|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Năm 1972, khi tôi mới bước chân vào trường Mỹ Thuật Gia Định, bên cạnh Họa Sĩ Tú Duyên, Họa Sĩ Hiếu Đệ là một trong những vị Giáo Sư đầu tiên mà tôi được học. Được biết ông vừa mới biệt phái trờ về trường trong giai đoạn đầy căng thẳng của đất nước, thoáng nhìn qua thấy ông là một nghệ sĩ sống lang bạt kỳ hồ hơn là một sĩ quan thời chinh chiến…
Những ngày đầu tiên Hiếu Đệ đã tạo ra cho đám sinh viên 18, 19 tuổi chúng tôi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, ông không ráng làm ra vẻ đạo mạo, nghiêm nghị như những vị Giáo Sư khác, ông ngồi ngay trên bàn, hai chân vắt vẻo gác lên ghế với câu hỏi đầu tiên mỗi lần vô lớp,: ” Hôm nay muốn nói chuyện gì đây bây??”, Thầy Hiếu Đệ cười cười hỏi bọn chúng tôi bằng một chất giọng rất bình dân như vậy, Ông nói nhiều chuyện đời với học trò qua những đề tài - đang xảy ra, sắp nói tới - , cũng có lúc lan man qua những sâu xa của triêt học nhưng với lời bàn đầy mỉa mai hoặc khôi hài một cách tế nhị… Kèm theo những câu chuyện đời bất tận đó là lời giải thích của Thầy: ”Để trở thành một người nghệ sĩ sáng tác xuất sắc, trước tiên phải có một số vốn sống, nếu không tụi bay sẽ dễ trở thành những người “thợ vẽ”, chỉ tạo được ra những tác phẩm vô hồn …” Thày còn rất chịu chơi đến độ mỗi lần lãnh lương rồi là rủ vài đứa chúng tôi đi…nhậu!!
1975! Cái mốc của những đổi thay trùng điệp… Khi tôi gặp lại Thầy mới ra tù cải tạo sau 5 năm, ngày xưa Thầy đã chẳng cần gì vẻ đạo mạo của một vị Giáo Sư, sau 5 năm tù đày Thầy lại càng biến đổi, trước mắt tôi bây giờ là hình ảnh của một người dạn dầy sương gió với râu tóc dài bạc trắng và đặc biệt là hàm răng đã rụng gần hết, trông nửa bi thảm, nửa bụi đời, chỉ duy có một điều khiến tôi vẫn nhận diện ra Thầy là câu mời gọi: ”Thôi đi nhậu bây, nhậu cho nó quên đời…”
“Cho nó quên đời !”, bên cạnh những cái đáng quên, Họa sĩ Hiếu Đệ lại có những điều tôi luôn ghi nhớ. Bề ngoài ông lúc nào cũng cười nói huyên thuyên như không có gì, và chẳng có ai đáng trách, nhưng ẩn bên trong là những phiền muôn, những đắng cay trùng trùng… Để chịu đựng được những điều phải chịu như vậy một mình, và không thở không than cùng ai, chắc hẳn Thày phải là người đầy can đảm!
Bẵng đi khoảng 15 năm, một thời gian dài từ những đổi thay kinh hoàng của đất nước, năm 1990 khi nghe tin Họa Sĩ Hiếu Đệ người Thày cũ đang định cư tại Michigan, lòng mừng vô kể tôi đã lái xe từ Toronto sang thăm.
Gặp lại nhau, cả hai Thầy trò đã lặng đi vì xúc động, tôi và ông cùng nhìn nhau rất lâu như ráng nhớ lại bao kỷ niệm của những tháng ngày xưa cũ khi còn ở quê nhà. Điều làm tôi ngạc nhiên là ông trông khác hẳn với hình ảnh phong trần ngày xưa, tóc râu gọn gàng, quần áo chải chuốt và da dẻ hồng hào, đặc biệt nhất là đời sống của Thầy đã ngăn nắp hơn với những áng Kinh, những triết thuyết nhà Phật, và Thiền tâm… Chúng tôi lại hàn huyên về đủ mọi thứ trên đời, bây giờ tôi mới nhân ra thêm một điều rất đặc sắc của Hiếu Đệ là khi bàn về một đề tài nào thú vị, ông minh họa ngay đề tài đó ra thành bức Hí Họa với ý nghĩa rất thâm thúy và linh động chỉ trong vòng mấy phút. Biệt tài này tôi nghĩ chỉ có mình Họa Sĩ Hiếu Đệ chứ không còn ai khác.
Năm 1994, khi tôi khởi đầu cho công trình của bức tượng đài Thuyền Nhân: ”Mẹ Bồng Con Vượt Biển“ và được dựng tại Ottawa Canada ngày 30-4-1995 sau này, có thể nói Họa Sĩ Hiếu Đệ là người đầu tiên mà tôi mời đến để xem mô hình tượng Mẹ Bồng Con Vượt Biển của tôi, ông đã lấy làm tâm đắc để cổ võ tôi với nhiều khích lệ… Rồi từ đó Thầy trò chúng tôi gặp nhau rất thường xuyên dù mỗi người ở một nơi cách nhau rất xa.
Sáng nay ngày 16/4/2009 trên con đường từ Toronto trở lại Holland, Michigan, trở lại nơi chốn xưa có người Thầy cũ, nhưng không phải để được thăm và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất với Thầy như ngày nào, mà là để tiễn đưa Thầy về nơi an nghỉ cuối cùng… Lòng tôi xót xa khi nghĩ đến cũng những con đường đó, những freeway đó và những trạm xăng, nơi tôi và Thày ngày xưa cùng lái xe qua lại … bây giờ tất cả vẫn vậy, vẫn vô tình thản nhiên, nhưng trong lòng tôi hiểu ra rằng mọi thứ mọi điều đã rất khác …
Khi đứng bên cạnh để nhìn Thầy lần cuối tại nhà quàn ngày 18/4 /2009 vừa qua, thoang thoảng bên tai tôi vẫn là tiếng cười dòn tan, giọng nói phóng khoáng của Thầy chỉ để diễn đạt lại một câu nói của 37 năm về trước mà cho mãi đến bây giờ tôi mới nghiệm ra được hết ý nghĩa của nó : ”Nhậu đi bây, nhậu đi cho quên đời !!!….”
Phải chăng chúng ta đã được mời đến với cuộc đời, nhưng rồi phải uống rất nhiều chỉ để được quên!?
Phạm Thế Trung
Toronto, Canada 21/4/2009
- Viết Về Người Thầy Cũ: Họa Sĩ Hiếu Đệ Phạm Thế Trung Hồi ức
• Viết Về Người Thầy Cũ: Họa Sĩ Hiếu Đệ (Phạm Thế Trung)
• Họa sĩ Hiếu Đệ (Nguiễn Ngu Í)
Họa sĩ Hiếu Đệ (1935 - 2009) (truongvegiadinh.blogspot.com)
Họa Sĩ Hiếu Đệ... Không Còn Nữa (vanhoavn.blogspot.com)
"Hãy lục lại trong chồng báo cũ!" : Hoạ Sĩ Hiếu Đệ "Lão Ngoan Đồng" (Võ Đức Trung)
• Họa Phẩm (Hiếu Đệ)
HS. Hiếu Đệ và Tác Phẩm Sơn Mài "Hán Thọ Đình Hầu" (cauminhngoc.blogspot.com)
Bên Đục Bên Trong (Võ Phước Hiếu-Hiếu Đệ)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |