|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Theo nhận định của tôi, mỗi đời nghệ sĩ chỉ cần một vài tác phẩm giá trị được quần chúng ái mộ, lưu truyền cũng đủ tạo nên danh tiếng để đời và yêu thương trong lòng mọi người miên viễn. Vinh quang cho chính tác giả và hạnh phúc cho tha nhân, vì tự tác phẩm đã hiển nhiên vượt ra ngoài thử thách của thời gian, trở thành vốn liếng quý của dân tộc và nhân loại. Có những tác phẩm mà giá trị nghệ thuật không những được trang trọng đón nhận huy hoàng trong một lãnh thổ quốc gia, mà còn vượt thoát ra ngoài biên giới, hòa nhập vào sự rung động chung của loài người. Tôi muốn nói tới những tên tuổi lừng lẫy của thế giới âm nhạc như Schubert, Beethoven, Mozart, Strauss, Toselli, Giuber, Chopin...Cũng như thế giới màu sắc không ai mà không biết tới những bậc thầy hội họa như Gauguin, Matisse, Van Gogh, Picasso, Dufy, Kandinsky, Braque, Chagall Miro...Về văn chương đại khái những thiên tài như Chateaubriand, André Maurois, Apollinaire, Hemingway..., Lý Bạch, Đ ỗ Phủ, Thôi Hạo...
Đó là chuyện những thiên tài thế giới, mà những người yêu văn học nghệ thuật Việt Nam chúng ta luôn luôn ngưỡng phục và ít nhất đã hơn một lần trong đời được thưởng thức, xem qua cho dù trong sách vở hoặc đã từng đọc đến những tuyệt tác thơ văn của các tài danh xuất chúng đó.
Đất nước thân yêu của chúng ta, triền miên trong chiến tranh hơn nửa thế kỷ, hàng triệu thanh niên đã hy sinh tính mạng để bảo vệ lý tưởng Tự Do. Người nghệ sĩ cũng đã bị cuốn hút vào cơn bão lửa hãi hùng đó, chưa bao giờ có được cái không khí thanh bình thực sự, sống với thế giới đam mê sáng tạo riêng tư của mình. Hơn thế nữa, nền tân nhạc Việt Nam chưa có một độ dày nhạc sử thâm niên, nếu tính từ những bước đầu tiên cho đến nay chưa đầy 60 năm. Tuy nhiên, giòng nhạc Việt Nam đã đánh dấu những khúc bi hùng nổi trôi theo vận mệnh lịch sử của dân tộc. Những đau thương nghiệt ngã tận cùng, đã biến người nghệ sĩ Việt Nam chẳng khác nào như hạt lúa gieo vào lòng đất Mẹ, quằn quại vỡ nát từng cơn đau xót, nẩy mầm vươn lên trong mưa nắng cuộc đời, để đem tới nhân gian những chùm lúa vàng thắm, làm đẹp cho quê hương và cung ứng món ăn tinh thần cho nhân thế. Trong cuộc hành trình gian nguy đầy máu, nước mắt cùng những tiếng cười hân hoan đó, chúng ta đã nhìn thấy những khuôn mặt rạng rỡ, tài hoa đem tiếng ca và những âm điệu tuyệt vời đến với mọi người: THẨM OÁNH, NGUYỄN XUÂN KHOÁT, VĂN CAO, PHẠM DUY, DƯƠNG THIỆU TƯỚC, ĐẶNG THẾ PHONG, DOÃN MẪN, HOÀNG QUÝ, PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, LÊ THƯƠNG, HOÀNG THI THƠ...Và liên tục lên đường như HOÀNG GIÁC, TÔ VŨ, LAM PHƯƠNG, NHẬT NGÂN, NGÔ THỤY MIÊN, TỪ CÔNG PHỤNG, TRẦM TỬ THIÊNG... như những lượn sóng đuổi nhau dạt dào vào tâm hồn thưởng ngoạn của quần chúng trên khắp cùng đất nước.
Thế hệ của chúng tôi 50-60, sinh nhằm giai đoạn lịch sử nghiệt ngã nhất, chiến tranh bùng nổ khắp nơi. Vừa mới trưởng thành đã cuốn hút vào cuộc chiến khốc liệt. Có nhiều đồng bạn nhận xét tế nhị: chiến tranh đã đưa đẩy chúng ta có cơ hội đi đến nhiều nơi chốn trên khắp miền quê hương xa lạ. Một cuộc du ngoạn không mất tiền. Trong lý tưởng khôi hài ngộ nghĩnh đó có một phần đúng. Chúng tôi được cơ may biết đến những địa danh vang lừng trong sách sử: Khe Sanh, Ái Tử, A Sao, A Lưới, Phá Tam Giang, Hiên-Gằng, Thượng Đức, Lao Bảo, Lộc Ninh, biên giới Miên Việt, U Minh Hạ, Vàm Cỏ Đông...Và chính trong những chuyến hành quân qua thôn xóm điêu tàn, chúng tôi đã sống gần gũi với thiên nhiên và đã cảm mến những cô thôn nữ xinh đẹp giã gạo trong đêm trăng. Đã nhìn thấy đôi trai gái tát nước bên giòng sông Thạch Hãn. Đã ngây ngất hình ảnh vừng trăng nửa mảnh lung linh dưới cầu tre, bắc qua con suối Trà Mi. Tiếng hò tình tứ mùa gặt lúa ở đồng bằng sông Cửu...Từ đó bỗng dưng tôi cảm thấy những bóng dáng hiện thực từ đời sống thôn dã đã được nhạc sĩ HOÀNG THI THƠ đưa vào thế giới âm nhạc của ông. Thời kỳ của những Các Anh Về, Đành Quên Sao, Múc Ánh Trăng Vàng, Duyên Quê, Gạo Trắng Trăng Thanh, Tà Áo Cưới, Tìm Anh, Tôi Nhớ Tên Anh, Mái Tranh Chiều, Tình Đêm Liên Hoan, Tình Sầu Biên Giới... đã được mọi tầng lớp dân chúng miền Nam yêu thích, biết đến nhiều nhất qua nhiều thập niên ở quê nhà.
Cho đến nay đã 20 năm qua, những biến cố đau thương như những dấu chàm in sâu trong tâm hồn chúng ta nơi đất khách. Những biển dâu tang điền mãi như căn bệnh trầm kha không thể nào thuyên giảm đối với những ai còn vọng hoài cố quốc. Chính hoàn cảnh không gian đổi mới này, chúng ta mới cảm thấy nỗi niềm bi thiết, đi đâu rồi cũng chỉ một lòng với nước non. Một thoáng mây bay qua. Một sợi khói hắt hiu trên sông buổi chiều, cũng đủ giao động lòng trắc ẩn nhớ nhung của lữ khách....
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Thôi Hạo)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
(Tản Đà)
Cả trăm năm trước, ông Thôi Hạo có lý thật. Mang tâm trạng lưu vong ở nơi xứ người, chúng ta mới khám phá, yêu mến những hình ảnh tầm thường ở chung quanh trong đời sống, nhưng nó đã cưu mang từng ý niệm tuyệt vời cao quý trong tâm hồn mỗi chúng ta. Từ những giọt nước đọng trên tàu lá chuối. Tiếng chim trong đêm thanh vắng. Tiếng mưa nhỏ giọt ở đầu hiên. Tiếng chim cu gù trên hàng cây bạc hà trong nắng chiều hiu hắt...đã đánh thức những kỷ niệm từ tiềm thức hoang vu...Và chính những khoảnh khắc đó, giòng nhạc Hoàng Thi Thơ lại hiện về trong tâm tưởng, như một đồng điệu mang nỗi sầu viễn phương, dắt díu nhau về quê hương bằng trí tưởng êm đềm thơ mộng nhất. Những Đường Xưa Lối Cũ, Mấy Nhịp Cầu Tre, Đám Cưới Trên Đường Quê, Tình Ca Trên Lúa, Đưa Em Qua Cánh Đồng Vàng, Rước Tình Về Với Quê Hương...
Trong hầu hết số lượng tác phẩm của Hoàng Thi Thơ, chúng ta có thể phân chia nhiều đề tài cảm tác: Tình Yêu, Chiến Tranh và Quê Hương. Theo cách nhìn chủ quan của tôi, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã dành hơn 70% ca ngợi tình yêu thăng hoa và những cuộc tình chia biệt. Qua lời nhạc, chúng ta đoán biết là mỗi rung động hiện thực cho mỗi sáng tác không phải là tình yêu ảo giác, hư cấu như đã ẩn dụ bàng bạc trong thơ Hàn Mặc Tử hay Nguyễn Bính. Còn lại 30% cho tình Quê Hương, tha nhân và chiến tranh. Tình yêu trong nhạc Hoàng Thi Thơ đan kết bằng những sợi chỉ màu có thật, không bằng triết lý cao xa hay nhuốm vào tôn gíao, hư vô nào, ông hoàn toàn thực thà với chính ông, ông không thích thần thoại, huyễn hoặc. Chính trong Từ Thức Lạc Lối Bích Đào, ông cũng đã chấp nhận một nhân sinh quan hiện thực, sống với đời, yêu người không viễn mơ tiên cảnh, lìa xa nhân thế. Sự cấu trúc một tác phẩm nghệ thuật không phải do huyền lực xuất thần, không chỉ do vận dụng trí tuệ, những tư duy tận cùng mà còn chính sự kết hợp tuyệt vời của tình cảm bén nhạy, chân thành cùng những kinh nghiệm đã rút tỉa từ cuộc sống. Hoàng Thi Thơ, ông đã bước vào cuộc đời, khai mở thế giới âm nhạc bằng những cung bậc nhẹ nhàng trong sáng, bằng bản chất hồn nhiên, bằng tình cảm mộc mạc như hương đồng phấn nội. Và ông như nhà nhiếp ảnh tài ba đã ghi nhận toàn vẹn khung cảnh sinh hoạt đầy màu sắc, âm thanh và hồn tính của truyền thống dân tộc hiền hòa nhân ái. Cho đến nay thực sự ông đã để lại cho đời, cho người, cho nền âm nhạc Việt Nam một vốn liếng đáng kể, mãi mãi lưu truyền trong nhân gian từ trong nước và hải ngoại.
Hai mươi hai năm qua, thời gian đủ trưởng thành cho một đứa trẻ vừa sinh ra đời, từ lúc chúng ta rời bỏ quê hương yêu dấu, tự nó đã hủy diệt những thiên kiến thủ đoạn, độc tài phản trắc của chính trị.
Hai mươi hai năm, hy vọng thời gian sẽ phai tàn thù hận trong lòng nhau, Và hai mươi hai năm chuẩn bị cho một tương lai rạng rỡ của những thế hệ vươn tới Tự Do Dân Chủ trong hòa bình, tiến bộ, sáng tạo chung của nhân loại.
Hoàng Thi Thơ, ông đã bước qua nhiều năm ở cửa tri thiên mệnh và chính ông đã hiểu, đến lúc trở về cõi tâm thức an bình, như viên sỏi đã chìm sâu dưới đáy hồ tĩnh mịch, là lúc ông đã ngộ với lẽ sống vô thường. Đời đi qua như bóng huyễn.
Có nhiều khi tưởng chừng như ông đã quên lãng? Nhưng đời và “lũ chúng ta lạc loài nơi đất khách” vẫn không bao giờ quên ông. Vẫn giữ trong lòng nguyên vẹn những tình cảm ưu ái về ông như một niềm chia xẻ đồng điệu, tri âm nơi viễn xứ.
Tôi vẫn nghĩ, cho dù cuộc đời đang thúc bách, biến hóa chúng ta thành những con ốc trong guồng máy thực dụng, và những trái tim băng giá, nhưng chúng ta đang cần có nhau trong đời sống tinh thần.
Cám ơn Hoàng Thi Thơ, chính ông đã mang lửa ấm sưởi lòng chúng ta bằng những giòng nhạc chan chứa yêu thương và đậm đà tình nghĩa quê hương muôn đời.
- Còn Chút Gì Để Quên, Để Nhớ ... Phạm Duy Hồi ký
- Trịnh Công Sơn Phạm Duy Hồi ký
- Đặng Thế Phong Phạm Duy Hối ký
- Dzoãn Mẫn và nhóm Tricea Phạm Duy Hồi ký
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Đôi điều tâm sự do Trường Kỳ ghi lại (Trường Kỳ)
• Hoàng Thi Thơ: nửa thế kỷ dành cho tình yêu & quê hương (Thái Tú Hạp)
• Hoàng Thi Thơ: Những điều chưa mãn nguyện (Trần Củng Sơn)
• Hoàng Thi Thơ: đã 6 năm qua ... (Moonriver)
• Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn (Nguiễn Ngu Í)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Các Anh Về (Quang Lê & Mai Thiên Vân)
Duyên Quê (Quang Bình & Trang Thanh Lan)
Đường Xưa Lối Cũ (Tuấn Vũ)
Gạo Trắng Trăng Thanh (Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
• Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)
• Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)
• Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)
• Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |