1. Head_

    Trần Thiện Thanh

    (12.6.1942 - 13.5.2005)

    Từ Thế Mộng

    (.0.1937 - 13.5.2007)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-7-2023 | VĂN HỌC

      Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


       Nhà văn Nguyễn Tường Thiết

      Du Tử Lê: Thưa anh Nguyễn Tường Thiết, gần đây, độc giả được đọc nhiều sáng tác của anh, thí dụ trên tạp chí Hợp Lưu, báo Người Việt... Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là: Xin anh cho mọi người được biết chút tiểu sử của anh?


      Nguyễn Tường Thiết (NTT): Tôi sinh năm 1940 tại Hà Nội, là con út của nhà văn Nhất Linh. Trước năm 1975 ở Sài Gòn tôi dậy học rồi nhập ngũ khoá 2/68 quân trường sĩ quan Thủ Đức. Năm 1973 tôi trông nom nhà xuất bản Phượng Giang. Năm 1975 định cư ở Mỹ, tôi làm việc tại nhà máy lọc nước thải của thành phố Seattle với tư cách một chuyên viên phòng thử nghiệm hóa chất cho đến ngày về hưu, tháng 4 năm 2006. Cộng tác với các tạp chí Thế Kỷ 21, Văn Học, Hợp Lưu và các báo mạng Talawas, Da Mầu, Diễn Đàn Thế kỷ... Đã có hai tác phẩm xuất bản, hồi ký Nhất Linh, cha tôi (Văn Mới 2006) và tập truyện Mùa hạ năm ấy (Văn Mới 2008).


      DTL: Anh thực sự bước vào con đường văn chương từ bao giờ? Ra sao? Thế nào?


      NTT: Tôi thực sự bước vào con đường văn chương rất muộn, mới cách đây 8 năm, lúc tôi đã trên 60 tuổi. Vào tháng 7 năm 2002 tập san Thế Kỷ 21 ra số báo Tưởng Niệm Nhất Linh. Số báo đặc biệt này đã khơi dậy trong tôi cảm hứng cầm bút, bắt đầu từ những bài viết về Nhất Linh, rồi sau đó viết hồi ký và gần đây truyện ngắn.


      DTL: Khi sáng tác, anh có luôn nghĩ, anh đang viết văn trong chiếc bóng lớn của thân phụ là văn hào Nhất Linh và, những chiếc bóng lớn khác của dòng họ Nguyễn Tường, như Thạch Lam, Hoàng Đạo…


      NTT: Sống trong bóng rợp của người cha và hai người chú nổi tiếng trên văn đàn, rồi ngồi viết hồi ký về những người đó, về mặt tâm lý không phải là chuyện dễ dàng, như nhà văn Duy Lam đã từng nhận xét. Một mặt cái bóng tỏa đó làm chùn chân những toan tính của tôi khi bước vào thế giới chữ nghĩa, mặt khác nó buộc tôi phải khó khăn với chính mình không thể để mình quá dễ dãi với ngòi bút. Đó có thể là nguyên do đã khiến tôi không chọn nghiệp văn ngay từ lúc khởi đầu, mà chỉ bắt đầu viết ở tuổi xế chiều. Đó có thể là lý do khiến chuyện viết lách với tôi luôn luôn là một công việc khổ ải nhọc nhằn. Ở một khía cạnh khác thì cái bóng lớn của người cha nổi tiếng có một điểm tích cực mà những nhà văn khác không may mắn có được: đó là qua hình ảnh ông cụ những bài viết của tôi được đa số độc giả đón đọc với ít nhiều thiện cảm tiên khởi. Điều này là phần thưởng lớn cho tôi khiến cho cái công việc khổ ải nhọc nhằn khi viết kia trở thành niềm vui thanh cao khi tôi đọc lại những bài viết của mình phản ánh qua cái nhìn của độc giả.


      DTL: Thưa anh trong vai trò của một người con, mà thân phụ là người đóng góp lớn lao cho đất nước trên phương diện văn chương cũng như lịch sử. Xin anh có thể nói sơ qua về thân phụ anh - Nhà văn Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam.


      NTT: Thưa anh, trong quá trình hoạt động, đúng là trong ông cụ tôi có hai con người nhập lại. Một con người chính trị, cách mạng Nguyễn Tường Tam, và một con người thứ hai – nhà văn Nhất Linh. Thật ra hai con người đó, tôi nghĩ không phải là phát triển cùng một lúc. Có giai đoạn, con người thứ nhất mạnh hơn con người thứ hai. Và cũng có giai đoạn ngược lại. Vấn đề còn tùy thuộc vào yếu tố bên ngoài đem đến. Chẳng hạn như khoảng thời gian mà đất nước ta trong thời gian sóng gió nhất. Những biến động lớn của đất nước về mặt chính trị thì con người cách mạng Nguyễn Tường Tam trổi dậy để thực hiện những điều mà ông ấp ủ. Và khi tình trạng đất nước trở nên bình thường, con người nghệ sĩ Nhất Linh lại thắng thế. Chính vì điều đó thành ra 2 tính cách trong một con người đã song hành với nhau trong từng giai đoạn, đôi khi cũng xâu xé nhau dữ dội


      DTL: Mặc dù anh nói là song hành, nhưng liệu nó có ổn thỏa không? Xin anh nói rõ thêm về sự xâu xé này?


      NTT: Tôi nghĩ sự xâu xé thể hiện rõ trong lần ông đi Pháp về. Đó là vào khoảng năm 1927 khi ông tốt nghiệp cử nhân khoa học. Khi về nước ông dạy học được một thời gian thì bỏ dạy, mặc dù đời sống của một giáo sư thuở ấy là đời sống bao người mơ ước. Ông cụ tôi bỏ hết để lao vào nghiệp báo mà không biết tương lai thế nào. Tôi nhớ mẹ tôi cằn nhằn chuyện này lắm. Vì lợi tức ông mang lại cho gia đình bằng nghề dạy học rất lớn. Tôi còn nhớ nếu lương của thầy giáo lúc giờ là 20 thì làm báo chỉ là 2. Chính vì lẽ đó tôi hiểu sự đam mê của ông cụ phải lớn lao lắm. Sau một thập niên làm báo, con người nghệ sĩ trong ông được dịp bộc phát, ông thành công, ông đạt được ước mơ của mình là xây dựng được tờ báo càng ngày càng vững mạnh và cũng thành lập được nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Vào những năm của thập niên 40, khi tình hình chính trị của đất nước thay đổi, tất cả những biến cố đó làm cho con người thứ hai của ông trổi dậy. Ông thấy rằng phải có bổn phận làm một cái gì cho đất nước và mục tiêu trước mắt là giành lại độc lập từ tay người Pháp, đó cũng là mục tiêu của những người yêu nước bấy giờ nghĩ đến. Thời gian đó tôi cũng đã trưởng thành và ý thức được những giằng co rất mạnh mẽ trong ông cụ.


      Tự Lực Văn Đoàn gồm có 7 thành viên nòng cốt, trừ nhà văn Thạch Lam là chú tôi đã mất năm 42 tuổi. Sáu người còn lại, sau biến cố 1945, họ đi theo 2 dòng khác nhau. Tôi muốn nói, giữa những người cùng chí hướng, cùng lý tưởng dạt ra làm hai con đường.


      DTL: Anh có thể nói rõ hơn?


      NTT: Hoàng Đạo, Nhất Linh, Khái Hưng là những người ở trong mặt trận chống cộng. Đó là 3 người nòng cốt. 1954 Khái Hưng và Hoàng Đạo mất, ông cụ tôi vào Nam. Ba người còn lại là Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ ở lại ngoài Bắc. Và sự giằng xé nội tâm mà tôi nhìn thấy rất rõ ở ông cụ là việc mất tích của Khái Hưng. Hiển nhiên đó là kết quả của sự lựa chọn chính trị. Ông cụ tôi khổ tâm lắm, ở chỗ những người đồng chí cùng làm việc với mình, nay vì những vấn đề chính kiến chính trị mà bị sát hại. Về sau càng nhiều các đồng chí của ông bị thủ tiêu, và điều đó càng làm ông cụ đau đớn hơn.


      DTL: Thưa anh, ông cụ thân sinh của anh có bao giờ tâm sự với vợ con những u uẩn của mình?


      NTT: Không bao giờ, bao nhiêu u uẩn ông nén hết trong lòng.


      DTL: Thưa anh, như vậy làm sao anh được biết?


      NTT: Cũng là do tình cờ. Tôi nhớ có một đêm, khi chúng tôi mới vào Nam, ở nhà bác Nguyễn Tường Thụy. Một đêm anh em chúng tôi nghe tiếng khóc trong phòng bố tôi. Chúng tôi hồi đó còn rất bé không biết điều gì xảy ra. Người anh họ con bác Thụy, bảo cho chúng tôi biết, bố chúng tôi khóc vì thương tiếc chú Long (Hoàng Đạo). Hoàng Đạo mất trên tàu hỏa năm 1948, trong khi đang di chuyển từ Hồng Kông sang Quảng Châu, ông bị bệnh tim nghẽn. Hoàng Đạo là cánh tay phải của ông cụ tôi. Hoàng Đạo mất đi, đối với ông cụ tôi, không phải ông chỉ là mất một người em mà ông còn mất đi một đồng chí. Tôi có thể nói, khi Thạch Lam mất, Bố tôi có thương tiếc, nhưng đó là cái thương tiếc của con người văn nghệ Nhất Linh. Nhưng khi Hoàng Đạo mất, cái đau đớn đó là của nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam. Ông như mất đi một giấc mộng lớn. Và nếu không có cái đêm tình cờ đó thì tôi làm sao hiểu được sự khác nhau giữa hai nỗi đau mất em trong một con người.


      DTL: Nếu tôi nhớ không lầm thì ông cụ tự vẫn ngày 7 tháng 7 năm 1963, vì ông từ chối phải ra tòa, và ông đã để lại một câu, có thể nói là một câu danh ngôn rất nổi tiếng: “Đời tôi để lịch sử xét xử”. Thưa anh, là người trong gia đình, anh có thể cho biết tại sao lại đưa đến chuyện ông cụ phải bị ra tòa?


      NTT: Thật ra cũng khó mà trả lời một cách vắn tắc. Những lời ông cụ tôi để lại cho hậu thế, nguyên văn có 72 chữ và tự nó đã nói lên lý do, và không gì bằng dẫn chứng. Tôi lại là người cầm tờ giấy đó, chứng kiến những phút cuối cùng của ông cụ. Hiện nay tôi còn giữ bản di chúc của bố tôi. Bản di chúc có tất cả 72 chữ và tôi thuộc nằm lòng:

      “Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để cho ai xử tôi cả, sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người trà đạp mọi thứ tự do. 7-7- 63. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”.


      Cả cuộc đời ông cụ có 2 con người, có khi ông ký tên Nhất Linh, có khi ông ký tên Nguyễn Tường Tam. Khi ông viết văn ông ký tên Nhất Linh. Khi ông viết một bản văn thuộc về chính trị, chẳng hạn như khi ông viết thư từ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao gửi cho Hồ Chí Minh, ông cụ ký Nguyễn Tường Tam. Lần duy nhất và cũng là lần sau cùng, ông ký tên gộp cả hai là tờ di chúc để cho hậu thế: Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam.


      Tôi nghĩ, phải chăng ông cụ muốn nhắn nhủ cho hậu thế rằng, mục tiêu của cái chết này là mục tiêu chính trị nhưng phương cách, phong thái ông lựa chọn cái chết bằng tâm hồn của người nghệ sĩ, của một nhà văn.


      Nhà văn Nhất Linh đang thổi sáo trong rừng

      DTL: Nhân anh nói về việc anh là người cầm và còn giữ tờ di chúc của ông cụ, đồng thời trong một hồi ký của anh, anh cũng có nói anh cũng còn giữ rất nhiều những tranh vẽ phác của ông cụ. Phải chăng anh là người được giữ rất nhiều những di sản văn hóa của ông cụ?


      NTT: Đúng vậy


      DTL: Tại sao anh được chọn mà không phải là những người con khác?


      NTT: Tôi nghĩ có lẽ do ông cụ nhìn ở tôi có một khiếu nào đó về văn chương. Năm tôi 16, 17 tôi cũng viết những truyện ngắn. Tôi có đưa cho ông cụ coi, ông cụ có khen hay, nhưng ông lại dấu đi không cho phổ biến mà cũng không khoe với người nào khác. Tôi nhớ một truyện ngắn tôi viết về một giấc mơ của mình, trong đó có cảnh ông cụ chết trong một chuyến lên Đà Lạt. Ông với một cành hoa huyết nhung lan, bên bờ suối, một loại lan mà ông rất thích thì ông sẩy chân ngã xuống hồ mà chết. Tôi có cảm tưởng ông không khuyến khích tôi vào con đường viết văn. Có lẽ ông thấy con đường viết văn cũng quá nhiều hệ lụy.


      DTL: Hơn ai hết, chắc chắn anh là người đọc, lưu giữ với tất cả hãnh diện (chính đáng) về gia tài văn học, tôi dùng chữ văn học vì văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn từ nhiều chục năm trước, ở miền Nam đã đi vào chương trình giảng dạy văn chương ở bậc trung học cũng như đại học. Do đấy, câu hỏi của tôi là anh có nghĩ văn chương của anh bị ảnh hưởng Tự Lực Văn Đoàn, từ văn phong, kỹ thuật, bố cục, tâm lý nhân vật - - Ngay cả khi những sáng tác của anh, có tính hồi ký?



          Ông Bà Nhất Linh và hai con
      (cô Thoa và nhà văn Nguyễn Tường Thiết) 1951

      NTT: Tôi không nghĩ là tôi bị ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn khi viết văn. Hoặc có thể là tôi bị ảnh hưởng dưới hình thức nào đó mà chính tôi không tự biết. Một nhà văn khi viết đương nhiên là bị ảnh hưởng không nhiều thì ít bởi môi trường sống và nền văn hóa mà người ấy hấp thụ; hiểu theo nghĩa rộng ấy thì có thể tôi bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những nhà văn của thế hệ sau Tự Lực Văn Đoàn, lớp nhà văn của miền Nam Việt Nam thế hệ 1954-1975, thời kỳ mà tôi ở tuổi mới lớn và dễ bị ảnh hưởng nhất.


      Tuy nhiên tôi biết chắc là một lời khuyên của ông cụ đã ảnh hưởng nhiều đến tôi: “Viết về cái gì cũng được miễn là phải viết cho hay”. Mỗi lần viết nhớ tới lời ông cụ tôi cố gắng hết sức để viết cho hay (hay theo ý tôi – cố nhiên – vì thế nào là hay lại là một chuyện khác, nó tốn nhiều giấy mực lắm).


      Mặt khác có sự khác biệt giữa cách viết của tôi và ông cụ tôi. Nó không nằm ở nội dung mà nằm ở kỹ thuật viết. Văn của tôi chịu ảnh hưởng nhiều của nền điện ảnh hiện đại với rất nhiều hồi tưởng flashback, một kỹ thuật mà thời ông cụ tôi không có. Thời xưa người ta viết tay. Thời nay người ta gõ máy vi tính. Máy có thể làm những chuyện mà viết tay không làm được. Đó là chuyển đổi một đoạn văn từ chỗ nọ sang chỗ kia trong nháy mắt. Sự tiện lợi của máy vi tính tạo nên cho tôi một lối viết khác với lối viết xưa: truyện hay hồi ký của tôi vì thế thường là thời gian đảo lộn với những mảnh đời được cắt dán chồng chéo không trước sau, không thống nhất như lối viết truyện hay hồi ký cổ điển.


      DTL: Sau ¾ thế kỷ kể từ ngày Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện, với những thành tựu, ảnh hưởng lớn trên cả hai mặt văn chương và đời sống xã hội, hôm nay, nhìn lại, từ góc độ khách quan tối đa mà anh có được, anh thấy đâu là điểm mạnh thực sự của Tự Lực Văn Đoàn và đâu là điểm mà anh cho là yếu hay chưa đạt tới?


      NTT: Theo tôi điểm mạnh thực sự của TLVĐ nằm ở chỗ, đây là một tổ chức có tôn chỉ và mục đích rõ ràng, có một chương trình hoạt động rõ rệt sản xuất ra được những tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội cũng như văn học, được điều hành bởi những thành viên có thực tài làm việc trong tinh thần tương nhượng và dân chủ. Tự Lực Văn Đoàn lại có cơ quan ngôn luận riêng là hai tờ báo Phong HóaNgày Nay, có nhà xuất bản riêng Đời Nay, có cơ sở ấn loát riêng theo đúng tinh thần Tự Lực.


      Trên địa hạt xã hội nhóm Tự Lực Văn Đoàn muốn phá bỏ những hủ tục để cải cách xã hội theo những quan niệm mới. Trong sự đả phá những cái cũ TLVĐ đôi khi đã đi quá trớn. Các tập quán phong tục của ta không nhất thiết là phải bỏ hẳn mà cần có sự phán đoán linh động. Đây có lẽ là điểm yếu của TLVĐ.


      DTL: Đặt trường hợp anh là một thành viên thế hệ thứ hai của Tự Lực Văn Đoàn, anh sẽ làm gì? Tôi muốn hỏi, anh có những toan tính đổi mới nào không?


      NTT: Xin cho được miễn trả lời câu hỏi này vì tôi không bao giờ nghĩ mình là thành viên thứ hai của Tự Lực Văn Đoàn.


      DTL: Thưa anh Nguyễn Tường Thiết, thêm một năm nữa đã đi qua trên cảnh đời tỵ nạn chung, của người Việt ở xứ người. Một cách cá nhân, năm 2010 vừa qua, những gì anh cho là mình đã làm được và những gì chưa?


      Nhất Linh và các con cháu
      (hình chụp tại Đà Lạt 1956)

      NTT: Anh nói đúng, lại một năm nữa vừa trôi qua trên mảnh đời ty nạn của chúng ta. Đúng 35 năm trước khi đặt chân lên đất Mỹ tôi vừa đúng 35 tuổi. Năm nay ăn sinh nhật cái tuổi “thất thập cổ lai hy” tôi hể hả cười trong bụng chúc mừng 35 năm Việt-Mỹ đề huề! Thế là Half and Half nửa Việt nửa Mỹ nhé!


      Thời gian đi nhanh thật anh nhỉ, càng nhiều tuổi thì hình như bóng chiều càng kéo xuống mau. Câu hỏi của anh làm tôi sực nhớ: mình chưa làm được gì cả trong năm 2010 ngoài nhìn thời gian trôi. Nhưng như thế cũng tốt. Sống mà cứ phải toan tính thực hiện chuyện nọ chuyện kia sao tôi thấy mệt quá. Từ ngày về hưu hết bận bịu với đời tôi cứ thả hồn rong chơi như đám mây kia trôi đi lặng lẽ, không cam kết những chuyện “lớn lao” của tuổi trẻ. Ngay cả chuyện cam kết với chữ nghĩa tôi cũng coi nhẹ: viết lách phải được xem là một cái thú, không phải là cái nghiệp, lại càng tuyệt đối không phải là một sự nghiệp.


      DTL: Tình trạng sức khỏe của anh, hiện tại ra sao? Anh có nghĩ nó đủ cho anh thực hện những chương trình, dự tính của anh trong năm 2011? Nếu anh không cho là tôi quá tò mò, thì những dự tính văn chương cũng như đời thường của anh, ở năm 2011 là những gì?


      NTT: Tình trạng sức khoẻ của tôi nói chung khá tốt. Tôi nghiệm ra là cái lối sống “không cam kết” của tôi tuy không mang lợi ích gì cho đời nhưng lại rất tốt cho sức khỏe của mình. Hàng ngày tôi lái xe đến hồ Green Lake, đậu xe rồi đi rảo bộ một vòng quanh hồ chu vi 5 cây số. Tôi mang theo trong giây lưng cái máy odometer nhỏ xíu, đi một bước thì máy nó nhẩy một số, mỗi ngày phải đi 10 ngàn bước mới đủ cữ, theo lời bác sĩ dặn. Tôi học được cái thú đi bộ từ ông cụ tôi. Không mấy ai biết Nhất Linh là người rất thể thao. Những năm của thập niên 50 thế kỷ trước ở Đà Lạt hàng ngày cha tôi đi bộ để tầm lan, đi xa trên 10 cây số, chúng tôi trai tráng đi theo ông mà muốn đứt hơi. Đi bộ xong tôi lấy laptop trên xe bước sang quán Starbucks gần đó, mua ly cà-phê, chiếc bánh ngọt, tờ báo Seattle, rồi ngồi đọc báo hoặc ngắm cảnh đời hoặc... viết, nếu hứng. Những bài viết của tôi, ký hay truyện, phần lớn đều đẻ ra từ những quán cà-phê ấy. Vài truyện của tôi có người nói đùa phảng phất mùi thơm cà-phê Starbucks.


      Tôi viết lai rai tí một nhâm nhi như kiểu các cụ xưa uống rượu nhấm mấy hột lạc. Khi nào tập họp lại những bài viết được khoảng 2, 3 trăm trang thì tôi xuất bản sách. Để trả lời câu hỏi của anh về dự tính văn chương của tôi thì cuốn sách thứ ba của tôi dự tính sẽ ra đời vào năm tới 2011. Còn dự tính đời thường thì năm tới Thái Vân nhà tôi về hưu, chúng tôi sẽ có nhiều thì giờ hơn để đi du ngoạn nhiều nơi trên thế giới, một công việc mà trong quá khứ chúng tôi đã thực hiện. Với tôi du lịch ngoài cái thú chung của một du khách tôi còn một cái thú riêng: biết đâu mỗi lần đi xa lại đẻ thêm được một đứa con tinh thần?


      Trân trọng cảm ơn nhà văn Nguyễn Tường Thiết, đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này!


      Du Tử Lê

      (Nguồn: dutule.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Thanh Hiệp, “Lý thuyết gia” của nhóm Sáng Tạo? Du Tử Lê Nhận định

      - Phan Tấn Hải, ‘Viết Từ Phương Xa,’ những con chữ ‘tử tế’ Du Tử Lê Nhận định

      - Thầy Từ Mẫn và, nhà xuất bản Lá Bối… Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Tường Thiết (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Tường Thiết

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết (Du Tử Lê)

      - Nhà văn Nguyễn Tường Thiết: Một hậu duệ của Nhất Linh  (Việt Hải)

      - Nguyễn Tường Thiết, Một Niềm Vui Còn Mãi  (Nguyễn Chí Kham)

      - Nhà văn Nhất Linh qua lời kể của người con trai Nguyễn Tường Thiết  (Lê Công Sơn)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Tường Thiết

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Sứ mệnh của cô Aki Tanaka (Nguyễn Tường Thiết)

      Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ về Nguyễn Tường Tam... (Nguyễn Tường Thiết)

      Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      - Chú Bẩy

      - Vài Kỷ Niệm Với Anh Phạm Hậu

      - Viết, trong bóng rợp của người cha

      - Bà Cẩm Lợi

      - Trang nhà

         Bài viết trên mạng:

      - hopluu.net - nghiathuc.com

      - hung-viet.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)