1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Khuôn Mặt Trăm Năm Qua Tranh Màu Nước Của E. Gras (Nguyễn Hữu Nhật) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      7-12-2015 | HỘI HỌA

      Khuôn Mặt Trăm Năm Qua Tranh Màu Nước Của E. Gras

        NGUYỄN HỮU NHẬT giới thiệu
      Share File.php Share File
          

       

      Lời Tòa soạn: Trong chuyến đi từ Na Uy sang California để gặp gỡ các văn hữu và đồng hương người Việt Nam trong buổi sinh hoạt ngày Thứ Bảy 11 tháng Mười năm 2003 tại Hội trường nhật báo Người Việt, hai nhà văn Nguyễn Thị Vinh và Nguyễn Hữu Nhật đã mang theo bản sao các họa phẩm của họa sĩ người Pháp E. Gras để trưng bày trong dịp này. Các họa phẩm này thuộc về một bộ sưu tập quý giá về một số hình ảnh của xã hội và xứ sở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Mời quý độc giả theo dõi dưới đây bài giới thiệu của nhà văn Nguyễn Hữu Nhật viết năm 2003, kèm với một số tranh minh họa.

      Họa sĩ E. Gras sống ở Đông Dương hồi thập niên (19)20, trước đó ông đến Việt Nam và cư ngụ tại Đà Lạt, thuộc vùng cao nguyên, trên độ cao 1500 thước. Ông vẽ nhiều về sinh hoạt của người Kinh (Annamite) và người Thượng (Moy) ở Đà Lạt đầu thế kỷ 20. E. Gras vừa là người chứng vừa là nhà quan sát về những gì xảy ra quanh ông. Các bản phác hoạ được vẽ bằng ngòi bút, than chì hoặc màu nước. Tạp chí văn nghệ Hương Xa đã phát hiện mấy chục tấm tranh ký họa của E. Gras, qua nhà văn Georges Chauvet, tại Paris tháng 6 năm 2003. Ban tổ chức “Ngày Văn Nghệ Cảm Thông” xin giới thiệu cùng giới thưởng ngoạn với niềm hy vọng nhận được thêm tài liệu về thân thế, sự nghiệp của E. Gras, một người lãng du với ký họa, thường vẽ vội vàng trên các tấm giấy ghi chép (“notes”), màu sắc khác nhau, của khách sạn. Tranh E. Gras có sắc thái riêng về màu sắc, được gửi về Nice (Pháp) rồi không hiểu sao lại bị bỏ quên trong một cái rương du lịch và gần đây mới tìm thấy. Các bức ký họa thể hiện tính sống động về những người “An-nam-mít văn minh”“Mọi bán khai.”


      Chúng ta, những người đang sống ở đầu thế kỷ 21, hẳn cũng cần “nhìn lại” người và cảnh địa phương, Kinh và Thượng, cách nay gần trăm năm, qua các sinh hoạt, chân dung con người cùng hình ảnh loài vật. Vào thời mà Tây phương, nhất là đối vối thực dân Pháp, coi xứ Đông Dương gồm ba nước Việt, Miên, Lào về đời sống vật chất cần phải được “khai hóa” và đời sống tinh thần cần phải được “cứu rỗi,” thì Gras đã cho thấy đôi nét về nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa tổng hợp bắt nguồn từ các dòng minh triết phương Đông để trở thành Văn hiến Việt Nam; bên cạnh đó, Gras cũng nhìn nhận là đất nước Việt Nam nghèo quá và dân chúng Việt Nam khổ quá. Chỉ thực dân cùng một số ít vua, quan và nhà giàu được sống sung sướng, trong sự bất công xã hội, bằng cách bóc lột tận cùng đám đông dân nghèo. Trăm năm sau, giờ đây nếu Gras sống lại, hẳn bộ ký họa của ông sẽ còn thêm nhiều tập.


      Học Viết  -  Thỉnh Chuông  -  Ngày Tết

      Những “Khuôn Mặt Trăm Năm” ấy vẫn đâu đây, trong đời sống hàng ngày ở trong nước, nay chỉ khác xưa ở chỗ: Thực dân chính trị được thay thế bằng thực dân kinh tế? Việt Nam nơi mà liệt cường đang xâu xé và hình thành các tô giới kinh tế để bóc lột sức lao động và đầy đoạ “giai cấp công nhân” nước ta. Vẫn nguyên vẹn một triều đình “bế quan toả cảng” về mặt tư tưởng, mang tính “khôn nhà dại chợ.” Ngay trong thời Pháp thuộc, Gras, một họa sĩ người Pháp vẫn không nhìn “Annam” theo lối thực dân: Người Pháp văn minh nhất, kế đến người Annam và sau cùng là người “Mọi” (gồm các dân thiểu số vùng cao nguyên Trung Nam). Ông ghi nhận tinh thần bất khuất của người Việt, liều thân, quên mình, lao vào các cuộc đấu tranh giành độc lập. Tù tội, chết chóc không làm chùn bước những người bị gông xích đi đầy, suốt trăm năm qua:


      Xiềng Xích - Đội Kỵ Binh Hoàng Gia Hộ Tống Xe Nhà Vua


          Mắc Bẫy

      Cho dù người ta yêu hay ghét nhà Nguyễn, lịch sử dân tộc Việt vẫn soi sáng tấm gương yêu nước của ba nhà vua: Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái, những ông vua anh hùng thật lòng thương dân, xót nước, coi chiếc ngai vàng riêng của mình nhẹ như không. Các vị hoàng đế ái quốc đều bị đi đầy và đương nhiên mất hết quyền và lợi. Ngay cả vị vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng đế Bảo Đại, năm 1945 cũng sẵn lòng thoái vị và trao ấn kiếm cho chính quyền “cách mạng” chỉ vì: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”; và trên tất cả, vì tự do, hạnh phúc của dân. Trăm năm máu đổ, xương rơi, chín năm kháng chiến chống Pháp và 20 năm “giải phóng” đất nước, ngày nay người mình làm chủ nước mình nhưng giấc mơ “độc lập, tự do, hạnh phúc” theo chủ nghĩa Tam Dân của ông Tôn Dật Tiên: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc vì sao vẫn chưa trở thành hiện thực, nên dân mình còn mãi khổ. E. Gras vẽ bức tranh “Mắc Bẫy” khiến người xem liên tưởng tới bài thơ “Hổ Nhớ Rừng” của Thế Lữ:


      Trăm năm sau, những người “Annam” thời đại mới, khốn khổ nhất là thợ thuyền, nông dân vẫn sưu cao, thuế nặng dù cà-phê xuất cảng hàng đầu thế giới và gạo thì hàng thứ hai, chưa kể những “tiền rừng, bạc biển khác” và hàng năm khoảng 3 triệu Mỹ kim tiền Việt kiều gửi về nước... Tình cảnh dân nghèo vẫn như thời E. Gras ký họa cảnh lụt lội.


      Vẫn những chuyến đi rời làng, xa nước “tha phương cầu thực,” túa ra khắp nơi trên thế giới; trong đó biết bao người thật sự đi “chân đất” tìm tự do. Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt, dù thời Bắc thuộc, Pháp đô hộ, Nhật chiếm đóng và thậm chí cả thời “đế quốc Mỹ, quân cướp nước” chưa từng thấy hay nghe nói dân mình phải liều mạng bỏ nước ra đi.


       

      Chuyện Đáng Kể Trên Đường - Di Dân - Ô, Dù Của Người Thượng & Hành Khất Annam

      Thời Pháp thuộc, dân “Annam văn minh” mà tình cảnh cảnh đã vô cùng khốn đốn, huống chi dân “Mọi” còn “sauvage,” man dã? Họ lìa rừng, bỏ núi ra “tỉnh” để làm những công việc nặng nhọc, kiếm ăn qua ngày, đoạn tháng:



          Thả Diều

      Trong bài giới thiệu nhỏ này, viết theo lối tâm cảm, chúng tôi chưa trình bày được đầy đủ về than thế và sự nghiệp của E. Gras; ngay cả chữ “E” chúng tôi cũng chưa biết rõ là “Emmanuel” hay “Elouardo" v.v... Song biết chắc rằng ông là một hoạ sĩ có tài. Thường thì ký hoạ chỉ là những nét vẽ. Nhưng nhiều bức ký hoạ của Gras hội đủ điều kiện một tác phẩm hội hoạ, như các tấm: “Thỉnh Chuông” đầy không khí sơn mài bởi các “gam” màu nóng then, son, vàng dát... Những vó ngựa hùng tráng như ngựa trong tranh thủy mặc Tề Bạch Thạch, người ta như thấy được cả chất lụa, cho dù Gras vẽ trên giấy vụn. Yên cương có vẻ như lồng lên theo vó ngựa các kỵ binh triều Nguyễn, một dòng vua có công mở mang bờ cõi. Trăm năm sau, giờ đây, thời của “cách mạng” người ta một mặt lên án nhà Nguyễn nhượng đất cho Tây, một mặt người ta cắt đất dâng Tàu. Đất tạm nhượng cho Tây còn đòi lại được, đất cho Tàu, biếu hẳn, biết tới ngày nào? Biết tới ngày nào giấc mơ muôn đời của người mình cho mọi trẻ thơ, ngoài việc đến trường, được thả diều trên cánh đồng lúa vàng, lồng gió bốn phương?


      Xin cảm ơn E. Gras, người lãng du mà không mộng du, trên những đồi hoa quỳ vàng năm nào. Xin cảm ơn Georges Chauvet, Florent Chauvet, G. Chauvet Nice-Matin, các nhà văn và họa sĩ, đã lưu trữ những “Kỷ Niệm Đông Dương.” Và sau cùng, chúng tôi xin gửi đến nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo Kinh Tế và tạp chí Thế Kỷ 21 đã tạo cơ hội tốt đẹp cho các bức ký họa của E. Gras được lần đầu tiên chính thức ra mắt những người Việt mười ngàn mùa xuân, Vạn Xuân, yêu Con Người và Đất Nước Việt Nam, nơi mà đau khổ cũng như hạnh phúc đã trở thành da thịt, xương máu của bao đời gìn vàng, giữ ngọc: Việt Nam!


      Nguyễn Hữu Nhật

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Khuôn Mặt Trăm Năm Qua Tranh Màu Nước Của E. Gras Nguyễn Hữu Nhật Giới thiệu

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)