi chiều ngày xa xưa dẫn trung đội đi kích
ấy, ngồi bệt xuống lề đường của Đại Lộ Hoàng Hôn, nhìn
những mảng ánh năng tàn phía rừng Quản Lợi, nơi xa xôi
nào đó mờ mờ sương phủ, tôi nghĩ đó là núi Bà Rá của tỉnh
Phước Long. (Tỉnh đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa bị
Bắc Việt tấn công, tiến chiếm năm 1975. Quân Bắc Việt
gồm có Sư Đoàn 3, sư đoàn 7, một tiểu đoàn xe tăng T.54
của Nga, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn pháo
cao xạ. Họ tiến vào từ mật khu ở Cambodia ngày
13.12.1974. Quân Việt Nam tại Phước Long được tăng
viện Tiểu đoàn 2 của Sư đoàn 7, sáu khẩu đại bác 105 ly,
hai đại đội của tiểu đoàn Biệt kích 85. Nhưng như vậy, lực
lượng vẫn không cân xứng. Quân Bắc Việt pháo kích vào
tỉnh lỵ tới ba ngàn quả mỗi ngày. Vị tỉnh trưởng, Đại tá
Nguyễn Thống Thành bị thương, nên bộ tham mưu của
ông phải rút khỏi Sông Bé. Tổng kết, 5.400 binh sĩ Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu ở đó, chỉ còn lại 850
người sống sót. Thật là một bi kịch lịch sử. Nó đánh dấu
trận mở màn của quân Bắc Việt tiến chiếm miền Nam. Nó
cũng đánh dấu sự kiện lịch sử Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh
Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ phản bội lại những lời cam
kết, đã bỏ mặc miền Nam Việt Nam trong số phận bi
thương của nó. Đó là một vết nhơ bẩn của dòng lịch sử
Hoa Kỳ không bao giờ rửa sạch được. Đại tá Nguyễn
Thống Thành, hồi đầu năm l970, ông là Trung tá Tiểu
Khu Phó Tiểu Khu Bình Long, lúc đó tôi ở dưới quyền
ông, tôi là sĩ quan Trưởng Ban Ba Tiểu Khu. Tôi biết rất rõ ông Thành).
Đốt một điếu thuốc. Biết làm gì bây giờ,
ngoài việc đốt một điếu thuốc, trong khi chờ bóng tối
xuống thị trấn? Ai đang đốt đời tôi hay tôi đang đốt đời
tôi? Ai đang giết hại dân tộc tôi? Ai đang tàn phá đất nước
tôi? Ôi chao sẽ là hạnh phúc biết bao nếu như ta, vào một
lúc nào đó, được đứng ngoài cuộc chiến, như người lính
đào ngũ trong "Giã Từ Vũ Khí" của Ernest Hemingway?
Hay là, ôi chao, như Trần Hoài Thư bị thương trận, nằm
trong bệnh xá sư đoàn? Để "được sống những ngày tuyệt
vời nhất của tuổi trẻ"(Sđd, trang 10, dòng 4,5)? Thật là tội
nghiệp cho thế hệ chiến tranh chúng tôi? Chúng tôi đã quá
mỏi mệt ở chiến trường, để rồi một lúc nào đó, bỗng trở
thành những bóng ma của trần gian?! Thiết tưởng cũng còn
may mắn hơn những chiến hữu nằm ở nghĩa trang Quân
Đội Biên Hòa? Hoặc phế bình vĩnh viễn, mất mát một
phần thân thể, sống nốt cuộc đời thừa của mình, nhìn cuộc
chiến thảm bại ngày 30 tháng Tư 1975?!
QUÊ HUƠNG NÀO ĐẾ TRỞ VỀ:
Thử hỏi người lính nào mà chẳng ở xa quê nhà? Ở
chiến tuyến xa xôi, hay ở "bệnh xá cuối năm" hoặc "bệnh
xá mùa xuân", người lính của Trần Hoài Thư đã nghĩ đến quê nhà:
"Nhắc đến quê, thằng cụt chân đâm ra buồn bã.
Hắn không còn quê hương để mà về. Và đôi vai hắn chợt
chùng xuống, khi nhớ lại những kỷ niệm ở quê nhà. Cha
mẹ, người yêu, và đám cháu ngoan hiền. Hắn thấy lại một
căn nhà cổ kính ba gian hai chái, với những mái ngói âm
dương đã trở màu rêu phong. Hắn thấy lại ngôi vườn, với
những cụm hoa mà ba hắn nưng niu yêu mến nhất đời.
Hắn nín thở, trước những cơn gió lạ từ đâu thổi qua. Cơn
gió mang theo mùi cát bỏng của Gio Linh, mùi trưa nồng
của Ái Tử, mùi muối mặn của Cửa Việt. Nhưng sau đó, hắn
sực tỉnh cơn mộng. Bời vì, hắn đã nhận chân được sự thật:
Hắn đang là kẻ côi cút nhất trần gian. Nước mắt muốn ứa
ra, hắn cúi đầu nhìn khúc thịt đang còn mưng mủ. Một cơn
gió lạnh từ đâu thổi về làm run rẩy cả châu thân hắn! Hắn
liên tưởng đến những ngày sắp sửa. Những ngày không có
chỗ để trở về. Những ngày mà đôi nạn gỗ sẽ tiếp tục gõ
từng nhịp buồn hiu tại những chốn không người.
"Vì thế, hắn không khao khát thèm muốn như lũ
bạn. Mà trái lại, hắn chỉ cần một giấc ngủ, thật cô độc
trong bệnh xá này. Hắn muốn nằm lại đây như một con
sâu cuốn chiếu..." (Sđd, trang 20, 21)
Tôi cảm thấy thật cay đắng trong câu: "Những
ngày không có một chỗ để đi về"!!! Điều này, đã xảy ra
cho rất nhiều người lính Việt Nam Cộng Hoa, sau khi trận
chiến kết thúc một cách tức tưởi vào ngày 30 Tháng Tư
1975! Chúng tôi, những người 1ính bại trận đã bị Hà Nội
lùa hết vào các trại tù lao động cưỡng bức ở những chốn
rừng thiêng nước độc. Bao nhiêu người đã nằm lại ở các
nghĩa trang sâu thăm, hang hốc, hẻo lánh: con số ước
lượng trên một trăm ngàn người! Số còn lại, khi ra về,
trong ốm đau, bệnh tật, không khác chi mấy với thương
bệnh binh, cùng tờ giấy tạm trú nếu ở thành thị, với thời
gian quản chế năm, ba năm! Quả thật, chúng tôi không có
một chỗ để trở về! Có phải chúng tôi đã bị lưu đày trên
chính quê hương mình? Hoặc bị đuổi ra khỏi quê hương,
như những kẻ tội đồ thời trung cổ? Bản thân tôi, trên mười
năm sống trong các trại tù của Cộng Sản, đã cảm nhận đến
rốt ráo, đến tận cùng, thế nào là "đêm cô độc của trần
gian"! Cuộc chiến đấu anh dũng của chúng tôi đã kết thúc
ngoài sức tưỏng tượng của chúng tôi (Những kẻ không
chiến đấu, trốn chạy, lẩn tránh, hèn nhát, chỉ là một thiểu
số không đáng kể): "Nó nằm trong tay của những kẻ đồ tể"(Sđd, trang 25, dòng l3).
Ôi quê hương tôi! Ôi số phận đất nuớc tôi! Nó bị
quyết định bởi những kẻ đồ tể trên hành tinh này!!!
Quê hương nào cho tôi? Cho Trần Hoài Thư? Trần
Hoài Thư viết: "Cõi trời mù mịt nào để anh tìm đến, ẩn
thân như một chàng ẩn sĩ, để tìm bình an sau những năm
tháng nổi trôi. Quê hương nào anh trở lại để uống cốc cà
phê, mà tuổi thanh xuân đã bỏ quên trên rừng Truờng Sơn
cao ngất, để anh tìm lại cái hạnh phúc nhỏ nhen của một
đời người trẻ tuổi. Ở đâu? Ở đâu bây giờ? Trước mặt anh
các toa tàu vẫn nằm yên ngủ từ một ngày ly loạn, các đầu
máy vẫn nằm lì trong góc tối của cơ xưởng, các con đường
sắt vẫn yên lặng ngủ thiếp trong đám cỏ dại mọc lên tự
do."(Sđd, trang l79).
Phải, tuổi thanh xuân của thế hệ chiến tranh chúng
tôi đã bị bỏ quên trên rừng Trường Sơn. Và rồi tiếp tục bị
bỏ quên, bị lãng phí, bị vùi dập, trong các trại lao tù ở Yên
Bái, Nam Hà, Pleiku, Xuân phưóc, Xuân Lộc...!
NGƯỜI MẸ VIỆT NAM:
Chúng tôi đọc được đoạn văn sau đây của Trần
Hoài Thư viết về một người mẹ. Người mẹ của nhân vật
tên là Tân. Nhưng tôi có cảm tưởng người mẹ này của Tân
là một biếu tượng của người mẹ Việt Nam. Người mẹ
trong xã hội cổ kính của Việt Nam ta. Người mẹ Việt Nam
chịu đựng, hy sinh đau khổ, lao đao, không một tiếng thở dài!
"Tự nhiên anh đâm ra nhớ mẹ anh. Người đàn bà,
sống bằng những ngày gian khổ, mà cuộc sống chỉ biết
mỗi sáng mỗi chiều, xách những rổ chuối, những rổ trái
cây, những gánh gồng, cho phiên chợ sớm, chiều. Người
đàn bà, hy sinh trọn tuổi thanh xuân cho chồng, cho con,
chưa bao giờ thở dài một tiếng. Anh nhớ lại những giọt
nước mắt của mẹ khi tiễn anh lên đường, những món
quà nhỏ mọn khi anh trở nên một tên tân binh trong quân
trường nắng cháy. Những ngón tay nhăn nheo, run run mở
từng món đồ, giúi từng số bạc ít ỏi vào túi anh và những
giọt lệ long lanh trên gò má, khi người nhận ra anh ốm và
đen hơn. Anh còn nghe như thế, từ chiếc giường kê ở bên
trong căn buồng nhỏ, tối, tiếng thở dài của mẹ anh, tiếng
mẹ anh cắn chỉ, để lo toan những việc gia đình. Và anh
còn thấy ánh đèn dầu hỏa bà thắp lên trong đêm khuya
khoắt, khi bà rửa chùi những nải chuối, những quả thanh
long đỏ ửng, những quả trứng gà, trứng vịt. Anh lại thấy
gương mặt đen đúa, xấu xí như hai trái táo, như thể
mang nặng một nỗi bất hạnh suốt đời trên vai người. Bây giờ bà
đã bỏ đi." Sđd, trang 172)
Chưa hết! Trần Hoài Thư viết tiếp ở thang 179:
"Con tàu nào, đưa mẹ anh đi. Phương trời nào mẹ
anh trốn chạy. Góc biển, chân mây nào người lận đận lao đao."(Sđd, trang 179)
Ôi chao, sao người mẹ Việt Nam khổ quá thế?!
Cuối cùng, người phải trốn chạy thực tại, hay hoàn cảnh,
hay cảnh ngộ? Người lận đận lao đao nơi góc biển, chân
mây nào? Đó là mẹ của nhân vật Tân trong truyện ngắn:
"Ga đêm quạnh quẽ". Đối với tôi, đây là một truyẹn ngắn
hay trong toàn tập. Cũng là một truyện buồn, rất buồn, rất
thật là buồn. Tôi cũng có một người mẹ khốn khổ như
người mẹ của Tân trong truyện này. Một thời bà ngồi bán
thúng xôi đậu đen ở đầu ngõ hẻm. Một thời bà bán bánh
cuốn, cũng ở đầu một lối ngõ. Ngõ nhỏ. Bà làm việc từ
sáng sóm tinh sương cho đến đêm khuya khoắt. Không
một lời than vãn. Không một tiếng thở dài. Có điều, tôi
không bao giờ thấy bà nhỏ một giọt nước mắt nào, kể cả
ngày bà tiễn chân tôi lên đường đi trình diện đơn vị. Bà
thản nhiên nói: "Đất nước đang có chiến tranh. Anh là
người trai. Đương nhiên anh cần có một trách nhiệm gìn
giữ, bảo vệ đất nước. Anh hãy vui vẻ lên đường mà làm
tròn nhiệm vụ của mình."
Và sau Tháng Tư 1975, tôi đi tù
hơn mười năm, bà không hề đi thăm tôi một lần nào. Bà
nói với các em tôi: "Bây giờ, trách nhiệm của anh ấy là đi
tù!" Bà đã hóa điên trước khi tôi trở về hai năm. Tôi vẫn
tự hỏi không biết bà có nhận ra tôi là con trai của bà, ngày
tôi trở về, mà không trả lời được. Bà nhìn tôi như thể nhìn
một người xa lạ! Hơn một năm sau, bà qua đời. Là con trai
trưởng, tôi đứng ra lo tang lễ cho bà, và cho đến phút cuối
cùng, tôi mới bật khóc, một mình, không ai hay biết.
Đọc đoạn văn trên của Trần Hoài Thư, tôi đã lặng
người đi. Tôi cảm nhận mẹ tôi, cũng như người mẹ của
Tân: "như thể mang nặng một nỗi bất hạnh suốt đời trên vai người."
HÌNH ẢNH ÔNG GIÀ CHÈO ĐÒ:
Đối với tôi, truyện ngắn "Khu Chiến" là truyện hay
nhất, đặc sắc nhất, độc đáo nhất, trong toàn tập "TRUYỆN
TỪ VĂN" của Trần Hoài Thư. Trong truyện này, hình ảnh
ông già chèo đò ám ảnh tôi: "Ông Tư. Ông già chèo đò
từ mấy chục năm qua. Ông sống cùng vợ trong một túp lều
tranh trống gió bên bờ sông. Một con thuyền nhỏ, một
chiếc sào tre dài. Và hình bóng một ông lão, với hàm răng
đã hầu như rụng, gầy guộc trong bộ quần áo trận rộng
thùng thình mà ông lão đã xin được từ một người lính trên
đồi, côi cút bé nhỏ giữa bến nước mông quạnh lê thê."(Sđd, trang l35)
Đó là ông già Tư. Ông già chèo đò trong truyện "Khu Chiến".
Dòng sông trong truyện không có tên. Cũng như
địa danh, nơi có dòng sông chảy qua, cũng không có tên.
Điều này cho thấy "khu chiến" ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ
Việt Nam Cộng Hòa, trong cuộc chiến 20 năm (1954-1975).
... Phía tôi nhìn thấy cho Trần Hoài Thư là cái nhìn của những người trẻ tuổi đặt sống thành suy nghĩ,
tự thành trong cô đơn một đời, xuôi chảy thuận dòng theo đồng hành và thế hệ, nhưng vẫn bảo toàn nghiêm mật được cá nhân mình.
Vì biết sống và viết cách nào cũng phải bắt nguồn tự đó. Điểm xuất phát và hòa nhập với toàn thể ở Trần Hoài Thư do đó là chính Trần Hoài Thư. (Mai Thào - Văn ngày 1-3-1972)
"Dòng sông như đường phân ranh chia hai miền
đất Bên kia bờ, đám du kích vẫn trở về hằng đêm, bắt loa
gọi đám dân quê ra khu đất trống, hay vào từng nhà tịch
thu vài ba ký gạo. Những đêm thường bão bùng, trong
những hồi chó tru, hay những bước chân giẫm xào xạc
trên cánh đồng lúa dẫn từ mật khu trở về."(Sđd, trang
133). Đó là đám du kích Việt Cộng năm vùng, hoặc chính
qui từ miền Bắc xâm nhập Miền Nam. Chúng cần tuyên
truyền, xâm nhập nhà dân, tịch thu vài ký gạo, để sống
còn. Những người dân ở các vùng xa xôi, vùng rừng núi,
phải nộp thuế cho chúng, nếu muốn được yên ổn làm ăn. Ở
những quốc lộ hẻo lánh, chúng hay xuất hiện, chặn xe đò,
yêu cầu đóng góp cho chúng tiền bạc, thực phẩm, thuốc
men. Chúng tỏ ra lời yêu cầu, ủng hộ "cách mạng nhân
dân" nhưng thực chất là hăm dọa! Và rồi, trong "khu
chiến" ấy, vào một đêm kia, họ về xóm, gõ cửa nhà ông
già Tư, cấm ông không được chèo đò đưa đám lính "ngụy"
bên kia qua sông! Từ trước tới giờ, ông sống nhờ vào mùa
nước nổi với một đơn vị lính Việt Nam Cộng Hoà ở trên
đồi qua sông. Thế mới hay rằng quân đội nào bảo quốc an
dân, mới đích thật là quân đội.
Bắc quân lúc nào cũng khoe mẽ là "quân đội nhân dân", nhưng thực chất chúng chỉ là
công cụ bảo vệ đảng Cộng Sản, bóc lột nhân dân, làm tay
sai đắc lực cho Cộng sản quốc tế! Rõ ràng quân du kích
cộng sản và quân chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam,
không phải là thứ "bảo quốc an dân"! Bộ mặt thực, bộ mặt
gian trá, bịp bợm của chúng, ngày càng lộ nguyên hình,
sau khi chúng chiếm được miền Nam Việt Nam. (Thực ra,
chúng được những tên đồ tể quốc tế sắp xếp cho chúng
chiến thắng miền Nam mà thôi!) Ông Tư chèo đò đã bị
bọn chúng cấm hành nghề.
Con sông. Con sông không có tên ấy, đã được nhà
văn Trần Hoài Thư viết như sau:
"Con sông buổi sáng vẫn còn ngủ yên trong lớp sương mù trắng bưng tầm mắt. Nó
gợi trong trí tưởng tượng già nua một quãng thời gian xa
xưa. Cũng bến đò, cũng cây đa, cũng những ngôi làng ngôi
ấp, cũng những biến chuyển đau buồn của lịch sử. Cũng
vẫn chỗ ngồi này, nơi ông mỗi ngày ra nhìn bãi cát và lũ
chim bói cá, vút lao xuống mặt nước, ông đã thấy lại chiếc
bóng ông chập chờn. Đó là hình ảnh một chàng thanh niên
nhà quê mộc mạc, nghèo nàn, giữa đồng ruộng mênh
mông bát ngát. Đó là những đêm trăng giã gạo, rộn ràng
tiếng hò, câu hát, hay những lần chờ đợi bên đình làng,
một người con gái đi chợ trở về. Ông còn thấy lại những
con chèo bẻo gọi nhau trong những lùm tre, trong giấc
trưa nồng. Những kỷ niệm, soi dần, mỗi lúc một lan rộng
như nhũng vòng tròn lăn trên sông nước. Những ngày thái
bình ấy trôi qua, rồi đến những ngày binh lửa đạn bom,
giày săng đá, mũi tầm vông, dao mác, rồi đến bây giờ...
Ông ngồi bất động trong tấm áo dạ. Mưa vẫn còn lất phất.
Sương mù vẫn còn đọng trên ngọn đồi bên kia, và quyện
trên những bãi lau sậy bên này. Con sông như một dãy mơ
hồ luồn giữa hàng tre rậm lá. Rồi có ngày ta sẽ bỏ nơi này.
Cái ngày đó ta ước ao nằm trên con thuyền của ta, để nó
trôi đi đâu thì đi. Bởi đời ta có lẽ chỉ còn bãi sông này. Ta
đã buồn vui với nó, chờ đợi với nó. Trong khi bom đạn
đuổi đàn con cháu của ông ra những cánh đồng để giết
nhau, thì ông vẫn còn ngồi lại để mỗi ngày ra bờ sông
nghe tiếng gọi đò." (Sđd, trang 137, 138 trong truyện ngắn
KHU CHIẾN).
Hình ảnh dòng sông, con thuyền, ông lái đò (hay
cô lái đò), vốn là hình ảnh đẹp, đẹp một cách thơ mộng,
của quê hương ta. Đọc đoạn văn trên của Trần Hoài Thư,
làm tôi bâng khuâng, bồi hồi, nhớ lại con thuyền nan và
dòng sông Đáy mênh mông, một chiều kia máy bay Pháp
ném bom ở làng bên, mẹ tôi dẫn tôi xuống đò sang sông,
hầu tránh xa vùng lửa đạn. Không ngờ, chỉ một loáng sau,
chúng ném bom làng tôi. Một ngọn khói đen bốc cao trên
những ngọn cau và lũy tre già. Mẹ tôi nhìn về làng, không
một giọt lệ nào nhỏ xuống, nhưng mắt người như căm
giận. Căn nhà của cha mẹ tôi, năm gian hai chái, toàn bằng
gỗ lim, đã bị bom đốt cháy! Rồi tất cả chìm trong bóng
đêm, nhưng ánh lửa và khói đen vẫn còn ám ảnh tôi. Trong
trí nhớ nhỏ nhoi của tuổi thơ, tôi không biết tại sao? Cũng
như ông già Tư tự hỏi; "Đời ông đã gắn bó vào nó, tại sao
ông lại không được quyền?"(Sđd, trang 142). Nhưng câu
hỏi đã ẩn chứa câu trả lời! Phải, tại sao ông không được
quyền chở khách qua sông để kiếm tiền độ nhật, chỉ vì
những người khách kia là chiến sĩ Cộng Hoà?! Bọn du
kích lấy danh nghĩa "nhân dân" cấm ông! Láo! "nhân dân"
nào? Ôi chao, chiến tranh bất kể đến đạo lý làm người!
Khu chiến, nơi ông già chèo đò, là một biểu tượng của chiến tranh!
Con sông. Con sông bỗng trở thành con sông vắng.
Mùa nước lớn đã về từ đầu mùa đông... Cuộc đời là những
hình ảnh buồn thảm: Vợ ông già Tư đau bệnh, nằm rên rỉ
trong túp chòi lá nghèo nàn nhất ấp kia. Và ông Tư, trong
ráng chiều đỏ ửng góc trời Tây, nhớ đến thằng con trai lưu
lạc phương nào...? Sau hết: "Mắt ông nhắm lại, tưởng
tượng thân xác ông sẽ nhẹ nhàng như con thuyền nan giữa
dòng sông mênh mông xa thẳm..."(sđd, trang 141). Đó là
một cách chết? Một cách ra đi thanh thản, nhẹ nhàng, thơ
mộng. Tôi không thể không chợt nhớ đến một cách ra đi
nhẹ nhàng, nhưng còn hào hùng, của Sirik Matak, Quốc
trưởng Cambodia. Trước khi bị hành quyết bởi bọn Khmer
Đỏ, ông đã viết trong lá thư gửi vị Đại sứ Mỹ từ chối lời
mời di tản dành cho ông: "... I cannot, alas, leave in such a
cowardly fashion..." (Hỡi ôi, tôi không thể ra đi một cách
hèn nhát như vậy được.). Ai cũng phải chết. Nhưng cách
chết của Sirik Matak hào hùng quá, đẹp quá. Còn cách
chết, trong ước mơ của ông già Tư chèo đò, thơ mộng quá!
Nhưng mà, sao hình ảnh ấy buồn quá đỗi!!!
Cuốn "TRUYỆN TỪ VĂN" của Trần Hoài Thư
dầy 288 trang. Đọc xong, tôi thấy rõ tác giả viết từ sự thật
đời thường, ở đơn vị giữa chiến trường gai lửa. Đúng như
tác giả đã viết trong Lời mở đầu sách: "viết trên ba-lô,
trong hầm sâu, sau những chuyến hành quân, hay giữa
đường bụi khói..."(Sđd, trang 6). Tôi hiểu rất rõ, bởi tôi
cũng là một người lính, cũng đã từng một thời giữ chức vụ
Trung Đội Trưởng Đại Đội 399 đi giữa chiến trường biên
giới Miên Việt, lặn lội trong các cánh rừng cao su âm u của
Hớn Quản, Lộc Ninh ... Tôi cũng cầm bút, viết văn, nhưng
tôi không viết được nhiều như anh. Tôi có cảm tưởng anh
viết dùm cho tôi, viết đùm cho những người lính chiến
chúng tôi. Anh đã nói lên tất cả sự thật của khu chiến. Kể
cả tâm tư, tình cảm, tư tưởng của người lính. Đây là những
chất liệu thật cống hiến cho lịch sử. Không ai có thể phủ
nhận được. Không ai có thể chối cãi được. Anh viết với
một văn phong trong sáng, đầy hình ảnh, nhưng không
kém phần thơ mộng và lãng mạn. Anh là một nhà văn tài
ba, lỗi lạc, có tâm, của nền văn chương miền Nam Việt
Nam (1954- 1975). Ai muốn nghiên cứu di sản văn chương
miền Nam Việt Nam, không thể thiếu sót nhà văn Trần Hoài Thư.
Gấp cuốn "Truyện từ Văn" của Trần Hoài Thư lại,
tôi cảm nhận "Khu Chiến" là truyện hay nhất của toàn tập,
tôi đến "Ga đêm quạnh quẽ", thứ ba là "Bệnh xá cuối
năm" và "Bệnh xá mùa xuân". Cái gì gây ấn tượng cho tôi
nhất? Đó là ông Tư chèo đò, với niềm "ước ao nằm trên
con thuyền của ta, để nó trôi đi đâu thì đi". Thơ mộng quá!
Nếu ông đã mơ ước một cách chết thơ mộng như vậy, ắt
ông cũng đã sống một cuộc đời thơ mộng không kém.
Nhắm mắt lại, tôi thấy hình ảnh con thuyền nan của ông
già Tư trôi bềnh bồng trên các trang sách "Truyện Từ
VĂN" của Trần Hoài Thư.
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng
1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.