1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hoàng Thi Thơ: đã 6 năm qua ... (Moonriver) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-10-2010 | ÂM NHẠC

      Hoàng Thi Thơ: đã 6 năm qua ...

        MOONRIVER
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

      Thấm thoát 6 năm đã qua kể từ khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, người từng có những đóng góp lớn lao cho nền âm nhạc Việt Nam, vĩnh viễn ra đi vì bệnh tim. Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc hơn 8 giờ sáng ngày Chúa Nhật 23 tháng 09 năm 2001 tại nhà riêng ở thành phố Glendale, nam California. Cũng tại ngôi nhà xinh xắn này vào năm 1998, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã dành cho người viết một cuộc phỏng vấn đặc biệt kéo dài trên 3 tiếng, mặc dù bệnh tình của ông lúc đó đang ở trong thời kỳ nguy ngập. Tuy nhiên, ông vẫn vui vẻ và hăng say khi trả lời những câu hỏi liên quan đến quãng đời hoạt động âm nhạc rất phong phú của ông, mà một phần đã được gửi đến bạn đọc trong một bài viết dài 2 kỳ trên Thời Báo sau khi ông nhắm mắt xuôi tay.


      Nhân dịp kỷ niệm 6 năm ngày nhạc sĩ Hoàng thi Thơ qua đời, Thời Báo sẽ gửi đến quý vị thêm một bài viết dài 2 kỳ để tưởng nhớ đến một người mà cả cuộc đời đã sống gắn bó với âm nhạc với tất cả niềm đam mê vô bờ bến, và một tấm lòng và trái tim nhiều rung động. Ngoài những chi tiết do chính nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cung cấp là một số tài liệu được phổ biến trong tuyển tập nhạc kỷ niệm 50 hoạt động văn nghệ của ông, phát hành vào năm 1995. Trong số có bài viết rất giá trị của tiến sĩ Phan Ngọc Tiến, một thân hữu của nhạc sĩ họ Hoàng. Nhưng đặc biệt hơn cả là người viết đã có được một cuộc tiếp xúc rất lâu với người cháu ruột, cũng là người được coi như nghĩa tử của Hoàng Thi Thơ, là nhạc sĩ Hoàng thi Thao tại nơi anh cư ngụ là Orange County vào cuối tháng 8 năm 2007 vừa qua.


      Qua cuộc tiếp xúc với nhạc sĩ Hoàng thi Thao, một thời được mệnh danh là "thần đồng vĩ cầm", anh đã bổ xung cho chúng tôi nhiều chi tiết đặc biệt chưa hề được công bố về người bố nuôi của anh là nhạc sĩ Hoàng thi Thơ. Là người sống kề cận với Hoàng Thi Thơ từ khi còn nhỏ cho đến khi ông từ giã cõi đời, không ai khác biết rõ Hoàng Thi Thơ hơn là Hoàng Thi Thao trên một số góc cạnh nào đó chưa được đề cập tới. Nhân dịp kỷ niệm 6 năm ngày ông xa rời cuộc đời mà ông rất yêu mến với một tinh thần luôn luôn lạc quan cho đến những giây phút cuối cùng. Hy vọng những chi tiết trong bài viết gồm 2 phần này sẽ là những tài liệu quí cho những nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ...


      Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 01 tháng 07 năm 1929 tại làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Hoàng Thi Thơ thuộc dòng họ Hoàng Hữu, một dòng họ khoa bảng lừng lẫy, đã được soạn giả Dã Lan Nguyễn Đức Dụ đề cập đến trong quyển Gia Phả do nhà xuất bản Văn Hóa tại Hà Nội xuất bản năm 1992 là Họ Hoàng Hữu là một trong những họ tiếng tăm ở đất Quảng Trị, Trung Bộ. Từ đời thứ 13, con cháu nhà này bắt đầu đỗ đạt cao. Người khai khoa đầu tiên cho làng Bích Khê là Hoàngg Hữu Xứng và Hoàng Hữu Bỉnh đều đậu cử nhân. Riêng cụ Hoàng Hữu Bỉnh làm đến chức Lang Trung Bộ Công, chức Thái Thượng Tự Khanh dưới triều vua Đồng Khánh. Cụ Hoàng Hữu Bỉnh chính là thân phụ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và là ông nội của nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, theo lời anh kể: Ông nội tôi có 24 người con. Tôi có tới 3 bà nội. Và 3 bà đều là chị em ruột. Còn những cái... lẻ tẻ thì tôi không biết. Nhưng đại khái 3 bà là chị em ruột nên rất thương nhau. Thật ra đó là sự cố ý bên phía bà nội tôi, do không muốn cho ông nội tôi đi lấy phía ngoài. Như vậy chỉ có một dòng thôi, thành ra gần gũi nhau. Nhất là không muốn để lọt tài sản ra ngoài.


      Vì vậy tất cả anh chị em đều gần gũi và gắn bó với nhau, không phân biệt là con của bà nào. Ai sinh trước được làm anh, làm chị. Thân phụ Hoàng Thi Thao là người con trai cả và là người con thứ 7 của bà vợ cả trong số 24 người con này. Trước ông là 6 người chị gái. Trong khi đó nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, con của bà vợ út, là người con thứ 22 của cụ Hoàng Hữu Bỉnh. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ còn một người em gái hiện sống ở Virginia và một người em trai năm nay đã 73 tuổi, sống ở Việt Nam.


      Sự gần gũi giữa hai chú cháu Hoàng Thi Thơ và Hoàng Thi Thao bắt đầu từ năm 1952, sau khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ rời vùng kháng chiến để về với gia đình Hoàng Thi Thao ở Huế.


      Lý do chính yếu khiến nhạc sĩ Hoàng thi Thơ về Huế là xin gia đình người anh một số tiền để trở lại vùng kháng chiến tức Liên Khu Tư ở Thanh Hóa để sau đó đưa người yêu ra Hà Nội với mục đích theo học Văn Khoa ở đây.


      Nhưng khi trở về thì cả gia đình giữ ông lại và khuyên ông đừng nên trở ra Liên Khu Tư mặc dù ông rất nôn nóng muốn trở ra với người yêu. Nhưng cuối cùng ông xiêu lòng trước những lời khuyên nhủ của những người thân nên quyết định vào Sài Gòn để được an toàn. Trong khi người yêu của ông vẫn ở lại ngoài vùng kháng chiến. Và kể từ đó coi như hai người chia tay nhau và không còn một sự liên hệ nào.


      Được biết người yêu của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong thời kỳ kháng chiến là một ca sĩ tên Trương Tân Nhân, cùng hoạt động với ông trong Đoàn Tuyên Truyền Kháng Chiến Trung Bộ. Sau khi Hoàng Thi Thơ trở về Huế, người yêu ông mới phát giác là đã mang thai. Hiện người con của hai người tên Lê Khánh Hoài đang hoạt động trong lãnh vực điện ảnh và kịch nghệ cùng một lúc là phóng viên tại Sài Gòn với nghệ danh là Châu La, năm nay cũng vào khoảng 55 tuổi. Trên vai vế, Lê Khánh Hoài là em chú bác với Hoàng thi Thao. Và trong một trường hợp có thể gọi là thần giao cách cảm, Hoàng Thi Thao đã gặp người em của mình lần đầu tiên trong một dịp rất hi hữu vào cuối năm 75 trong thời gian anh còn kẹt lại Sài Gòn: "...khi đó, tôi đi trên mộr cái cyclo còn anh ta đạp cái xe đạp đi bên cạnh. Không biết tại sao, tôi tự dưng buột miệng hỏi có phải là Hoài không? Và bất ngờ, anh ta cũng hỏi tôi phải anh Thao không? Thật là một trường hợp hi hữu, xẩy ra ngay trên giữa đường phố Sài Gòn. Thế là hai anh em chúng tôi ngừng xe ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó, tôi góp lại được một số quần áo cũ của ông Thơ mang cho Hoài coi như một kỷ niệm ấm áp giữa bố con".


      Thời gian này nhạc sĩ Hoàng Thi Thao cũng sống một cách rất chật vật bằng cách chơi vĩ cầm tại một số địa điểm ở Sài Gòn. Và sau lần gặp gỡ trên, hai anh em Hoàng Thi Thao và Lê Khánh Hoài trở nên rất gần gũi với nhau cho đến khi Hoàng thi Thao vượt biên rời Việt Nam vào năm 1979 cùng với một số nghệ sĩ. Gần đây nhất, Hoàng Thi Thao có dịp gặp lại nguời em của mình, tức người con đầu tiên của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong một dịp về thăm quê hương. Về phần bà Trương Tân Nhân, năm nay cũng đã ngoài 70, hiện cư ngụ tại Sài Gòn. Sau khi mất liên lạc với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, bà đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng nên đã có lần nhẩy xuống sông tự tử theo lời kể của Hoàng Thi Thao.


      Nhưng bà Trương Tân Nhân được cứu sống và được một vị lãnh đạo cao cấp của Đoàn Văn Tuyên đề nghị kết hôn với một người được chỉ định mang họ Lê tức người bố trên giấy tờ của Lê Khánh Hoài.


      Trở lại với chú cháu nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Hoàng Thi Thao sau khi họ vào đến Sài Gòn năm 1952. Được biết, cuộc sống của hai người trong thời gian đầu tiên rất là chật vật, thiếu thốn. Hai người chỉ biết trông cậy vào số tiền của thân phụ Hoàng Thi Thao từ Huế gửi vào hàng tháng. Thoạt đầu hai chú cháu ở trọ tại căn nhà số 47 trên đường Catinat (tức đường Tự Do sau đó và là đường Đồng Khởi hiện nay) của một người quản gia cho một gia đình người Pháp. Lúc đó Hoàng Thi Thao lên 7 tuổi và bắt đầu theo học đàn violin, gần như do sự ép buộc của ông chú họ Hoàng rất mê vĩ cầm vì có quen biết với một tay đàn violon lừng danh vào thời đó là Tạ Bôn: "Cho nên ông ấy muốn ép tôi học nhạc khí này. Ông ấy tưởng tôi thông minh lắm, tưởng là tôi có khiếu về nhạc lắm nên nhất định ép học violon cho bằng được".


      Hoàng Thi Thao tâm sự thêm là tuy lúc nhỏ có được chút lanh lợi nhưng chưa chắc đã là có khiếu học nhạc. Nhất là anh không cảm thấy thú vị gì khi được đề nghị theo học vĩ cầm. Trái lại còn cảm thấy rất cực, rất mệt khi phải theo học món nhạc khí này. Và "thế nhưng rồi bị đòn, bị bắt buộc rồi cũng phải đàn thuộc thôi!"


      Tuy nhiên, Hoàng Thi Thao cho biết sau đó anh trở nên một người rất đam mê âm nhạc, cũng như người chú và là bố nuôi của mình. Mặc dù trước đó không hề ưa thích môn vĩ cầm vì anh cho là ngoài khả năng của mình, nhất là từng được nghe nhiều cao thủ vĩ cầm trình tấu thì mình thấy không thể nào mình theo nổi, lại còn cảm thấy nhục nhã nữa nên không thấy có hứng thú chút nào.


      Hoàng Thi Thao còn cho biết nếu không phải theo học violon lúc đó, chắc chắn anh sẽ theo học piano hay guitar. Nhưng định mệnh đã an bài để Hoàng Thi Thao vài năm sau trở thành một "thần đồng vĩ cầm". Và từ đó trở đi, anh là người luôn có mặt với cây vĩ cầm trong những đoàn văn nghệ do người chú nổi danh của anh làm trưởng đoàn để có dịp đi trình diễn khắp nơi. Đặc biệt anh trở thành một tên tuổi rất quen thuộc với khán giả trong tiết mục "Cò Tây, Cò Ta" với nhạc sĩ Lữ Liên. Anh sử dụng violon, trong khi nhạc sĩ Lữ Liên sử dụng đàn cò gây rất nhiều thú vị cho khán thính giả suốt hàng chục năm qua.


      Sau hơn một năm trọ ở căn nhà trên đường Catinat, hai chú cháu lại tiếp tục cùng nhau ở trọ tại một số nơi khác... Do đó tình chú cháu càng này càng trở nên gần gũi hơn trong những hoàn cảnh thiếu thốn và nghèo túng như lời kể của nhạc sĩ Hoàng Thi Thao: "Thời đó, lúc nào cũng ăn rồi đi ở trọ thôi. Hai chú cháu chỉ có trần xì một cái ghế bố tại vì nghèo lắm. Ở trọ hết nhà này qua nhà khác. Sau đó thì đến đường Galíenie tức Trần Hưng Đạo bây giờ. Ở dưới là hãng máy may Sinco. Rồi sau đó xuống Chợ Quán, đường Ký Con, rồi Trần Bình Trọng, rồi lên Tân Định, tức là đi khắp nơi. Nhà nào chứa chấp thì họ cho ở trọ, nếu không thì họ đuổi đi".


      Thời kỳ ở trọ trên đường Ký Con vào năm 1953, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã cho ra đời một tác phẩm giá trị là "Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông", rất nổi tiếng với những phần hướng dẫn về hòa âm, luật sáng tác... Quyển sách dày 500 trang này xuất bản vào năm 1955 và sau đó được tái bản nhiều lần đã trở thành kim chỉ nam cho những người viết nhạc trẻ.


      Đối với Hoàng Thi Thao, anh nhận thấy thời kỳ hai chú cháu đi ở trọ là thời kỳ anh ghi nhớ nhiều kỷ niệm nhất về ông chú rất khó tính với anh khi còn nhỏ: "Hồi xưa lúc tôi còn bé, ông ấy khó tính với tôi lắm. Sau này chắc ông ấy thấy khó khăn như vậy rất vô ích với lại có vẻ trật đường thành ra ông ấy trở nên dễ dãi. Tuy nhiên, ông ấy cũng có những cái rất khó đối với cách đối xử. Ông ấy muốn là lúc nào người khác cũng phải long trọng với ông ấy chứ đừng giỡn mặt. Một thằng cháu là một đại gia rất khả giả, mà chỉ vì một chuyện không đáng gì ông ấy không nhìn mặt là không nhìn mặt."


      Cũng vì vậy anh không sao quên được những trận đòn kinh hoàng mà ông chú Hoàng Thi Thơ đã dành cho anh. Tuy nhiên, anh không lấy thế làm buồn giận vì biết người chú chỉ muốn anh nên người....


      Hoàng Thi Thao cho biết ông chú Hoàng Thi Thơ của mình rất hiếu học nên có được một kiến thức khá về Pháp cũng như Anh Văn. Ông đã bắt đầu đi dạy học ngay sau khi vào Sài Gòn một thời gian ngắn và làm nghề này liên tục cho đến năm 1965, song song với những hoạt động văn nghệ. Một chi tiết ít người biết, ông từng là người dạy kèm cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ năm 1952 cùng với dược sĩ Cao Văn Nghi...


      Lúc này gia đình Trịnh Công Sơn ngụ trên đường Đặng Trần Côn, và Hoàng Thi Thao thì theo học cùng trường Aurore, tức Rạng Đông với hai em trai của Trịnh Công Sơn là Hà và Tịnh.


      Mặc dù không có liên hệ họ hàng, nhưng hai bên rất thân nhau, thể hiện qua cách xưng hô. Trịnh Công Sơn gọi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là cậu, còn Hoàng Thi Thơ gọi thân mẫu Trịnh Công Sơn là chị.


      Moonriver

      (May 22 2008)
      (Nguồn: http://www.thanhtungproduction.invisionzone.com/index.php?showtopic=4102)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Hoàng Thi Thơ: đã 6 năm qua ... Moonriver Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hoàng Thi Thơ

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Đôi điều tâm sự do Trường Kỳ ghi lại (Trường Kỳ)

      Hoàng Thi Thơ: nửa thế kỷ dành cho tình yêu & quê hương (Thái Tú Hạp)

      Hoàng Thi Thơ: Những điều chưa mãn nguyện (Trần Củng Sơn)

      Hoàng Thi Thơ: đã 6 năm qua ... (Moonriver)

      Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn (Nguiễn Ngu Í)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Nhạc phẩm

       

      Các Anh Về (Quang Lê & Mai Thiên Vân)

      Duyên Quê (Quang Bình & Trang Thanh Lan)

      Đường Xưa Lối Cũ (Tuấn Vũ)

      Gạo Trắng Trăng Thanh (Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)