1. Head_

    Phan Lạc Phúc

    (.0.1928 - 28.4.2016)

    Trần Tấn Quốc

    (..1914 - 28.4.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nữ quyền - điểm mù trong văn chương Nguyễn viện (Đặng Thơ Thơ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-6-2023 | VĂN HỌC

      Nữ quyền -­ điểm mù trong văn chương Nguyễn viện

        ĐẶNG THƠ THƠ
      Share File.php Share File
          

       


      Sự áp chế đến từ xã hội, văn hoá, truyền thống, giáo điều. Sự áp chế ngay trong gia đình. Sự áp chế trong quan hệ giữa nam và nữ. Chủ thể của hành động áp chế có thể không ý thức được họ đang áp chế. Người áp chế như kẻ đi giầy, đạp lên chân trần người khác. Họ không cảm thấy đau. Nhưng người bị dẫm đạp lên thì đau, bàn chân trần bị chiếc giầy đinh nghiến lên thì đau. Cái đau là chứng cứ rằng sự áp chế có thật.


      Tôi muốn nói đến văn chương Nguyễn Viện và cái đau của những người đọc anh, bao gồm tôi và những người tôi biết, họ từng là độc giả của anh, những người viết, những phụ nữ. Cái đau là bằng chứng rằng sự áp chế hiện hữu thường trực trong những gì anh viết, về phụ nữ.


      Ở ngoài đời, sự áp chế phụ nữ xảy ra ở mọi nơi, lan tràn trong mọi tầng cấp và cấu trúc xã hội, thể hiện qua cách nghĩ, cách phát biểu, cách cư xử, với ngôn ngữ là phương tiện. Ngôn ngữ trong giao tiếp, ngôn ngữ trong thông tin, ngôn ngữ trong đời sống, ngôn ngữ trong văn chương. Tuy rằng thái độ này không có gì mới, điểu nguy hiểm là những diễn ngôn mang tính miệt thị này được coi như lời bào chữa, khuyến khích, và cho phép tình hình tồi tệ cứ tiếp tục kéo dài, khiến người ta trở nên vô cảm với những bất công và nỗi đau của nạn nhân, và ảnh hưởng đến tương quan nam nữ mà phần bất lợi luôn ở về phía phụ nữ.


      Nguyễn Viện đã chọn cách phát biểu đầy công phẫn trong văn chương, thường là hình thức biểu cảm của những người đứng bên lề dòng chính, bị đối xử phân biệt do số phận lịch sử (chiến tranh Việt Nam), thân thế (nhà văn miền Nam, phe bại trận, ngoài luồng), hoặc giai cấp xã hội (kém ưu đãi, bị áp bức, chịu thiệt thòi). Truyện Nguyễn Viện là một căn phòng vang dội âm thanh của nhiều nhân vật thật, ảo chen chúc, những cảm xúc bột phát, nỗi đau, nỗi sợ, sự phẫn nộ, khinh ghét, tuyệt vọng, sự bất mãn và đối kháng lại những bất công và áp chế trong xã hội. Nguyễn Viện đã xác nhận rằng anh dùng văn chương để phản kháng lại sự tàn bạo phi nhân trong xã hội và thể chế chính trị ở Việt Nam. Truyện Nguyễn Viện đưa ra những tình thế đối kháng giữa kẻ cai trị và người bị trị. Có vẻ như Nguyễn Viện đứng về phía những người yếu thế, bị trù dập, bị oan ức, bị lịch sử bỏ rơi. Những người phụ nữ trong truyện Nguyễn Viện phần lớn thuộc thành phần đó, họ đóng vai trò những biểu tượng mang tính ẩn dụ về quan hệ xã hội phụ quyền. Nhưng, văn chương Nguyễn Viện không phải là nơi để phụ nữ nương náu, có đất sống, hay lên tiếng nói. Tương quan nam nữ trong truyện của anh là tương quan thống trị─bị trị y như tương quan nhà nước─người dân. Vì vậy, văn chương Nguyễn Viện là một tầng áp bức nữa, thêm vào những áp bức từ nam giới, áp bức của truyền thống và văn hoá phụ hệ, lẫn áp bức của cơ chế nhà nước trong một xã hội hậu cộng sản, tư bản đỏ. Nhân vật nữ của Nguyễn Viện bây giờ bị tròng thêm cái ách nữa: sự áp chế đến từ chính tác giả.


      Trong văn chương Nguyễn Viện, phụ nữ là công cụ để nói về tình dục, phụ nữ bị đồng hóa với tình dục, và tình dục là phương tiện để Nguyễn Viện nói lên những ẩn ức chính trị. Người yêu thích văn chưong Nguyễn Viện– phần lớn là nam giới­– thường chỉ chú ý đến thái độ phản kháng chính trị can đảm của anh, nên hoặc là bỏ qua/làm lơ yếu tố tình dục, hoặc xem cách Nguyễn Viện mang tình dục và sử dụng ngôn ngữ tục tĩu vào văn chương là một hình thức phản kháng. Đây là thủ pháp quen thuộc của nhiều nhà văn “macho” dùng tình dục hoặc quan hệ phái tính để khảo sát các tương quan quyền lực. Nhưng chưa nơi đâu mà điều này đầy dẫy và ngập ngụa như trong văn chương Nguyễn Viện. Trong hầu hết các truyện ngắn, truyện dài của anh, ngôn ngữ dành cho người phụ nữ, nhất là những người con gái kém may mắn phải bán mình, thường là giọng miệt thị, quy tội, và cho phép sự bạo động xảy ra: “Tôi là kẻ có tội, hãy phỉ nhổ tôi như phỉ nhổ một con điếm” (“Mưa Nước Bọt”). Tình dục trong truyện Nguyễn Viện mang tính bệnh hoạn của quyền lực, bao gồm hạ thấp phẩm giá, trấn áp tinh thần và bạo hành thân xác.


      Sự bạo hành rõ ràng nhất có thể tìm thấy trong truyện “Kẻ Vắng Mặt”. Nguyễn Viện viết truyện này năm 2003, và anh vẫn duy trì cách viết tương tự trong những tác phẩm sau này. Truyện nói về thân phận một cô gái đẹp dưới sự kiểm soát của “kẻ vắng mặt”. Kẻ này là người khám phá ra nhan sắc của cô khi còn là thiếu nữ dân dã. Hắn đưa cô lên đỉnh cao danh vọng bằng cách điều khiển từ xa, cho cô qua tay nhiều nhân vật như đạo diễn, nhà báo, tay chơi giang hồ, các quan chức…mục đích là để cô nằm trong gọng kìm quản trị của hắn. Từ đầu tới cuối truyện, người đọc nghe tiếng nói của hắn như kẻ toàn quyền định đoạt cuộc đời cô. Hắn là ai, kẻ vắng mặt này? Hắn có thể là người đàn ông ngoài rẫy từng giúp đỡ cô vài lần trong việc gieo trồng rồi đem lòng muốn cưỡng đoạt nhưng bị cô từ khước. Hắn là kẻ điều động được số mệnh cô, để cuối cùng cô phải quay về, thất thế, quy hàng trước gã. Hắn là Thượng Đế, là ác quỷ, là quyền lực vô hình của định mệnh trên thân phận con người. Kẻ Vắng Mặt là đạo diễn trong màn kịch. Kẻ Vắng Mặt là tác giả ẩn trong từng nhân vật, nói bằng nhiều thanh giọng, thủ nhiều vai diễn khác nhau. Có thể gọi cách viết đa thanh âm của kẻ vắng mặt là thủ pháp sở trường của Nguyễn Viện. Có nhiều cách nghĩ về Kẻ Vắng Mặt, mà chắc chắc kẻ này sở hữu một ý chí muốn hủy diệt đến tận cùng. Chỉ cần đọc một đoạn tiêu biểu như sau để thấy sức trấn áp đè nặng lên thân phận và phẩm giá phụ nữ ra sao. Viết bằng giọng đa thanh, đoạn văn này gồm tiếng nói của ba nhân vật: cô gái, kẻ vắng mặt, và Năm Sài Gòn. Phần chú thích trong ngoặc đơn là do người viết thêm vào để độc giả dễ theo dõi:

      “Tôi biết thế nào là đàn ông và qua họ tôi biết đàn bà thực sự là gì. (cô gái)


      Này con đĩ, muốn thủ thân thì hãy bảo thằng đua đòi học làm sang ấy mua cho em một căn nhà. Nó sẽ chiều em ngay. (kẻ vắng mặt)


      Dù có thể bị kết án là phi nhân bản nhưng tôi không thể không nói rằng tính công cụ của phụ nữ trong sự giải trí tính dục là một thuộc tính bất khả vãn hồi trong ý thức sống của đàn ông. Cô ta có biết điều ấy không? Chắc chắn có. Trong mỗi người đàn bà đều tiềm tàng một con đĩ, bởi thế nàng đã nhận những quà tặng của tôi thay sự trao đổi. (Năm Sài Gòn)

      Chỉ với vài chục chữ, sự áp chế đã kinh hoàng không còn đường thoát. Sự áp chế đến từ những người thèm khát cô, nhưng đồng thời coi khinh cô như “con đĩ”. Sự áp chế đến từ chuyện coi như lẽ đương nhiên rằng phụ nữ là để giải trí tính dục, và đây là “thuộc tính bất khả vãn hồi trong ý thức sống của đàn ông”. Chữ “thuộc tính” ở đây nói lên quyền định đoạt của thuyết mặc định/tất định (determinism). Lý thuyết này không cho con người sự tự do để hành động, do đó người đàn ông không thể khá hơn vì thuộc tính “đực” đã cài sẵn vào não bộ, người phụ nữ càng không thể khá được vì phải phải chấp nhận thuộc tính này. Thuyết mặc định khiến con người trở nên vô trách nhiệm với bản thân và tha nhân, vì nó quy định rằng mọi nỗ lực, ý chí, lòng nhân đạo đều vô vọng, không thể thay đổi được sự sắp đặt của định mệnh, ở đây là “Kẻ Vắng Mặt”.


      Cuối cùng, sự áp chế đến từ chính ý thức của cô gái, tự áp chế mình thông qua tương quan với đàn ông: “qua họ tôi biết đàn bà thực sự là gì”. Cô không thể tự biết mình là gì nếu không có đàn ông, nên cô cho phép người đàn ông định nghĩa cô và xác định giá trị cho cô. Sự áp chế đến đây là toàn hảo, là viên mãn, khi người bị áp chế chấp nhận những giá trị và cách xếp hạng do kẻ thống trị đặt để, khi họ đánh mất niềm tin và ý thức về giá trị thật của mình.


      Hậu quả? ─ Cá nhân chỉ là điều mà xã hội quy định, phụ nữ chỉ là thứ đàn ông muốn nhào nặn, nhân vật nữ chỉ là con nộm dưới ngòi bút của tác giả, người mẫu chỉ là kẻ vô tri trong tay người họa sĩ, như nhân vật cô gái trong Sinh Ra Từ Trứng:


      “Mắt cô chỉ là một khoảng tối. Cô cúi đầu nhẹ nhàng bảo em còn trinh. Em không đi biểu tình chống chính quyền hay nước lạ. Em cũng không lầm lũi khiếu kiện mặc dù em là dân oan. Đất nhà em đã bị cưỡng chế không còn nữa vì thế em tá túc trong bức tranh này. Dạ, em chỉ biết có vậy.”


      Trong đoạn văn này, giọng điệu của Nguyễn Viện nhẹ nhàng, ân cần, có vẻ đầy trắc ẩn. Nhưng ngay câu đầu tiên đã có vấn đề, không cần tinh ý cũng nhận ra được ẩn ý trong câu nói “Em còn trinh”. Y như cô gái trong “Kẻ Vắng Mặt”, người con gái này cũng bị tước đoạt hết mọi sở hữu, kể cả lòng tin vào ý chí và phẩm giá của mình. Cách cô gái tự giới thiệu cũng thê thảm phi lý. Cô tự xác nhận mình không có chốn nương thân (đất bị cưỡng chế), không có ý chí phản kháng (không đi khiếu kiện), không có tinh thần đấu tranh (không đi biểu tình). Nếu tóm tắt đoạn tự giới thiệu trên, thì vỏn vẹn ý chính chỉ là “Em còn trinh… Dạ em chỉ biết có vậy”. Thật đáng buồn, nực cười khi năng lực của phụ nữ không còn là gì cả và trinh tiết là tất cả. “Em còn trinh” trở thành cách xác định quan hệ giữa nam nữ ngay lần gặp đầu tiên. Phẩm giá và nhân cách người phụ nữ bị hạ thấp, bị thu nhỏ xuống mức phải tự động khai báo. Trinh tiết không thuộc về quyền riêng tư và quyền tự do của người phụ nữ nũa.


      Một nhân vật trong “Đại Gia” đã sỗ sàng hỏi cô hoa hậu như sau:


      Đại hỏi cô hoa hậu: “Em mất trinh từ khi nào?”

      Hoa hậu: “Đêm sinh nhật 16.”

      Đại: “Cho bồ hay bị hiếp?”

      Hoa hậu: “Chính xác là bán.”

      Đại: “Và tiếp tục bán đến bây giờ?”

      Hoa hậu: “Dạ, nhưng chỉ khi nào cần tiền thôi.”

      Đại: “Chúc mừng em có code giá mới.”

      Cô hoa hậu làm tình như thợ.


      Đối thoại này sống sượng, thô tục, và tàn bạo. Nó cho thấy một khi người đàn ông có tiền, ngoài việc mua thân xác, còn có quyền tra khảo về đời tư, trinh tiết người phụ nữ. Đây là sự bạo hành tinh thần. Người phụ nữ, dù là hoa hậu, cũng phải chấp nhận sự bạo hành tinh thần đó, cũng phải vâng dạ trước những câu hỏi của đứa vô sỉ, những câu hỏi như cách “phỉ nhổ một con điếm” của kẻ có tiền và tự cho mình có quyền khinh miệt người khác.


      Dẫu chuyện phá trinh đã quá nhàm và nhờm tởm, cứ bị nhai đi nhai lại từ truyện này sang truyện khác khi muốn miêu tả một xã hội băng hoại tinh thần, nơi người phụ nữ bị hạ giá ngang mức một món hàng trao đổi, tôi vẫn thấy nhẹ người khi biết cô hoa hậu bán, và bán nhiều lần, mỗi khi cần tiền, vì ít ra đó cũng là quyền tự quyết của cô, trong tự do giới hạn của cô, trong khả năng xoay sở mà cô tự kiếm được.


      Rất nhiều nhân vật nữ của Nguyễn Viện mang tính cách của cô hoa hậu trong đoạn trên, họ bị mô tả như người trục lợi, thực dụng, đĩ thoã nên đàn ông có quyền miệt thị và sử dụng như phương tiện giải trí, công cụ tình dục, thậm chí hiếp dâm. Cách viết cũng ngụ ý rằng người phụ nữ này (và một số phụ nữ khác) là hạng người thấp kém sẵn sàng làm những hành vi dâm loạn. Nếu họ có bị hạ nhục, bạo hành hay hiếp dâm thì cũng là lỗi tại họ. Và tệ nhất, nó ngụ ý rằng hiếp dâm là một sinh hoạt mà phụ nữ tham gia một cách tự nguyện:


      “Cô muốn ông đụ cô vỡ nát” (Sinh Ra Từ Trứng)


      Hoặc như số phận cô gái trong đoạn kết của “Kẻ Vắng Mặt”:


      Số phận của em đã hoàn tất. Tôi dẫn nàng đến trước cái chòi trong rẫy, hỏi:

      Em còn nhớ cái chòi này không ?

      Nàng dịu dàng bảo: Nhớ.


      Trong cái chòi của quá khứ, hiện tại và tương lai, tôi đã hiếp nàng tới khi cả tôi và nàng cùng tắt thở.”


      Sự bạo hành đã lên đến tột đỉnh (tắt thở) và bao trùm vây bủa (quá khứ, hiện tại, và tương lai). Nguyễn Viện không dành một lối thoát nào khả dĩ cho những nhân vật nữ, ít ra là lối thoát tinh thần. Dưới ngòi bút của anh, tinh thần phản kháng của họ bị tê liệt, não trạng họ bị điều kiện hoá, họ là những người mất quyền suy nghĩ. Họ bị rút óc và bị bơm vào đầu những ý nghĩ lệch lạc của tác giả. Cụ thể là đoạn văn sau về chuyện xảy ra giữa một ông hoạ sĩ và cái Ngọ, cô bé 14 tuổi:

      “Ông họa sĩ với khả năng bẩm sinh đã nhìn thấy cái đẹp choáng ngợp nhưng thô sơ của cô bé chăn trâu. Bộ quần áo ướt đẫm đã bộc lộ tất cả sự giản dị và phi thường của một thân thể mới lớn. Ông xúc động sâu xa và không thể rời mắt khỏi cô bé. Cô bé cũng nhìn ông như thể nó nhận ra ông là người đàn ông đích thực của nó. Ông hỏi nó: “Em có lạnh không?” Cô bé lắc đầu. Nhưng ông không thể nào từ khước ham muốn được ôm nó vào lòng, sưởi ấm một linh hồn mong manh. Và ông đã làm như thế. Cô bé yên lặng không nói năng. Nhưng giống như con gà con tìm được đôi cánh của mẹ, nó vui sướng ẩn nấp trong cánh tay người đàn ông xa lạ. Rồi trong cơn mưa của trời đất có một cơn mưa khác ấm áp hơn và nồng nhiệt hơn đã rơi xuống trên cánh đồng ngô, rơi xuống trong tử cung của cô bé.” (Sinh Ra Từ Trứng)

      Truyện này đã đăng nhiều kỳ trên Da Màu, cùng một bài phỏng vấn 2 kỳ có tựa đề “Đối Thoại với Nhà Văn Nguyễn Viện” trong đó tôi đã đặt câu hỏi cho Nguyễn Viện về việc ca tụng hành động hiếp dâm này: “Những chuyện hiếp dâm như thế vẫn xảy ra, ở mọi nơi, nhưng cách viết đầy thi vị như thế này rất nguy hiểm vì nó vô tình đã khuyến khích hoặc gây cảm tưởng việc này chấp nhận được. Và vấn đề đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm người viết nên được nghĩ ra sao trong phạm vi nữ quyền, vốn chính là nhân quyền?”


      Và đây là trả lời của Nguyễn Viện:

      “Trước hết xin thành thật khai báo. Nguyễn Viện là nhà văn, không phải cán bộ tuyên giáo, lại càng không phải là một nhà đạo đức học.


      Tôi đã viết về tình dục, tình yêu, phụ nữ hay các vấn đề xã hội khác là bởi tôi nghĩ thế, cảm nghiệm thế. Và tôi viết như nó là thế.


      Có lẽ sự giả dối hay đạo đức giả thì ở đâu cũng có. Nhưng ở Việt Nam, tình trạng giả dối trở thành một não trạng. Việc tôi “thi vị hóa” một hành động hiếp dâm chắc chắn không phải là cách tôi khuyến khích tội ác hay phản nhân quyền, hoặc chống lại cái não trạng giả dối hay đạo đức giả rất phổ biến hiện nay. Nhưng tôi kinh tởm cái giáo điều “ta căn bản là tốt, địch nhất định phải xấu” như trong tuyên truyền chính trị, hoặc bất cứ tội ác nào cũng thô bạo dơ dáy như cái nhìn vô cảm của luật pháp.


      Chiến tranh có thể là anh hùng ca, cũng có thể là quỉ dữ.


      Tôi nhìn thấy cái éo le trong hành động của nhân vật ông họa sĩ khi hiếp dâm cô gái 14 tuổi. Vâng, đó là một hành vi tội lỗi theo luân lý thông thường. Và việc làm của ông ta đáng bị truy tố theo pháp luật hiện hành. Nhưng chắc chắn rằng, chúng ta chẳng thể nào cấm được ông rung động trước cái đẹp và muốn chiếm hữu, hưởng thụ nó. Việc của tôi là kể lại cái khoảnh khắc dường như tuyệt vọng của con người trước sự thật. Còn kết án hay khuyến khích nó không phải là việc của tôi. Tôi không giành quyền chọn lựa của độc giả.”

      Rất dễ dàng nhận ra những nguỵ biện cũng nguy hiểm không kém gì đoạn văn trích dẫn. Thứ nhất, việc lên án hành động thi vị hoá chuyện hiếp dâm trẻ em không thể đem so sánh với công việc của nhà tuyên giáo cộng sản rêu rao giáo điều “ta căn bản là tốt, địch nhất định phải xấu” mà Nguyễn Viện đã “thành thật khai báo” như một cách đánh lạc hướng. Thứ hai, Nguyễn Viện cho rằng việc hiếp dâm “là hành vi tội lỗi theo luân lý thông thường”, nghĩa là sao? Có phải theo ý anh thì việc hiếp dâm sẽ không phải tội ác theo một thứ luân lý “phi thường” hay bất thường nào khác? Luân lý ở đâu, trong văn chương chăng? Nguyễn Viện biện minh rằng anh là nhà văn, anh chỉ viết về sự rung cảm có thật của ông hoạ sĩ trước vẻ đẹp của đứa bé, và việc ông chiếm đoạt nó là “cái khoảnh khắc dường như tuyệt vọng của con người trước sự thật”. Việc người nghệ sĩ rung động trước cái đẹp không thể biện minh cho chuyện chiếm hữu và hưởng thụ thân xác. Đây chính là tương quan thống trị─bị trị giữa đàn ông và phụ nữ, giữa nhà nước─người dân mà Nguyễn Viện từng lên tiếng phản đối. “Độc giả” ở đây nhất định không phải là phụ nữ.


      Bất kể những ngụy biện vừa kể, tôi không hề lên án việc Nguyễn Viện cho ông hoạ sĩ hiếp dâm cô bé vì ông ta là nhân vật tiểu thuyết, và nhân vật có thể phạm bất cứ tội ác nào theo sự điều động của tác giả. Nhưng nếu vậy thì hãy tả một cảnh hiếp dâm đúng với bản chất của việc hiếp dâm. Nhà văn có quyền viết về chuyện này bằng tất cả những từ ngữ tục tằn thô bạo, ngay cả những ý tưởng phi nhân hay điên rồ, nếu xét thấy cần thiết cho ngữ cảnh và văn bản. Vì đây là tự do sáng tạo.


      Nhưng, khi nhà văn dùng ẩn dụ như muốn “sưởi ấm một linh hồn mong manh” để nói về chuyện ham muốn xác thịt, hay ví von việc xâm phạm cơ thể người khác như chuyện tự nhiên đẹp đẽ của đất trời: “Rồi trong cơn mưa của trời đất có một cơn mưa khác ấm áp hơn và nồng nhiệt hơn đã rơi xuống trên cánh đồng ngô, rơi xuống trong tử cung của cô bé”; hoặc đem những khái niệm ra vẻ hiện sinh triết học như “khoảnh khắc tuyệt vọng trước sự thật” để bào chữa rằng không phải “bất cứ tội ác nào cũng thô bạo dơ dáy như cái nhìn vô cảm của luật pháp” thì tội ác trở nên kinh tởm hơn vì có cả một hệ thống ngôn ngữ, văn chương và triết học hậu thuẫn, khiến nạn nhân bị bịt miệng không còn cách nào lên tiếng.


      Tôi sẽ không thấy công phẫn, nếu như cô bé bị rách nát, bị bầm dập, cảm thấy kinh hoàng, đau đớn, giận dữ, hổ thẹn, kinh tởm, tự kinh tởm, muốn tự tử, muốn giết người, vì đó là sự thật. Trách nhiệm của nhà văn là viết lên sự thật. Nhà văn không phải là nhà đạo đức học nhưng họ không được đứng về phía sự trá ngụy. Lương tâm nghề nghiệp của nhà văn khác với vai trò cán bộ tuyên giáo. Lương tâm không cho phép họ viết những điều phản sự thật và phi nhân tính. Nếu văn chương không cứu vớt, không làm chỗ nương tựa được cho con người, thì ít ra văn chương cũng không nên gây thêm tác hại. Tác hại ở đây là gì? Là tước đoạt quyền được lên tiếng của nạn nhân. Những trường hợp như Cái Ngọ nhiều vô kể trong mọi xã hội: bị bạo hành, bị cưỡng hiếp, bị hoang thai, gia đình không thông cảm, xã hội và luật pháp không bảo vệ, và cuối cùng bị văn chương tước đoạt mất vũ khí cuối cùng là lời chứng, là quyền được cất tiếng nói về kinh nghiệm và cảm xúc thật của họ; về những máu, thịt, nước mắt, tủi nhục, ác mộng, mặc cảm, và những vết thương không bao giờ lành.


      Làm sao nạn nhân lên tiếng được nữa, khi văn chương Nguyễn Viện đã gián tiếp quy trách nhiệm cho nạn nhân là nguyên cớ của tội ác vì cô bé có “vẻ đẹp choáng ngợp”, khi văn chương Nguyễn Viện đã trực tiếp đổ lỗi cho nạn nhân là đồng thuận và tự nguyện: “giống như con gà con tìm được đôi cánh của mẹ, nó vui sướng ẩn nấp trong cánh tay người đàn ông xa lạ”, khi văn chương Nguyễn Viện bảo đảm rằng nạn nhân cảm thấy hạnh phúc và an toàn khi bị cưỡng hiếp! Cái Ngọ, cô bé 14 tuổi vừa bị ông hoạ sĩ bạo hành tình dục, vừa phải gánh chịu những lời dối trá và sự hiếp đáp tinh thần từ phía tác giả, chính là “kẻ vắng mặt” đã tạo dựng nên số phận cô. Cảnh hiếp dâm phô bày cùng với tiếng nói của tác giả nấp sau lưng nhân vật, để cổ võ hay biện hộ, với những hàm ý trong cách vận dụng ngôn ngữ cho thấy sự đồng thuận─ hoặc tiếp tay─ của tác giả với tội ác. Nếu Nguyễn Viện cho rằng “việc tôi “thi vị hóa” một hành động hiếp dâm chắc chắn không phải là cách tôi khuyến khích tội ác hay phản nhân quyền”, thì đây chính là điểm mù của Nguyễn Viện.


      Nguyễn Viện trả lời phỏng vấn trên Tiền Vệ như sau:

      “Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ thuyết giáo về đạo đức không bao giờ thuộc về nhà văn. Cái mà anh ta cần làm trước hết là nghệ thuật của mình. Trong cái nghệ thuật ấy, người đọc cần nhìn thấy ở anh ta như tâm hồn và lương tri của thời đại mà anh ta đang sống. Bởi thế, nhà văn không thể là kẻ đồng loã với cái đen tối, cái phi nhân tính. Nhà văn phải luôn được coi là tiêu biểu cho sự phản kháng của lương tâm con người trước các thế lực muốn huỷ diệt quyền sống của con người.”

      https://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=7168

      Tôi rất đồng ý với phát biểu của anh, rằng “nhà văn không thể là kẻ đồng lõa với cái đen tối, phi nhân tính.” Nhà văn không thể cổ võ hay bào chữa cho tội ác vi phạm thân thể và nhân phẩm người khác, nhà văn không thể tiếp tay với sự bạo hành đang lan tràn trong xã hội, nhà văn cần là tiếng nói chống lại sự tha hóa tinh thần đối với trẻ em và phụ nữ.


      Nguyễn Viện biết rằng truyện của anh làm phân rẽ những người đọc. Tôi biết anh đánh mất nhiều độc giả, mà họ là những người đọc có trình độ, có kiến thức, có thẩm mỹ đọc cao, và có sự phán đoán tinh tường. Và đó là điều đáng tiếc cho văn chương Nguyễn Viện. Hơn thế, truyện của anh còn gây phân rẽ ngay trong một người đọc, là tôi. Một mặt, tôi thưởng thức những câu văn đẹp, ý tưởng hay, nhận định sắc bén, cách đặt vấn đề đầy sáng tạo của Nguyễn Viện. Mặt khác, tôi khó chịu vì cách anh cư xử với phụ nữ trong truyện, cách anh dùng phụ nữ như cái cớ để phô diễn quyền lực nam giới thông qua tình dục và bạo hành, cách anh khai thác thân thể nữ để nói lên những ẩn ức chính trị dưới chiêu đề vận mệnh-tình hình dân tộc. Trong truyện anh, phụ nữ thường là những đạo cụ để tác giả công diễn vở kịch mà nam giới thủ vai chính. Và khi một người trở thành đạo cụ trong tay kẻ khác, thì đó là lúc sự bạo hành xảy ra, được sự cho phép của tác giả, dưới bàn tay của tác giả.


      Vì vậy, đọc Nguyễn Viện, tôi luôn có cảm giác ngộp thở như bị bóp cổ. Trải suốt hành trình văn chương của anh từ “Kẻ Vắng Mặt” năm 2003 đến truyện ngắn mới nhất “Happy Birthday” vừa đăng trên Da Màu trong chuyên đề Nguyễn Viện, cảm giác ngộp thở và nỗi đau của người phụ nữ vẫn đeo đuổi tôi không rời.

      “Vẫn một dáng vẻ bất cần đời và thanh thoát, cô nói, dường như anh không thể thiếu phụ nữ. Tôi nhìn cô ta gầm gừ. Bỗng nhiên tôi muốn bóp cổ cô ấy. Tôi muốn chối bỏ sự thân thuộc. Tôi muốn dày vò sự nhàm chán. Tôi muốn văng tục chửi thề.


      Bàn tay tôi di chuyển từ vai cô ta lùi về phía cổ và dừng lại ở đó. Bất chợt, tôi đổi thế, xoay vòng tay ra phía trước rồi bóp mạnh.


      Tôi tưởng cô ta sẽ vùng vẫy hay làm gì đó như một phản xạ tự vệ, nhưng không. Cô ngồi im.


      Tai tôi lùng bùng, dường như âm vọng lời chúc happy birthday.”

      Trong truyện mới nhất này─viết tháng 3/2023, thái độ Nguyễn Viện với phụ nữ vẫn thế. Phụ nữ vẫn đóng vai đạo cụ phát biểu những câu vơ vẩn để nam giới lấy đó làm cớ “văng tục chửi thề”, trút hết những phẫn nộ, nhàm chán hiện sinh, ẩn ức chính trị─ tình dục. Phụ nữ không bị hiếp dâm cho tới khi tắt thở thì cũng bị xiết cổ, và cứ ngồi im để người ta bóp cổ mình. Nhân vật chính trong truyện là “Tôi”, một dạng “tôi” nhập nhằng trong lối viết đa thanh của Nguyễn Viện, vừa là nhân vật, vừa là tiếng nói của “kẻ vắng mặt”, là tác giả nấp sau lưng, mượn tiếng nói của nhân vật để thao túng quyền tự do sáng tạo.


      Có sự mâu thuẫn giữa quyền tự do sáng tạo và các giá trị đạo đức không? Tôi đang tự hỏi mình điều này, rằng khi viết những điều trên, liệu tôi có đi ngược lại quyền tự do phát biểu là quyền căn bản của con người trong một xã hội dân chủ và bình đẳng hay không. Việc Da Màu thực hiện chuyên đề Nguyễn Viện, một mặt là để cổ xuý cho tinh thần văn chương không biên giới và những tiếng nói ngoài lề đang bị áp bức dưới thể chế chính trị trong nước. Mặt khác, liệu tôi và Da Màu có đi ngược lại tinh thần nữ quyền khi im lặng như một cách mặc nhiên chấp nhận tầng áp bức cuối cùng là áp bức trong văn chương, ngoài những trấn áp ngoài đời, của văn hoá, truyền thống, và luật pháp? Vị trí của người viết không bao giờ dễ dàng, vì phương tiện họ sử dụng là ngôn ngữ, là con dao hai lưỡi có tác động khôn lường. Ngôn ngữ là vũ khí của nhà văn. Trách nhiệm khi cầm một món vũ khí trên tay rất nặng nề. Tự do mang vũ khí không có nghĩa là tự do bắn xả. Tự do sáng tác cũng có trách nhiệm như thế: ngòi bút phải dừng lại ở nhân phẩm của người khác, và sự an nguy của họ. Khi nào và bằng cách nào, đó là nghệ thuật của người viết, là tài năng của tác giả.


      Hình ảnh: tranh Anna Weyant

      Đặng Thơ Thơ

      Nguồn: damau.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Góp Ý Kiến:

      3 bình luận


      Tru Sa:

      18/06/2023 at 12:02 pm

      Bài biên khảo của Đặng Thơ Thơ rất kỹ, sâu và chọn lọc tốt. Thực sự, tôi không đọc Nguyễn Viện nhiều, lần đọc đầu tiên và cuối cùng là qua cuốn Đĩ Thúi, trí nhớ của tôi cuốn sách là một tạng văn chương viết vội, tính thẩm mỹ ngôn ngữ rất xấu. Nay, đọc bài của Thơ Thơ, tiếp cận với những dòng trích, những tuyên ngôn và lời phỏng vấn thì tôi càng chắc chắn răng Nguyễn Viện chủ tâm viết để thỏa mãn bản thân, nhưng là sự thỏa mãn không nghệ thuật, vì,

      1: mọi nhân vật nữ của ông chỉ là công cụ, con rối không linh hồn để đàn ông trút sự điên cuồng, họ không có quyền phản kháng vì tác giả kiểm soát hết, bắt họ phải làm đúng vị trí trên sân khấu, viết như vậy thì tác phẩm chỉ có thể đọc một lần, tuổi thọ chỉ trong một lần đó,

      2: đàn bà bị coi/chọn làm đối tượng tình dục là điều cố hữu từ trước đến nay, NHƯNG, sự bạo hành, hãm hiếp, trù dập đến chết chỉ là một phân mảnh để tạo gay cấn, thoát lên ác tính của một nhân vật biểu trưng cho tầng lớp cai trị. Nếu đánh đồng toàn bộ đàn ông tìm đến đàn bà chỉ vì thú tính thì tác phẩm sẽ rất nhàm, biểu lộ cho tay nghề không trưởng thành, chỉ biết gọt nhọn một loại bút chì. Và rồi, thay vì kết án một chế độ lịch sử, vô tình, hoặc cố ý Nguyễn viện đã biến tướng tác phẩm thành sự bôi nhọ cả đàn ông lẫn đàn bà, tôi tự hỏi, tư tưởng của ông là gì ngoài chủ đề kẻ hãm hiếp và người bị hãm hiếp?


      Đinh Từ Bích Thúy:

      02/06/2023 at 10:17 am

      Đặng Thơ Thơ phân tích tận tường về sự ngụy biện của Nguyễn Viện. Qua giọng văn sắc bén nhưng gần gũi, như cách một người kiên nhẫn trò chuyện với các bạn đồng cảnh ngộ ngồi chen vai trong một căn phòng chật hẹp không có cửa sổ, bài viết của chị về “điểm mù” của Nguyễn Viện có tính thuyết phục rất hữu hiệu.


      Nhưng Đặng Thơ Thơ so sánh cách ngụy biện của Nguyễn Viện như “điểm mù” là còn nhẹ, vì điểm mù/blind spot là những gì một người vô tình không nhìn thấy, như khi lái xe có những chỗ mà kính chiếu hậu vẫn không soi tới, hễ không cẩn thận người lái xe sẽ gây tai nạn. Trong trường hợp này, sự ngụy biện của Nguyễn Viện có ý thức, vì chính là … ngụy biện. Như vậy, có lẽ “điểm mù” là ở phía những độc giả chưa thấy rõ cách nhà văn dùng những đề tài nặng chịch để tung hỏa mù và dung túng vấn nạn kỳ thị phụ nữ, chứ không phải Nguyễn Viện là người sở hữu blind spot.


      Ở một khía cạnh nào đó, cách Nguyễn Viện “hijack” giọng nói và thân thể phụ nữ như công cụ chính trị cũng không khác cách Nguyễn Du và Nguyễn Gia Thiều đã làm, với Kiều, với nàng cung nữ bị vua bỏ rơi. Từ xưa tới nay, vay mượn/áp chế thân thể của phụ nữ để diễn tả sự bất lực và mất niềm tin của chính khách và nghệ sĩ nam giới qua kỹ thuật văn chương bất kể điêu luyện hay thô tục vẫn thuận tiện hơn là chấp nhận chính sự bất lực và mất niềm tin này như những tai họa khó tránh cho nam giới trong một xã hội băng hoại.


      Long Nguyen:

      31/05/2023 at 5:03 pm


      Truyện khiêu dâm


      “Tự do mang vũ khí không có nghĩa là tự do bắn xả. Tự do sáng tác cũng có trách nhiệm như thế: ngòi bút phải dừng lại ở nhân phẩm của người khác, và sự an nguy của họ. Khi nào và bằng cách nào, đó là nghệ thuật của người viết, là tài năng của tác giả.”(ĐTT)


      Nhà văn ĐTT phát biểu rất hay.


      Sách truyện khiêu dâm từ nhẹ đến nặng: sexy books, erotic books, romance books and dirty books. Cũng như phim ảnh gợi tình, sách khiêu dâm nhằm mục đích thương mại trong kỹ nghệ giải trí của người lớn adult entertainment industry.


      Viết tiểu thuyết khiêu dâm mục đích không ngoài kiếm tiền. Thời VNCH, Lê Xuyên viết tiểu thuyết khiêu dâm gợi tình như mấy cuốn Dưới Rặng Trâm Bầu, Chú Tư Cầu, Kinh Cầu Muống, Nguyệt Đồng Xoài. Nhà Văn Trần Đức Lai viết khiêu dâm nặng dose hơn, loại dirty books bạo dâm, như: Cậu Chó, Cậu Lừa rên rú rất dữ tợn. Bán sách kiếm tiền, dĩ nhiên. Chỉ có thế.


      Nhảm nhí nhất vẫn là bày đặt ấm ớ hội tề khoác cho các loại sexy book series này những ẩn ý hàm ngôn xa xôi như đạo đức chính trị văn hóa bla bla bla. Ở đời giàu càng hay nghèo cũng chẳng sao. Nhưng không nên xài bạc giả. Nhảm.


      https://www.goodreads.com/series/166100-dirty-sexy

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nữ quyền -­ điểm mù trong văn chương Nguyễn Viện Đặng Thơ Thơ Nhận định

      - Thế giới truyện ngắn Trần Doãn Nho: Con người là ẩn số của chính mình Đặng Thơ Thơ Nhận định

      - Đặng Thơ Thơ Nói Về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) Đặng Thơ Thơ Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Viện (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Viện

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nữ quyền -­ điểm mù trong văn chương Nguyễn Viện (Đặng Thơ Thơ)

      Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên (Du Tử Lê)

      - Nguyễn Viện: cười và đái lên những bảng chỉ đường (Hoàng Ngọc Tuấn)

      - Nguyễn Viện nhảy múa… để chết (Nguyễn Lệ Uyên)

      - Đọc ĐĨ THÚI của Nguyễn Viện (Mạc Vấn)

      - Nguyễn Viện, nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyễn Đức Tùng)

      - Nhà văn Nguyễn Viện và tác phẩm mới "Thảo mai trên dốc gió" (Nguyễn Đình Bổn)

      - Nhà văn Nguyễn Viện: 'Chúng tôi gọi mình là những nhà văn ngoài lề' (BBC)

      - Nhà văn Nguyễn Viện và quan niệm về tự do sáng tác ở VN (Mặc Lâm)

      - Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Viện

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Tựa của truyện "Nhảy Múa Để Chết"

      - 'Viết từ lề trái để tự do cách tân'

         Thơ văn trên mạng:

      -  damau.org      - tienve.org

      - vanchuongviet.org    - litviet.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hồi tưởng lại 32 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân (Phạm Ngọc Lũy)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời (Trần Mộng Tú)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)