|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
 Đặng Thế Phong tự họa
Con người và những mối tình của Đặng Thế Phong qua lời kể của em gái nhạc sĩ. Qua Cao Mên vẽ phông quảng cáo. Yêu mà không được yêu. Trường hợp Đặng Thế Phong sáng tác bản nhạc thứ ba và cuối cùng: Con thuyền không bến ...
Một lần họa sĩ Thái Tuấn ở Orléans (Pháp) viết cho tôi, giữa mùa thu, chừng nhớ quê, đã nhắc đến Đặng Thế Phong. Thì ra, ông bạn tôi đã có thời cùng học vẽ với Đặng Thế Phong (theo lớp dự thính Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội) (xin xem bài của Thái Tuấn). Vì vậy mới có ít dòng nhớ lại thuở "sách đèn" trọ học chốn kinh kỳ:
Hồi ấy - quãng 1938 - tôi (Thái Tuấn), trọ phố Ngõ Huyện, còn Đặng Thế Phong ở phố Hàng Bông Lờ. Mới ra Hà Nội còn lạ người lạ cảnh, ăn mặc còn quê, muốn làm đẹp cho bạn, Phong đã đưa tôi đi sửa lại ở một tiệm may Hàng Trống. Sành ăn mặc, xinh trai, tuy vậy anh không thuộc loại công tử con nhà có của. Nhờ vẽ báo Tin Mới, báo Học Sinh của ông Phạm Cao Củng anh mới có tiền trả tiền trọ học. Phong có một cây đàn guitare màu đen dùng sáng tác bài hát.
Một hôm chúng tôi rủ nhau đi tắm ở nhà tắm công cộng của dân nghèo, phố Chợ Gạo. Phòng tắm ngăn vừa chỗ đứng, nước từ gương sen (douche) chảy rào rào. Khi Phong cao hứng cất tiếng hát bản nhạc mình vừa sáng tác,thì nhiều người tắt nước để nghe.
Xong bài hát, tiếng vỗ tay, tiếng yêu cầu hát lại (bis! bis!) vang lên sôi nổi.
Có lần anh về Nam Định thăm nhà, khi lên khoe "Ở dưới ấy, người ta vừa chơi bài Đêm Thu của mình".
Hỏi lại mới hay có gánh cải lương nào đấy thuê xe tay đi quảng cáo các đêm diễn, đã chơi bài này bằng ... kèn trompette.
Hàng ngày gặp nhau ở trường cũng như ngày nghỉ, chúng tôi đi chơi với nhau, mọi cái đều chia sẻ như anh em ruột thịt. Sau đó, tôi về Thanh, Phong lại về Nam Định ...
Một đời tài hoa - mà cũng đào hoa - Phong vẫn hết sức cô đơn, "một nghệ sĩ không biết mình là nghệ sĩ." Vỏn vẹn chỉ dăm bài hát, nhưng tất cả đều là những tác phẩm tuyệt vời! ...
Tết Nguyên Đán năm 1992 nhân đến thăm một bạn kháng chiến cũ, họa sĩ Nguyễn Thúc Công ở số nhà 101 phố Triệu Việt Vương, tôi được gặp hai bà khách lạ đang ngồi trong phòng khách. Chủ nhà giới thiệu:
- Đây là bà Đặng Thanh Kim, bà là em gái nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Còn đứng cạnh là cô Lê, em gái tôi: kiều bào ở Suisse, Thụy Sĩ, mới về đây ăn Tết.
Tôi nghĩ thầm: "Nhạc sĩ Đặng Thế Phong qua đời đến nay đã hơn nửa thế kỷ, vậy thì hai bà này là người thân thuở trước hẳn tuổi đời cũng phải trên dưới 65."
Nhưng đã nghe ông bạn chủ nhà nói tiếp:
- Hai bạn gái cố tri này, từ hôm cô Lê, em tôi về ăn Tết đã tìm được nhau nên ngày nào cũng cùng nhau đi thăm thú cảnh xưa đất cũ.
Đến đây, bà Kim biết tôi là người thân của gia đình này mới vui vẻ góp lời:
- Gia đình chúng tôi coi cô Lê như con một nhà, từ hồi anh Phong còn sống, ở thị xã Nam Định.
Chuyện còn dài, thư thả ông còn gặp lại chúng tôi ...
Thật vậy, đây là cuộc gặp không ngờ, nếu cần biết hơn về Đặng Thế Phong, còn dựa người nào tin cẩn hơn bà em của nhạc sĩ?
Tuổi trẻ long đong, và những mối tình của Đặng Thế Phong (qua lời kể của bà Kim.)
"Thời Pháp thuộc, ông thân chúng tôi là công chức Sở Trước bạ Nam Định, nhà ở số 9 phố Hàng Đồng, vì đông con, không lấy gì làm dư dật. Anh em chúng tôi tất cả 6 người, anh Đặng Thế Phong là con thứ ba, sau khi bố chết, đang học năm thứ hai trường dòng Saint Thomas d'Aquin buộc phải phá ngang.
Vì có khiếu vẽ, quãng 1938, anh lên Hà Nội xin học dự thính Trường Mỹ Thuật. Nhờ vẽ báo, minh họa tranh truyện, anh mới có tiền trả nơi ở trọ. Hồi này anh trọ phố Tô Lịch ngày ngày đi qua số nhà 63, phố Hàng Bông, anh để ý đến một cô gái ngồi xem truyện trong cửa hàng bán chăn gối, đệm, hàng đám cưới. Cô gái tên là Bạch Yến, học dở dang ở thị xã Thái Bình rồi lên Hà Nội bán hàng cho bà cô. Trong tất cả các cuộc yêu đương - Bạch Yến có lẻ là thiếu nữ đậu lại cuối cùng, và cũng chung thủy đến cùng.
Lúc mười tám tuổi, ở thị xã Nam Định, anh Phong đã nổi tiếng đàn hát giỏi. Vì đẹp trai, mỗi lần có diễn kịch bao giờ anh cũng phải nhận đóng vai nữ, khi chưa tìm được bạn gái thay!
Các cô gái mới lớn được xem anh hóa trang ở nhà trước khi ra rạp, say anh như điếu đổ, họ thích rủ nhau đến nhà lấy cớ tập hát với anh Phong. Trong số đó có cô bé Hà Tiên, học sinh lớp nhất trường Sacré Coeur thường viết thư cho anh, và hai người đã cùng đi chơi Chùa Hương với nhau như các cặp trai gái đương thời, nhưng rồi cũng chia tay, nghệ sĩ còn nhiều duyên nợ ..."
Sau khi thôi học vẽ ở Hà Nội, không hiểu sao Đặng Thế Phong bỏ nhà đi Sài Gòn, rồi sang Cao Miên vừa dạy nhạc vừa vẽ áp phích thuê cho một rạp xi-nê.
Thời gian anh ở Cao Miên, lại cũng được các cô gái Việt có gia đình buôn bán giàu có ở đó năng tới lui thăm hỏi. Nhưng, chẳng bao lâu, không sống nổi đất này, anh lại quay về nước với đôi bàn tay trắng. Chật vật lắm mới mua được một cái vé tàu về Hà Nội. Hành trang theo anh trở lại Nam Định là những tranh màu dầu vẽ chùa chiền, sư sãi Nam Vang. Có thể ở hoàn cảnh này, tác phẩm Con Thuyền Không Bến đã ra đời.
Sống ở gia đình chẳng mấy ngày, sốt ruột về sinh kế, anh lại lên Hà Nội, lại vẽ báo, vẽ tranh quảng cáo như trước kia, dù lúc ấy đồng tiền kiếm ra không đủ bồi dưỡng cho anh khi sức khỏe đã đến hồi sa sút. Là người sành ăn mặc từ xưa, bấy giờ cần may một bộ đồ mặc mùa hè, chỉ hết ba đồng bạc mà vay bạn rồi không trả nổi, đến nỗi đành lánh mặt như trốn nợ. Cơm ăn ở nhà trọ, ngày nào cũng một món xu hào, khiến anh cay đắng bông đùa: "Nhiều xu hào vậy mà chẳng thấy giàu."
Bệnh lao phổi của anh Phong mỗi ngày một nặng, đã đến lúc anh phải về bệnh viện Nam Định để cho gia đình bè bạn đi lại tiện chăm nom.
Chị Bạch Yến, cô gái Hàng Bông, lúc này đã được cả nhà Phong chấp nhận như người thân nên chủ nhật nào chị cũng đáp ô-tô-ray về thăm anh. Chừng thấy anh về Nam Định chữa lâu không kết qủa, Bạch Yến đưa anh lên Hà Nội nằm dưỡng bệnh ở trại Ngọc Hà, rồi nhà thương Cống Vọng, sau cùng về Hàng Than uống thuốc Bắc của một ông lang quen gia đình. Bệnh vẫn không thuyên giảm, xem chừng không còn hy vọng, anh lại được thân nhân đưa trở lại Nam Định để vừa tiêm thuốc tây, vừa uống thuốc Bắc theo đơn cũ.
Một buổi trưa nằm trên gác một mình, Đặng Thế Phong lúc này chân đã nặng nề, gần như nằm liệt, bỗng nghe có tiếng dưới nhà reo:
"Chị Lê ở Hải Phòng đã về anh Phong ạ, chị lên thăm anh ..."
Cô Kim mau mắn bước lên thang gác, chưa kịp mừng báo cho anh có chị Lê tiếp bước theo sau ... không ngờ thấy anh mình xua tay tỏ ý không muốn gặp.
Cô Lê đã lên hết bậc thang rồi, đi sau cô lại có cả người chồng và đứa con nhỏ. Sau buổi thăm viếng ấy, anh Phong tỏ ra cáu kỉnh, không vui. Biết mình đau ốm lâu ngày dung nhan tiều tụy, thân mình tàn tạ quá rồi còn đâu vẻ hấp dẫn như xưa, anh không muốn tiếp người xưa anh đã từng yêu dấu ...
Khi còn trẻ, theo bà Kim, Nguyễn Thị Lê là một bông hoa đẹp của Hải Phòng. Cô Lê có lần về chơi Nam Định, với bạn gái của mình đã được đưa tới thăm mấy chị em gái nhà Đặng Thế Phong. Chỉ có vậy, rồi Lê, khi về Hải Phòng cô bỗng nhận được một lá thư tỏ tình của chàng nhạc sĩ thành Nam họ Đặng.
Vì đột ngột quá, cô Lê không trả lời thư, và chuyện qua đi, để lại một nỗi buồn cho Đặng Thế Phong. Mãi sau này khi đã lấy chồng, trở thành bạn thân của các chị em gái Phong. Lê mới rõ anh Phong đã yêu mình tha thiết!
Lần này về nước gặp lại cô Kim, em út Đặng Thế Phong, cô Lê còn được biết thêm là anh Phong đã để lại những bản thảo, những bài báo mà anh đã ký tên mình bằng hai chữ ... Cô Lê! Mối tình thầm lặng ấy đã làm bâng khuâng tấc dạ "Kiều bào." Có thể cô Lê ân hận đã để lỡ một chuyện đáng ra kết cục đẹp hơn ...
Hình như linh tính báo cho Đặng Thế Phong biết trước ngày ra đi của mình, nên anh thường hát một mình mấy câu tiếng Pháp trên kia, dịch:
Tôi sẽ chết một ngày chủ nhật
Bởi vì tôi đau khổ quá nhiều ...
Sao lại chết vào ngày chủ nhật? Mà không là ngày khác? Cô Kim nghe anh hát đi hát lại cây này, như một câu thơ, đã đoán có khi là sáng tác cuối cùng của anh chăng? Đồng thời lại nhớ ngày đó, giới yêu nhạc hay nói đến bài Sombre Dimanche (ngày chủ nhật âm u). Bài hát buồn này đã gây ra một cái dịch tự tử tai hại cho thanh niên Đức.
Trước hôm anh Phong mất, cô Kim đem sữa lên cho anh uống, thấy mồ hôi đầm đìa trên mặt anh, lau cho anh xong, anh bảo:
- Lấy cái đàn trên tường xuống cho anh!
Đặng Thế Phong chậm rãi, mệt nhọc dạo đàn:
- Kim hát đi em!
- Hát bài gì anh? (Nước mắt Kim rỏ xuống.)
- Sê-rê-nát!
Cô em hát bằng tiếng Pháp:
"Lại đây em yêu,
chiều ngày đã xuống ..."
Đó là bản nhạc cuối cùng tác giả "Con Thuyền Không Bến" đánh lên cho riêng mình lúc hoàng hôn.
(*) Trích từ Nguyệt san Khởi Hành số 83, tháng 9/2003
Đọc Thêm:
Một số ghi nhận (không thuộc bài này), có liên hệ tới Đặng Thế Phong,hoặc các bản nhạc của ông:
- Theo kể lại, nhạc sĩ Đặng Thế Phong từ trần về bệnh lao màng (tuberculose péritonique.)
- Bài Con Thuyền Không Bến đã được Đặng Thế Phong tự trình bày trên sân khấu rạp Olympia, Hà Nội, trước khi từ trần.
- Bài Con Thuyền Không Bến nói đến "Con Sông Thương nước chảy đôi giòng." Sông Thương thuộc tỉnh Bắc Giang, nghe nói nếu từ trên cao nhìn xuống, sẽ thấy lòng sông có hai nguồn nước chảy ngược chiều nhau, một giòng đục, một giòng trong.
- Bài Giọt Mưa Thu lúc đầu có tên khác là Vạn Cổ Sầu. Nghe nói nhạc sĩ sáng tác bài này tại một trại hàng hoa ở làng Ngọc Hà, gần Hà Nội. Làng Ngọc Hà là làng chuyên trồng hoa.
- Đám tang Đặng Thế Phong diễn ra ở Nam Định, rất đông thanh niên thiếu nữ đi đưa.
- Theo họa sĩ Thái Tuấn, một bạn học vẽ cùng Đặng Thế Phong tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội, cũng như vài người khác, Đặng Thế Phong còn một vài bản nhạc nữa chưa được phổ biến, tuy nhiên cho tới nay, người ta biết chắc trước sau trong cuộc đời ngắn ngủi có 24 năm, từ lúc sinh đến lúc chết, ông chỉ để lại có ba bản nhạc, và đó là ba tác phẩm bất hủ của Âm Nhạc Việt Nam: Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến, và Giọt Mưa Thu.
- Đặng Thế Phong, tài hoa bạc mệnh Thanh Châu Hồi ức
• Đặng Thế Phong, tài hoa bạc mệnh (Thanh Châu)
• Đặng Thế Phong và mối sầu dương thế (Cung Tiến)
• Đặng Thế Phong (Phạm Duy)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Đêm Thu (Thái Thanh)
Giọt Mưa Thu (Thái Thanh)
Con Thuyền Không Bến (Lệ Thu)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |