1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đặng Thế Phong và mối sầu dương thế (Cung Tiến) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2003 | ÂM NHẠC

      Đặng Thế Phong và mối sầu dương thế

        CUNG TIẾN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhạc sĩ Đặng Thế Phong

      Không có tài liệu nào còn tồn tại cho biết là Đặng Thế Phong (1918 - 1942) đã có nhiều sáng tác hơn là ba ca khúc (được xuất bản sau khi tác giả đã qua đời) hay không.

       

      Nhưng cả ba bài hát chuyên chở cùng một tình tự, một không gian, một bối cảnh. Ấy là tình tự thương nhớ mơ hồ của tuổi trẻ mộng mơ: cả ba dường như đã đều được viết khi tác giả của chúng mới trên dưới hai mươi. Là cái thương nhớ có lẽ không đối tượng, ngoài một cái "ai" nào đó, như:

      "Ai khóc ai than hờ" (Giọt Mưa Thu - GMT);


      "Như nhớ thương ai chùng tơ lòng,

      Ai oán thương ai tàn mơ màng,

      Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng"

      (Con Thuyền Không Bến - CTKB).


      Ấy là không gian Lãng mạn Chủ nghĩa của sầu thương, loại sầu thương của một cậu thanh niên quá đa cảm như nhân vật Werther trong cuốn tiểu thuyết bán-tự-truyện, theo dạng thư (roman épistolaire), của Goethe viết năm 1774, Những đau khổ của chàng Werther trẻ tuổi ("Die Leiden des jungen Werthers").

      Nào là:

      "Biết bao buồn thương" (CTKB);


      nào là:

      "Mãi trong đêm nặng sầu thương hồn vương" (Đêm thu - ĐT).


      Mà không chỉ là sầu thương bâng quơ, mà là sầu thương dương thế kia đấy, tương tự như cái Weltschmertz (mối đau thương, chán chường thế giới) của chàng Werther vậy:

      "Ai nức nở thương đời, châu buông mau, dương thế bao la sầu" (GMT).


      Có người, như ông Lê Hoàng Long (1) nào đó, còn kể lại rằng bài Giọt Mưa Thu mới đầu mang cái tên đẫm vị Đường thi, Vạn Cổ Sầu, chẳng biết thực hư thế nào.


      Cái chủ nghĩa Lãng mạn Tây phương nơi Đặng Thế Phong, đối lập hẳn với Chủ nghĩa Cổ điển Đông phương trong thi ca Việt Nam, do đâu mà có? Theo tôi suy đoán, thì khi học trung học theo chương trình Phầp, dù chỉ hai năm đầu, chắc người nghệ sĩ đa sầu, đa cảm trẻ tuổi này hẳn đã phải biết tới Lamartine (1790 - 1869) và Victor Hugo (1802 - 1885), hai thủ lãnh trường phái Lãng mạn Pháp. Vì vậy mà không gian văn bản, lời ca, của ông nặng chĩu những "u buồn" (mélancolie - trong GMT), những "buồn thương" (CTKB). Người đã buồn, thiên nhiên hẳn cũng chẳng vui:


      "Mưa buồn chi",

      "Hồn thu tới đây reo buồn lây" (GMT)


      "... hoa đứng im như mắc buồn,

      Cánh hoa vương buồn trong gió,

      ... đêm nặng sầu thương" (ĐT).


      Cả ba bài hát lại có cùng một bối cảnh: ấy là cảnh mùa thu. Nhạc sĩ lấy cái sầu muộn, cái tàn tạ của thu làm bối cảnh, và tuyên bố ngay từ chính nhan đề ca khúc như Đêm Thu, tới câu mở đầu ca khúc, như Con Thuyền Không Bến, "Đêm nay thu sang cùng heo may," và Giọt Mưa Thu, "Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi." Thu là mùa ưa chuộng của thi nhân, Đông cũng như Tây. Hồi còn sinh thời, chắc chắn Đặng Thế Phong đã được đọc các vần thơ cùng thời sau đây, và ít nhiều chúng có thể đã truyền cảm hứng cho ông soạn lời cho ca khúc chăng:


      "Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

      Trần thế em nay chán nửa rồi." (Tản Đà, 1889 - 1939)


      "Em không nghe mùa thu

      Dưới trăng mờ thổn thức?" (Lưu Trọng Lư, Tiếng Thu, 1939)


      "Tâm tình lạnh nhạt, đâu nghe

      Tiếng mùa lá chết đã xê dịch chiều?" (Thâm Tâm, Các Anh, 1940)


      "Sầu thu lên vút, song song

      Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu." (Huy Cận, Thu Rừng, 1940)


      "Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời;

      Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!

      Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

      Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người ..." (Xuân Diệu, Nguyệt Cầm, 1938)


      "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

      Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

      Đây mùa thu tới - mùa thu tới

      Với áo mơ phai dệt lá vàng." (Xuân Diệu, Đây Mùa Thu Tới, 1938)


      Và trong lớp Pháp văn trung học chắc ông cũng đã phải học thuộc lòng ("récitation") các câu thơ đại loại dưới đây của thi ca Pháp:


      "Les sanglots longs

      Des violons

      De l'automne

      Blessent mon coeur

      D'une langueur

      Monotone. (2)" (Verlaine, 1844-1896, Chanson d'automne)


      Về chất liệu và phong cách âm nhạc của Đặng Thế Phong, thì có thể nói ngay rằng ông đã dứt khoát giã từ thang âm năm nốt ("âm giai ngũ cung") của Việt Nam, và là một trong số người viết ca khúc đầu tiên sử dụng thang âm bảy nốt Tây phương, với hai điệu thức trưởng và thứ (major / minor modes). Ông đã dùng những hợp âm quãng ba (tertian chords) như yếu tố kiến trúc hòa âm. ("Hòa âm" ở đây nên được hiểu là chỉ có tính cách hàm ý - implied-, chứ không viết ra, vì lẽ các bài hát đem phổ biến thời đó chỉ gồm một đơn điệu duy nhất, không có phần nhạc cụ đệm). Lấy những ca khúc phổ thông Pháp làm mẫu, Đặng Thế Phong cho chủ âm tính (tonality) đóng vai đạo diễn, với hợp âm dựa trên bậc thứ năm của thang âm đang dùng (gọi là át âm -dominant) đóng vai đổi phông, thay cảnh ("chuyển giọng", "chuyển cung", hay "đổi khóa" -modulation). Tất nhiên nốt nhạc, hoặc hợp âm, át âm đó còn được dùng để ngắt đoạn hay chấm dứt ca khúc nữa. Cung cách chấm câu, chuyển giọng của ông, vì thế, cũng rất là "cổ điển": công thức cơ bản của nhạc chủ âm (tonal music), đơn và thuần túy vậy.


      Trong âm nhạc chủ âm Tây phương, ít nhất kể từ thế kỷ 16 trở đi, do thói quen hay theo qui ước, các khóa ở điệu trưởng (major keys) thường thường khiến người nghe liên tưởng tới niềm vui hay ánh sáng, và các khóa ở điệu thứ (minor keys) khiến ta liên tưởng tới nỗi sầu hay bóng tối. Cho nên, chính để diễn tả những tình cảm gói ghém trong lời ca như đã nói ở trên mà làn điệu (melody) cả ba bài hát của Đặng Thế Phong đã đều được viết ở điệu thứ. Điệu thứ của bản Con Thuyền Không Bến dựa trên nốt Ré (D), của Giọt MưaThu trên nốt Mi (E), và riêng Đêm Thu thì đoạn đầu ở Sol (G) thứ, nhưng đoạn hai chuyển sang và chấm dứt ở Sol trưởng.


      Làn điệu của cả ba bài hát đều bao trùm một không gian tương đối nhỏ, và diễn tiến theo một phong cách gần như rập khuôn nhau. Bài Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu mở đầu bằng một ý tưởng giai điệu có quãng lớn không quá quãng năm, rồi đi qua những quãng nhỏ hơn (hai hay ba) để quay trở về đặng ngắt đoạn hoặc chấm dứt. Riêng làn điệu Đêm Thu phần lớn lại gồm các nốt cấu thành hợp âm Sol (thứ và trưởng): một lối viết khá thông dụng trong nhạc phổ thông Tây Âu. Giai điệu và "hòa âm" của các ca khúc thì hoàn toàn thuộc âm nguyên (diatonic), nghĩa là chỉ sử dụng các cao độ của thang âm nguyên (diatonic scale), chứ không dùng thang âm nửa cung (chromatic scale).


      Nhạc thể (musical form) của cả ba bài rất chân phương và na ná giống nhau: A-B-C-B (CTKB và ĐT); riêng GMT thì có cấu trúc A-A'-A-A'-B, với đoạn kết B gồm 16 trường canh, khai thác chất liệu mới. Duy diễn tiến "hòa âm" từ đoạn này sang đoạn kia thì rất là đơn giản, không hề có bán kết (half cadence, I-V) mà chỉ là toàn kết (full cadence, V-I) mà thôi. Hơn nữa, nhạc không được chuyển sang một khóa thân cận để lại trở về khóa cũ (Sol trưởng qua Do trưởng và trở lại Sol). Sau hết, nhịp điệu (rhythm) của cả ba bài cũng rất chân phương và đều hòa như con lắc đồng hồ, rất dễ khiêu vũ theo!


      Chỉ với ba bài hát (mà ta biết), Đặng Thế Phong đã để lại một khuôn mẫu sáng tác nhạc phổ thông khá mạch lạc, đáng quí, cho các lớp người soạn ca khúc tới sau ông. Ấy là không nói gì tới tính chất gợi cảm phong phú của những giai điệu rất độc đáo, không thể nhầm lẫn với một ai khác.


      Có điều, chỉ dựa trên ba bài hát ngắn ngủi đó mà thôi, chắc không ai dám suy đoán là nếu sống thêm mấy chục năm nữa, thì nhạc của ông có thể sẽ phát triển tới đâu.

      Cung Tiến

      (Roseville, MN, USA
      22-August-2003)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Wolfgang Amadeus Mozart: Cuộc đời, Sự nghiệp, Tác Phẩm Cung Tiến Tiểu luận

      - Đặng Thế Phong và mối sầu dương thế Cung Tiến Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Đặng Thế Phong (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đặng Thế Phong

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đặng Thế Phong, tài hoa bạc mệnh (Thanh Châu)

      Đặng Thế Phong và mối sầu dương thế (Cung Tiến)

      Đặng Thế Phong (Phạm Duy)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Nhạc phẩm

       

      Đêm Thu (Thái Thanh)

      Giọt Mưa Thu (Thái Thanh)

      Con Thuyền Không Bến (Lệ Thu)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)