|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Cách đây 40 năm, khi lớp người Việt tỵ nạn đầu tiên, như những chiếc lá lìa cành bị vung vãi khắp cùng nước Mỹ thì, bên cạnh nhu cầu âm nhạc, lớp người này cũng còn có nhu cầu đọc, thấy tiếng mẹ đẻ trên những trang sách - Nhất là khi tập thể đó, chưa có một tờ báo nào, được phát hành rộng rãi như hiện tại.
Ông Đỗ Ngọc Tùng (phải) và nhà báo Ngọc Hoài Phương. (Hình NHP)
Trước khao khát tinh thần cháy bỏng này, người đầu tiên có sáng kiến in lại tất cả những đầu sách đủ loại - - Từ ưu tiên tự điển hay sách học tiếng Anh, các loại sách phổ thông, giải trí như truyện chưởng, truyện dịch Quỳnh Giao, truyện của các tác giả miền Nam, không phân biệt giá trị, tên tuổi, tới những cuốn sách dạy về gia chánh, nấu ăn v.v…cũng đã được khẩn cấp in lại, như một nỗ lực đáp ứng khoảng trống quá lớn trong đời sống tinh thần của người tỵ nạn hồi tháng 4-1975.
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam, ở thành phố Glendale, miền nam California. Người kế tiếp là ông Danh, với bảng hiệu Xuân Thu mà trong giới gọi là “Danh-Xuân-Thu”.
Theo Đào Tự Tín, của nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst, ở thành phố Garden Gorve, thì, khởi nghiệp, ông Danh-Xuân-Thu cư ngụ tại thành phố Houston, Texas, trước khi di chuyển về thành phố Cerritos ở miền nam Cali - Nơi thích hợp nhất cho sự bành trướng lãnh vực xuất bản sách.
Cũng phải ít năm sau, người ta mới thấy sự xuất hiện của nhà Ziên Hồng, ở Saigon trước tháng 4-1975; do chính chủ nhân là giáo sư Lê Bá Kông, cho sống lại tại Houston, Texas.
Nếu không kể nhà Ziên Hồng của giáo sư Lê Bá Kông, chỉ tái bản những bộ sách thuộc bản quyền của nhà Ziên Hồng (đa số là sách do giáo sư Lê Bá Kông biên soạn) thì, tất cả các đầu sách của hai nhà Đại Nam và Xuân Thu đều có một số mẫu số chung là:
- Thứ nhất, không cần biết tác giả của những cuốn sách được họ in lại thời đó, là ai? Ở đâu?
- Thứ nhì, sự kiện này đồng nghĩa với việc bản quyền tác giả không hề được đặt ra, ngay cả với những tác giả có mặt trong đợt tỵ nạn đầu tiên tại Mỹ…
Ở thời điểm này, các nhà xuất bản nêu trên đã viện cớ nghe rất… có lý là: “Tình hình rối ren, phức tạp, không thể biết các tác giả đó ở đâu? Việt Nam? Trong hay ngoài nước Mỹ?”
-Thứ ba, ngay cả khi biển đông đem lại cho chúng ta những nhà văn vượt biển đến được bến bờ tự do thì bản quyền tác giả cũng không được… “xét lại”! Dù cho họ có liên lạc với các nhà xuất bản hay không. (Sau nhiều vụ kiện cáo, tình trạng này kéo dài thêm nhiều năm nữa, mới chấm dứt!)
- Thứ tư, cả hai nhà xuất bản Đại Nam và Xuân Thu, khi có được một cuốn sách cũ trong tay, họ chỉ việc chụp lại nguyên bản - Hiểu theo nghĩa để nguyên tên nhà xuất bản cũ, cùng ngày tháng, nơi chốn xuất bản… Và chỉ in thêm một trang đầu hay trang cuối với tên nhà xuất bản, cùng địa chỉ mới mà thôi. Họ không cần phải thuê người sắp chữ hoặc đánh máy lại…
Bởi thế, những cuốn sách được in lại thời đó cũng đã “cõng” theo nó cả những lỗi chính tả, hay những lỗi to lớn hơn là mất trang, hoặc số trang nhẩy lộn xộn…
Dù vậy, người đọc vẫn hân hoan đón những những cuốn sách ấy, với không một lời thắc mắc, than phiền…
Những người trong giới xuất bản sau này (khi tình hình sinh hoạt của người Việt tỵ nạn, ở mọi lãnh vực, đã tạm thời ổn định), cho biết, hai ông Tùng-Đại-Nam và Danh-Xuân-Thu trở thành hai đại gia giàu có, nhờ là những người đầu tiên khai thác lãnh vực sách cũ của miền Nam một cách quy mô, “đại trà”!
Sinh thời, khi được hỏi đâu là nguồn cung cấp để Đại Nam có sách mà in lại? - Thì ông Đỗ Ngọc Tùng tiết lộ rằng, có ba nguồn cung cấp chính:
- Nguồn cung cấp thứ nhất là những cá nhân khi di tản tình cờ mang theo được những cuốn sách mà họ yêu thích.
- Nguồn cung cấp thứ hai, là những sinh viên du học tại Hoa Kỳ, trước tháng 4-1975. Để giảm bớt phần nào nhớ nhà, gia đình đã gửi cho họ những đầu sách đủ các loại họ muốn có. Từ thơ văn, tới triết lý, biên khảo, tôn giáo… Luôn cả các tạp chí nữa.
- Và, nguồn thứ ba là những thư viện hay kho sách trên những chiến hạm của Hải quân/VNCH. Trước khi phải rời tầu, chuyển sang tàu Mỹ để vào vịnh Subic Bay thuộc Phi Luật Tân, hồi tháng 4-1975, một số quân nhân Hải Quân thời đó đã nhanh tay chọn lấy cho mình, những sách, báo thích hợp với họ.
“Tuy nhiên, đầu sách mà chúng tôi có nhiều nhất vẫn là từ những cá nhân; khi chúng tôi có lời rao muốn mua lại, hoặc hỏi mượn những cuốn sách cũ thời trước 1975, ở Saigon”, ông Đỗ Ngọc Tùng nhấn mạnh.
Được biết sau khi thành công ở lãnh vực xuất bản, ông Tùng-Đại-Nam còn vói tay qua lãnh vực báo chí. Đó năm 1981, khi ông sang lại tờ báo Hồn Việt của cố nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan.
Nhà báo Ngọc Hoài Phương cho biết, ông Tùng sang lại tờ Hồn Việt với điều kiện, nhà báo Ngọc Hoài Phương phải ở lại Hồn Việt trong vai trò điều hành tổng quát. Sau đấy, ông Tùng mời nhà văn Mai Thảo về làm chủ bút. Nhà báo Long Ân tiếp tục ở lại vai trò Tổng thư ký…
Lý do của sự kiện “làm báo” của ông Đỗ Ngọc Tùng, được ông giải thích là, ông cần làm chủ một phương tiện quảng cáo cho hàng nghìn đầu sách ông có trong tay.
Tuy nhiên, sau một thời gian tung hoành ngang dọc từ xuất bản tới làm chủ báo, năm 1989, ông Đỗ Ngọc Tùng đã trao quyền sở hữu Hồn Việt cho nhà báo Ngọc Hoài Phương. Được biết, việc “trao ấn tín” từ tay ông Tùng, qua nhà báo Ngọc Hoài Phương, cũng là thời gian ông Tùng chuẩn bị… phong kiếm quy ẩn, “giã từ chiến trường sách, báo”…
Có người cho rằng, cùng với sự ổn định của sinh họat người Việt tỵ nạn ở tất cả mọi lãnh vực, thì đó cũng là thời gian thay đổi hoàn toàn cung cách xuất bản, nhất là sự tương tác giữa tác giả và tác phẩm ở hải ngoại…
Phải chăng vì thế mà hai đại gia đầu tiên ở lãnh vực này đã sớm rút lui, nhường sân chơi cho những nhà xuất bản khác?
Và, 40 năm qua, lãnh vực này trải qua nhiều thời kỳ thịnh, suy như ta đã thấy hôm nay!
(Calif. Feb – 2015)
- Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định
- Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định
- Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định
- Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn
- Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định
- Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định
- Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định
- Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |