1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đặng Thơ Thơ Nói Về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) (Đặng Thơ Thơ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-11-2014 | VĂN HỌC

      Đặng Thơ Thơ Nói Về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975)

        ĐẶNG THƠ THƠ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Đặng Thơ Thơ
         (Hình: Uyên Nguyên)

      LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà văn Đặng Thơ Thơ dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực hiện.

      Đinh Quang Anh Thái (NV): Đề tài thuyết trình của chị trong cuộc Hội Thảo 20 năm Văn Học Miền Nam là Khái Niệm Mẹ và Những Di Sản Cho Con, chị có thể cho biết tại sao chị chọn đề tài này?


      Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Sau khi nhận lời thuyết trình trong hội thảo, tôi mất một thời gian khá lâu để đọc, đọc lại, và tìm kiếm thêm những tác phẩm trước nay chưa có dịp đọc. Thoạt đầu tôi muốn tập trung vào các tác phẩm của những nhà văn nữ và tìm hiểu ý thức nữ quyền thể hiện vào giai đoạn trước 1975 như thế nào. Nhưng có một vài thay đổi, trước hết tôi không thể đọc hết tất cả những tác phẩm của những người viết nữ trong giai đoạn 20 năm 1954-1975 và tôi cảm thấy sẽ thiếu sót trong một đề tài nghiên cứu rộng như thế với thời gian và phương tiện hạn hẹp như hiện nay. Sau đó tôi biết nhà văn Trịnh Thanh Thủy sẽ thuyết trình về đề tài nữ quyền và tôi cảm thấy rất mừng là sẽ có người nói thay mình về vấn đề này. Cuối cùng trong một lần gặp mặt nhà văn Viên Linh, tôi được anh tặng cuốn tân truyện Thị Trấn Miền Đông viết năm 1963, ấn bản cuối cùng anh còn giữ. Tôi đọc liền một mạch. Một tiểu thuyết tuyệt vời! Về mặt kỹ thuật và phong cách viết, đây là một truyện hoàn toàn không bị cũ khi đọc lại sau hơn nửa thế kỷ. Không khí và ngôn ngữ truyện lôi kéo ngay từ trang đầu tiên. Thứ hai, về mặt chủ đề, truyện Thị Trấn Miền Đông đưa ra rất nhiều vấn đề bao quát cho những câu hỏi về gia đình, đất nước, thế hệ lớn lên trong thời chiến, các di sản từ chiến tranh, giải pháp nào khả thể, v.v... thông qua ẩn dụ về việc chia chác gia tài. Có thể nói, tôi quyết định viết về khái niệm “Mẹ và di sản cho con” sau khi đọc Thị Trấn Miền Đông của Viên Linh. Nội dung và kết thúc của Thị Trấn Miền Đông rất thú vị vì nó là một dự cảm rất đúng của tác giả về tương lai của miền Nam vào năm 1975. Cái chết của người mẹ trong Thị Trấn Miền Đông là một ẩn dụ về miền Nam bị bức tử và toàn truyện là sự ám ảnh về bóng ma của quá khứ vẫn đang theo đuổi chúng ta cho đến ngày hôm nay.


      NV: Nói về khái niệm di sản của mẹ, nhà văn Dương Nghiễm Mậu viết cuốn Gia Tài Người Mẹ cũng vào năm 1963 khi cuộc chiến ở Việt Nam bước sang giai đoạn mới cùng với những xáo trộn về các mặt chính trị xã hội ở miền Nam. Chị có đề cập đến cuốn này trong phần thuyết trình không? Ngoài ra còn có những tác phẩm nào khác nằm trong chủ đề mà chị sẽ trình bày?


      Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Không thể không nói đến cuốn Gia Tài Người Mẹ. Hai di sản “lớn” nhất mà thế hệ người viết trước 75 thụ hưởng là di sản của cuộc nội chiến ý thức hệ và di sản hậu thuộc địa sau 100 năm dưới sự thống trị của Pháp. Tôi sẽ dành một phần lớn để phân tích về di sản hậu thuộc địa trong tác phẩm Gia Tài Người Mẹ. Nhà văn Dương Nghiễm Mậu đã dùng người mẹ như ẩn dụ về dân tộc qua những lần “kết hôn” với những thể chế khác nhau: chế độ thuộc địa, ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa, lý tưởng tự do của miền Nam... Thái độ của những người con đối với mẹ và quan hệ giữa họ với nhau thể hiện cái nhìn của tác giả về sự bế tắc của cuộc nội chiến ý thức hệ lúc đó. Trong Gia Tài Người Mẹ với sự có mặt của nhẫn - người con gái út lai Tây đen, hậu quả một vụ hãm hiếp - trong truyện, quan hệ mẹ con và những nỗ lực thoát ly khỏi gia đình của những người con trở thành biểu tượng của một tinh thần dân tộc muốn phủ nhận quá khứ bị trị và những di sản của chế độ thực dân mới cách đó không lâu. Có thể đọc Gia Tài Người Mẹ như một tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hậu thuộc địa vào giai đoạn trước 75. Trong bối cảnh lịch sử của đất nước, quan hệ mẹ-con trong Gia Tài Người Mẹ vừa là một liên hệ chồng chéo của giai cấp, chủng tộc, và giới tính vừa là một phúng dụ/ngụ ngôn của một mẫu quốc thống trị và một đất nước “con” bị trị. Nhưng ngay tại thời điểm 2014 này, Gia Tài Người Mẹ lại đưa ra một chiều kích lịch sử khác. Cuối truyện Gia Tài Người Mẹ là cảnh bóng tối bao trùm và những người con ngồi nghe tiếng chân của những kẻ lạ mặt tiến lại gần. Không thể nào không liên tưởng đến tình trạng đất nước ngày hôm nay với sự có mặt của những kẻ lạ trên quê hương.


      NV: Chị nói đến khái niệm mẹ và di sản của mẹ, thì điều này có liên hệ gì với ý thức nữ quyền là ý định ban đầu của chị không?


      Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Tôi sẽ dành một phần trong bài để nói về những quan hệ chồng chéo của giới tính và chủng tộc trong cách nhìn về mẹ qua tác phẩm Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của nhà văn Nhã Ca, và hai truyện ngắn “Người Con Gái Tuổi Mèo” của nhà văn Trùng Dương và “Ăn Chịu Thử Một Lần” của nhà văn Minh Quân. Tôi chú ý đến sự khác biệt giới tính của người viết khi nhìn về mẹ, cụ thể là mẹ trong Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã Ca rất khác với mẹ trong truyện của hai nhà văn nam là Viên Linh và Dương Nghiễm Mậu.


      Trong “Người Con Gái Tuổi Mèo,” nhân vật Bích của Trùng Dương có những suy nghĩ và cách soi rọi bản thân mang tính độc lập và thể hiện ý thức nữ quyền, trong đó có việc tự chăm sóc đời sống tinh thần, kiến thức, và trí tuệ của chính mình, và chọn cách sống đối nghịch với các quy ước xã hội. Quyết định không thuộc về một người đàn ông nào là một cách khẳng định quyền sở hữu bản thân. Việc cô từ chối không lấy một người chồng ngoại quốc có thể nhìn như cách để thách thức những quyền lực áp chế của chủ nghĩa đế quốc đang bành trướng, và để giải trừ những di sản hậu thuộc địa như trong trường hợp Nhẫn, người con gái lai Tây đen, trong Gia Tài Người Mẹ. Để liên kết với khái niệm mẹ, mà Bích không có mẹ, tôi chú ý đến chi tiết Bích giả bộ nói chuyện với hồn ma của mẹ. Đó là một quá trình đẩy tới tận cùng ý niệm về mẹ, từ hấp hối Gia Tài Người Mẹ, đến tự vẫn Thị Trấn Miền Đông, và trở thành một hồn ma không siêu thoát được, mà lại là một hồn ma giả nữa.


      NV: Từ những truyện mà chị vừa nhắc, đến văn học miền Nam nói chung, chúng ta rút ra được nhận định gì?


      Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Trở lại truyện Thị Trấn Miền Đông của Viên Linh, chính tác giả đã viết trong phần mở đầu với tựa đề Tác Phẩm Đầu Tay, “Câu hỏi vẫn còn nguyên cho thời thế và quê hương của Liên, nhân vật chính trong truyện này, dù đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, và mẹ Liên nếu chưa treo cổ, có thể sẽ vẫn treo cổ lại.” Miền Nam đã chết nhưng linh hồn của miền Nam, bóng ma của người mẹ, vẫn tồn tại. Đã 40 năm sau khi đất nước bị bức tử, bóng ma vẫn đang nằm trong mỗi người chúng ta: Đó là nền văn học miền Nam đã bị trải qua cuộc phần thư, chết đi sống lại, và cương quyết từ chối bị vùi dập. Mẹ và di sản của mẹ là một dự cảm rất sớm của những người viết miền Nam giai đoạn 54-75 về sự tồn tại của một nền văn học hai mươi năm, chết rất trẻ, và giữ trong nó tất cả chất tươi mới, đột phá, sáng tạo, của một thế hệ viết trong tự do và viết trong ý thức rạch ròi về trách nhiệm và đạo lý của người viết. Nếu chúng ta đã viết cho dòng văn học miền Nam, nếu chúng ta đã đọc những tác phẩm của văn học miền Nam, nếu chúng ta đã từng là nhân chứng/nhân vật sống cho những tác phẩm của văn học miền Nam, thì chúng ta là người đã tạo ra những hồn ma đó, và chúng ta chịu trách nhiệm phải cư xử thế nào cho phải đối với những bóng ma của mẹ. Đó là công việc của người làm văn học để lưu truyền những di sản tinh thần cho những thế hệ tiếp theo.


      NV: Cám ơn nhà văn Đặng Thơ Thơ đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.


      Đặng Thơ Thơ

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương, Nghệ thuật & Những điều khác Đặng Thơ Thơ Phỏng vấn

      - Nữ quyền -­ điểm mù trong văn chương Nguyễn Viện Đặng Thơ Thơ Nhận định

      - Thế giới truyện ngắn Trần Doãn Nho: Con người là ẩn số của chính mình Đặng Thơ Thơ Nhận định

      - Đặng Thơ Thơ Nói Về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) Đặng Thơ Thơ Phỏng vấn

    3. Hội Thảo 20 Năm văn Học Miền Nam 1954-1975 Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam

        Cùng Tạp Chí (Link-1)

      Vị Trí Của Sáng Tạo Trong Sự Phát Triển Văn Học Miền Nam Sau 1954 (Trương Vũ)

      Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954-1975 (Trịnh Thanh Thuỷ)

      Vài Khía Cạnh Đặc Thù Của 20 Năm Văn Học Miền Nam (Du Tử Lê)

      40 Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi (Trangđài Glassey)

      Văn Học Miền Nam 54-75 'chỉ 20 năm, nhưng vô cùng quan trọng' (Kalynh Ngô)

      Số phận của văn học miền Nam sau 1975 (Nguyễn Hưng Quốc)

      Đặng Thơ Thơ Nói Về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) (Đặng Thơ Thơ)

      Ðặt lại giá trị văn học miền Nam trong lịch sử văn học Việt Nam (Phạm Phú Minh)

      Văn chương miền Nam thời chiến qua mắt nhìn của những bạn trẻ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975 (Nguyễn Vy Khanh)

      Tính “văn học” trong văn học Miền Nam (Trần Doãn Nho)

      Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam (Phần tiếp theo vào ngày 7/12/14) (Đặng Phú Phong)

      Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam

       (Đặng Phú Phong)

      Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954 – 1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa (Bùi Vĩnh Phúc)

      Trang Chuyên Ðề: Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam 1954-1975 (diendantheky.net)

      Ai bất hạnh hơn ai? (Nguyễn Hưng Quốc)

      Về nhận định của nhà phê bình Vương Trí Nhàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Nhân một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 (Vương Trí Nhàn)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)