|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Điêu khắc gia
Dương Văn Hùng
Dương Văn Hùng sinh năm 1940 ở Thủ Dầu Một, tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm 1962. Sau khi rời trường mỹ thuật, anh về dạy học ở Tây Ninh. Vừa dạy học vừa sáng tác, Dương Văn Hùng đã dựng nên một thế giới điêu khắc mạnh mẽ, đầy sức sống, và cá tính riêng biệt.
Dương Văn Hùng đắm chìm trong khối thể và hình ảnh riêng, đặc biệt anh đã tìm thấy nhiều cảm hứng từ những nguồn lực siêu nhiên và thần thoại. Đất, đá, gỗ, kim loại đã góp nhiều phần ngồn ngộn cho thế giới tạo hình mạnh khỏe, tục lụy, pha lẫn chất kỳ bí lạ lùng của điêu khắc Dương Văn Hùng.
Dương Văn Hùng là một tài năng điêu khắc rất đặc biệt của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, nhưng trong một thời gian khá dài, anh không tham dự chút nào vào sinh hoạt nghệ thuật chung với các nghệ sĩ đương thời. Mãi đến năm 1973, anh mới bắt đầu góp mặt với các hoạt động của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam. Hai tác phẩm điêu khắc của anh bày trong cuộc triển lãm của Hội Họa Sĩ Trẻ ở Dolce Vita năm 1973 đã tức thời đưa lại một cách nhìn mới mẻ, thổi qua làn gió tươi mát cho nền nghệ thuật mới. Đó là chân dung Thiếu Nữ ghép bằng những lá đồng và tượng Mặt Trăng. Khuôn mặt thiếu nữ trân trối, có chút gì thảng thốt nhưng vẫn rất thơ mộng,
và với tượng Mặt trăng thì quả là vẻ thanh nhã mà hoang sơ được tạo nên rất lạ, từ một cách nhìn đầy sáng tạo. Đó là một chiếc đĩa tròn bằng đồng, nói cho đúng thì đó là một cái chảo đồng hạng trung, đường kính khoảng chừng 1/2 mét, bờ mép chung quanh được gò dựng lên. Trên mặt đĩa có vài điểm nổi lên do nhà điêu khắc hàn thêm vào mấy ống đồng nhỏ, cao chừng 1,2 centimét. Mặt đĩa không gồ ghề, lởm chởm, nhưng nhờ vào cách gò, cùng với mấy ống đồng nhỏ gắn vào, đã gây được một cảm giác rất hoang sơ, một thứ gập ghềnh tự nhiên, chưa được khai phá, có thể nói là hoang dại. Chiếc đĩa ấy được đặt trên một cái giá kim loại mong manh, gợi nên hình ảnh ảnh mặt trăng treo mong manh trên bầu trời. Tất cả hình ảnh và cảm giác ấy đã hợp nhau lại mà dựng lên một vẻ đẹp tưởng như thô mà thanh tú lạ lùng.
Sức Sáng Tạo Của Bà Mẹ
(thạch cao giả đồng).
Năm 1974, Dương Văn Hùng bắt đầu dạy về điêu khắc ở Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn. Cũng vào năm này, anh được tặng thưởng huy chương vàng giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Gia, bấy giờ gọi là Giải Thưởng Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Pho tượng Sức Sáng Tạo Của Bà Mẹ, tượng thạch cao giả đồng, sau khi mang lại vinh dự đặc biệt này cho tác giả, đã trở thành tài sản quốc gia và được đặt tại Thư Viện Quốc Gia, cũng vì vậy mà sau biến cố 30-4-75 đã bị tiêu hủy dưới ngọn cuồng phong khốc liệt đang thổi qua khắp miền Nam Việt Nam.
Nhưng rồi mọi chuyện đều sẽ qua đi. Năm 1992, Dương Văn Hùng định cư ở Hoa Kỳ, vùng Nam Califomia. Mấy năm sau này, anh bắt đầu làm việc nhiều trở lại. Tác phẩm của anh luôn luôn là một cái đẹp của riêng anh. Hiện nay anh thích lối diễn đạt tổng hợp điêu khắc và hội họa, nghĩa là trên những khối thể điêu khắc nền tảng, bao giờ anh cũng tô vẽ thêm bằng màu sắc thì công trình mới hoàn tất.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |